Hôm nay,  

Tình Đời

21/06/201100:00:00(Xem: 125217)

Tình Đời

Tác giả: Kim N.C.

Bài số 3210-12-28510vb3062111

Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Kim N.C. Sau đây là bài mới của bà.

1. Giấc Mơ Thượng Thọ

Cụ Sáu vốn sinh ra trong thời loạn lạc ở tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, nên ngày sinh tháng đẻ không có gì là chính xác. Thuở nhỏ cụ Sáu chỉ nghe các bậc cô dì nói con bé này đã tuổi Ngọ mà lại còn Canh nữa thì chỉ có mà chạy xa như ngựa "Canh cô Mậu quả", ý nói, đời cụ sẽ cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Cụ ông mất đã lâu. Sau 75, mấy đứa con lớn vượt biên đi Mỹ, cụ ở lại sống với cậu Út. Khi làm giấy tờ định cư ở Mỹ, cậu Út phải lấy cái ngày "cắt tóc phi dê" (tức là ngày cưới của hai cụ rơi vào ngày lễ Quốc Khánh Pháp Quator Juillet) làm ngày sinh nhật cho cụ đặng làm giấy tờ, chứ Mỹ họ đâu có quan tâm gì đến cái tuổi Canh Ngọ. Thế là trải qua 60 năm cuộc đời theo cuộc sống công chức của cụ ông, cụ Sáu trôi nổi từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Sài Gòn, đã đến ngày cụ phải từ giã quê nhà. Ngày ra phi trường, cô dâu út ôm cụ sướt mướt khóc mà rằng: "Mẹ ơi, con thương mẹ nhất đời..."

Hai mươi năm thời gian qua như bay trên đất Mỹ, cụ chỉ ao ước có một lễ Thượng Thọ cho mát mày mát mặt.

Hàng năm cụ vẫn đi về Sài Gòn thăm cậu Út. Những chuyến đi 29 ngày làm cụ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhất là cách đây mấy năm cậu Út bị bạo bệnh may mà qua khỏi. Tuy nhiên sức lao động đã không còn. Cụ lại còn ao ước thêm một điều là được về sống cạnh cậu Út để săn sóc cho đứa con cùng tuổi Ngọ với cụ.

Sinh nhật thứ 80 của cụ, mấy người con bên Mỹ đưa cụ Sáu về Sài Gòn để làm lễ Thượng Thọ cho cụ như mong ước. Chao ôi, có nằm mơ cũng không thể tưởng được. Cụ mặc áo gấm xanh mà cô dâu út đi du lịch bên Hàn Châu mua biếu. Cụ ngồi trên ghế bành được đặt giữa sân khấu trong một nhà hàng 5 sao, con cháu xúm xít chung quanh, máy ảnh lóe sáng tứ bề, có cả các ca sĩ quen biết hát hò ca tụng. Một nhân vật MC có tiếng tăm lên ca tụng cô dâu út của cụ Sáu là một người tài sắc vẹn toàn yêu mẹ chồng, yêu chồng hiếm có trên cõi đời ô trọc này.

Rồi cái cảnh cô dâu út ôm mẹ chồng, rươm rướm nước mắt mà rằng: "Con mừng lễ Thượng Thọ mẹ, con chúc mẹ sống lâu trăm tuổi. Con yêu mẹ nhất đời..." Chao ôi, nghe mà mát cả ruột gan. Mấy cô dâu lớn ở bên Mỹ đã lâu nên không có tình cảm ướt át như cô dâu út, nên cụ Sáu không hề dấu diếm cái tình cảm cụ dành riêng cho nàng dâu này. Dù gì đi nữa cậu Út của cụ đã lấy cô dâu út từ thuở hàn vi, từ thuở cô là single mom nuôi con. Cậu Út vì yêu cô mà đã tự nhiên yêu thương con của cô mà không tính toán. Nay nhờ ơn Trời, cậu Út và vợ đã ăn nên làm ra, nhà cao cửa rộng, không đại gia thì cũng trung gia...

Cụ Sáu vô cùng mãn nguyện về cảnh nhà sung túc hạnh phúc của cậu Út, vô cùng mãn nguyện về cái lễ Thượng thọ như mơ ước. The dream come true.

Cụ Sáu hân hoan quay về Mỹ với cuốn Album dầy cộm mừng lễ Thượng Thọ mà cụ thích nhất tấm hình cô dâu út ôm cụ khóc ròng vì cảm động.

2. Giấc Mơ Hồi Hương

Cụ Sáu đi thăm cụ Anh mới được con cái đưa vào nhà dưỡng lão ở Garden Grove sau khi cụ Anh bị đột quị tháng trước. Buổi trưa nắng gắt, mùi thuốc sát trùng, mùi thức ăn xông lên quyện thành một thứ mùi rất khó chịu. Có những cụ già Việt Nam không thể tự túc ăn được thì sẽ có cô y tá đeo yếm vào như em bé. Cô sẽ đút thức ăn cho một lúc 3 cụ già, nhìn y như cảnh ăn trưa của một nhà trẻ bên Việt Nam. Có cụ nuốt chậm chạp như bị mắc nghẹn. Có cụ thức ăn vương vãi dính đầy mặt. Cụ Sáu nhìn những khuôn mặt đồng hương đồng tuổi không còn cảm xúc mà cụ cám cảnh cho cái cuộc đời khi gió heo may đã về. Cụ Sáu quá oải khi nghĩ đến một ngày nào đó chính cụ cũng sẽ vào đây ngồi đó có người đút thức ăn ... Không được, cụ phải "tung cánh chim tìm về tổ ấm". Chả là cụ Sáu tuổi Ngọ, phải chạy thôi.

Cụ Sáu gọi các con lại, tuyên bố một câu xanh rờn là cụ muốn khi trăm tuổi được về nằm cạnh cụ ông ở Thủ Đức, bên cạnh ngôi chùa Quảng Bình nổi tiếng có phần mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Sau nhiều tháng hội họp giữa các con cụ Sáu, những thương lượng, yêu cầu, những bàn cãi... cuối cùng cụ Sáu được toại nguyện. Cậu Út sẽ lo phần nhà ở cơm nước. Tiền bạc chi tiêu sẽ được con cái đóng góp gửi về từng tháng. Cái tin cụ Sáu can đảm cắt cái rẹt tiền già tiền trẻ, thẻ y tế được truyền nhanh trong bạn bè bà con, từ làng trên Yorba Linda tới xóm dưới Anaheim ai ai cũng tỏ.

Có người cho là cụ Sáu có phước quá cỡ, được về sống những ngày hạnh phúc bên quê nhà. Có người cho là cụ Sáu gàn dỡ, không có cái đất nước nào mà săn sóc cho người già tốt như nước Mỹ, nhưng cụ Sáu thì cần gì. Cụ ăn uống có bao nhiêu" Miễn cụ được sống những ngày cuối đời bên cậu Út là cụ mãn nguyện rồi. Nàng dâu út đề nghị remodel căn gác lửng có đầy đủ: bồn tắm, vòi sen, nước nóng, nước lạnh, gạch men Ý, bàn ghế, tivi, máy lạnh rì rào ngày đêm sang trọng như khách sạn 4 sao rưỡi. Cô dâu út bảo là để cho cụ có chỗ riêng tư mà xem phim, tiếp bạn. Chỉ 40 triệu Việt Nam. Quá rẻ. Cụ Sáu gật đầu lia lịa ma rốc mốc ra cho việc remodel.

Khỏi nói là cụ Sáu vô cùng hoan hỉ. Buổi sáng cụ muốn ăn gì cũng có: bánh cuốn nóng hổi vừa thổi vừa ăn, phở Hiền Vương mở cửa đến 2 giờ khuya, phở gà đồi Hà Nội hấp lá chanh ngon gấp ngàn lần gà đi bộ 5 miles một giờ của chợ quận Cam. Cơm trưa cơm chiều quây quần những con cùng cháu khác hẳn những buổi sáng nhai bánh mì Lee để cả tuần trong tủ lạnh. Bên Cali, những buổi trưa chiều cơm nước đơn độc một mình.

Thỉnh thoảng lại được con, dâu hỏi han tận tình:

- Nào, hôm nay mẹ muốn ăn gì để con nấu"

- Nào, tuần này con sẽ đưa mẹ đi nghe nhạc ở cà phê vườn, có Tuấn Vũ, Hương Lan từ Cali về, mẹ có thích không"

Chao ôi, cụ Sáu như người đi trên mây. Cái tin cụ Sáu về Việt Nam ở luôn mà lại còn "sướng hơn tiên" đã tức tốc bay về Bộ tổng tham mưu của ba má nàng dâu út ở miệt "gà đen rổ vè" (Garden Grove). Bà sui gia của cụ Sáu như muốn nhảy lên trần nhà. Bà gào lên trong điện thoại. Bà phân tích phải trái. Bà răn đe để đi đến quyết định cuối cùng là phải làm thế nào để cụ Sáu trở về Cali. Bà gầm lên trên điện thoại như sư tử nhớ rừng: "Con ơi là con! Má đẻ ra con má cho con ăn cơm chứ có cho ăn c... đâu mà con ngu thế" Con muốn ôm show mẹ chồng già nua, chồng thì bệnh. Thằng chồng con má đã liệt vào loại 'không vinh quang' tức là không lao động được nữa, mà không lao động tức là sống ký sinh, mà ký sinh là gì con có hiểu không" Đó là ăn bám! Má không chấp thuận những người không lao động bước vào cửa nhà má...

Nói cho ngay, không phải riêng gì cậu Út được bà liệt vào hạng ký sinh, mà mấy đứa rể bên Mỹ bị thất nghiệp dài dài cũng đều cấm cửa. Tụi rể hè nhau ăn xong tiền thất nghiệp bèn trả thù câu ăn bám bằng cách ăn bám thiệt, đì mấy con gái rượu của bà đi làm te tua nuôi tụi rể ký sinh tối ngày đi đánh bi-da rồi vô Càphê Dĩ Vãng.

Một thời gian ngắn thôi cô dâu út được má và bộ chỉ huy quận Cam thôi thúc bèn làm một màn trở mặt. Nửa đêm cô gọi điện thoại qua Cali cho anh con cả:

- Anh về ngay mà đem mẹ về Cali. Em chịu hết nổi rồi. Cụ tưởng cụ là ai" Là chủ căn nhà này ư" Em xây dựng căn nhà này là để con cái em sống chung, để tụi em nương tựa con cái lúc về già ... (câu này nghe có lý quá, em muốn nương tựa con cái lúc về già vậy cụ Sáu này nương tựa vào ai đây ở đất Sài Gòn này") Mà từ ngày mẹ về đây mẹ làm xáo trộn đời sống gia đình em, đến nỗi các con em muốn dọn ra riêng... Anh về ngay mà giải quyết.

Anh con cả xin phép nghỉ 5 ngày mua vé về đón cụ Sáu trở về Cali mà không phân trần phân quấy gì với cậu Út. Ở lại làm gì trong căn nhà quá to mà trái tim con người lại quá nhỏ bé hẹp hòi.

3. Qui (Mã) Cố Hương

Thế là cụ Sáu lại ... Châu về hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Thế là cụ Sáu ngày qua ngày thơ thẩn trong khu vườn nhà anh con cả, đôi khi chạnh lòng vì tiếng gà gáy vọng lại từ miệt Yorba Linda, cái miệt chó ăn dog food, gà ăn chicken food, không có một bóng dáng người Việt nào quanh cụ.

Cụ Sáu chỉ còn làm bạn với ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Kỳ Duyên qua màn ảnh nhỏ. Chỉ tiếc một điều cụ nói cụ nghe, ông Ngạn nói ông Ngạn nghe vì điều cụ muốn hỏi đã không được trả lời:

- Ông có biết bao giờ tôi được gặp con trai út, con dâu út của tôi"

Đoạn kết của nhật ký cụ Sáu:

- Ngày ... Tháng ...

... Ô hay, tôi đang ở chốn nào mà đông đảo các cụ già quá vậy, người ngồi xe lăn, người chống gậy. Những khuôn mặt vô cảm, xa xăm... Có ai giúp tôi gọi một chiếc taxi đưa tôi về xóm nhà thờ Ba Chuông" "Cứ bấm chuông con trai tôi sẽ chạy ra mở cửa ngay..."

*

Cụ Sáu ráng nâng cánh tay lên. Cụ tự bảo mình phải cố lên cố lên, chỉ cần chiếc taxi. Nhưng ...

Một buổi sáng im lắng yên bình, có con nắng vàng rực bên ngoài khung cửa, có lũ phượng tím hăng hắc ven đường, có bầy sẻ ríu rít trên cành đinh lăng, có cụ Sáu chìm sâu vào giấc ngủ ngàn năm không mộng mị.

Một con hạc đã bay về trời.

Kim N.C.

Ý kiến bạn đọc
12/10/202107:37:04
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a> cheap cialis
21/02/202112:22:41
Khách
what is the generic name for zithromax <a href=https://zithromaxes.com/>buy zithromax cheap</a> generic zithromax 500mg
21/06/201111:35:18
Khách
Đúng là tình đời! Làm gì có tình người khi nhừng người nầy sống lâu năm với CS vô thần!
người thù c/s
23/06/201115:50:51
Khách
Lời văn tuy dí dỏm, nhưng tác giả đã diễn tả thật sâu sắc về cái tình đời, tình người của đa số người VN hiện nay đã bị thay đổi sau khi sống cùng bọn CS vô thần, tham lam, độc ác, không đạo đức và không tình người !
Cám ơn tác giả đã chia sẽ câu truyện ngắn thật hay nầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến