Hôm nay,  

Memorial Day 2011: Đóa Hồng Bạch

30/05/201100:00:00(Xem: 156867)

Memorial Day 2011: Đóa Hồng Bạch

Tác giả: Nhất Chi Mai
Bài số 3190-12-28490vb2300511

Bút hiệu của tác giả và danh tính nhân vật đều mang tên loài hoa. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nhất Chi Mai cũng là bó hoa tinh thần tưởng niệm một nữ sĩ quan gốc Việt. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết .

***
Máy bay của Nữ Trung uý Sen bị trúng đạn, bốc cháy ở Iraq. Tôi chưa từng gặp cô, nhưng khi nào tìm đến được mộ cô ở Nghĩa trang Quốc Gia tôi sẽ đem theo bó hoa hồng trắng để đặt lên mộ bia khắc tên cô, còn anh sẽ thắp nhang cho Sen. Từ ngày quen và yêu nhau tôi và anh đã nói với nhau về điều ấy. khi anh kể cho tôi nghe những chuyện tình của anh và anh đã kể mãi về cô.
Ngày ấy anh là một sĩ quan sửa máy bay. Anh làm trong Quân đội - Department of Defence. Sen là một Trung úy Sĩ quan. Cô mang tên một loài hoa thơm đẹp không vướng bùn dù mọc lên từ bùn.
-Cô ấy là trẻ mồ côi , sao cô ấy lại chọn theo nghiệp lính hả anh"
Những khi nghĩ giải lao sau những giờ huấn luyện cho lính, cô ấy lại gặp anh ở chỗ anh đang kiểm tra, sửa chữa máy móc của máy bay. Hai người hút thuốc và trò chuyện, anh là một trong rất ít người Việt nam làm ở đó.
Khi nghe Sen gọi: Tâm ơi xuống đây hút thuốc với em nè, anh lại leo từ trên cao xuống. Nhiều khi phải leo lên những chiếc cần cẩu cao để gỡ các đinh ốc lớn của máy bay. Có khi chui xuống nằm dưới máy bay để thay nhớt. Đó là nghề gian nan, học cực mà ra làm cũng cực. Phi trường trời nắng chói chang, lóa cả mắt,nóng hầm hập vì đường bay rộng lớn không có nhà hay bóng cây mà. Phi cơ dù là cho Chiến đấu hay Dân Dụng khi đáp xuống đều cần kiểm tra máy móc , tiếp thêm nhiên liệu.
Những khi ấy những người thợ máy hay Aircraft Technicians phải đến khẩn trương làm việc kiểm tra cho kịp giờ máy bay cất cánh chuyến khác. Có khi sửa xong trời mùa hè nóng quá người ta phải dội cả một thùng nước từ đầu xuống mình. Làm cho Quân đội khi có lệnh gọi tới một căn cứ nào người thợ máy bay phải lái xe đem theo một thùng đồ nghề to tướng đủ dụng cụ mà sửa. Các căn cứ ở rừng xa ,nơi vắng vẻ, khi chưa đến căn cứ phải nghỉ giữa đường phải ngủ trong xe ,thắp đèn cầy lên cho đỡ thêm cảm giác ấm áp đêm mùa Đông lạnh đó em.
-Nghề vất vả sao anh chọn"
-Vì anh mê máy bay từ nhỏ. Người học nghề Kỹ thuật viên máy bay cũng học lái để hiểu biết cách vận hành của các bộ phận máy móc trong khoang lái , và chỉ có lái chạy trên phi đạo chứ không cất cánh bay lên.
-Chà em nhìn vào cái buồng lái , eo ơi đủ thứ đồng hồ phức tạp thật. Anh hay thiệt đó.

Cô Sen là một sĩ quan rất nghiêm khắc. Cô bắt lính tập dượt rất căng, luyện tập rất dữ dội, phạt nặng nếu lính không đạt được hay bị lỗi gì.
Cô ấy và anh thương nhau. Có lúc anh bảo Sen
- Em đừng quá khó khăn, quá siết lính coi chừng ra trận người ta thù em ạ. Không hiểu sao anh lại khuyên Sen như thế...
Hai người có lúc đã tìm đến nhau ở ngoài khu Sĩ quan Quân đội. Nhưng cô ấy vẫn rất trong sáng. Lúc biết cô sắp sang Iraq anh đã đề nghị cô hãy yêu nhau, có bầu, cô sẽ được ở lại đây không đi chiến trường. Anh sợ mất cô!
-Em là người chỉ huy không thể bỏ lính của mình mà ở nhà. Sen muốn có đám cưới rồi mới yêu đương ân ái... Nhưng điều kiện chưa thể cưới ngay. Anh đợi Sen ở chiến trường về nhen.
Anh yêu cô nhưng không thể làm gì khác được, anh tôn trọng ý muốn của cô.
Cuộc đời đôi khi thật éo le, tôi nghĩ, một bên là Danh dự Nghĩa vụ với Đất nước, một bên là tình yêu cá nhân. Và cô ấy đã chọn Tổ quốc- Danh dự. Anh đã nói gở, anh đã linh cảm mà không dám làm gì để giữ được người yêu..."
Rồi họ chia ly, cô ấy phải bay đi chiến trường Irắc… Và rồi máy bay của Trung úy Sen bị trúng đạn bốc cháy!
Tin dữ bay về anh như chết ngất! Anh là người yêu nồng nàn, rất tình cảm mà không giữ được người anh yêu. Kể lại cho tôi nghe anh khóc, lần nào cũng vậy. Mấy năm sau anh vẫn còn nhắc nhớ tới chuyện đó, rất đau khổ và dằn vặt chính mình. Sao lúc ấy anh không yêu - chiếm đoạt Sen rồi mình ra sao thì ra, nếu anh bị đuổi khỏi chỗ làm bị kỷ luật Quân đội, nếu cô ấy bị kỷ luật, cũng được nhưng còn có nhau và cô ấy vẫn còn sống...
Một bên là những gì to tát danh dự, còn một bên là hạnh phúc tình yêu có chút ích kỷ tính toán của con người. Anh bảo tôi, anh và cô ấy quyết định ra sao, đúng hay sai, em nói đi"
- Thật là khó nói anh à, tôi chép miệng thở dài; đành an ủi anh theo quan niệm nhà Phật, thôi không duyên nợ với nhau, số phận cuộc đời đã ngắn ngủi ...
Nếu một ngày nào đó đến trước mộ cô tôi sẽ đặt lên đó những đóa hoa hồng bạch đẹp nhất. Tình yêu của họ như đóa hồng trinh bạch ngát hương , trong trắng và tuyệt đẹp!
Cuộc đời cô ấy đã sống như tên của cô mang. Những khi nhìn hình ảnh bông hoa sen hay một đầm sen ở Việt nam tôi lại hình dung nhớ về cô -một người con gái Việt nam: một Sĩ quan đã hi sinh cho nước Mỹ. Những cánh hoa xinh đẹp sáng rực trong nắng lung linh trong tâm trí tôi. Hương thơm sen thanh khiết, ngọt ngào tỏa đọng mãi trong lòng anh, trong lòng tôi và những người thương mến cô.
Nhất Chi Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,101,420
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến