Hôm nay,  

Bà Trung Giác

08/07/201100:00:00(Xem: 765278)
Bà Trung Giác

Tác giả: Phan
Bài số 3297-12-28527vb6070811

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ và phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" cho Ca Dao Magazine. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự 2007 Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của Phan là chuyện về những du học sinh tới Mỹ từ Việt Nam...

***
Ông bà Thẩm đi làm chung hãng đã lâu năm vì bà không biết lái xe, rồi thì ngày ấy đã đến. Sếp mời hai ông bà vô văn phòng nói chuyện, tưởng đi đứt cả đôi. Ai dè ông sếp coi khó chịu, thế mà cũng có tình người. “Vì lệnh từ trên xuống chứ không phải tôi muốn. Tôi đã cố gắng hết sức để giữ job cho ông bà, nhưng…”""
Ông Thẩm cười cười nhưng không dám cho bà thấy vì bà thường hăm dọa đuổi việc ông. Không ngờ là phút lâm chung của cái hãng bèo nhèo lại giữ ông mà cảm ơn bà. Rồi thì bà làm gì cho hết vài năm nữa mới tới tuổi về hưu" Bạn bè xúi ông cải tạo lại căn nhà không lớn lắm nhưng vì con cái đã đi học xa, lập gia đình, nên có vẻ trống trải. Xúi ông cho đám sinh viên share phòng; bà nhận giữ chừng vài đứa trẻ là hết ngày, hết buồn chán…"
Thế là cái garage nhà ông Thẩm biến thành phòng, có máy lạnh, cho bốn cậu sinh viên ở trọ. Trong nhà có vài đứa trẻ bi bô… bà Thẩm lại cười tươi như hoa thay vì mếu máo bị mất việc ở hãng vì bây giờ bà có một ngàn đồng tiền share phòng; một ngàn tiền giữ trẻ; cộng với tiền thất nghiệp… muốn nghèo cũng khó.
Nhưng bốn tên tiểu tử ngoài garage không vừa, chúng thương lượng với ông bà là cho ở tám đứa thì chúng trả chung là ngàn sáu một tháng. Tính ra mỗi đứa từ hai trăm rưởi; được hạ xuống hai trăm. Tiền chẳng là gì với ai chứ du sinh thì tính từng đồng. Ông bà đồng ý, nhưng điều kiện đưa ra là chúng cháu ráng đừng để hàng xóm kêu cảnh sát là bị đuổi cả đám.
Khi mọi chuyện đã yên ổn, tám tấm nệm cá nhân kê thật ngay ngắn ngoài garage, mỗi đầu tấm nệm có một hộc tủ nhỏ, trên tường có móc máng quần áo rất thẩm mỹ, đẹp và gọn… Tám đứa trẻ xài chung một nhà tắm, có toilet trong đó. Chúng thầm lặng như những chiếc bóng, đến việc đi tắm chúng cũng chia giờ để không phiền ông bà. Được xài internet, TV 24/24. Nhưng chúng chỉ xài internet chứ chẳng thấy đứa nào mở TV, vì đứa này mở sẽ phiền đứa khác… những đứa nhỏ cơm đường cháo chợ và mì gói đến rộc người. Bà Thẩm không ưa gì Việt cộng, nhưng đám Việt cộng con này có học, có giáo dục hơn thế hệ quản giáo của chồng bà; những đứa trẻ chẳng biết gì về chiến tranh, thì có nên hận thù người vô tội" Bà Thẩm tự đặt ra cho mình câu hỏi; rồi trả lời lặng lẽ bằng nồi phở vào một sáng chủ nhật. Tám đứa nhỏ ngồi ăn như trại mồ côi, làm bà ứa nước mắt. 
Những chủ nhật đã thành thông lệ, chúng dậy sớm, dọn bàn ăn dài ngoài patio. Rồi ngồi đợi bữa ăn free! Có hôm bàn ăn đến mười đứa là thằng con bà từ trường dẫn thêm thằng bạn về nhà. Chúng trộn lẫn vô tám đứa thành đàn con nói tiếng Việt. Những nồi phở, nồi bún riêu, bánh canh cứ cạn láng tới đáy, làm bà nhớ những nồi cơm độn, tiếng vét nồi rào rạo của đàn con khi cha tù mẹ tội… Trái tim người mẹ lại chùng xuống khi đứa này cảm cúm, đứa kia dị ứng bông cỏ bay…" chúng cứ dùng sức trai mà lướt bệnh chứ chẳng đứa nào đi mua thuốc uống. Thế là trên tường có tủ thuốc miễn phí.
Hôm bà thấy thằng bé chạy bay ra cây xăng gần nhà để mua chai xà bông giặt bé tí mà hết 7 đồng bạc. Bà ra thông báo; Từ nay các cháu không phải mua xà bông giặt nữa; bác mua rẻ hơn nhiều nên cho các cháu free. Rồi thằng khác hỏi mượn kim chỉ để kết lại cái cúc áo; nhưng cái cúc của nó màu vàng nhạt thì đã rụng rơi phương nào; nay nó nhặt được cái cúc màu đen thì cứ xin mượn kim chỉ kết vô. Bà làm sao chịu được cảnh thằng nhỏ share phòng nhà bà ăn mặc nhếch nhác… người ta cười mẹ nó đấy, mẹ đẻ ra nó ở Việt Nam thì người Mỹ đâu hay; người ta chỉ thấy nó từ nhà bà đi ra mỗi sáng để đến trường - người ta cười bà. Thế là bà ra thông báo “khâu vá free”. Nhưng từ khi thông báo có hiệu lực thì không đứa nào mua sắm quần áo nữa; bây giờ chúng nó không nhếch nhác mà rách rưới vì quần áo quá cũ. Thế là bà năng đi mua đồ sale để tặng những đứa âm thầm như nước ao thu. Bà chẳng mắc cỡ gì nữa khi hỏi xin quần áo cũ của con nhà bạn bè với ông bà, ai cũng hiểu là bà xin cho đám du sinh đó mà. Nhưng trong số bạn bè ai cũng hiểu thì có người không hiểu, tặng bà Thẩm cái nón cối, “Bà Thẩm bây giờ chùa chiền gì nữa, theo vô thần mất rồi; nuôi chứa Việt cộng cả bầy trong nhà. Nay mai, về Việt Nam lãnh Huân chương không chừng…”""

