Hôm nay,  

Thảm Kịch ở Grand Prairie

30/07/201100:00:00(Xem: 946014)
Thảm Kịch ở Grand Prairie

Tác giả:Phan

Bài số 3315-12-28545vb7073011

Bài Viết Về Nước Mỹ của Phan từ Dallas, viết về vụ 6 mạng người bị bắn chết trong một gia đình Việt:

tua_de_tham_kich_grand_prairie-large-content: nhà quàn Moore Funeral Home,tại thành phố Arlington TX 76012


Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ và phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" cho Ca Dao Magazine. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007 và từ 4 năm qua, không ngừng góp bài mới. Với ngòi bút -quên, thực sự là cái keybord- ngày càng tối tân hơn, bài mới của Phan ngày càng theo sát thời sự hơn. Bài viết lần này, Phan kể về thảm kịch bạo lực trong một gia đình gốc Việt tại Garand Prairie, 5 người và một thai nhi bị bắn chết.

***

Cả thành phố Dallas xôn xao với tin một người Việt nổ súng giết chết 6 mạng người và 4 người bị thương. Chưa bao giờ tờ báo Mỹ lớn nhất ở địa phương là Dallas Morning News (DMN) đi tin trang nhất về một cộng đồng thiểu số "trang trọng" như thế và DMN đã đi liên tục nhiều bài viết tiếp theo về vụ việc.

Tóm tắt vụ án nói trên là anh Đỗ Tân 35 tuổi, đã xả súng bắn chết vợ là chị Trini Đỗ 29 tuổi, 2 người em gái của chị Trini Đỗ là: Tynn Tạ 16 tuổi; Michelle Tạ 28 tuổi và người em trai của chị Trini Đỗ là Hiên Tạ 21 tuổi; người em dâu của chị Trini Đỗ là Nguyễn Thúy 25 tuổi, (mới từ Việt nam qua được hơn năm và đang có thai). Tính cả em bé trong bụng mẹ là 6 mạng người chết. Anh Đỗ Tân còn bắn bị thương cha mẹ vợ và thêm 2 người bị thương… trong bữa tiệc sinh nhật của con trai 11 tuổi của vợ chồng anh, được tổ chức tại Forum Roller World tại Grand Prairie, cách thành phố Dallas khoảng 20 dặm về phía tây. Cháu trai 11 tuổi và em gái 3 tuổi được bình an sau thảm kịch bạo lực gia đình.

Riêng tôi là người địa phương ở Dallas nên dĩ nhiên là nghe tin sớm, và bàng hoàng khôn nguôi về một thảm kịch của cộng đồng người Việt tại Dallas. Công việc tiếp theo của người làm báo là theo dõi thông tin từ hai phía Việt-Mỹ để thấy được tầm mức của vụ việc: Phía người Mỹ nhìn vào sự việc xảy ra như thế nào" Phía người Việt phản ứng ra sao"... Tôi đi công việc xuống Houston với mấy nhà báo trong Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas, suốt 10 tiếng lái xe của chuyến đi và về đều nghe anh em đưa ra những quan điểm xung quanh chuyện này. Hôm sau, anh em báo chí trong Hiệp hội chúng tôi lại cùng nhau đi viếng đám tang tại nhà quàn Moore Funeral Home tọa lạc ở 1219 North Davis Drive, thành phố Arlington TX 76012.

Sau khi tôi đậu xe vào parking, những suy tư của anh em báo chí trong mấy ngày qua đi chung xe, ngồi chung bàn đều vô nghĩa. Trước cái tang quá lớn của gia đình ông Tạ Hội, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nếu ông không phải là một cựu quân nhân thuộc loại cứng cỏi (nhảy toán) trong quân đội VNCH thì chắc ông không còn đứng nổi khi 4 người con ruột, một con dâu, một con rể, một cháu nội chưa chào đời chết cùng một lúc. Bà Hội bị thương nặng - đang nằm trong bệnh viện. 2 đứa cháu ngoại bỗng phút giây đã mồ côi - ngay trong ngày sinh nhật thứ 11 của cháu trai.

Theo ông cho chúng tôi biết, đã gần một tuần trôi qua, ông vẫn chưa ngủ được, không ăn, chỉ uống nước lạnh cầm hơi. Bắt tay ông mà nước mắt chúng tôi cứ muốn trào ra những thương cảm một đồng hương, người lính già của chúng ta làm sao sống nổi nữa đây! Nhỏ lệ khi nghe ông nhắc đến những lời trăn trối của con gái lớn của ông là chị Trini Đỗ trước khi trút hơi thở cuối cùng đã nhờ cha chăm sóc cho 2 con của chị.

Và tôi hoàn toàn tê dại hết cảm xúc khi nhìn những bức chân dung của nạn nhân. Họ quá trẻ để đủ sức tiếp nhận những bi kịch xã hội, bạo lực gia đình… nhưng họ thật sự đã không còn cơ hội để hỏi cuộc đời, xã hội, mọi người… "tôi có lỗi gì""

Tôi cũng không biết nói gì khi một người con trai của ông Tạ Hội đã nói: Gia đình tôi có 8 anh chị em thì nay đã chết hết một nửa, chúng tôi quá đau khổ… Anh còn cho biết, mẹ anh không bao giờ đi đâu chơi hơn vài ngày vì bà luôn gần gũi với các con, đặc biệt là các con gái của bà. Nhưng hiện tại, sau khi ra viện, bà sẽ ra sao"...

Chưa bao giờ trong ống kính tôi lại ghi hình 4 cỗ quan tài chung trong một nhà quàn, 4 người anh em ruột thịt với nhau đang dối diện với tương lai mở sau 17 năm hội nhập với xứ sở này. Tin từ gia đình nạn nhân, bạn bè thân với hung thủ và các nạn nhân cho chúng tôi biết đều là những tin tức mà giới truyền thông Mỹ-Việt săn tìm. Nhưng hầu hết anh em báo chí ở Dallas chúng tôi đã không làm công việc mà chúng tôi thường làm là ghi chép, chụp hình để đưa tin. Mỗi người rụng rời tay nghề trước sự việc quá lớn, quá đau lòng, như chuyện xảy ra trong nhà mình, gia đình mình; người thân của mình đang nằm đó như ngủ, trẻ trung, xinh đẹp, tương lai và ước mơ còn nguyên trên những nắp quan tài - ngày mai sẽ khép lại tất cả - một cách vô lý đến không chấp nhận được.

Chúng tôi không thể ở lâu hơn trong nhà quàn, chả phải bận rộn công việc gì quan trọng. Chỉ là không chịu nổi đau lòng và những uất ức thay cho nạn nhân. Càng đau lòng nhưng thật thấy thương đồng hương và tin tưởng được một điều là tình người chưa hết - dẫu chuyện đau thương vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nước này, trên khắp thế giới… thật nhiều người từ tóc bạc tới trẻ em đã hỏi thăm những người đúng ngoài nhà quàn-chúng tôi: "Có phải trong này là chỗ đang làm đám tang cho những người bị bắn…"; Thật nhiều người Mỹ từ già tới trẻ đã đến viếng tang lễ với lời xin lỗi mở đầu… "Tôi đọc được tin trên báo; tôi xem trên truyền hình… muốn đến viếng những nạn nhân." Nghĩa là một đám tang có nhiều người không quen biết nhất ở Dallas từ trước tới nay.

Tôi nhặt lại được tình người từ những đổ nát đương đại. Đường về lại thành phố Garland, nơi chúng tôi ở, những anh em báo chí đã thôi mang nặng những suy tư đơn lẻ; những quan điểm của mình, của bạn… tiếng nói chung đã phát ra trong cái xe lăn đều trên đường về là: "Chúng ta phải làm một điều gì đó!"

Buổi họp sơ khởi được mở ra khi chúng tôi về đến Garland, Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas sẽ đứng ra tổ chức cuộc quyên góp rộng lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại trên toàn thế giới. Mục tiêu quyên góp là tích cóp một trương mục ngân hàng cho hai cháu bé mồ côi kia có tiền ăn học tới trưởng thành. Vấn đề tiền bạc được đặt ra không nhằm mục đích giải quyết đời sống cho hai cháu bé vì các cháu vẫn còn ông bà nội, ông bà ngoại; các cậu, dì… có thể lo lắng cho hai cháu tới trưởng thành được chứ chả phải không. Nhưng việc làm (nhịp cầu) của chúng tôi - Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas chỉ muốn gởi đến hai cháu bé thông điệp: Tình yêu thương của đồng hương người Việt luôn đứng về phía hai cháu, ủng hộ hai cháu đến trưởng Vâng, thưa bạn. Một đứa bé 11 tuổi, mỗi năm đến ngày sinh nhật - cháu lớn hơn năm ngoái một tuổi đời nên thấm thía hơn về thảm kịch gia đình mình vì khi xảy ra thảm kịch này cháu đã 11 tuổi, trí nhớ sẽ không phai mờ như đứa em gái lên 3. Trong mất mát không gì bù đắp nổi; khổ đau tận cùng của một người vô tội, cháu còn được tình yêu thương, lòng chia sẻ và ủng hộ của đồng hương người Việt trên toàn cầu. Đó là hết những gì chúng ta có thể xoa dịu bớt nỗi đau cho hai cháu bé vô tội nhưng mang vết thương lòng đến hết đời hai cháu cũng không quên.

Về việc phát động cuộc quyên góp (tiền bạc là phụ - chính yếu là tình yêu thương và lòng chia sẻ của mọi người dành cho hai cháu bé) do Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas sẽ được phổ biến rộng rãi trên tất cả những phương tiện truyền thông của người Việt hải ngoại cùng chung ý hướng và tiếp tay vào cuộc quyên góp này. Chúng tôi sẽ có phương cách cụ thể trong số báo tuần này, trên tất cả những tờ báo thuộc Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas. Mong quý độc giả, đồng hương theo dõi và ủng hộ.

(Có tin cho biết, Cộng đồng Việt kiều Mỹ trong vùng đã thành lập một quỹ tín thác cho hai cháu nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Địa chỉ nhận quyên góp là Hội Việt kiều Mỹ hạt Tarrant, hộp thư 183821, Arlington, Texas 76096. )

*

Tôi chẳng biết mình là ai trong lời kêu gọi viết ra từ con tim nặng nề suốt đêm qua, sáng nay ra quán ngồi nghe dư luận. Thảm kịch Grand Prairie không được bàn luận xôn xao, ồn ào với những lời lẽ vô tội; những cái bỉu môi sự đời… trên gương mặt mỗi người khi đưa ra ý kiến về thảm kịch trên đều đượm vẻ buồn sâu xa, nỗi cảm thông vô bờ với hoàn cảnh của hai cháu bé trong tương lai… những tiếng cười trào phúng; những câu ngổ ngáo với tin giật gân, xì-căn-đan trên báo chí đều nhường chỗ cho lời tự đáy lòng những người đồng hương nói ra suy tưởng. Nếu có thể tổng hợp lại những ý kiến từ một quán cà phê thì ta cũng phác hoạ được chân dung thời đại.

Việc bạo lực gia đình không có gì mới lạ vì nó từng, (thường) xảy ra hàng ngày, trên khắp địa cầu chứ cũng không riêng gì nước Mỹ. Cụ thể một vụ bạo lực gia đình dẫn tới án mạng không quan trọng là xảy ra trong cộng đồng người gì, vì nó phổ biến (ngày càng tăng) trong xã hội. Nhưng nhìn về một góc hẹp là cộng đồng người Việt trong xã hội Hợp Chủng Quốc to lớn này, những vụ bạo lực gia đình của người Việt được nhắc lại sơ qua như ông người Việt ném mấy đứa con nhỏ xuống sông - bên Alabama; chồng giết vợ con bên California; ngay tại Dallas cũng có hồ sơ thần chết về vụ chồng đập búa đến chết vợ…

Nghĩa là bạo lực trong một gia đình Việt nam sống trên nước Mỹ không phải không có. Những nguyên nhân tổng hợp được từ một quán cà phê không đại diện cho sự đúng đắn nào, nhưng nó lại là những suy nghĩ rất thực, rất đời thường khiến mỗi người đều suy nghĩ. Có người cho là sự hội nhập của người Việt vào xã hội Mỹ không trọn vẹn - cũng là một nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình. Ý kiến được giải thích khá đơn giản nhưng không phải không có lý! Thí dụ, bậc cha mẹ chấp nhận việc hội nhập là cho con cái vị thành niên đi dự tiệc với bạn bè tới nửa đêm, quá nửa đêm mới về… cha mẹ cho đó là sự hội nhập; nhưng khi cháu gái chưa tới 18 tuổi nhưng có thai với bạn trai. Cha mẹ cô bé không chấp nhận nổi hậu quả của sự cho phép hội nhập của mình; cha mẹ cháu trai kia cũng không vui vẻ gì với cậu con trai của mình. Và người Việt đối phó với hậu quả không dứt khoát như Mỹ, ưa giữ sĩ diện cho cả hai gia đình bằng cách cho chúng làm lễ cưới. Nhưng sau hôn lễ bất đắc dĩ đó thì bên vợ chả coi anh chàng rể nhóc con kia ra gì; bên chồng cũng không coi trọng cô con dâu bất đắc dĩ của mình. Trong khi đôi bạn trẻ có con với nhau từ tình yêu thương, chấp nhận hy sinh tới cùng cho nhau. Nếu hai gia đình đừng can thiệp, để chính phủ lo. Chưa chắc đã thê thảm như khi sĩ diện của cả hai gia đình đã biến họ thành một cặp vợ chồng bất đắc dĩ. Tình yêu tuy bồng bột của họ nhưng tình yêu vẫn là tình yêu xuất phát từ hai trái tim của họ đã bị sĩ diện gia đình bóp chết, biến hoá và thui chột tình yêu ban đầu của họ. Gia đình mới mẻ của họ được tạo ra miễn cưỡng vì sĩ diện của hai gia đình; bơm thổi thiếu trách nhiệm từng ngày vào hai người còn trẻ dại là hôn nhân của họ chỉ là cuộc hôn nhân bất đắc dĩ, tình yêu của họ là vụng trộm… tự hai gia đình làm cho họ coi thường hạnh phúc của họ, dẫn tới coi thường người phối ngẫu… dẫn tới bạo lực gia đình.

Có ý kiến cho là bạo lực gia đình xuất phát từ sự đối xử thiếu công bằng của hai gia đình nội-ngoại. Con rể bác sĩ được coi trọng hơn con rể thi sĩ; con dâu nha sĩ được coi trọng hơn con dâu làm nail… Cái lỗi nhìn gần thì thật có nhiều bậc cha mẹ đã đối xử như thế với dâu-rể thật, chứ không phải không có. Từ ấm ức nhỏ nhưng tích lũy trong quan hệ lâu dài của một gia đình sẽ thành hận thù và khi lòng hận thù đủ sức biến thành hành động thì kể gì tính người…

Một ý kiến khá thiển cận nhưng nhìn với góc rộng hơn là do người Việt có thói quen quy về một mối. Con cái trưởng thành, đã lập gia đình nhưng cha mẹ vẫn thích họ về sống chung dưới một mái nhà để ông bà vui cháu. Trong đời sống Mỹ của một gia đình có những tự do không thể có cha mẹ già lom lom xoi mói vào đời tư người trẻ. Sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của con cái đã trưởng thành là nguyên nhân dẫn tới bất mãn; theo thời gian thành hận thù; dẫn tới bạo lực, án mạng…

Ý kiến bình dân nhưng rất thực này đi đến kết luận khá thú vị: "Vợ chồng chung lo cho con cái là chuyện nước chảy xuôi… nhưng khi chúng đã lập gia đình thì mình cho được gì cho; nói được lời nào vun xới cho con cái thì nói. Bằng không, có nhiêu, còn nhiêu… vợ chồng già liệu cơm gắp mắm mà sống, riêng một góc trời-hai trái tim khô. Sống ở Mỹ thì bắt chước Mỹ, chừng nào con cái, cháu chắt mời ông bà đến dự sinh nhật nó thì hãy đến, Đừng đứng ra tổ chức sinh nhật cho thằng cháu ngoại sinh ở Mỹ bằng nồi bún mắm. Nhìn lại bữa tiệc toàn bạn bè của ông bà xì xụp; mấy đứa bé kia tay bịt mũi tay ăn pizza… Biết đâu con dâu hay con rể để bụng không ưng, lâu ngày, nhiều chuyện… thành chuyện. Qua việc ở Grand Prairie tôi thấy, ở với con trai thì có ngày con dâu cho ăn canh vĩnh biệt; ở với con gái thì có ngày con rể cho ăn kẹo đồng… chỉ tin được bà vợ già là muốn giết mình thì bà ấy đã giết từ khi mình còn trẻ. Nhưng anh đừng nói ra ý nghĩ của tôi trên báo chí vì nhiều người bạn của tôi lại nói tôi xỏ họ…"

Tôi cũng ghi nhận được ý kiến về bạo lực gia đình trong cộng đồng người Việt từ một người trẻ, theo anh ta: (Hay viết lại nguyên văn lời phát biểu để trung thực cái nhìn cho mọi người), "… đàn bà Việt nam qua Mỹ đòi bình đẳng nhưng họ đâu có bình đẳng gì đâu! Anh có thấy bà Việt nam nào đẩy máy cắt cỏ ngoài sân, rửa xe ngoài driveway; nhưng anh thấy… (chính anh không chừng), cũng là người đàn ông Việt nam đứng ở ở chỗ cái bồn rửa chén với một đống chén dĩa thấy ớn. Trong khi vợ chồng Mỹ thì khác, phụ nữ Mỹ làm công việc cắt cỏ, rửa xe… như đàn ông. Nên người chồng Mỹ không thấy ấm ức như người chồng Việt nam rửa xe, cắt cỏ xong thì vô rửa chén. Tinh ra, phụ nữ Việt nam hội nhập một nửa có lợi cho họ thôi; tên chồng thì nhịn tới lúc chịu hết nổi. Bùm."

Một nguyên nhân nữa dẫn đến bạo lực, có thể vô lý với người đã bớt, (hết) nhu cầu, nhưng cũng là vấn đề xã hội khi người vợ dùng chuyện sex như một món quà thưởng cho anh chồng, sau khi anh ta làm vui lòng người vợ về một chuyện chẳng ăn nhập gì đến chuyện phòng the của hai vợ chồng. Từ tâm lý bị ép dẫn tới coi thường vợ, ra ngoài giải quyết sinh lý đâu có bao nhiêu tiền, lại được xem trọng. Hậu quả thì không phân biệt ai lỗi ai phải khi đôi bên cùng không đúng. Hậu quả nhẹ là ly dị, nặng nề khó biết trước…

Những vấn đề được thảo luận công khai, mang tính quần chúng ở quán cà phê; không đại diện cho sự đúng đắn nào nhưng đúng là những lời được nói ra từ quần chúng. Bạo lực gia đình trong cộng đồng người Việt cũng xuất phát từ một yếu tố khá phổ biến khác là người Việt được giáo dục đùm bọc anh chị em ruột theo tinh thần "anh em như thể tay chân" trong Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi. Nhưng khác với người Mỹ là vợ ngồi xuống nói chuyện với chồng về việc giúp đỡ người em cô ta khởi nghiệp bằng tấm check bao nhiêu là bao nhiêu… một lần duy nhất hay có lần sau… quan trọng là vợ chồng cùng biết và đồng ý chung thì không bực bội. Khác với người Việt là anh chồng đi cày mờ mắt; những lúc hé mắt ra được chút thì thấy cậu em, cô em vợ phây phây ăn chơi với nguồn kinh phí được thấm thúi từ vợ mình. Những bực vọc nhỏ đó sẽ lớn dần và dẫn tới bi kịch…

Dù sao ra quán để nghe dư luận về thảm kịch Grand Prairie, tôi không ghi lại nhiều những ý kiến không phải không đáng quan tâm; nhưng không đúng chủ đích bài viết này. Tôi chỉ ghi nhận những khái quát để có cái nhìn rộng hơn về hội nhập, cách giữ gìn phong tục tập quán cần cân nhắc hơn… Riêng vụ việc xảy ra ở Grand Prairie, hầu như ai cũng thuộc lòng câu van xin của cháu trai đã nói với cha là đừng bắn mẹ; câu nói cuối cùng mà người cha máu lạnh được nghe con gái bé bỏng của mình nói là: con thương cha, đừng bắn mẹ con.

Nhưng oan nghiệt đã lấy đi sinh mạng những người mẹ, dì, cậu, mợ từ bàn tay ân đoạn nghĩa tuyệt của người cha máu lạnh. Thảm kịch một gia đình để lại trên đời hai cháu bé không bao giờ còn nghe tiếng nói của mẹ yêu; để lại trong lòng mỗi người chúng ta những băn khoăn tự hỏi về việc mình có mặt trong xã hội này là may hay rủi; Những gì đã xảy ra trong gia đình mình; đang diễn ra trong gia đình mình… tương lai đi về đâu" Hãy nhìn lại để thay đổi khi chưa quá muộn, đừng để điều đáng tiếc xảy ra vì sự cố bất hạnh của một người Việt, một gia đình Việt đều đau lòng cả cộng đồng người Việt. Thật oan trái, thương tâm, tội nghiệp đến cứng họng, hết lời khi nhìn di ảnh của những người bạn trẻ Việt nam bỏ mạng vì những lý lẽ không chấp nhận được. Không có giải thích nào tương xứng hơn sự im lặng sẻ chia đau đớn chung này.

Chỉ có sự thay đổi cách nhìn, cách sống của từng người Việt sao phù hợp để đừng xảy ra thảm cảnh tương tự nữa là chính xác một phần nào an ủi vong linh những đồng hương vô tội của chúng ta.

Phan

Người chồng người cha máu lạnh:

20110728103202_thamsat2-large-content







Và người con 11 tuổi.

chau_be_11_tuoi-large-content


Di ảnh 6 nạn nhân tại nhà quàn di_anh_co_michelle_ta__trai__va_trini_do__phai_-large-contentdi_anh__tu_trai_qua__co_tynn_ta_-_thuy_nguyen_-_hien_ta-large-content

Ý kiến bạn đọc
11/04/202403:31:35
Khách
drug testing usa <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> herbal pictures
02/08/201118:09:49
Khách
Chia buốn củng gia đinh!! o ben này, tiểu bang tôi ở cũng vừa xảy ra vụ chồng VN bằn chết gia đình vơ, ngươi nhân tình của vợ và con trai của anh ta. các bác vào đọc tin o Greensboro, NC sẽ biết thêm!!
31/07/201114:25:43
Khách
Cám ơn tg viết cảm nghỉ về thảm kịch này. Nhưng tôi có một thắc mắc là trong ngày sinh nhật của cháu bé 11 tuổi, thấy đầy đủ gia đình bên ngoại hiện diện mà không có bên nội?.Vậy có phải là đúng như sự sắp xếp, đê TD tàn sát gd bên vợ? hay đó là ly nươc đã tràn... Tôi đã thấy nhiều trương hợp :gd bên vợ hoặc chồng nếu có đầy đủ cha mẹ, anh chi em .Thì người vợ hoặc chồng thường nghien về phía mình :thích hoặc coi trọng gd mình hơn bên kia. Thì đó củng là một nguyên nhân gây lên thảm trạng???!!!
Xin cầu nguyện những nạn nhân được bình an bên thế giới bên kia. Và hai cháu bé được 2 bên nội ngoại thương yêu chăm sóc cho đến khi trưởng thành.
31/07/201118:51:20
Khách
Cám ơn anh Phan đã viết và chia sẻ với người Việt về thảm kịch đã xảy ra ở Grand Prairie. hay nhất là lưu ý người Việt nhìn vào vấn đề trong gia đình mình. Nói về ngôn ngữ, tập quán và hội nhập với xã hội Mỹ thật là phức tạp và dài dòng, lại thêm tính tình của mỗi cá nhân càng nan giải hơn. Đa số là chỉ bắt chước vẻ bề ngoài mà không thật sư hiểu chiều sâu bên trong của người Mỹ.

Tôi qua đây từ năm 75, chọn lối sống hội nhập với xã hội này, cố giữ những tập quán tốt. Việc làm hằng ngày giao dịch hầu hết với người Mỹ, rất ít gặp người Việt ở văn phòng, nhưng thấy họ có quá nhiều vấn đề. Tuy số người tôi gặp không đủ để kết luận vế tính tình phức tạp của dân Việt, nhưng cách nói chuyện về con dâu về người chồng không đối xử tốt với chị ect....Thêm vào đó đã vài lần chỉ còn hỏi tôi sao không cạo lông mày, và ngày khác hỏi tôi tóc bà đen tự nhiên hay nhuộm? (dĩ nhiên là tôi không biết ba sạo), chị bảo tôi sao không nhuộm tóc mầu nâu trông trẻ hơn nhiều. Chị ta không hiểu được tôi sống đời sống gia đình rất hạnh phúc, chỉ lo cho chống con, thể thao, chơi golf và làm việc khi có dịp thì du lịch.

Ông bà và các anh chị em người Việt hãy nhìn lại nếu cần thì chỉnh đốn đời sống của mình và mong rằng mọi người đều có một cuộc sống hạnh phúc

31/07/201121:28:53
Khách
Phan
Xin thưa qúy độc giả VVNM,
1. Bức ảnh cậu trẻ mặc đồ tang và đeo tang trong bài này là cậu con út trai của ông Tạ Hội (út gái là nạn nhân Tynn Ta 16 tuổi) - không phải cậu bé 11 tuổi - con của anh chị Đỗ Tân 35 tuổi (hung thủ) và chị Trini Đỗ (vợ anh Tân). Vì lý do cảnh sát không muốn tiết lộ hình ảnh của 2 cháu bé nên báo Mỹ cũng xóa mờ đi hình 2 cháu. Báo nào đưa hình thì không biết, nhưng chỉ đính chính trong báo này. (Có lẽ do khi chuyển tin về toà soạn không đủ chi tiết cần thiết nên người layout nhầm lẫn). Thành thật xin lỗi qúy độc giả.
2. Xin qúy độc giả nào đã đọc qua bài viết này thì cho lại tác giả vài lời ý kiến về vấn đề xã hội (bạo lực gia đình trong đời sống chúng ta) để Phan có những tư liệu thực hơn trong việc xây dựng những bài viết sau này nhằm tránh được những thàm kịch đáng tiếc trong cộng đồng VN chúng ta.
3. Những tin tức từ trong gia đình và bạn bè cho biết: Cả hai gia đình đều là những gia đình Đạo gốc, ngoan đạo. cả anh Tân và chị Trini đều là những người bạn tốt của bạn bè, giáo dân tốt của giáo xứ Thánh Tử Đạo Arlington; những người bạn trẻ đóng góp đáng kể trong sinh hoạt cộng đồng và giáo xứ... nhưng sự việc đã xảy ra ngoài tưởng tượng của mọi người - là câu hỏi không dễ trả lời trong tương lai nên cần nhiều ý kiến, chia sẻ từ gia đình, bản thân mỗi người để tổng hợp lại thành những bài học quý giá cho mọi người - là hành động thiết thực hơn trong việc đào sâu vào một việc đã rồi! Có lẽ việc làm đó - nếu được - sẽ an ủi nhiều cho những người bạn trẻ vắn số của chúng ta.
Đa tạ qúy vị
Kính chào
Phan
30/07/201114:23:27
Khách
Xin được gởi một lời cầu nguyện cho các nạn nhân và gia dình. Xin cám ơn tác giả Phan về bài viết này.
31/07/201111:39:23
Khách
Cám ơn tác giả! Thật là đau lòng khi nhìn hình ảnh nầy. Ý kiến bình dân của nhiều người rất đúng. Ông bà mình thường nói: nhập giang tuỳ khúc, nhập gia tuỳ tục.

Tôi có mấy đứa con, sau khi ra đại học đứa nào cũng xin ra riêng. Đứa con gái lớn thì dọn ra riêng sau khi đám cưới, dù cháu không biết nấu ăn và chỉ thích thức ăn VN nhưng vẫn một mực đòi dọn ra. Cháu sanh một hơi 3 cậu công tử, cháu cứ mong mỏi có nàng công chúa, cũng may đứa cuối cùng là công chúa nên cháu mới thôi sanh. Vì là đứa con út nên mọi người trong nhà (kể cả các anh nó) đều spoil nó. Tôi, bà ngoại mỗi tuần được cháu đến ngũ một đêm vào tối thứ sáu (dù muốn cháu ở lâu hơn nhưng không dám hỏi). Sáng hôm sau nấu ăn sáng cho cháu những gì cháu thích rồi mang cháu trả lại cho gia đình nó. Tình cảm như vậy rất tốt, mình sẽ không thấy những chuyện trái tai gai mắt khi cha mẹ chúng chiu chuộng chúng ngoài sức tưởng tượng của mình. Chúng tôi cho ý kiến nếu con mình hỏi (rất ít). Mỗi năm gần ngày tựu trường chúng tôi cho các cháu một số tiền tượng trưng để mẹ các cháu mua vật dụng đi học và quần áo mới cho ngày tựu trường. Thằng cháu ngoại vừa tròn 17 tuổi chúng tôi cho cháu chiếc xe củ (trước khi cho phải hỏi ý kiến ba nó). Mỗi lần các cháu mang good report card về thì cho các cháu vài đồng để khuyến chích các cháu, ngoài những chuyện nầy ra chúng tôi tuyệt nhiên không chen vào đời tư của chúng. Năm ngoái thằng rể tôi mất sở, chúng không dám than van (vì chúng sống theo kiểu American dream), mỗi lần hỏi chúng: tụi con có cần gì không? Chúng thường bảo: dạ không, we are ok, Mom. Nghe con nói vậy, nhưng mình biết là chúng không ok. Làm sao ok khi người chồng là cột trụ gia đình đã mất sở? Đến đây xin quý cô đừng vội la làng là: ở Mỹ nam nử bình quyền và phụ nử có người làm lương nhiều hơn chồng nhé. Tôi nói thế vì con gái tôi không đi làm sau khi sanh cháu út. Chúng tôi vội rút ra số tiền dành dụm khi về hưu để riêng và nếu cần sẽ giúp cháu trả mortgage trong vòng một năm, hy vọng sẽ giúp chồng nó yên tâm tìm việc làm khác. Rất may, mấy tháng sau hảng kêu nó đi làm lại. Hú vía!

Đây chỉ là chia xẻ những kinh nghiệm của gia đình tôi thôi. Hy vọng các ACE đừng nghỉ là tôi dạy đời nhé. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng (đèn nhà ai nấy sáng), lắm khi nhừng lời khuyên của bạn bè chưa chắc áp dụng được cho hoàn cảnh kẻ khác.

Xin chân thành cầu nguyện cho vong linh những người nầy sớm tiêu diêu miền Cực Lạc.

Tuyết Mai
04/08/201104:45:09
Khách
Có người cho là sự hội nhập của người Việt vào xã hội Mỹ không trọn vẹn - cũng là một nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình. Lý luận bậy bạ.

Studies suggest that violent behavior often is caused by an interaction of situational and individual factors. That means that abusers learn violent behavior from their family, people in their community and other cultural influences as they grow up. They may have seen violence often or they may have been victims themselves.

Children who witness or are the victims of violence may learn to believe that violence is a reasonable way to resolve conflict between people. Boys who learn that women are not to be valued or respected and who see violence directed against women are more likely to abuse women when they grow up. Girls who witness domestic violence in their families of origin are more likely to be victimized by their own husbands.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,051
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến