Hôm nay,  

Cruise Ship Oasis of The Seas, 2011

06/11/201100:00:00(Xem: 224965)

Cruise Ship Oasis of The Seas, 2011

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 3402-12-2862vb8110611

vb7_vvnm1-large-contentTrong con tàu.

Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009, Rau Muống Xào Dầu. Sang năm 2011, ông góp bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ hiếm thấy khi phê phán đủ chuyện thiên hạ sự. Tác giả thường có bài viết trên mạng http://www.saigonocean.com. Bài viết mới của ông tuần này là chuyện đi cruise trên con tầu lớn nhất thế giới từ Sep-10 đến Sep-17-2011.

***

Tháng Tư năm ngoái sau khi đi cruise vùng Caribbean trên chiếc tầu Liberty of The Seas của hãng Royal Caribbean (lúc khánh thành vào năm 2007 là chiếc tầu lớn nhất thế giới), chúng tôi thích quá nên cùng với anh Sơn/chị Sen ở Canada, đặt cọc tiền đi chiếc tầu Oasis of the Seas, khánh thành vào năm 2009, chiếc du thuyền lớn nhất thế giới hiện thời. Ngày đi là 10 tháng 9 năm 2011. Lúc đặt mua, tôi nghĩ thời gian đi còn quá xa, một năm rưỡi nữa. Ấy thế mà ngày khởi hành đã đến lúc nào không hay biết.
Theo chương trình, tầu Oasis of the Seas khởi hành lúc 5 giờ chiều Thứ Bẩy từ Fort Lauderdale, Florida, một thành phố cách Miami 30 miles về phía Bắc, đi ba đảo St. Thomas, St. Maarten /St.Martin, và Nassau, Bahamas. Mặc dù đã biết mùa bão hurricane từ tháng 6 đến tháng 11, tôi vẫn mua vé đi vào tháng 9 vì rẻ, và vì tôi nghĩ hurricane đa số chỉ đi vào phía Tây của Caribbean. Thế nhưng lần này cuộc đánh cá suýt làm tôi đứng tim vì hai tuần trước khi tôi đi, hurricane Irene tàn phá các tiểu bang miền Đông của nước Mỹ, gây thiệt hại từ 10 đến 15 tỷ Mỹ Kim.
Những người cùng đi theo tôi chuyến này ai cũng nhốn nháo gọi điện thoại hỏi tôi không biết chuyến đi có bị ảnh hưởng hay không (chỉ có ba người mua bảo hiểm nếu tầu không đi thì sẽ được hoàn tiền lại). Tuy rằng trên điện thoại tỉnh queo trấn an họ là sẽ chẳng có gì xẩy ra, tầu sẽ khởi hành như dự định, tôi không biết đã phải thay mấy cái quần vì bị ướt. Thật sự là ngày chúng tôi rời Fort Lauderdale, thuyền trưởng loan báo phải thay đổi lộ trình, đi Bahamas sau cùng thay vì trước tiên để tránh một cơn bão sẽ đến Bahamas vào hai ngày hôm sau.
Năm ngoái chúng tôi đi cũng bằng tầu của hãng Royal Caribbean, nhưng đi về phía Tây, và ngừng ở bốn đảo thay vì ba. Rút kinh nghiệm lần trước bay từ Los Angeles vào đêm Thứ Sáu, đến Miami sáng Thứ Bẩy, khi vào tầu ngủ gà ngủ gật vì đêm không ngủ được trên máy bay nên lần này tôi đi sớm hơn một ngày, bay từ tối Thứ Năm, đến Florida 5 giờ rưỡi sáng Thứ Sáu. Mọi người vào khách sạn ngủ một giấc nên ai cũng khoẻ khoắn. Cùng đi với vợ chồng tôi là cô con gái đầu lòng với bạn trai, và chị của vợ tôi. Vợ chồng anh Sơn và chị Sen ở Niagara Falls lái xe xuống cũng vào ngày đó. Buổi chiều thì có Lệ Hoa bạn Loan ở Thụy Sĩ và vợ chồng anh Loan với cậu con trai từ Pháp bay đến. Sáng Thứ Bẩy hôm sau hai vợ chồng Hiếu/Hà bạn của anh Sơn/chị Sen bay đến từ California. Thế là tổng cộng chuyến đi chơi kỳ này cả nhóm là 13 người.
Anh Sơn lớn hơn tôi chỉ vài tuổi nhưng thật là khoẻ, chắc có họ hàng với anh Vọi và bảo đảm khi còn bé bú sữa dê vì anh lái chiếc xe truck “mới cáu chỉ” cả nghìn cây số từ nhà ở gần Niagara Falls, Canada xuống tận Fort Lauderdale mà không thấy mệt mỏi tí nào. Không hẹn mà gặp, cả hai chúng tôi đều đặt phòng ở khách sạn Marriott rất gần nhau ở phi trường. Anh Sơn chọn khách sạn của anh ấy vì họ cho đậu xe miễn phí trong thời gian mình đi cruise (nếu người nào lái xe riêng đến đậu ở hải cảng họ tính tiền đậu xe $15/ một ngày). Vợ tôi chọn khách sạn của nàng, cũ hơn khách sạn của anh Sơn, vì phòng có thêm phòng khách nhỏ, và họ chở ra hải cảng miễn phí. Nhưng lượt về cả hai khách sạn mỗi người phải trả trước $10, họ sẽ chở mình ra phi trường hay trở lại khách sạn, tùy ý.
Vợ chồng anh Sơn là dân chơi xứ Quảng, rủ đi đâu cũng đi. Hai người rất vui tính, đi với chị Sen là chỉ có cười lên đi cho răng vàng sáng chói. Năm ngoái chúng tôi đã đi cruise chung với nhau, cũng từ Florida. Về nhà được vài tuần, tôi rủ mua vé trước cho chuyến đi lần này. Không cần suy nghĩ, hai người mua vé đi theo. Cứ mỗi năm gặp nhau ở Florida như thế này thì bảo đảm tình hữu nghị Canada- Hoa Kỳ sẽ chói chang như mối liên hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Khác với khách sạn ở những thành phố lớn như Los Angeles, New York, Las Vegas, tất cả các dịch vụ phụ thuộc đều phải trả tiền, cả hai khách sạn quèn Marriott ở đây cái gì cũng được miễn phí. Không kể họ cho chúng tôi check in vào rất sớm 6 giờ sáng, đậu xe ở đây miễn phí, ăn sáng miễn phí, cho chai nước uống miễn phí, internet dùng cũng miễn phí. Ở những khách sạn trung tâm thành phố mỗi dịch vụ như thế phải trả từ $10 cho đến $15. Ở đây họ quá cần khách, phải chiêu đãi khách nên tôi không ngạc nhiên khi một cô nhân viên da đen dọn cho tôi ăn sáng bằng một đĩa bánh cuốn bánh cóng chả lụa và một ly nước mía.
Phần đông khách ở đây đi cruise nên sáng hôm sau một xe bus khổng lồ đến chở chúng tôi ra hải cảng. Anh Sơn còn phải đón vợ chồng bạn bay đến từ California nên chúng tôi đi trước. Đi xe tour bus như thế này có một lợi điểm mà tôi không nghĩ đến: Khi leo lên xe bus chúng tôi chỉ lên tay không vì hành lý để dưới gầm xe. Khi xe bus đến đậu trước cổng vào tầu, phu khuân vác tự động lấy valise ra xếp hàng dài trên đất để đưa lên tầu. Cho họ 10 dollars tip, chúng tôi nhẹ nhõm đi tay không vào cửa. Nếu ai đến bằng phương tiện tự túc, gọi những người phu khuân vác này đến để họ lo việc chuyển hành lý lên tầu. Cho họ tiền tip 2 đô-la mỗi valise là đủ (Hãng tầu trước đó gửi về nhà mình thẻ valise có số phòng ngủ, nhớ buộc những thẻ này vào valise của mình trước khi đến đây để họ giao vào đúng phòng cho mình).
Tầu khởi hành 5 giờ chiều nhưng nên đến càng sớm càng tốt. Thường thì sau khi đợt khách trước đi chuyển ra về hết, khoảng từ 10:30 đến 12 giờ trưa là họ cho mình vào tầu. Vào sớm thì ít phải đợi trong hàng. Sau khi đã qua thủ tục giấy tờ - họ đưa mỗi người một thẻ “căn cước” có số phòng của mình và số bàn ăn tối, trên tầu mua bán không dùng tiền mặt nhưng dùng thẻ này-, chúng tôi lên tầng thứ 15 phía trước tầu, nhà hàng Solarium để ăn trưa. Nhà hàng này ít thức ăn nên hai tiếng sau chúng tôi lại ra phía sau tầu, tầng thứ 16, nhà hàng Windjammer để… ăn tiếp.
Tầng 3,4 là nhà hàng ăn tối, casino, rạp hát, hí viện, night club. Tầng 5, 6 là Promenade, một con đường có hàng quán, tiệm ở hai bên như là trong shopping mall. Tầng thứ 8 là “Central Park”, công viên ngoài trời. Con tầu này quá to nên dọc theo phần giữa tầu họ thiết kế một công viên, cây cối xanh rì khắp nơi, hàng quán hai bên đường.
Khi đặt phòng ngủ, mình có thể mua ban công hướng biển hay quay mặt vào trong công viên. Phòng ngủ ở trước mũi tầu và ở tầng cao bị lắc nhiều nhất. Phòng ở tầng càng thấp và ở giữa tầu ít lắc nhất. Tôi chọn phòng như vậy: tầng số 7, khoảng giữa nhưng gần cuối tầu hơn vì cuối tầu là nhà hàng. Ở tầng số 7 có cái lợi là mình chỉ cần đi bộ lên xuống những tầng sinh hoạt 4,5,6 và 8. Với số hành khách 6000 người và số nhân viên là 2,100 người, cho dù là tầu có 24 thang máy, mỗi lần dùng thang máy trong giờ cao điểm thỉnh thoảng phải đợi một vài phút vì số người dùng khá đông. 

vb8_vvnm_1-large-contentMột bờ đảo.

Promenade
Tôi chỉ đi cruise bốn năm nay vì trước thời gian này, tôi không muốn đi tầu vì dễ bị say sóng, ói mửa, và tôi nghĩ là đi tầu sẽ bị giam mình vào một chỗ trên biển, không có việc gì làm. Có đi chuyến đầu tiên tôi mới biết là một ngày trên tầu vừa mới mở mắt dậy, loay hoay một tí là đã đến giờ nhắm mắt đi ngủ vì biết bao nhiêu sinh hoạt để mình tham dự. Bốn năm đi bốn con tầu khác nhau tôi mới thấy sự vĩ đại và tân kỳ của con tầu này.
Giống như xe hơi, xe càng cũ kiểu càng xấu, thiết kế càng lỗi thời, chiếc tầu đầu tiên tôi đi của hãng Carnival làm năm 1966 như là một con khủng long sắp diệt chủng. Năm kế tiếp tôi đi chiếc Sapphire Princess xây năm 2004. Năm vừa rồi chiếc Liberty of the Seas của Royal Caribbean làm vào năm 2007 (lúc bấy giờ là tầu lớn nhất thế giới), và năm nay, chiếc Oasis of the Seas, khánh thành năm 2009.
Với chiều dài 360 mét, chiều rộng 60 mét, diện tích gấp ba lần rưỡi sân đá banh, chiều cao 65 thước bằng nhà lầu 22 tầng, trọng tải 225,285 tấn, gấp đôi của hàng không mẫu hạm, chiếc tầu “Oasis of the Seas” này thật vĩ đại, không hổ danh là cruise ship lớn nhất thế giới, nhất là mỗi khi nó cặp bến kế bên một tầu khác để mình có dịp so sánh.
Tất cả mọi đồ đạc trang bị trên tầu thuộc vào hàng sang trọng bậc nhất phớc-xì-clát (first class), làm tôi là người gốc chợ Bàn Cờ mà cũng cảm thấy mình phớc-xì-clát theo.
Phòng ngủ trên tầu Oasis to nhất so với những tầu khác tôi đã đi trước đây. Có cả một ghế sa-lông cho mình ngồi. Phòng tắm cũng tương đối to. Căn phòng của tôi giường ngủ sát ngay ban-công, nằm nhìn ra biển thật là romantic. Quá romantic chứ chẳng phải romantic không. Tôi đã định bụng lần này vì không có con cái đi theo, hai người thay phiên nhau một ngày năm lần giờ Tí canh ba, thế nhưng sự thật phũ phàng là cứ đi chơi suốt cả ngày chung với nhóm nên mỗi tối về phòng tôi đã lăn đùng ra ngủ, say còn hơn là uống ba chai ba-xi-đế, mặc dù vợ tôi quá bực dọc, mấy đêm cầm hautparleur hét vào tai tôi trong đêm khuya thanh vắng: “Honey! Wake up!”
Người lau dọn dọn phòng một ngày hai lần. Cũng như những người hầu bàn, tất cả đều là người của những quốc gia nghèo như Phi Luật Tân, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Croatia, Venenzuala, Bolsia… Hãng tầu chỉ trả lương căn bản $50 một tháng. Họ làm việc bẩy ngày một tuần không nghỉ trong suốt thời hạn contract, thường là bẩy tháng. Sau đó họ nghỉ hai tháng không lương. Vì thế, vào ngày sau cùng của chuyến đi, mình nên cho họ tiền tip.
Về phương diện giải trí, ngoài mấy ban nhạc chơi khắp nơi trên tầu, phòng tập thể dục, diễn hành, rạp ciné, trượt tuyết, leo núi, trượt nước, đu dây, basketball, pingpong.., tầu này có năm show lớn chính yếu: Nhạc kịch HairSpray (dở ẹc, tôi vào xem mấy phút rồi ngủ gục), nhẩy biểu diễn diving xuống nước (khá), múa ice skating (hay), vũ nhạc “Come fly with me” (hay), ban nhạc bắt chước The Beatles, Beatlemania (xem được).
Tôi có đọc một bài report là nếu khách đi cruise không mua sắm gì hết trên tầu thì hãng tầu sẽ không có lời. Những thứ gì trên tầu mà khách phải trả tiền" Vài nhà hàng đặc biệt nếu khách không muốn ăn ở nhà hàng miễn phí; vào Spa cho mấy em xinh đẹp hấp tẩy nỉ xẹc thân thể sắp đem vào viện bảo tàng trưng bày của mình; mua những chuyến đi du lịch trên đảo khi tầu cặp bến; chơi bài ở casino; shopping trên tầu (thiên hạ xếp hàng giành giựt không thua gì tranh nhau mua vé đi ciné trong ba ngày Tết ở Sàigòn trước 1975); uống soda, cocktails, rượu, bia; và lúc nào họ cũng chụp hình mình, in ra để dụ mình mua, giá thật đắt: $20 một bức ảnh 8 x 10.

Thăm ba đảo
Đảo đầu tiên tầu ghé đến là St. Thomas, US Virgin Islands. Đảo này ngày xưa thuộc về Đan Mạch nhưng ông vua Đan Mạch bán lúa giống bán lại cho Mỹ. Vì là đất Mỹ nên mọi nơi sạch sẽ, quy củ. Xe cộ chạy ngược chiều với bên Mỹ. Bãi biển ở đây lý tưởng nhất để bơi. Nó nằm trong vịnh nên hoàn toàn không có sóng. Biển ở đây có sứa (jellyfish), tôi đang bơi ngoài chỗ sâu thì bỗng nhiên ngứa ngáy khắp nơi. Bơi lại vào bờ thì khắp người như lên ban sởi. Nói chuyện thì chị Sen trong chỗ cạn cũng bị ngứa. Đang bàn cãi thì mấy người trong nước la oái oái chạy lên bờ. Theo hướng tay của một người chỉ vào trong nước, tôi thấy một con jellyfish khá to, cỡ 10 inch.


Đảo thứ hai tầu ghé đến là St.Maarten/St.Martin.Một nửa đảo, St. Maarten là của Hòa lan, và một nửa kia, St. Martin, là của Pháp. Trong chín đảo tôi đã có dịp ghé đến vùng Caribbean, phố ở khu bên Hòa Lan, St. Maarten là đẹp và sạch sẽ nhất. Đi sang bên phía Pháp, St. Martin, là biết ngay của Pháp: nhà cửa, dân tình, phố xá nghèo nàn hơn. Thế nhưng St. Martin có hai thứ mà St. Maarten không có: Một là Vịnh Orient Bay tuyệt đẹp, và hai là có một hội khỏa thân gần ngay đó. Chúng tôi không ngờ là thỉnh thoảng lại có một cô topless đi dọc bãi biển. Ban đầu tôi thấy e ngại nên không dám chạy lên bờ lấy máy chụp hình, nhưng đến khi tôi bấm bụng làm gan lấy camera ra chụp thì giống như lúc tôi đi Pháp ở hồ Créteil bên Pháp thấy bốn bà già khỏa thân mà vì cận thị tôi cứ tưởng là em 18, cô khỏa thân này tôi chụp cũng là một bà 70 tuổi.
Đảo thứ ba tầu ghé là Nassau, Bahamas. Bahamas là một quốc gia có đến 29 đảo. Vì đổi chương trình tránh bão đến sau cùng chuyến đi nên tầu đến Nassau lúc một giờ trưa. 6 giờ 30 chiều tầu đã nhổ neo nên chúng tôi chỉ có một thời gian ngắn ở Nassau. Cả đám đã mua ở trên tầu Oasis ngày hôm trước vé đi trên một chuyến tầu nhỏ chở ra biển bơi lặn hụp snorkling xem cá. Trên tầu họ phát cho chân nhái, phao nổi, kính đeo, ống thở và rồi bà con thi nhau lặn hụp xem cá bơi trước mặt mình trong vòng một giờ rưỡi đồng hồ.
Sau đó tầu chở đi tour một vòng nhỏ xem nhà cửa đắt tiền rồi trở lại tầu. Rất nhiều người Mỹ giầu mua nhà ở đây như Oprah Winfrey, Tiger Woods. Người tài công chỉ cho chúng tôi thấy khách sạn nơi Michael Jackson từng ở, giá mỗi đêm là $25,000 đô-la. Vì chỉ được nhìn từ trên tầu, tôi không thể nào biết được là khách sạn của Michael Jackson có cho khách dùng Internet miễn phí như khách sạn Marriott tôi ở $80/ một đêm hay không.
Những đảo ở Caribbean cho dù có thuộc về quốc gia nào: Mỹ, Anh, Pháp, Mễ Tây Cơ, hay Hòa Lan… thì tất cả đều giống nhau ở một điểm đối với những người đi cruise: có một khu phố xá đến để shopping, và rồi ra biển tắm. Nhìn bao nhiêu đảo thuộc vào nhiều nước khác nhau mà tôi buồn cho nước Việt Nam của mình. Trong khi thế giới đổ xô đi chiếm lấy đảo này, đảo kia… thì chúng ta mê mẩn xem cải lương Hùng Cường Bạch Tuyết, không biết gì về quốc tế.
Nói về shopping, một loại hàng hóa bán nhiều nhất đi đảo nào cũng thấy tiệm bán là hột xoàn. Tôi không biết hư thực thế nào, nhưng vợ tôi nói họ bán rẻ. Một điều tôi không ngờ là anh Sơn rất rành rẽ về hột xoàn, trong sáng như thế nào, có giấy chứng nhận hột xoàn cấp bậc ra sao. Ở một tiệm Effy trên đảo St. Maarten, anh đã thương lượng định mua cho Elizabeth Taylor Sen một hột xoàn to gần bằng cục xí mụi, nhưng vì Elizabeth Taylor Sen chưa hài lòng cục hột xoàn chưa được to lắm nên anh mới thôi, không mua. 
Chuyến đi này đông người nên tiền phí tổn mỗi lần xuống đảo đi phiêu lưu tương đối rẻ. Ở St. Thomas mỗi người chỉ tốn có $24, St. Martin $13, và Nassau, Bahamas, $29 (mua trên tầu Oasis đi snorkling).
Trong bốn chuyến đi cruise, mỗi lần tầu cặp bến là tôi tự túc thương lượng giá tiền với người địa phương để họ chở đến những nơi mình muốn đi. Tôi trả tiền rẻ hơn mua ở trên cruise nhưng điểm bất lợi là mình có cảm tưởng kém an ninh, và dĩ nhiên là lúc nào họ cũng muốn lừa mình. Người nào sợ muốn chắc ăn thì mua tất cả dịch vụ ở trên cruise ship. Mình được an toàn vì xuống tầu là có người hướng dẫn đi theo group. Đi với một nhóm đông người như chúng tôi đi lần này có cái lợi là nếu mình thương lượng giá tiền với người địa phương, nhỡ họ chở mình với chủ tâm ăn cướp thì đàn ông chúng tôi có thể bỏ chạy để mấy bà, mấy cô ở lại đối phó với kẻ gian. 
Cả ba đảo chiếc Oasis ghé đến đều trật tự, an ninh, và sạch sẽ. St. Maarten/St Martin có lẽ là đảo đáng đến xem nhất ở vùng Caribbean: Hàng quán sạch sẽ, nước biển trong veo, và mấy cô mặc bikini topless thì không chỗ nào chê được.
Tuy rằng thức ăn ở hai nhà hàng chính buổi trưa và buổi chiều dở ẹc, tôi thích một điểm đặc biệt của con tầu Oasis này là hàng quán nhỏ thức ăn miễn phí ở khắp nơi, trên tầng cao, trong Promenade, và ngay cả trong phòng tập thể dục. Xem danh sách nhà hàng ở tờ chương trình (họ để trong phòng mình mỗi tối), nhà hàng nào không có dấu $ đô-la là nhà hàng đó miễn phí. Tiệm Pizza Sorrento’s mình tự chọn thịt thà, rau cải, phô-mai rồi đưa cho họ nướng ăn ngon số một, đáng đồng tiền bát gạo. Ngược lại, tiệm bánh doughnut thì lại dở vô cùng. 

Sorrento’s
Chuyến đi cruise của bất cứ hãng nào thì du khách có thể chọn ăn ba bữa ở nhà hàng buffet all-you-can-eat hoặc ăn ở nhà hàng có bồi bàn đến dọn hẳn hòi. Thông thường thì người ta ăn buffet all-you-can-eat vào buổi sáng và buổi trưa. Bữa ăn chiều thì mọi người chọn ăn ở nhà hàng sang trọng, có bồi hầu bàn, có giờ giấc ấn định hẳn hòi. Hãng tầu tạo ra lối ăn uống như thế này có lý do: Lương nhân viên bồi bàn họ trả chỉ có $50 đô-la một tháng nên những người bồi bàn sống nhờ tiền tip du khách cho ở những buổi ăn tối này. Hãng tầu cũng được dịp làm tiền bán bia rượu cho những người muốn uống bia rượu trong khi ăn. Hai ngày trong một tuần họ yêu cầu du khách mặc diện complet, áo dạ hội. Lý do" Thợ chụp hình của họ đến chụp hình rồi in ra bán. Cho dù có đắt đến đâu, phần đông khách bỏ tiền ra mua vì lâu lâu mới có dịp đi cruise một lần.
Phần đông ai cũng thích đi ăn tối kiểu này, nhất là mấy cô vì có dịp diện lên cho đẹp. Khung cảnh lịch sự, có đến hai người hầu bàn chứ không phải một, ăn tôm bồi đến cắt gỡ tôm ra cho mình. Trong đời sống thường nhật làm gì bẩy ngày liên tiếp mình đi ăn nhà hàng sang trọng có hầu bàn tiếp đãi như vậy. Số lượng ly đĩa, muỗng nĩa họ dọn lên trên bàn thật là quá dư thặng: mỗi người có 3 cái ly, một để nước, một để rượu đỏ, một để rượu trắng. Người nào uống bia thì có thêm ly thứ tư nữa. Muỗng nĩa thì ê hề. Tôi đếm tổng cộng là 11 cái. Mỗi thứ dùng cho mỗi loại thức ăn khác nhau. Có đi ăn như thế này một người mới thấy sự cầu kỳ của văn hoá Tây Phương so với Á Đông. Chỉ có cái nĩa thôi mà một dùng để ăn bánh mì, một ăn rau sà-lách, một ăn bữa ăn chính, một ăn tráng miệng. Trong khi văn hóa Á Đông đơn giản giống như gốc gác bần cố nông của tôi, tất cả chỉ dùng một đôi đũa. 
Trên boong tầu phía sau giữa hai tầng phòng ngủ họ giăng dây đu... tử thần, Zipline, cho du khách đu từ đầu này qua đầu kia miễn phí. Dây dài 30 mét, cao khoảng 25 mét. Anh Sơn và Lệ Hoa đến ghi danh đi. Tôi không muốn xếp hàng vì sợ chiều cao nên ở lại để chụp hình cho hai người. Sắp đến lượt hai người thì trời mưa, họ đóng cửa, hàng đợi tan rã. Đến lúc tạnh mưa họ mở trở lại thì không có ai xếp hàng nên sau khi chụp hình, tôi đến ghi danh đi.
Sau khi móc bao nhiêu dây nhợ vào người, tôi leo lên bục cao để họ móc hai dây trên người tôi vào dây đu, trong trường hợp tôi có sút tay không cầm thì hai móc dây vẫn giữ tôi lềnh bềnh trong không khí. Tôi sợ chiều cao nên khi đứng ở mép bục nhìn xuống đất, trời không mưa mà tôi đã ướt quần. Họ bắt tôi đội nón an toàn, nhưng nếu một người rớt từ nhà lầu tám tầng, thứ nhất chết là cái chắc, thứ nhì là nếu rớt, cặp mông và cái national treasure của tôi sẽ chạm đất trước, thành ra tôi không hiểu tại sao họ không lo bảo vệ hai của quý này của tôi mà chỉ lo bảo vệ cái đầu.
Khi anh nhân viên nói với tôi “Go!”, trong đầu óc tôi chỉ nghĩ là cầu mong cho sức gió 500 cây số một giờ làm cho quần tôi khô rang để nhỡ nếu dây có đứt, tôi có rớt xuống đất chết thì không ai biết được một người có gương mặt “ngầu” như tôi mà lại chết nhát, sợ đến nỗi đái ra quần. 
Tôi đem theo một quyển sách, một tập san về xe hơi, thế mà không có thì giờ đọc đến vài chữ. Cả chuyến đi tôi xem TV trong phòng một giờ đồng hồ là nhiều lắm. Tôi cũng định bụng là sẽ viết một bài cho trang web, nhưng cuối cùng chỉ viết được gần một trang. Lý do" Lần này có đến 13 người đi chung với nhau, nên không một ngày nào có dư thì giờ riêng tư, trừ lúc đi ngủ. Buổi chiều sau khi ăn cơm tối, chúng tôi thường đi xem show, hay bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối, đi nghe nhạc, nhẩy đầm cho đến 12 giờ khuya. Có hai ban nhạc, một người Phi, Muzik Xpress, chơi nhạc Mỹ êm dịu ở Club Dazzles , đuôi tầu, tầng thứ 8, và ban nhạc Mễ Soy Arena, ở Club Boléro, đầu tầu, tầng thứ năm, chơi nhạc thật là hay. Nghệ thuật nhẩy đầm của Anh Sơn và chị Sen đã đến mức độ thượng thừa “Dancing with the stars”, thật lả lướt. Lả lướt đến độ ban ngày khi đi dạo vòng quanh tầu, hai vợ chồng đều được khách trên tầu nhận mặt và đến bắt tay khen hay làm tôi hãnh diện lây vì có quen với một big celebrity.
Sơ sơ kết
7 giờ tối Thứ Bẩy 17-9-2011, chúng tôi đáp máy bay ở phi trường Fort Launderdale về lại LAX lúc 10 giờ đêm. Ngoại trừ thức ăn không ngon, hai ngày đầu quá nóng trên 100 độ, và ngày đi snorkling tôi lỡ dại uống thuốc chống say sóng, e sợ tầu nhỏ làm tôi ói mửa khiến cả buổi tối hôm ấy hai mắt tôi chỉ muốn sụp nhắm lại mở không lên, chuyến đi cruise lần này đối với tôi tương đối tốt đẹp: thời gian đi chơi xa 7 ngày là vừa đủ, có máy bay trực tiếp đến Florida không phải chuyển tiếp, tầu Oasis vĩ đại và sang trọng như ý muốn, có bạn bè, người thân trong gia đình đi chung, có cơ hội đến xem những đảo khác của Caribbean, và nhất là tầu đi bẩy ngày êm ru không bị sóng nhồi.
Chỉ có một điều tôi hơi ân hận là những buổi tối đi nghe nhạc thấy vợ chồng anh Khoa/Flora, anh Sơn/chị Sen nhẩy quá nhuyễn, tôi cảm thấy tội nghiệp cho vợ tôi vì nàng cũng muốn nhẩy mà tôi lại không biết nhẩy. Tính tôi tương đối quyết chí, cái gì không biết làm thì tôi nhất quyết học hỏi để biết làm như đóng tủ, lót gạch, xây tường, sửa xe... Chỉ có cái nhẩy đầm, tôi biết nàng muốn tôi học để có dịp hai vợ chồng nhẩy cho vui, thế nhưng tôi vẫn chưa làm được vì tôi không thích.
Năm ngoái đi chung với anh Sơn/ chị Sen xong, tôi tự nhủ là sẽ về đi học để nhẩy với vợ tôi cho nàng khỏi buồn, thế nhưng dù rằng đã đi học thử vài tuần, cái công ấy trở thành công cốc vì tôi không thực tập, quên hết.
Sang năm có đi cruise lần nữa tôi nhất định sẽ làm cho nàng vui lòng, bảo đảm nàng sẽ nhẩy đầm sáng đêm trên tầu.
Tôi sẽ tìm cho nàng một kép nhí.

Viết thêm
Tôi quên đề cập là có thêm một cái tầu nữa, “sinh đôi” với Oasis of the Seas, tên là Allure of The Seas, cũng đi Caribbean một tuần (hai đường Eastern và Western), cũng khởi hành ở Fort Lauderdale, Florida. Khác biệt là chuyến Oasis rời bến Thứ Bẩy, chiếc Allure rời bến vào ngày Chủ Nhật, và theo tôi được biết, thiết kế bên trong của hai chiếc hoàn toàn khác nhau.
Rất nhiều người hỏi về giá cả chuyến đi du lịch, tôi xin tóm tắt như sau:
Giá phòng:
-Không có cửa sổ : từ $750 - $900
-Có cửa sổ, quay vào trong hay quay ra biển: từ $900-$1,100
-Có ban-công, từ $1,100 -$1,350.
Mỗi người phải trả thêm $75 tiền tip. Nhưng thường khi mua vé họ cho mình lại “credit” $75 cho đến $100/ 1 phòng (2 người)
Giá tiền trên dĩ nhiên là chưa tính tiền máy bay, hotel, di chuyển đến tầu, tốn tiền riêng thêm và tiền mình đi tour, tiêu dùng mỗi khi đến đảo.
Trường hợp của chúng tôi:
Máy bay : $320
Hotel : $60/ 1 người
Shuttle di chuyển đến tầu: $10
Tổng cộng tốn thêm về di chuyển đến tầu: gần $400/ 1 người.
Con tầu này lớn nhất thế giới nên đắt tiền, và càng ngày nó càng rẻ. Nếu có thể đi bất cứ lúc nào thì đợi một, hai tháng nếu họ không bán hết phòng thì họ sẽ bán rẻ.
Nếu đi tầu bình thường nhỏ hơn thì trung bình chỉ tốn $650-$800/ 1 tuần /phòng có cửa sổ nhìn ra biển. 

Nguyễn Tài Ngọc

Ý kiến bạn đọc
20/07/201805:45:10
Khách
锘縱mate is barbeque massive app genuinely connected after thousands of people world. this specific iphone app ensures complete home theater regarding the user at every claim of a persons whether during saddest mood or the atmosphere of total dejection. every now and then a person could not reach the open towards internet connection to watch the shows website inside of a breathing spirit. now this vmate practical application is extra beneficial to view the presentations offline get the job done user will never acquire the link of web. and thus, on such a instance users possibly can stream all the required classes the direct access on their mobile mobile phone with no headaches. why users ought attain the access for this iphone app is because vmate is well liked fully accessed intended for saving it video tutorials, Songs also online videos furnishes the individual to take these guys without the need for interruptions other as well as disruptions in the middle of.

the idea instance has the best ease of downloading acute number of infinite media and offers the get of 200 television channels to all the users totally free of cost. it is deemed an app quite easily topical directly on each of google android creations when keep in mind this permits free can download the consumer along with hoping, witnessing and in addition getting it out of other sorts of 100鈥檚 of web sites as if YouTube facebook. all the creator of such a application does offer specific this considering that the game enthusiasts 鈥淔astest downloader of dvds.鈥?so the vmate APK currently tv on pc functions in the end potentially most effectively and efficiently also in a clearer conduct. most probably, dust online video media downloaders suitable that's available, simply as of the moment the world rrs incredibly serious hard instance every single one of because very easy good. such a iphone app is completely the particular for sale and it accrued with plenty exceptional of characteristics technical specs and cannot which determined be any kind of by today. and thus, involving this kind of application program the person should certainly easily show all the particular movie pictures and television set blueprints on their android mobile phone mechanism, IOS smart dataphone <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> and / or on the desktop computer. last but not least, before you start how about we read the most important ones of it software, before to going additionally with to eliminate data.

includes:

sent to here are the non plus ultra options that come with this practical application, see him

a large number of an array of footage readily available for download some on a single case in point with no perturbations.

the person is literally enabled returning to get a hold of games and movies sustained with many types of models inside them

a person may very well potentially install online videos against YouTube, Vimeo as well as DailMotion via the simple spigot

devoid of results the operator would simply enough watching almost all live life movies

With the best hi-d anyone can stream all the hollywood movie pictures

here is all in one activities iphone app more than ever given to any or all viewers.

The most unbelievable graphical user interface is one of many plus point to draw a gamers

this excellent request will be just free of cost without costing a single penny as well as fully an fascinating for all customers no complications.

vmate app downloads brought on by vmate company

as of today, vmate is one of <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> the most suitable request for your instructions getting it with out diverse just right continues to a new replace until now it. considering that could the user is on the lookout for an excellent instance to get data, you must that can compare with compatible with this key fact vmate iphone app, Do try out the actual above mentioned recommended specs and reach the download on this software package within the online store with very little of vmate APK challenges and enjoy fully length
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,967
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”