Tình bạn, tình đồng hương ở xứ người quý hơn vàng, thế mà bỗng chốc tiêu tan. Bà Thẩm ngồi nhớ lại tám đứa nhỏ, chẳng nghe đứa nào nói tới bác Hồ; chúng thường nói chuyện với nhau về siêu sao ca nhạc, cầu thủ bóng rổ của đội này đội kia; phim nào hay; giải bóng đá châu Âu sắp kết thúc với những tiên đoán-cãi nhau râm ran trong garage… bà lấy lương tâm người mẹ chứng nhận cho chúng nó vô tội; lấy tình thương xoá bỏ hận thù từ hôm thằng bé nọ lên cơn sốt, cứ nằm kêu mẹ cả đêm… bà cho nó vào phòng khách nằm trên sofa; để cho những đứa khác được ngủ yên vì mai còn đi học. Sáng ra, nó nhìn qua màn ảnh TV, ”mẹ ơi, bữa nay chủ nhật. Mẹ cho tụi con ăn gì vậy"”
Bà Phật tử Trung Giác ngồi nghĩ, có lẽ lần bà bị hư thai, đứa con của bà đã phải đầu thai sang nhà khác nhưng tình mẹ con nên nó trở về nhà bà để kêu tiếng mẹ tròn như viên kẹo. Bà trả lời nó nghiêm khắc, “Hôm nay, chúng nó ăn bún ốc. Nhưng mày ốm thì không được ăn, Ốc đông lạnh độc lắm. Để bác nấu cho bát cháo cá mà ăn.” Nó đeo dính sau lưng bà từ đó tới khi bát cháo cá được bưng ra bàn.
Hôm sau đã thứ hai, mọi đứa đi học. Nó chưa đi nổi thì xé gói mì gói, lẳng lặng microway một mình. Chiều dậy sật sừ đi làm thêm ở nhà hàng. Bà bảo nó nghỉ làm một hôm cho khoẻ hẳn đi cháu. Nó dạ rồi ngần ngừ, khoác áo ra đi… Đêm về, ngồi đếm một xấp bạc giấy một đồng để trả tiền share phòng. Bà hỏi, “Bố mẹ cháu không gởi tiền cho cháu nữa à"” Nó cúi mặt, lặng thinh.
Từ đó thằng bé hay cười trở nên lầm lì, tới hôm nó xin thôi share phòng, nó về nước dù chưa học xong… bà gạn hỏi thì nó không nói, nhưng bạn bè nó cho bà biết, cha mẹ nó trong nước đã ly dị. Cha nó làm ra tiền mới cho con đi du học được. Nhưng làm ra tiền cũng là phước mà cũng là hoạ với những cám dỗ đời thường…" Bây giờ, mẹ nó không kham nổi tiền bạc cho đứa con ăn ở, đi học bên Mỹ. Nó phải về thôi.
Bà Thẩm mất ngủ nhiều đêm vì một đứa trẻ share phòng, trong mơ bà thấy bà Trung Giác đã đặt một chân lên niết bàn; chân kia còn ở trần gian. Bước lên hay bước xuống, tùy bà. Ông Thẩm không can thiệp chuyện nuôi ong tay áo. Từ hôm thấy bà thương đám Việt cộng con ra mặt là ông để bụng không vui, nhưng không tiện nói ra thôi… Bà cũng biết làm sao ông quên được đồng đội và những năm lên rừng đếm lá… Nhưng cứ bơi trên dòng nước ngược để tầm thù hoài thì đến đâu" Oan gia nên giải không nên kết… Những câu âm u trong kinh sách còn cao siêu hơn đời thường nhiều nữa. Nhưng trải lòng ra thì đứa trẻ lên ba bi bô gọi bà, nó ngủ cũng cười với giấc mơ thần tiên chắp cánh; thằng bé hai mươi ú ớ gọi mẹ khi ốm đau; con bà có kể ly nước đêm khuya của bạn bè Mỹ rót cho khi nó ốm đau trong dorm… người Mỹ không phân biệt con bà là Việt Nam. Bà Thẩm bước luôn lên niết bàn, bảo thằng nhỏ gọi về nhà cho mẹ con, để bác nói chuyện…
Hôn nay nó ra trường, trong bài phát biểu của sinh viên giỏi. Nó nói trước mọi người là nó có hai người mẹ. Nó cảm ơn thầy cô đã dạy dỗ nó về khoa học kỹ thuật, bạn bè Mỹ-Việt đã giúp đỡ nó trên đường học vấn. Từ ngày mai, nó sẽ thực hiện ước muốn của hai người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng nó… Ông Thẩm quàng tay qua vai vợ để ngăn bớt xúc động; ông đã tha thứ cho bà, cho quê hương của bà…
Giấc mơ ban ngày của bà Trung Giác tỉnh trong tay mấy đứa con nuôi, trên màn ảnh đài SBTN, ông Thẩm đang diễn hành Ngày Quân Lực 19 tháng 6.
Phan

Ý kiến bạn đọc
18/07/201122:28:49
Khách
Wow, bài viết làm mình rất xúc động, cứ muốn khóc hoài thôi ! Nhân vật chính rất là thật, đến nỗi mình muốn gặp được bà ấy ! Những cố gắng vượt bực của sinh viên du học, được ghi nhận thật đẹp ! Xin cảm ơn tác giả Phan nhiều lắm, you are still my fav. writer !
08/07/201116:49:07
Khách
Cảm ơn tác giả Phan cho đọc thêm một bài thật hay và xúc động. Cầu chúc anh luôn vui, khoẻ.
08/07/201115:02:51
Khách
good one
10/07/201105:50:02
Khách
Rất nhân bản.
08/07/201102:12:02
Khách
Hay..
Lời lẽ ngắn ngủi, nhát gừng, mà xúc tích, cô đọng, làm mủi lòng người đọc...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến