Hôm nay,  

Tôi Dạy Vỡ Lòng Tiếng Việt

29/08/201100:00:00(Xem: 235067)
Tôi Dạy Vỡ Lòng Tiếng Việt

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số: 3340-12-28564vb2082911

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Mùa đông năm rồi, đứa cháu nội của tôi vừa tròn ba tuổi. Tôi muốn cháu học tiếng "mẹ đẻ" ngay từ lúc này, vì sợ sau khi bước chân vào trường, cháu sẽ không có cơ hội và thời gian để trau dồi tiếng Việt nữa. Sẵn nhà thờ Chúa Cứu Thế Phục Sinh vừa mở các lớp dạy tiếng Việt và họ cần một số giáo viên tình nguyện, tôi liền mạnh dạn ghi tên. "Nhất cử lưỡng tiện", vừa giúp ích cộng đồng, vừa có cơ hội mang thằng cháu đến trường, tập nó làm quen với không khí tập thể.
Ngày đầu tiên đến lớp, bà nội chuẩn bị cho cháu đủ thứ, từ : sách, tập, bảng,viết, gôm, phấn…đến kẹo, bánh, xe hơi, xe lửa, bình sữa…Tất cả chia làm hai phần. Phần liên quan đến ăn chơi thì cho vào túi xách để bà nội kè kè bên hông. Phần liên quan đến học hành thì cho vào backpack, bắt thằng cháu quẩy phía sau lưng. Tội nghiệp, đêm qua bà nội thức tới khuya để lo cho cháu, mãi tới khi lên giường ngủ, bà vẫn còn khều tôi bày tỏ sự băn khoăn :
- Này, ông đừng xếp Golden vào lớp ông dạy nha! Học với ông, nó không nên người đâu! Xếp nó vào lớp khác. Học với người lạ, vậy mà nó tiến bộ.
Đang mơ màng, bỗng nghe những lời chạm tới tự ái, tôi cựa mình thức dậy, nổi khí xung thiên :
- Bà nói cái gì" Tại sao học với tui, nó không nên người" Cái lớp vỡ lòng dạy ráp vần dễ ẹt như ăn cơm bữa, ai mà không dạy được. Chưa chi bà chê tui quá mạng, tự ái nha bà!
- Không phải, tui chỉ e " bụt ở nhà không thiêng". Học với người lạ, nó sợ nó nghe lời, đương nhiên sự học hành sẽ đến nơi đến chốn. Còn học với ông, nó biết ông thương ông chìu nó, nó sẽ ngồi trơ mắt ếch ra đó, hoặc giống như "vịt nghe sấm" mà thôi!
Ngày ghi danh xếp lớp rộn ràng như một ngày hội. Ngoài con cháu của các tín hữu trong Hội Thánh ra, cộng đồng người Việt ở Mira Mesa và các vùng phụ cận cũng lũ lượt đưa con cháu họ đến xin nhập học. Để làm theo ý mụ vợ, tôi đưa Golden vào lớp cô Trang - một cô giáo trẻ từng có bằng Sư Phạm ở Việt Nam. Nhưng thằng cháu có bao giờ trật tự cho bất cứ sự sắp xếp nào đâu" Nó vừa nhào theo tôi như một cái đuôi, vừa cằn nhằn cửi nhửi dai như một miếng giẻ rách :
- Con muốn theo ông nội. Con muốn về với bà nội…
Tôi kéo thằng cháu ra ngoài sân, năn nỉ :
- Con lớn rồi, cần phải đến trường, cần phải học. Học xong, ông nội sẽ chở con đi Chuck E Cheese chơi tới tối.
Nó vừa mếu máo, vừa trợn mắt nhíu mày nhìn tôi một cách thắc mắc :
- Học" Học để làm gì"
Tôi không thể dùng những chữ hoàn toàn khái niệm diễn tả cho nó hiểu, như : học để trở thành người tốt, học có ích cho xã hội…vân và vân… Chợt nhìn thấy chiếc xe đang nằm trong tay cháu, tôi vội chỉ vào đó giãi thích :
- Muốn làm bất cứ điều gì, con đều phải học. Ví dụ như muốn lái xe, con cần học lái.
- Học lái để làm gì"
- Để biết lái chiếc xe, để đọc được tên đường, hiểu được dấu hiệu, để biết nơi mình đến và nơi mình về…
- Như thế…con học làm chi cho mệt.
Tới lúc này, tôi trợn mắt nhìn nó, nóng nảy :
- Sao vậy"
- Vì có Ba và Mẹ con rồi. Con chỉ việc leo lên ngồi kế bên cho Ba Mẹ chở đi thôi.
Tôi đưa tay lên trời, lắc đầu chịu thua, chỉ còn cách chạy qua cô Trang, nhờ miệng lưỡi ngon ngọt của cô kéo nó vào lớp học. Không biết có phải do lời nói mát như đường phèn ngọt như mía lau của cô giáo, hay đứng trước bóng dáng thướt tha cũa phụ nữ - thằng cháu tôi bỗng mềm ra như bún, ríu ríu theo bước chân cô Trang một cách ngoan ngoãn.

Có lẽ Ban Giám Hiệu Hội Thánh cho tôi là một người già, dù sao cũng không còn khả năng "bay bướm" như mấy ông giáo trẻ, nên đã giao cho tôi lớp có số học sinh lớn tuổi nhất để phụ trách. Cậu bé nhỏ nhất tên là Kevin 10 tuổi. Lớn nhất có hai cô Marissa và Amanda, năm nay gần tròn 17 tuổi. Hai cô này hoàn toàn không biết tiếng Việt, chỉ dùng tiếng Anh để đàm thoại với nhau. Bây giờ, tôi mới bắt đầu "phục" mụ vợ tôi. Dạy vỡ lòng tiếng Việt quả thật không dễ, nhất là dạy cho các cô cậu Việt Nam sinh ra ở Mỹ và học trường Mỹ từ nhỏ tới lớn như thế này.
Phải kiên nhẫn và mềm mỏng lắm mới đưa lớp học tiến lên được. Dạy tiếng Việt mà phải giảng bài bằng tiếng Anh, nếu không, Marissa và Amanda cứ đưa tay lên thắc mắc "We don't understand". Viết lên bảng các chữ cái đơn giản : B,C,D…Đọc là : BỜ,CỜ,ĐỜ…Lập đi lập lại nhiều lần, rồi bắt cả lớp đọc to lên cũng nhiều lần. Vậy mà khi chỉ từng em đọc lại, em nào em nấy cứ: BI,XI,ĐI…loạn xà ngầu. Đến khi ráp vần : CỜ A CA SẮC CÁ = CÁ, CỜ A CA HUYỀN CÀ = CÀ, DỜ Ê DÊ = DÊ, DỜ Ê DÊ NẶNG DỆ = DỆ…Cả lớp lại đưa tay lên : What do they mean" Tôi lại lật đật chuyển sang tiếng Anh. CÁ, CÀ, DÊ thì dễ ợt, đến chữ DỆ…thì tía tôi cũng bí, chứ đừng nói chi tới tôi…
Nhân nói đến tiếng Việt tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến một ông bạn HO. Ông này qua Mỹ khoảng 1993, lúc đó cô gái út của ông chỉ vừa vài tháng tuổi. Đến năm cháu lên ba, ông vội đưa cháu học tiếng Anh, chuẩn bị cho cháu vào Preschool. Khi gặp tôi ở chợ Việt Nam, ông hết lời khoe khoang :
- Con gái tôi thông minh vô cùng. Nó làm quen với ngôn ngữ Mỹ một cách nhanh chóng. Chưa vào Preschool mà nói tiếng Anh như gió. Nó nói ào ào…cả nhà cứ ngẩn tò te.
Đi tới đâu, ông cũng đem "học vấn tiếng Mỹ" của con gái làm đề tài. Ông rất hãnh diện và tự hào về điều này. Thấy vậy, tôi khuyên ông một câu :
- Ông nên cho cháu học thêm tiếng Việt. Dù sao đó cũng là tiếng "mẹ đẻ" của mình.
Bất chợt, ông rống cổ cãi lại :
- Tiếng Việt có sẵn trong máu huyết, trong tâm hồn của nó. Dễ ợt, lúc nào học không được. Chỉ có tiếng Mỹ là xa lạ với nó, cần phải học, học, học…Tụi nhỏ hơn nhau là ở chỗ đó, ông bạn ạ!
Bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại ông bạn HO trong tiệc cưới. Cà kê dê ngỗng một lát, tôi mới hỏi thăm đến cô gái út của ông. Ông im lặng vài giây, rồi bùi ngùi nhìn tôi, thèn thẹn trả lời:
- Đau khổ lắm ông ạ! Bây giờ, tôi với con nhỏ như hai người khách lạ ở chung một nhà. Tôi loay quay ngoài phòng khách, trong lúc nó đóng kín cửa phòng lại làm bạn với cái computer suốt ngày. Nói tiếng Việt, nó lắc đầu không hiểu. Ngược lại, nó nói tiếng Anh, tôi cũng chẳng biết nó nói gì" Hai cha con không bao giờ tâm sự được với nhau, thành ra những nguyện vọng của con, chỉ là những thầm kín riêng tư mà thôi. Không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, trống trải một cách lạnh lùng.
Thế đấy, tiếng Việt cần thiết như thế đấy! Biết bao gia đình người Việt trên đất Mỹ lâm vào tình cảnh trống trải, lạnh lùng. Biết bao cha mẹ và con cái không hiểu được nhau, luôn luôn xa cách nhau vì hai bên không chung một ngôn ngữ.
Ngày lại ngày qua, lớp học của tôi càng lúc càng sinh động. Học trò và thầy gắn bó với nhau như một đại gia đình. Rồi có một lúc, tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu các cháu : " Tại sao chúng ta phải học tiếng Việt"" . Các cháu nhỏ tuổi, đa số, bập bẹ trả lời một cách dễ thương : " Vì Ba Mẹ bắt đi học…" Còn các cháu lớn tuổi cũng trọ trẹ từng tiếng : " Vì chúng cháu là người Mỹ gốc Việt". Sẵn trớn, tôi tiến xa hơn một chút : " Các cháu biết nước Việt Nam không" Quê hương của các cháu đó!". Allysa cãi lại ngay :
- Việt Nam là quê hương của Ba Mẹ, không phải quê hương của cháu.
Tôi ngạc nhiên :
- Sao vậy"
- Quê hương là nơi chôn nhao cắt rốn, là nơi sinh ra của người nào đó. Chúng cháu sinh ở Mỹ, thì quê hương chúng cháu phải là nước Mỹ chứ!
Tôi cứng họng, rồi chợt nhớ đến câu nói của một danh nhân nào đó : " Home is where the heart is." (Gia đình ở nơi nào thì quả tim ở nơi đó). Vâng, các cháu nói đúng. Quê hương các cháu là nước Mỹ, nhưng vì quê hương Ba Mẹ ở Việt Nam, nên đương nhiên các cháu có tất cả là hai quê hương.
PHẠM HỒNG ÂN (Escondido, 24/08/2011)

Ý kiến bạn đọc
22/07/201806:13:16
Khách
As suggested by its name, vmate App is a slidemovie downloader request. nonetheless, it considerable measure of decorations that make it different then people. the necessary paperwork has an excessive amount of dimensions to acheive merchandise successfully done fascinatingly. some vmate the application is known as a solitary option for sure of your concerns. you'll have a great time received from Bollywood, the movies at tutorials, movies in addition to songs.

while using vmate to find android os, You will access <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> all kinds of songs also online videos. what's more, you might be with out any priced acquisitions of a lot of the internet telecasting going site. Authoritatively, <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> vmate Downloader certainly not ready on bing playing stock. prove useful,in any event, valued clientele diagnosed with google android and listen to music by interpretation 2.2 or maybe more can possibly at this moment stream doing it. plus, you can lay aside the newest music but also large definition recordings choosing the vmate credit card application. better, You can start to play online television programs into your android os mobile phone handsets. this method vmate downloader provides you with quite a lot of components. alongside these people system, You will become more at home with the drives for this awe-inspiring process additionally thusly utilize them to save the utilization of your web computer data set you back. a brilliant mark related to vmate needed for android handsets is by purchasing this installation, you might the unlimited find.

this fact utilization of will allow you to Watch not to mention be aware of all current hd motion pictures, Songs and you alike export these types of your program. excellent part of the required forms must be find indefinite computer and he has about 200 stay tv stations free of charge. vmate is certainly, in point of fact, a multi functional software. available 50,000+ mini users submit and suffered this credit card application and maintain wonderful contribution utilizing ths vmate.

it comes with a group most typically associated with 1000+ terrific recordings, film, in addition to melodies. Cricket friends normally would now find it easy watch your cricket with increased fine quality from that applying form. in reduced an opportunity that you can forgotten your trusty nearly all appreciated shows on tv however completely no powerful reason get hold of inquisitive precisely what you had to the sight, install that vmate resume and watch routinely soaps at any time and totally from somewhere between.

selling points and features

1. It really helps to locking mechanism your private instructions.

2. Comes with a substitute for enable/disable change your internet mobile phones program.

3. contained browser

4. built look then historic past

5. land selected trending music plans

6. sleek access to lesemarke, tale

7. Completely entailed file/folder office manager for uncomplicated news administration

8. additional technique copied.
10/09/201100:39:19
Khách
cám ơn ông đã nhắc lại những kỷ niệm về nghề gõ đầu trẻ của tôi. Những bài viết của ông rất quí báu, luôn nhắc nhở cộng đồng người Việt những điều tốt phải làm đối với nước Mỹ ân nhân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến