Hôm nay,  

Về Việt Nam, Lại Muốn Qua Mỹ

07/11/201100:00:00(Xem: 192119)
Về Việt Nam, Lại Muốn Qua Mỹ

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 3403-12-2863vb2110711

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông là chuyện chuyện một bà mẹ.

***

Tôi qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Một cách nói tếu hơi châm biếm của người bạn là “Qua Mỹ với cái quần xà lỏn”. Tài sản xuất ngoại chỉ có chừng đó. Nghèo nàn và rách rưới. Mà cũng không có vải dư để mà rách nữa. Chỉ vỏn vẹn một mảnh quần vải ú đen bạc phếch!
Trong lúc đó tôi phải chống chọi với mọi xâm thực của xã hội. Mướn nhà, học nghề, học Anh văn, giữ gìn sức khỏe. Trong thời gian 4 năm lưu lạc xứ người tôi đã làm qua các việc ngoài cái nghề khỏ đầu trẻ chuyên nghiệp như giao pizza, cắt cỏ, bỏ báo mercury, rửa chén nhà hàng, bán xăng..làm đủ mọi nghề và sau đó để dành được số tiền kha khá trong nhà bank. Tiền ký thác nhà băng có hai lẽ: một là dành tiền để phòng khi thất nghiệp có tiền thanh toán tiền mướn nhà, ăn uống, hai là có số tiền đúng tiêu chuẩn làm đơn bảo lảnh má tôi còn ở Việt Nam không có việc làm chỉ trông đợi tiền tôi gửi về trang trải nợ nần.
Một năm chờ đợi duyệt xét đơn má tôi được phái đoàn Mỹ chấp thuận cho phép qua Mỹ viện ODP. Mẹ con tôi rất sung sướng được đoàn tụ sau bao năm xa cách tưởng rằng không bao giờ gặp lại.
Ở Việt Nam qua Mỹ má tôi chỉ đem theo một bộ quần áo cũ kỹ nhiều chỗ rách mạn lại. Má tôi cho biết đây là bộ quần áo làm vườn hồi ba tôi còn sống. Và một cái nón lá má còn giữ 30 năm kỹ niệm đội che nắng che mưa lúc ra đồng làm việc không bị cảm nắng nhức đầu sổ mũi.
Trên đời này xét thấy không còn hạnh phúc nào bằng khi tôi có mẹ sống bên cạnh trong một mái ấm gia đình yên vui. Dầu công việc trong sở có nhọc nhằn và khó khăn tới đâu nhưng khi nghỉ tới mẹ, nhớ tới mẹ, tôi cảm thấy vui vẻ yêu đời, tích cực làm việc. Mọi ý nghỉ đen tối cực nhọc xua đi chỉ có hình ảnh tươi vui của mẹ hiền và những cử chỉ âu yếm hiền lành sống mảnh liệt trong trí óc và sự mong muốn của tôi.
Ngày nghỉ việc tôi đưa mẹ đi du lịch chỗ này chỗ nọ, không để khoảnh khắc rảnh rổi cho mẹ khỏi suy nghĩ vẩn vơ. Mẹ từ tâm rất thương mến bà con xóm giềng, bà hay kể tên những gia đình nghèo không cơm ăn áo mặc ở quê nhà để giúp đở kẻ khốn cùng, mẹ nói “Miếng khi đói bằng gói khi no”. Biết ý mẹ có tình tương thân tương ái” với đồng bào nghèo khó, tôi tiện tặn để dành tiền xếp vào bao thư đưa cho mẹ thoải mái làm việc thiện cho mẹ vui. Đóng phí tổn mở đài SABN cho mẹ xem tin tức Việt Nam. Mẹ thích nghe chuyện Tàu tôi mua về một chồng sách, nào Thủy Hử, Tam Quốc Chí, Xuân Thu Oanh Liệt, Đông Chu Liệt Quốc…mỗi tối tôi và con tôi thay phiên đọc cho mẹ nghe, mẹ con bình luận chuyện xưa tích cũ rất trìu mến và thú vị. 
Bên ngoài, gia đình tôi có vẻ sung túc, ấm no đó là vì tôi khéo che dấu một sự thật bên trong. Tôi chỉ là người thợ xây cất nhà cửa làm công cho một người bạn. Đồng lương rất khiêm nhường. Có mẹ qua đoàn tụ tôi mừng nguyện làm bất kể giờ giấc, ngày tháng miễn là có nhiều tiền âm ấp vô túi mẹ là tôi sung sướng nhất đời. Không ngại công chuyện làm, vất vả tới đâu cũng quyết tâm làm cho bằng được. Việc khó cũng ráng học hỏi cho đến cùng để làm được. Mọi công việc làm hoàn tất tốt đẹp vì vậy anh chủ nhân thưởng công mỗi tuần. 
Nhưng ở đời mình muốn không qua trời muốn. Thời bây giờ kinh tế Mỹ suy sụp nạn thất nghiệp càng ngày càng gia tăng tôi cũng bị ảnh hưởng theo. Không gia chủ thuê thợ sửa nhà. Tôi bị nghĩ việc cả tuần mỗi tháng. Những lúc đó tiền lương kiếm sống thiếu hụt nhưng tôi không dám than, rán xoay xở bạn bè và tiền dành dụm khi đau yếu lấy ra đưa cho mẹ dằn túi cho vui vẻ. 
Phần tôi chịu đựng bao điều cay đắng không dám hở môi sợ mẹ buồn. Nhưng thật ra điều lo sợ của tôi cũng không tránh khỏi tình cảnh “Mẹ tôi bị buồn rồi”. Hàng ngày tôi đi làm xa nhà, mẹ ở nhà không có việc gì làm. Hết dọn dẹp nhà cửa đến lau chùi bàn ghế. Coi TV rồi xem báo. Một mình ở nhà, mẹ tôi đi ra đi vào thẩn thờ. Mở cửa trông ngóng con về nhưng có nhiều ngày phải làm cho hết việc, tôi biền biệt tới khuya mới về. Bạn già dề nghị ghi tên sinh hoạt trong hội người già mẹ tôi lại không biết lái xe nên không đi xa được. Láng giềng không có người đồng bào ta, ra đường chỉ thấy Mỹ, Mễ. Một diều tệ hại là bên cạnh nhà tôi lại là bà già Mỹ cực kỳ khó tánh, không thân thiện. Gặp mặt má tôi chào hỏi bà lại nhìn qua chỗ khác vẻ làm ngơ.
Mẹ tôi than phiền:
-Má cảm nghỉ bà Mỹ kế bên nhà mình không ưa nhà mình. Có lẽ mình là người Việt Nam" Asian.
Tôi bào chửa cho mẹ đổi ý:
-Không hẳn thế đâu má. Ở Mỹ người ta có luật nghiêm cấm kỳ thị màu da, chũng tộc đó má.

Nhưng mẹ xác định:
-Mặt bà ấy lúc nào cũng đâm đâm như mình ăn hết của của bà ta vậy.
-Nhưng đa số người Mỹ họ đều tốt phải không má"
Mẹ cười:
-Mong được như thế!
Một tối nọ mẹ tôi thố lộ tâm tư:
-Con lãnh má qua Mỹ 2 tháng nữa là đầy 3 năm, má thấy nhớ các em của con ở quê nhà quá! Má muốn nói với...
Tôi cướp lời:
-Má muốn về Việt Nam"
Mẹ tôi vẻ mặt hớn hở:
-Con đoán đúng ý má. Thiện à, má về Việt Nam nhen con!
Tự nhiên tôi nghĩ điềm không tốt:
-Má về thì được rồi nhưng bao giờ má qua lại Mỹ"
Mẹ tôi hân hoan:
-Một tháng má trở qua con đừng lo.
Tôi ngần ngừ:
Má về con lo giấy máy bay cho má về nhưng con nghe nói trong đài má đi quá 6 tháng nước ngoài thì thơì gian thi quốc tịch bị triển hạn
Tôi doạ:
-Má mới có thẻ xanh mà đi ra khỏi Mỹ 6 tháng trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn với sở Di trú khi trở lại Mỹ lắm đó!
-Con yên chí!
Nói cho qua chuyện. Về Việt Nam hơn một tháng rồi mẹ tôi vẫn chưa về lại Mỹ. 
Tôi đã gởi 4 thư nhắc nhở ngày tháng ghi trong giấy máy bay round trip để về lại Mỹ, đến bây giờ đã trể 10 ngày, mẹ vẫn còn lưu luyến với con cháu bà con ở quê nhà.
Mẹ viết thư trả lời bày tỏ lòng sung sướng:
-Má về Việt Nam được má mừng lắm con ơi! Như má nói với con là ở Mỹ má buồn lắm. Ở Mỹ dù tự do nhưng buồn lắm! Tiếng Mỹ nói không thông….Không có việc gì làm để tránh buồn chán. Chung quanh không bạn bè thân thích. Chỉ một đài TV SABN nói tiếng Việt Nam nhưng có mấy tin nhạo đi nhạo lại, chán chết. Ăn rồi ngủ. Ngủ rồi ăn. Chán quá!
Đọc thư có mấy hàng chử mà má tôi nhắc đi nhắc lại một cách ngán ngẩm “buồn” với “chán”. Má tôi ca tụng khung cảnh huy hoàng ở Việt Nam:
-Mỗi sáng má xìa ra vài chục cho thằng Bê con Bé, con Xinh con Tốt con của chị hai con. Rồi con Tám, thàng Ích, Dậu, cu Tí, cháu đích cu Ngọc; chúng nó bu lại như ve reo mùa hè. Vui lắm!... Tuần rồi má đưa tụi nhỏ đi Cấp tắm biển vui ghê!. Má cũng vui nữa con ơi! 
Mẹ kể trong thư ở Việt Nam mẹ vui lắm. Thư nhiều chử “Vui” điệp ngữ, đọc thư tôi liên tưởng nguồn vui của mẹ mà vui lây, từ đó tôi có ý định để má ở lại quê nhà cho mẹ khuây khỏa. Mẹ vui là tôi vui. Tôi luôn luôn chìu ý mẹ…. Chị Sáu Hoa, tư Tụi, bảy Trà..nhiều, nhiều người nữa mẹ không kễ hết, bà con mình gặp mẹ họ mừng vui như đi xem hội…
Vậy mà một năm sau mẹ tôi viết thư qua tả cảnh tình như một bài tường thuật xã hội:
-“Má học một bài học nhớ đời “Có tiền có tất cả”…..Bây giờ má tiếc đã về Việt Nam không chịu trở lại Mỹ….Con cháu, má có tiền khi ở Mỹ về thì chúng rà theo nườn nượt. Về quê ở lâu xài hết tiền chúng ít bén mảng đến… Hàng xóm cũng ít thân mật, lơ là với má vì họ xét đoán má cũng “nghèo” như họ… nhiều khi đi chợ đụng mặt họ không muốn chào hỏi má xã giao ….Má rất tiếc đã lấm chọn con đường về Việt Nam để sống!”
“….Giờ này má mới sáng mắt ra ở Mỹ tuy buồn mà cơm ăn áo mặc, nhàn nhã coi TV nghe ra dô có đầy đủ tin tức nóng hổi chớ đâu như Việt Nam bưng bít dân chúng mù mịt…Ở Mỹ dù chung đụng với người ngoại quốc nhưng nhà ai nấy ở...
Đọc thư chưa xong tôi biết má tôi đang tâm trạng buồn “khung cảnh” ở Việt Nam con cháu thờ ơ vì không vòi vỉnh được tiền bà ngoại, bà nội lúc ở Mỹ mới về, bà con lảnh đạm, thiếu cảnh tay bắt mặt mừng vì không nhờ vả gì được nữa.
Tôi còn nhớ lời thư của má nào bà Sáu TV biếm nhẻ “Tưởng con mẹ Phén giàu có gì ở Mỹ cho cam, đi Mỹ 2, 3 năm về nhà con mẻ cũng nghèo rớt mồng tơi. Hứ! Vậy mà hoang hoang là Việt kiều! Xí!” 
Thư sau má tôi cầu cứu SOS:
“Con làm sao giúp má trở lại Mỹ để má sống cho yên cuộc đời còn lại. Bi giờ má mới thấy sự hy sinh của con rất lớn. Con lo cho má từ A đến Z”.
Tôi chảy nước mắt khi đọc xong thư má vì hiện thời tôi đang thất nghiệp, lâm vào hoàn cảnh tiền bạc khó khăn, phải ở nhà share phòng với một người bạn thân. Không tiền lo dịch vụ di trú đưa mẹ tôi sang Mỹ lần thứ hai.
Đọc thư, bạn cảm xúc muốn giúp đở tôi:
-Má mày ý muốn qua Mỹ trở lại thì hảy giúp cho bà. Tao còn việc làm sẽ ứng tiền lo giấy tờ giúp mày.
Tôi mừng muốn khóc đang trong tình trạng chết đuối nắm được tấm ván:
-Cám ơn mày! Cám ơn mày! Má con tao nhớ ơn mày suốt đời! Mày cứu sống má tao lần thứ hai! 

*
Tại phi trường San Francisco nhân viên an ninh đã từ chối không cho má tôi ra cổng, họ dẫn giải pháp luật sở Di trú của United States of America như sau:
-Bà có green card đi ra ở nước ngoài quá một năm không có xin re-entry permit chúng tôi không thể nhận bà vào nước Mỹ. Xin lỗi bà!
Thương mẹ hiện tình về và đi tiến thối lưỡng nan tôi khóc mướt, còn má tôi vừa khóc vừa năn nỉ nhân viên INS, một biến cố tang thương tại phi trường trông như cá lạc lỏng trên bờ đê cạn nước, không tìm được chỗ nương thân và từ nay, mẹ tôi không bao giờ được may mắn có cơ hội qua Mỹ lần thứ hai.

Trần Đông Thành

Ý kiến bạn đọc
10/11/201119:22:40
Khách
đáng đời bà già ngu, mấy chục tuổi đầu mà còn ngu thì ráng chịu, oan ức gì mà khóc
11/11/201107:05:54
Khách
Chuyen nay co that khong? Nhat la doan ket. V i nguoi me. chi co the xanh, thi nguoi con trai phai biet lam thu tuc nhap canh de ba duoc vo nuoc My hop phap, chu dau the nao chi mua ve khoi khoi roi nhap canh de dang nhu nguoi co quoc tich My duoc?
11/11/201120:14:10
Khách
That toi nghiep cho ba gia da gan het kiep nguoi ma van chua hieu tinh nguoi trong cai xa hoi khon nan "thien duong Cong san".
21/11/201122:04:26
Khách
Bài viết hay . Người con đã nói với mẹ là không thể trở lại Mỹ nếu ở VN quá một năm ! Xin nhớ: chuyện người thì sáng còn chuyện mình thì quáng và một lời nói là một đọi máu đấy !Nếu muốn người khác tôn trọng mình.Nên thân trọng lời nói,nên trong tinh thần đóng góp và xây dựng.
11/11/201122:20:52
Khách
UI XI`....
14/11/201119:35:28
Khách
bài viết qúa xúc tích,tấm gương cho những ai còn mơ tưởng tới......quê hương là chùm khế́ ngọt.
14/11/201117:20:39
Khách
Đồng chí LB, đồng chí thật là quá đáng. Tại sao đồng chí lại sỉ vả bà cụ vậy "Bà già nghu.. này nọ" Đồng chí LB, khôn đến cỡ nào... Mà dám mắng mỏ người đã có tuổi. Nếu đồng chí LB cảm thấy khôn hơn người thì nên tìm cách, mách bảo cho người ta, để cho bà cụ có dịp trở lại đất MỸ... Đúng không! Đồng chí LB cũng đâu có khác gì loài bò sát cộng sản đâu.. Một lũ vô lương tâm....
18/11/201119:22:22
Khách
Đáng đời bà già ngu . Biêt' Cộng Sản xấu xa tham lam , thê' mà bà đã mấy chục tuổi đầu mà còn đâm đầu chung sống với nó thì ráng chịu .
20/11/201101:17:41
Khách
Chống cộng cũng phải có tư cách một chút nhe quý bác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,049,407
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến