Hôm nay,  

Mình Tự “Giúp” Mình

06/01/201200:00:00(Xem: 150472)
Mình Tự “Giúp” Mình

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 3449-12-28919vb6010612

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông là chuyện về kinh nghiệm của một người già bệnh.

***

Sống ở Việt Nam đi lính phong trần 30 năm, lúc đóng quân ở Nồ-na, Bố đức, Chợ Đệm, Chơn Thành, Lai Khê vô chiến trận vào sinh ra tử không một vết thương, qua Mỹ 4 năm sung sướng đủ tiện nghi lại mang chứng bệnh Tai Biến Mạch Máu Đầu, rõ ràng “Trời kêu ai nấy dạ”. Thế mới biết “70 chưa gọi là lành”. Do định mệnh, vừa mới thoát qua cơn bệnh hiểm nghèo và đang ở thời kỳ tịnh dưỡng để phục hồi.
Bác sĩ cho tôi biết phải nhớ kỹ những điều ông ân cần dặn dò trước khi ký giấy cho tôi xuất viện “Ông không để té. Ông phải giữ tình thần vui vẻ. Nhất là phải uống thuốc cao máu. Đó là điều cần thiết trong vấn đề tịnh dưỡng của ông”
Tôi cố gắng theo lời bác sĩ là phải giữ cho mình không té. Té thì chết nếu không sẽ nằm trên giường bệnh suốt đời. Một lời khuyên cần thiết nhưng vào thực tế thì rất khó thực hiện. Cụ thể tôi bị té hoài vì tôi không muốn bị tật nguyền nên phải năng luyện tập đi tới đi lui cho máu lưu thông xuống bắp chân, lại không có người nâng đỡ dìu dắt.
Ở nhà thương về, tôi bị nấc cụt ngày đêm. Bạn tôi báo động:
-Anh phải đi bác sĩ coi sao anh bị nấc cục ngày đêm như vậy không tốt đâu!
Mỗi lần nấc cục hơi thở tôi ồ ồ, hổn hễn như người bệnh xuyển.
Cũng may bệnh không trở lại với tôi trong lúc này. Từ lúc lên cơn nấc cục không lúc nào tôi nhắm mắt ngủ được. Trận mưa nấc cục dai dẳng làm tôi nửa đêm phải cặm cụi lần mò tới tủ lạnh lấy lon seven up uống cho có gas hạ đỡ cơn nấc, bệnh có phần thuyên giảm chốc lát rồi lại tái diễn làm tôi không ngủ được. Mắt sụp mí mà cứ mở trao tráo!
Bác sĩ còn căn dặn thêm tôi bị bệnh cao huyết áp nên tránh đừng ăn mặn và phải cử mỡ. Trong khi đó thì bà nhà tôi cứ thường ngày nấu cho tôi một nồi thịt kho vun dầy, sáng sớm trời đông lạnh mỡ heo nằm sắp lớp trên mặt trắng híu. Bạn tôi đến chơi le lưỡi:
-Chị nấu cho ảnh ăn mỡ heo đóng cục thế này chắc là ảnh chết sớm!
Bà gân cổ cãi:
-Ăn thịt có mỡ mới ngon anh à.
-Ô! Chu choa! Chị phải để ý anh bệnh mà chị. Người bị cao máu phải cử mặn, diet mỡ nhen chị!
Bà ta vay mặt xuống bếp nhìn nồi thịt kho nỗi lều bều mấy tảng ba rọi, miệng chấp chấp:
-Bệnh thì ăn ít có sao đâu. Thịt mỡ nầy mà ở Việt Nam mình cuốn ăn bánh tráng chuối chát, đìu, dưa leo, cà tô-mát thì ngon hết sẩy.
Bạn tôi nhìn tôi lắc đầu chán nản, buông xuôi:
-Bệnh hết chửa!
Bạn than thở:
-Người nhà không tâm lý và không theo đúng cách ăn uống nuôi dưỡng người bệnh. 
Tới ngày hẹn tái khám bác sĩ báo động:
-Tôi phải tăng cho ông lượng thuốc cao máu!
Nhắc tới ngày hẹn gặp bác sĩ làm tôi nhớ đến mà giật mình. Từ nhà tới nhà thương Bascom tôi phải đón ba chiếc bus. Một lần sang bus phải ngồi chờ lâu có khi bị mưa gió tạt ướt hết quần áo. Bước lên bus thật là khó khăn vì yếu tay yếu chân mà phải ráng sức e ngại khách bộ hành chờ đợi mất thì giờ. Mỗi lần có hẹn với nhà thương thời gian đi và về lấy trọn một ngày. Về nhà đêm đó tôi nằm sải tay sải cẳng, xương cốt cứng đơ, ngủ mớ nửa đêm giật mình còn trong ác mộng.
Thượng đế cứu tôi kéo dài cuộc sống mà lại gieo trong tôi sự nhức nhối về tinh thần. 

Tôi cảm thấy ở tôi một sự lẻ loi trống vắng sau khi từ bệnh viện về nhà. Trong thời gian nằm bệnh viện tôi bị sống kềm hảm, đơn độc nằm trên giường bệnh rũ liệt tứ chi, có lẽ vì lẽ đó mà bây giờ tôi cảm giác cuộc sống cô đơn chăng. Một lệ chưa thành thói quen hay là vì lẽ con cái ít lui tới viếng thăm? Nếu thật là như vậy thì cái buồn cô đơn nầy là vô lý, tự mình làm khổ mình chăng?
Tôi trình bày nỗi lòng và sự cô đơn nầy cho bác sĩ gia đình hay. Ông ta ôn tồn thăm hỏi tôi đủ chuyện. Nghe tôi kể chuyện cả gia đình an toàn khi vượt biển, ông bác sĩ nói đó là phước lớn, là niềm vui, mình phải luôn nhớ lại để tạ ơn trên. Sang chuyện định cư, nghe tôi kể con cái khoẻ mạnh, học hành thành tài, công việc làm ăn tốt, chúng lập gia đình yên ổn, ông bác sĩ nói tôi là người có phước nhất trên đời, đâu có gì để than trời trách đất.
Rồi ông ta khuyên giải tôi một cách nghiêm trọng:
“Đời người sinh lão bệnh tử đâu có ai tránh khỏi. Buồn như ông vậy không tốt đâu, ông nên gia nhập hội người già ở đó có nhiều sinh hoạt làm cho ông vui. Ở nhà ông nên gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè đừng để cơn buồn thảm kéo dài trong đời mình” 
Tôi cố gắng làm theo lời bác sĩ dặn nhưng hằng ngày tôi gặp nhiều khó khăn vì tôi không lái xe đến hội người già được. Đặt trường hợp có người chổ đến, tôi hay bị mệt e ngại làm phiền người khác. Còn việc gọi điện thoại cũng khó vì đâu có ai rảnh rổi tiếp chuyện với mình hoài”
Nhưng sau cùng tôi tìm được một giải pháp cứu nguy cho tinh thần tôi, bằng cách:
1) Hàng ngày tôi mở computer ra đọc báo, nghe nhạc, tin thời sự.
2) Coi TV phim hài.
3) Ca hát, xem đài SABN có nhiều tin tức trong nước và thế giới, chuyện lạ trong hoàn vũ rất hay rất lạ, rất lý thú làm cho tôi say mê chờ tới giờ mổ TV ra xem chương trình. 
Có một người bạn già đến nhà với tâm trạng buồn và cô đơn tâm sự cùng tôi: 
-Tôi buồn lắm ông ạ. Con cháu vô tình hay cố ý mà không hoặc thưa thớt đến thăm tôi. Tôi thật nhớ chúng nó lắm!
Một ông khác:
-Hằng ngày ở nhà tôi như bị người ta nhốt tù! Chắc là tôi phải bị điên ông ạ!
Người thì mếu máo:
-Tôi không chịu nổi đời sống trơ trọi con cháu không ngó ngàng tới mình!
Một lão già tuổi ngoài 70 não nùng hơn:
-Tôi cũng như ông anh muốn con cái gần gũi với mình. Một tuần hai tuần chúng không tới tôi nhớ tụi nó quá các ông ôi! Chúng nó mà không đến với tôi tôi nhớ chắc là tôi chết mất các ông à!
Câu nói tràn đầy thương đau, gọn nhưng tròn ý nghĩa:
-Già mồ côi!
Qua câu chuyện than phiền trách mốc của các bạn già cho tôi một ý thức và nhận xét “Không có ai giúp ta bằng ta giúp ta.” Phàm nhân thói thường hay ngồi một chỗ trách người, không nghỉ cũng không tìm ra cách nào lo liệu cho riêng mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vui vẻ hơn, hơn ngồi một chỗ mà than thân, ngồi chờ sung rụng; đó là sự khuyết điểm của con người.
Nhờ tạo được nề nếp sinh hoạt trong cuộc sống mới, tôi bớt những nỗi dằn dặt đau buồn; và cũng từ đó, tôi không còn vị kỷ trách con cháu vì sao ít tới nhà thăm cha mẹ, tôi thông cảm chúng “Con có việc của con, chúng nó phải lo tròn việc của chúng.” Cách tốt nhất trong hoàn cảnh này là chính cha mẹ cũng phải có việc của cha mẹ, tự làm hết việc mình”. Ý nghĩ phóng khoáng này giúp tôi thấy thư thái, dần dần thấy cuộc đời không chỉ toàn màu đen hayxám xịt mà còn đủ màu sắc vui tươ, sáng sủa.
Từ ngày hiểu ra nguyên tắc “mình phải tự giúp mình trước đã”, tôi thấy tinh thần mình ngày càng phấn chấn hơn và sức khoẻ có tiến bộ trông thấy. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn bị nấc cục nữa.
Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
07/01/201215:23:08
Khách
Tự mình giúp mình Đây mới là lời khuyên hữu ích cho những người đang ở vào đoạn cưới của đòi người .Có những cái mình vượt qua được , có những cái cần nghị lực mới vượt thoát Tôi đang ở vào tâm trạng nầy .Xin cám ơn tác giả
07/01/201214:11:46
Khách
Bai viet rat thuc tien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến