Hôm nay,  

Em Biết Anh Sẽ Về

01/11/201100:00:00(Xem: 723579)

Em Biết Anh Sẽ Về

Người viết: Phan

Bài số 3392-12-28602vb3102511

Tác giả là một nhà báo quen biết, từng trong nhóm chủ biên Tuần báo Trẻ tại Dallas, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt và từng nhận giải danh dự. Bài mới của Phan là một chuyện tình cho mùa Halloween.

***

Mỗi dịp Halloween, tôi đều nhớ đến người bạn không rành tiếng Việt. Tính tới năm nay anh đã 47 tuổi và chúng tôi không gặp lại nhau đã hơn năm lễ Halloween đi qua. Lần anh chia tay tôi cũng tại Dallas này, lần anh trở về với mối tình đầu; với người con gái Mỹ đã chờ anh hơn hai mươi năm…chắc giờ này họ đã có con với nhau, anh đang trang hoàng nông trại, vợ anh thì hóa trang cho những cháu bé để đón mừng Halloween. Hơn hết là có một gia đình vẫn sum họp trong dịp lễ này. Bất chấp thời gian và tất cả…

Cậu bé An theo gia đình đến Hoa Kỳ vào những đợt di tản đầu tiên sau 1975. Có thể vì tuổi lên mười nên hình ảnh cũ về quê hương, chiến tranh, di tản…đều mau chóng phai lợt theo sức lớn của An trong môi trường mới. Ngay cái tên Huỳnh Khương An cũng theo thời gian không ai gọi nữa vì thuở ấy ít người Việt. Bạn bè Mỹ gọi An theo tên Mỹ là Tony. An cũng chỉ trả lời tên mình khi ai hỏi là: Tony Huynh. Cái tên An dần nghe như cổ tích.

Tony dần quên luôn những món ăn Việt nam vì nhà cũng không có để nấu. Nhưng món bánh ướt là món khoái khẩu của An trước khi rời Việt nam, thì một hôm được mẹ hứa hẹn là sáng cuối tuần sẽ làm cho An ăn. An trông chờ cuối tuần đó hơn bao giờ hết. Nhưng hóa ra là bánh hủ tíu khô mà mẹ may mắn mua được ở chợ nào đó, đem về luộc lên, ăn với xà lách xắt nhuyễn, dưa leo, thịt luộc…có nước mắm chua nhưng pha từ nước mắm mặn do mẹ tự làm, nên Tony dần sai lạc về cái gọi là fish sauce ngay trong trí nhớ nhỏ nhoi…

Từ đó Tony quên luôn món Việt nam cuối cùng là bánh ướt. Quên tiếng Việt từ bao giờ thì không nhớ vì đã không thể phiên dịch cho mẹ khi theo mẹ đi chợ, nhà bank…trong khi mẹ ngày càng khá tiếng Anh hơn, nên nói tiếng Anh với Tony dễ dàng hơn tiếng Việt. Tony chỉ nhớ, khi thấy những người châu Á nhếch nhác ngoài đường thì mẹ nói: Họ là người Việt nam. Tony không còn muốn nhận mình là người Việt nam khi bạn bè Mỹ hỏi mày là người gì" Tony tự cho mình là người Mỹ vì trhức ăn Việt nam đã bắt đầu có ở chợ nhưng Tony đã không còn mặn mà.

Năm cuối cùng của bậc trung học, Tony nhờ hiền lành, khá cao lớn so với người Việt dù vẫn nhỏ con hơn bạn bè Mỹ. Nhưng điều làm cho Tony phải về nguồn lại không phải là chuyện nhỏ con hơn mà chỉ vì Ashley Alexandra có cảm tình với Tony. Nhưng bọn con trai Mỹ đã tấn công Tony nhiều lần ngoài sân banh, trong restroom nhà trường để ngăn cấm quan hệ của Tony với Ashley. Chuyện đến tai Ashley, cô bé dặn Tony đừng tỏ ra thân thiệm ngoài mặt để rắc rối với bọn kỳ thị. Tony không sợ nhưng cô thế nên bó tay.

Cho đến một buổi chiều tháng mười, chiều hôm Halloween, chiều của muôn đời. Tony ra khỏi trường vắng hoe, chỉ còn mình Ashley ngóng đợi. Cô bé đã giới thiệu ông ngoại mình với Tony, là người đàn ông đã già và hiền lành, người lái cái xe truck to lớn, kéo theo cái trailer-có hai con ngựa bên trong. Cuộc dã ngoại đầu tiên của Tony trên nước Mỹ, lại được đi cùng Ashley, làm cho Tony yêu mến nước Mỹ thêm sâu đậm. Tự hứa về nhà sẽ tử tế hơn với mẹ để cảm ơn mẹ cho phép đi chơi qua đêm lần đầu tiên trong đời Tony.

Ông ngoại Ashley chỉ lái ra khỏi Dallas không lâu đã thấy mênh mông đồng lúa mì, cánh đồng trồng bắp bạt ngàn…và những cánh rừng tiếp nối về hướng đông nam của thành phố Dallas. Một buổi chiều se lạnh cuối tháng mười, Ashley nép vào lòng Tony trên băng xe rộng rinh, làm Tony ngượng ngùng. Nhưng không ngờ Ashley hiền lành trong lớp học lại táo tợn như ma quỷ của đêm Halloween đã về. Ashley nói với ông ngoại, "Con cho ông ngoại là người đầu tiên thấy con hôn bạn trai của con." Cô bé nói xong, hôn ngạt thở Tony. Ông ngoại thì cười vui sướng như người nông dân vừa cày xong thửa ruộng. Ông vừa lái, vừa gịch đầu cháu gái vào mình để hôn chúc mừng cháu cưng đã có bạn trai. Ông đưa tay bắt tay chúc mừng Tony. Hứa hẹn đãi Tony một bữa tối Halloween lớn nhất trong nông trại của ông.

Họ về đến nhà ông ngoại của Ashley là một nông trang không lớn nhưng sạch sẽ, tươm tất…bà cụ tóc trắng chắc chắn là bà ngoại của Ashley đã ra tận ngõ đón họ. Cuộc hội ngộ vui chưa từng có, nhưng đã làm cho Tony hối hận vì ở nhà mình, ngoài mẹ, chẳng còn ai. Hình ảnh cha của Tony đã bạc màu theo thời gian trên bệ lò sưởi. Gương mặt bà ngoại thường mua bánh ướt cho Tony ăn cũng nhạt mờ theo thời gian…Gia đình Tony mãi mãi là hai mẹ con, không thể nào đông vui như gia đình Ashley. Những gia đình cậu, dì của Ashley đã tề tựu về nhà ông ngoại của Ashley để cùng vui chơi kỳ nghỉ Halloween.

Khi nghe Ashley trò chuyện lúc tập cho Tony cỡi ngựa ngoài cánh đồng cỏ rộng lớn. Gia đình Ashley chọn ngày Halloween là ngày sum họp gia đình hàng năm. Vì mùa lễ cuối năm thì ai cũng bận rộn công việc và ai cũng có gia đình bên nội bên ngoại; bạn bè mời tiệc liên miên…nên các dì, các cậu của Ashley quyết định chọn lễ Halloween là dịp sum họp gia đình. Mọi tiểu gia đình đều tự động về nhà ngoại để sum họp hàng năm. Tony lắng nghe tâm sự của bạn gái trong nỗi niềm thương cảm cho mình. Không biết bao giờ gia đình lớn của Tony có buổi họp mặt đông vui. Hay mãi mãi trên xứ sở này, khi mẹ Tony già yếu và qua đời thì chỉ còn mình Tony trên nước Mỹ mênh mông…ít nhất Tony cũng còn Ashley là người hiểu được cảm giác lẻ loi trong thân tình đông vui.

Cha của Ashley đã tử trận tại Việt nam năm 1968, khi Ashley mới 3 tuổi. Từ khi Ashley đi lớp 1 thì mẹ đã lấy chồng khác và Ashley sống khép kín trong gia đình với hai em cùng mẹ khác cha. Hàng năm, đúng ngày lễ Halloween, ông ngoại sẽ đón Ashley về nhà ông ngoại để gặp các cậu, dì. Mẹ của Ashley, mấy năm gần đây đã không về nhà ngoại đều đặn vào dịp lễ Halloween vì người dượng không hợp với các cậu nên thường có cãi nhau sau tiệc tùng…Giọng kể của Ashley đều như cỏ biếc. Tony tưởng tượng ra cô giáo Ashley sau này sẽ được nhiều học trò yêu mến, vì Tony tin tưởng ước mơ làm cô giáo của Ashley sẽ dễ thành sự thật hơn những cao vọng của Tony... Chiều tháng mười cổ tích, gió mang hơi thu về cánh đồng bất tận. Đôi bạn trẻ đã giấu mặt trời xuống cỏ biếc để lời nguyền mãi mãi bên nhau thêm nhiệm màu. Tony, cho dù có đi hết trái đất, cũng trở về đồng cỏ này. Ashley sẽ chờ đợi mãi mãi nơi đây…

Nhưng hai mươi năm sau, người đàn ông phong trần mới trở lại con đường tuổi nhỏ. Vẫn làng quê heo hút, xa xôi. Nông trại không còn được chăm sóc tươi tốt như xưa. Kia, là cái toa tàu ngựa đã mục sét, rệu rã…ngôi nhà thêm cổ kính và thiếu hẳn sinh khí của hai mươi năm trước. Những người lớn nay đâu, đám trẻ con cũng không thấy về nhà ngoại để giữ gìn truyền thống gia đình. Lễ hội ma quỷ đã hết tưng bừng nơi từng diễn ra, nhưng lời hứa với Ashley thì như mới hôm qua!

Ashley sẽ thế nào khi thấy Tony bước vào gõ cửa"

Một người đàn bà Mỹ đã bốn mươi, có thể không nhận ra Tony được nữa vì lớp bụi thời gian đã phủ dày…Và sao Tony lại trở về đây" Thành công và thất bại trong cuộc đời không đáng kể; hạnh phúc và khổ đau đều như mây trắng trên cánh đồng yêu nhau…

Tony quay gót ra về mãn nguyện vì đã thực hiện xong lời hứa. Nhưng người đàn bà Mỹ đã bốn mươi vừa quẹo xe vào ngõ. Bà không tin nổi mắt mình nữa, chỉ có trái tim Ashley đã nở nụ cười.

"Em biết là anh sẽ về. Ngày mai mới là Halloween, gia đình em vẫn tụ họp đông đủ, cả những người đã mất…Em và cả nhà đã chờ anh hơn hai mươi năm."

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến