Hôm nay,  

Nước Mỹ và Chữ ”Be Nice”

04/07/201100:00:00(Xem: 113410)
Nước Mỹ và Chữ ”Be Nice”

Tác giả: Quang Hoa
Bài số 32192-12-28522vb2070411

Tác giả từ một tiểu bang xa, gửi bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông qua eMail. Mong Quang Hoa sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng sơ lượ c tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

Nước Mỹ giàu có, phồn thịnh, tự do nên ai ai cũng muốn xin ”tỵ nạn” có phải cái chính là do người My õ”be nice” chăng"
Tôi qua Mỹ hơn 10 năm, mải lo kiếm tiền, học không vô, nên phải theo con đường làm hãng. Sau khi thử 2, 3 nơi cuối cùng trụ ở hãng điện ”thợ điện làm nhà cửa.” Đi cầy khoảng 10 năm dần dần cũng ổn định có mọi thứ giống như bao người mơ ước ”vợ, nhà, xe, job, con cái....” mặc dầu đang trả góp. Vậy là quá được, còn hơn ở VN muốn làm việc cũng không có việc để làm, chắc phải đợi đảng và nhà nước xét lý lịch tới đời con của thằng cháu ngoại may ra.
Nghe riết cũng thành quen ”hey! be nice, man” thỉnh thoảng tôi hay dùng tìm vui, quên mệt với mấy thằng bạn cùng hãng. Thấy chữ nice cũng mang nhiều ý nghĩa nên tôi mạo muội đem ra đây bình loạn cùng bạn đọc cho vui.
Chử ”nice”có thể dịch là đẹp, lễ phép, lịch sự, đàng hoàng..... “bên ngoài” việc làm, tâm tính tốt.... “bên ngoài".
Xã hội Mỹ (nói chung cho gọn chứ nước này đa chủng tộc) rất dễ thấy ho ï”nice” chẳng hạn mọi ý nghĩ, việc làm hàng ngày của chính phủ hay chính quyền địa phương đều công khai trên ti vi, radio, báo chí, internet... bạn có thể trực tiếp đàm đạo. Tới công ty hay hãng xưởng làm gặp ai cũng ”hi", “how are you doing...", có ý kiến hay cần giúp đỡ gì cứ nói, các boss luôn luôn lắng nghe và làm vừa lòng bạn. Dễ thấy nhất là về y tế, có chuyện mà vào bệnh viện cấp cứu là họ cứu sống trước, chắc chắn bình phục mới cho về mặc dù không bảo hiểm, tiền bạc.

Tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng thấy rõ cái ”nice” đó là chưa thấy ai chết vì đói... Chuyện”nice” rất dài nhưng ngắn gọn vài hàng cũng hiểu được vì sao ai cũng hay nói Việt Nam và Mỹ hầu như cái gì cũng trái ngược nhau.
Còn người Việt ở hải ngoại thì sao"
Phần đông khá thành đạt ngay cả ở lãnh vực chính trị. Người Việt tại Mỹ hay các nước tự do, theo tôi nghĩ, là những người may mắn. Dù sinh ra ở đây hay các trại tỵ nạn, dù tới Mỹ vào dịp 1975 hay sau này, nhìn chung đều sáng dạ, chăm học, chăm làm, nhưng trời sinh ra mỗi người mỗi tính, cũng có người đem cả cái ”not nice” theo luôn.
Có thể rất dễ nhận thấy những điều sau đây:
- Làm việc cho ”Mỹ” thì đua làm, đua nói nhằm lấy lòng sếp, bất kể việc mất lòng bạn.
- Còn tư tưởng lớn và nhỏ (tao lớn hơn mày sao mày dám sai khiến tao) người nhỏ phê bình người lớn là cấm kỵ. Người sau khó mà giỏi hơn người trước được hay chuyện lính mới lính cũ.
- Không cố gắng trau dồi anh ngữ, nghề nghiệp cho nên phải dựa vào ”ai đó”để rồi lập bè phái từ đó hối lộ, tham nhũng ”ăn hối lộ” phát sinh.
Nhiều lần nghe những đồng nghiệp trong sở Mỹ nói về nhau, hoặc nói về người Mỹ, gọi họ là thằng nọ, thằng kia... tôi tự hỏi: Giả sử mấy người Mỹ kia hiểu tiếng Việt thì họ làm chung với mình được bao lâu. Cũng may, nhờ người Mỹ làm boss nên cũng chưa tới phiên phải làm lớn chuyện.
Biết là”giang sơn dể đổi-bản tính khó dời” nhưng mình tự vạch áo mình để chính mình tự sửa chính mình cho”nice” hơn chứ Mỹ họ đâu care.
Cho nên bài viết này chủ yếu là gợi ý coi chúng ta có thể tự tìm ra nguyên nhân vì sao mình lại ”không nice” và cố gắng làm sao cho người mình ai nấy đều ”nice” như người ta.
Lâu quá chắc ít ai nhớ “tiên học Lễ, hậu học Văn”, nhất là lớp trẻ lớn lên bên nhà sau 1975. Thời này, nhà trường ”VC” không giải thích chữ Lễ, chắc là sợ đụng hàng. Cho nên tôi cũng tự sửa lại: ”tiên học nice, hậu học sai... ờn, “science.”
Quang Hoa

Ý kiến bạn đọc
19/07/201102:24:30
Khách
Nếu có ai coi bài của bạn rồi viếtlời phê bình nặng nề thì xin bạn đừng buồn nghe. Ý kiến bạn rất hay và tôi mong có nhiều người đọc và giác ngộ, be nice, nhưng mà tôi rất là bi quan. thôi thì có bao nhiều mừng bấy nhiêu. Chúc mừng bạn " giác ngộ và "be nice".
Lệ Hoa Wilson
05/07/201111:20:02
Khách
Ngộ đồng ý với tác giã. Người Việt mình phần đông nói chuyện là khoe, có bao nhiêu vàng vòng thì đem ra khoe hết, nhất là hột xoàn thì có bao nhiêu đeo hết bấy nhiêu cho thiên hạ lé mắt, có người đeo vàng vòng nhiều quá nhìn vào giống mấy bà bóng, chẳng bằng người Mỹ họ cất vào safety deposit box, chỉ đeo khi đi dự tiệc (limit thôi). Có người khoe về con cái làm người nghe thấy mắc cở dùm họ. Có lần ngộ đi dự bửa tiệc họp mặt với bạn bè, một trong những người bạn vừa mới mất người con vì tai nạn, người nầy vừa kể vừa chảy nước mắt. Thay vì an ủi người bạn nầy, nhưng ngược lại một bà khách khoe con mình vừa ra trường kỹ sư (măc dù kỹ sư, luật sư ở Mỹ không thiếu gì). Nhiều người định cư ở Mỹ gần nửa thế kỹ nhưng cũng chưa học được hoặc học được cái nice của người Mỹ nhưng không áp dụng. Thí dụ đi chợ cũng chen lấn không thích xếp hàng, nói năng rổn rảng giửa đám đông, điện thoại cầm tay thì dùng liên tục (giống như bên VN), làm như có mình họ có điện thoại cầm tay.
Có lần ngộ mục kích một chuyện thật vui. Số là năm đó ngộ làm việc ở RRS (refugees resettlement section) ở đường Nguyễn Đình Chiểu ở Saigon (ở đây không có ưu tiên cho Việt Kiều có quốc tịch Mỹ được vô cửa sau, không phải đợi bên ngoài như bên toà Lảnh Sự), trong lúc bao nhiêu người già trẻ, bé lớn đứng xếp hàng thì có một Việt kiều mặc đồ vest (coi ra phết) đến và lên phía trước đứng xếp hàng. Cậu lính gác nhỏ nhẹ (theo luật của Mỳ) bảo: thưa ông, xin ông ra phía sau đứng xếp hàng như bao người khác. Thay vì xin lổi, cậu ta bảo: ĐM tôi là dân Mỹ có passport Mỹ đàng hoàng tại sao xếp hàng? Tôi vừa vào đến cửa nên nghe hai bên đối đáp, thấy bất nhẫn nên tôi lên tiếng bảo cậu ấy là: nếu cậu có quốc tịch Mỹ thì cậu nên hiểu luật của Mỳ: first comes first serve chớ. Khi cậu ta biết tôi cũng là "vịt kiều yêu nước" nên cậu ta không dám làm khó dể mấy chú bảo vệ nửa. Buồn thay cái mã VK.
Thử
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến