Hôm nay,  

Đưa Em Vợ Đi “Honeymoon”

12/09/201100:00:00(Xem: 172476)
Đưa Em Vợ Đi “Honeymoon”

Tác giả: Nguyễn Duy An 
Bài số 3354-12-28564vb291211

Tác giả Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic, tổ chức văn hoá xã hội bất vụ lợi lớn nhất thế giới. Năm 2006, ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Trước khi bắt đầu, tôi xin có đôi lời phân trần vì cái tựa đề cố ý “lập lờ đánh lận con đen” để “khêu gợi” tính tò mò của bạn đọc chứ thực ra không phải chỉ có một mình tôi đưa cô em vợ đi “honeymoon” (I wish...) mà cả vợ chồng tôi và hai con, cộng thêm 2 cô em vợ chưa chồng cũng tháp tùng đôi vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật! Tuy nhiên, nói thế nào đi nữa thì đây cũng là một chuyện hơi lạ, phải không các bạn"
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến đi 3 ngày quá ngắn ngủi của vợ chồng tôi về miền Nam California vào cuối tháng 10, 2010 để tham dự bữa tiệc gây quỹ hỗ trợ cho những tổ chức “bảo vệ các trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục” tại các nước vùng Đông Nam Á.
Thời gian trước, thường thường mỗi năm vợ chồng tôi đều ghé thăm vùng Little Sàigòn một vài lần, khi thì tiện dịp tôi đi họp với nhân viên National Geographic ở văn phòng Los Angeles, có lúc chỉ đi chơi và thăm anh em bà con quen biết, nhưng đặc biệt nhất là tham dự ngày phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ vào mùa hè. Tuy nhiên, hơn hai năm nay, từ ngày bị mổ, tình trạng sức khỏe vợ tôi không tốt lắm, và cá nhân tôi cũng bận công tác liên miên nên chúng tôi không có dịp về thăm vùng thủ đô người tỵ nạn. Chúng tôi cũng muốn nhân dịp này ở chơi lâu hơn nhưng vì đang giữa năm học, chúng tôi phải gởi các cháu cho bên ngoại nên vợ tôi không muốn đi lâu hơn. Do đó, sau khi tới nơi, ngoài mấy phút ngắn ngủi ghé thăm quý anh chị tại tòa soạn Việt Báo và mua ít sách vở, trong khi tôi đi lo công việc, vợ tôi hối hả lùng mua những “thứ cần thiết” từ bò khô, bánh trái, giày dép, vải áo dài... cho tới sách vở, CD/DVD ca nhạc nhưng vẫn thấy “thiếu”!
Sau khi trở về Virginia, vợ tôi quyết định sẽ sắp xếp một chuyến đi dài ngày hơn khi các con được nghỉ học “để đi cho đã!” Thêm vào đó, vài ba cô em vợ cũng ngỏ ý muốn theo anh chị đi thăm Little Sàigòn cho biết vì từ ngày sang Mỹ đoàn tụ tới nay đã hơn 10 năm nhưng chưa một lần ghé thăm California. Ngạc nhiên hơn nữa là cô em vợ chuẩn bị lên xe hoa cũng thỏ thẻ với anh chồng sắp cưới rằng nàng cũng muốn đi “honeymoon” ở Little Sàigòn với anh chị cho vui.
Khi tình cờ nghe được chuyện mấy chị em bàn nhau sẽ cùng đi California với vợ chồng tôi, ông bố vợ của tôi đã quát ầm lên:
- Anh mày có công có việc phải đi, một mình chị mày đi chung là quá rồi chứ bây đi theo cả đoàn làm gì cho quẩn chân"
Vợ tôi nhỏ nhẹ phân trần:
- Ba à... Kỳ tới chúng con chỉ sắp xếp để đưa các cháu đi chơi chứ anh Duy đâu có phải họp hành gì. Các em cùng đi cho vui cũng đâu có sao.
Ông già quay sang hỏi anh chàng “chuẩn rể”:
- Còn anh" Cưới nhau xong vợ chồng muốn trăng mật hay dập mật ở đâu thì tuỳ chứ đi theo anh chị mày làm gì"
Anh chàng “chuẩn rể” thẹn thùng lên tiếng:
- Thì con đâu biết gì! Đi chung có gì không biết thì anh Duy giúp cho...
Cả nhà phá lên cười. Một ông em vợ cớt nhả:
- Cả cái chuyện ấy cũng không biết thì cưới xin làm gì" Chỉ béo ông Duy... một mình đi với 4 bà như “gươm lạc giữa rừng hoa.” Sướng nhé!

*
Mấy tháng sau...
Tám người chúng tôi háo hức réo gọi nhau dậy sớm để ra phi trường từ khi “gà chưa gáy” vì chúng tôi mua vé “on sale” khởi hành từ lúc 6 giờ sáng. Vì là chuyến bay đầu tiên vào lúc tờ mờ sáng, hành khách chưa đông nên chúng tôi đi qua trạm kiểm soát an ninh ở phi trường rất nhanh. Tuy nhiên, sau khi “tập họp” mọi người trước khi đi tìm cổng lên máy bay lại thấy thiếu mất một cô em vợ thuộc loại chậm nhất nhà! Sau hơn 10 phút chờ đợi vẫn không thấy dì nó qua trạm nên thằng con trai lớn của tôi sốt ruột:
- Hay để con đi trước tới cổng máy bay xem sao... Có khi dì qua đó rồi cũng nên.
Vợ tôi phân trần:
- Không có đâu! Từ khi qua Mỹ tới giờ đây là lần đâu tiên dì mày đi máy bay, với lại tiếng Anh thì vừa nói vừa múa làm sao dám đi trước một mình.
Tôi đành giảng hòa:
- OK. Con cứ tới cổng máy bay xem... Tìm được dì hay không cũng gọi điện thoại báo lại. Để bố đi ra phía ngoài xem sao.
Tôi vòng trở ra ngoài thấy cô em vợ mặt mày tái mét đang đứng bên cạnh một anh chàng “security” cũng bối rối không kém. Tôi tới gần hỏi anh ta xem có gì trục trặc hay không. Anh ta mừng ra mặt, lên tiếng hỏi tôi:
- Anh là người Việt" Anh giúp tôi được không" Cô này có vấn đề khi đi qua máy, tôi dùng cái “manual scanner” này cũng không xong nhưng hỏi gì cô ta cũng không hiểu, chỉ thấy nước mắt lưng tròng. Tôi đang chờ một nhân viên nữ tới để “rà soát” bên trong.
Tôi quay sang nói nhỏ với cô em vợ chứ không dám lớn tiếng vì sợ cô ấy khóc òa lên thì không biết làm sao để dỗ trước mặt bá quan văn võ và hành khách càng lúc càng đông:
- Em có đeo nữ trang hay vật gì trong người không" Đã dặn là phải lấy ra hết rồi mà. Coi lại xem có sót đồng tiền cắc hay điện thoại, iPod...
- Em đã bỏ hết trong giỏ rồi nhưng không hiểu sao cái máy này nó cứ kêu ầm lên không cho em đi qua. Có bị trễ máy bay không anh"
- Không sao. Chờ thêm tý nữa có nhân viên nữ họ khám lại rồi...
Tôi nói chưa dứt câu đã có một nữ nhân viên xuất hiện, dẫn cô em vợ ra phía sau bức màn khám xét gì đó rồi cho qua. Hú vía!
Chúng tôi vội vội vàng vàng vừa đi vừa chạy mới kịp giờ lên máy bay. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, vợ tôi hỏi cô em:
- Bị cái gì vậy"
- Dạ... Tại cái áo ngực của em.
Vợ tôi lớn tiếng:
- “Victoria Secret” phải không" Đã bảo đi máy bay phải ăn mặc gọn nhẹ thoải mái sao lại đeo cái thứ lỉnh kỉnh đó làm gì cho rắc rối hả" Nhớ đấy... Còn chuyến về nữa đó!
Sau khi tới phi trường Los Angeles, đám đàn ông con trai chúng tôi chạy vội vào nhà vệ sinh rồi kéo valise ra phía trước chuẩn bị “tập họp” đón xe bus tới chỗ thuê xe. Ra tới nơi đã thấy cô em vợ “chậm nhất nhà” đang đứng đợi với một đống valise và túi xách nên cũng an tâm. Nào ngờ, khoảng 10 phút sau, khi vợ tôi và 2 cô em khác ra tới nới, cô nàng mới rủng rỉnh mang xách tay của mình chuẩn bị vào nhà vệ sinh. Tôi hơi bực mình vì đã lỡ một chuyến xe nên lên tiếng hỏi:
- Sao nãy giờ không đi" Đã có tụi anh ở đây rồi mà...
Cô ta chẳng nói chẳng rằng, cứ im lặng ỏn ẻn quay bước... Mãi gần nửa tiếng sau mới thấy cô nàng trở ra! Vì đã trễ thêm một chuyến xe bus nữa nên vợ tôi khó chịu lên tiếng hỏi:
- Em làm cái gì trong đó mà lâu vậy"
- Thì em phải thay áo cho nó khỏi kêu!

- Trời ơi! Đã ra khỏi phi trường rồi còn kêu ca gì nữa. Đúng là...!!!
Với 6 người lớn và 2 đứa nhỏ, chúng tôi có thể thuê một chiếc xe “van” lớn cũng được nhưng vì đã có dự tính sẽ có lúc đi chơi riêng, nhất là cho cặp vợ chồng mới cưới có “chút riêng tư” nên chúng tôi đã thuê 2 xe. Kể cũng hơi uổng vì suốt cả tuần lúc nào hai đứa cũng đi chung với “phái đoàn”!
Lúc chúng tôi lái xe về tới vùng quận Cam đã 3 giờ chiều (6 giờ tối ở miền Đông) nên ai cũng đói vì ở phi trường và trên máy bay chỉ ăn qua loa vài ba thứ vặt vãnh. Do đó, thay vì về khách sạn ở vùng Costa Mesa, chúng tôi ghé vào Little Sàigòn để kiếm tý gì bỏ bụng.
Trước khi đi, vợ tôi và mấy cô em đã vào internet và “chit chat” với bạn bè để ghi địa chỉ những quán “đặc sản” và quán nào bán món nào ngon, món nào dở nhưng vì đói quá nên chúng tôi ghé đại vào một quán bên đường để ăn vội cho qua bữa. Đúng là một “big mistake” vì đó là cái quán vừa nặng mùi vì quạt thông hơi bị hỏng và cũng là một trong những quán ăn được xếp hạng rất thấp. Thôi thì vạn sự khởi đầu nan! Ăn xong, mấy chị em lại rủ nhau đi mua chè và trái cây lỉnh kỉnh mấy túi lớn để mang về khách sạn nhâm nhi...
Lúc nhận phòng ở khách sạn cũng có chút rắc rối vì chúng tôi đã đặt trước 3 phòng, một phòng 2 giường cho vợ chồng tôi và 2 đứa nhỏ, một phòng nữa cũng 2 giường cho hai cô em vợ còn độc thân, và “phòng tân hôn” chỉ có một giường lớn cho cặp vợ chồng mới cưới nhưng vì nhầm lẫn sao đó, và vì là buổi tối cuối tuần nên khách sạn không còn phòng nào có một giường lớn nữa nên đôi vợ chồng trẻ cũng đành nhận một phòng với 2 chiếc giường, chờ hôm sau có người trả phòng mới đổi được! Sau khi nhận phòng, chưa kịp tắm rửa đã thấy hai cô em vợ độc thân mang chè cháo, trái cây đủ thứ sang phòng chúng tôi để bàn tính chương trình hôm sau sẽ ăn món gì ở đâu, đi thăm danh lam thắng cảnh nơi nào... Một lát sau “cô dâu mới” cũng lù lù xuất hiện. Vợ tôi ngạc nhiên hỏi:
- Em qua đây làm gì"
Cô dâu mới buồn buồn trả lời:
- Thằng Bờm (nickname của chú rể mới) mệt quá nằm giang tay thẳng cẳng ngủ rồi... Em qua chơi với anh chị và các cháu cho vui.
Thằng con út của tôi ngớ ngẩn hỏi:
- Vậy tối nay dì ngủ ở đây với tụi con hả"
Thằng anh “thông minh” hơn, trả lời:
- Tầm bậy! Dì phải ngủ với chú mới là vợ chồng đi honeymoon chứ...
Đúng là lời con trẻ!
Suốt một tuần ở quận Cam, chúng tôi đi thăm khá nhiều nơi, từ Nhà Thờ Kiếng tới Trung Tâm Công Giáo, rồi tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ... nhưng chủ yếu là đi ăn và dạo chợ. Thôi thì từ Phúc Lộc Thọ tới South Coast Plaza, từ tiệm sách Tự Lục tới các trung tâm băng nhạc; rồi nhà hàng Vân, Vỹ Dạ, cá nướng da dòn Thiên Ân... cho tới mấy quán cơm chay. Ăn ở đâu mấy cô em vợ cũng trầm trồ khen ngon rồi chụp hình từng tô phở, dĩa rau thơm cho tới con cá chiên dòn nằm trên đĩa. Ai ai trong nhà hàng cũng nhận ra chúng tôi là “dân tỉnh lẻ” mới về thủ đô lần đầu! (Tôi không dám tới thăm tòa soạn Việt Báo vì vợ chồng tôi đã ghé thăm mấy tháng trước, nhưng quan trọng hơn nữa là vì tôi đã không thể sắp xếp được lịch công tác để về tham dự lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và cũng không có thì giờ đóng góp bài vở như những năm trước!)
Nói tới chuyện ăn uống, tôi quên mất một chi tiết xảy ra ở khách sạn vào buổi sáng đầu tiên... Sau khi dẫn hai đứa nhỏ tới phòng ăn điểm tâm, tôi chỉ lấy một ly cà phê mang về phòng mở máy đọc email chứ không ham gì mấy món ăn sáng theo kiểu “continental breakfast” ở khách sạn; tôi chờ mọi người sửa soạn xong sẽ lái xe về Little Sàigòn ăn cho ngon miệng. Mới đọc được mấy cái email, chưa kịp trả lời thì cu út nhà tôi chạy về phòng “báo cáo”:
- Bố ơi! Các dì lấy hết mấy hộp nước trái cây ngoài kia mang về phòng rồi... Ai cũng nhìn theo cả!
Tôi hoảng quá, chạy vội sang phòng:
- Mấy đứa lấy hết đồ ăn thức uống mang về phòng làm gì vậy"
- Thì bỏ tủ lạnh xài dần, khỏi tốn tiền mua. Họ để đầy ra đó...
- Ai lại làm vậy" Lúc nào khát ra ngoài đó uống chứ lấy cả đống về phòng coi sao được. Thôi, lỡ rồi. Từ mai không được làm như vậy nữa...
Đúng là dân nhà quê ra tỉnh!
Suốt một tuần lễ, ngày nào chúng tôi cũng khuân về khách sạn đủ thứ bao bị chứa đầy bò khô, bánh mứt, giò giả rồi sách báo, CD/DVD ca nhạc, hài kịch, phim bộ cho tới giày dép, vải vóc, quần áo trẻ em... chuẩn bị mang về Virginia làm quà. Buổi tối trước khi rời Little Sàigòn, mấy đứa còn ghé nhà ông cậu đang định cư ở Westminster khuân về một buồng chuối sứ vừa chín tới gọi là “cây nhà lá vườn” mang về biếu ông bà ngoại vì ở Virginia mùa đông rất lạnh nên không trồng chuối được. Vì sợ đóng thùng gởi hành lý chuối sẽ bị dập nên mấy đứa quyết định cắt ra từng nải bỏ vào valise kéo theo lên máy bay. Hỡi ơi, lúc lên máy bay cả đám phát hoảng lên vì không biết kiến ở đâu bò ra nhiều quá thể!
Sau khi ăn bánh xèo ở nhà hàng Vân trước khi lái xe ra phi trường, tôi nhắc mọi người ai cần thì đi vệ sinh trước vì đường còn xa và có lúc bị kẹt xe trên xa lộ... Ai cũng trả lời đã “sẵn sàng” ngoại trừ cô em vợ “chậm nhất nhà” quyết định trở vào nhà hàng. Chờ một lúc khá lâu vẫn không thấy dì ra, thằng con lớn của tôi đánh cuộc với “cô dâu mới” là dì nó sợ bị quê không dám tự nhiên vào dùng nhà vệ sinh mà phải mua thêm món gì đó. Và quả đúng như vậy, lúc trở ra, cô ấy cầm theo một túi xách khá lớn... Cả nhóm đều bật cười và “cô dâu mới” đã phải chung cho thằng con trai lớn của tôi một chầu “bánh bao” sau khi trở về Virginia.
Lúc đi qua trạm kiểm soát ở phi trường, học được kinh nghiệm từ chuyến đi, lần này không có ai dùng “Victoria Secret” nữa nhưng cô em vợ đặc biệt của tôi vẫn bị giữ lại và phải mở valise để chờ khám xét. Chờ lâu sốt ruột, vợ tôi quay trở lại và khám phá ra một trong những món cô em mua trước khi lên xe ra phi trường là một túi bột sắn! Nhân viên an ninh phi trường nghi ngờ là bạch phiến hay gì đó nên bắt mở ra khám xét, vừa ngửi vừa nếm, thử đi thử lại bốn năm lần mới cho qua... Đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa! Đó là chưa nói tới việc chúng tôi phải bỏ lại bên ngoài một túi lớn vừa nước lạnh vừa nước trái cây mấy cô em vợ lấy ở khách sạn mang theo để “làm phúc” cho ai lỡ bị khát ở phi trường!
Lúc ngồi chờ giờ lên máy bay trở về Virginia, thằng con út của tôi năn nỉ: “Lần tới nhà mình đi một mình thôi bố ạ... Cho mấy dì đi theo nó làm sao ấy!!!”
Cuối cùng tôi cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đưa em vợ đi honeymoon” vì đi tám về tám trọn vẹn... Quên! Có lẽ tôi phải nói đi tám về chín mới đúng vì sau chuyến đi, không hiểu chú rể mới “đâu biết gì” học được điều chi mà vợ nó cũng đã có bầu!
Nguyễn Duy-An

Ý kiến bạn đọc
19/10/201122:39:34
Khách
Đại gia đình anh An vui quá . Đi chơi xa đông cũng vui, nhưng cũng sẽ có những chiện không được suông sẻ hihi
12/09/201104:22:02
Khách
Cám ơn tác giả. Bài viết vui lắm!
12/09/201103:15:33
Khách
hello anh An,

Cảm ơn anh An bải viết vui, hy vọng anh An viết nữa nha,

Chúc sức khoe gia đình.
12/09/201120:15:20
Khách
Thật là tếu ghê nha. Cảm ơn tác giả cho tôi nhiều trận cười.
13/09/201120:36:06
Khách
Cám ơn anh An. Anh viết quá hay. Nhiều chuyện tình lãng mạn, nhiều bài viết ý nghĩa về cuộc sống ở xứ người và bây giờ viết chuyện vui cũng tuyệt vời. Chúc anh càng ngày càng tiến xa hơn...
12/09/201121:32:54
Khách
Đang buồn khi đọc ~ bài về 911, thì đọc bài này phải bật cười .... Xin cảm ơn tác giả Duy An đã diễn tả y chang tâm sự của những ai đã từng đi "Cali đi dễ khó về ..." !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến