Hôm nay,  

Ở Cữ

23/05/201100:00:00(Xem: 146067)
Ở Cữ

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Bài số 3182-28482vb2230511

Tác giả là một nhà giáo và huynh trưởng hướng đạo, hiện là hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Người Vợ Bắc Kỳ". Chuyện các bà vợ chắc không bao giờ hết. Sau đây là câu chuyện vui mới.

***

Nghe tin Nhà tôi sắp sanh nở, nhiều người láng giềng đến thăm và mang theo đồ ăn. Đây là phong tục của người Mỹ. Họ mang bánh trái, đồ ăn nấu sẵn vì biết Nhà tôi đi đứng khó khăn và không đi chợ mua đồ ăn được. Buồn cười nhất là ông Bác sĩ trong tỉnh. (Ở đây, ba bốn thành phố nhỏ chia nhau một văn phòng bác sĩ. Bởi vì thành phố nhỏ quá nên chả bác sĩ nào muốn về vì sợ không đủ bệnh nhân. Đáp ứng sự e ngại đó, nên các thành phố tí hon này, rủ nhau chung tiền biếu ông bác sĩ một món tiền phụ trội. Lẽ đương nhiên ông ta vẫn có quyền tính tiền thân chủ. Ở đây lâu ngày, hầu hết thanh niên thiếu nữ trong vùng là do một bàn tay ông giúp đỡ chào đời. Ông ta thuộc tên từng đứa và ông ta chuẩn bị giúp nhà tôi sanh con đầu lòng.) Chiều nay ông ta đến tận nhà và mang theo một dụng cụ siêu âm cũ chạy bằng pin. Ông ta cho nhà tôi mượn đến lúc sanh con thì trả. Đây là một trường hợp ngoại lệ vì bình thường thì người ta phải đến văn phòng bác sĩ thì mới có thể nghe siêu âm được, nhưng vì mất ngủ với nhà tôi cả mấy tháng nay, đây là phương pháp tiện lợi cho cả đôi bên. Thói thường, có nhiều cách làm thân nhau. Có thể do quen biết lâu ngày và hợp tính hợp nết. Có thể do cùng hoàn cảnh giúp đỡ lẫn nhau và cần nhau. Nhưng cách làm thân nhanh nhất là làm phiền ! Ông bác sĩ này cũng khốn khổ vì nhà tôi không ít và hai người đã quen và thân nhau trong thời gian đốt giai đoạn. Chính ông bác sĩ này hình như bị Nàng làm khốn nên thọc thêm một câu để tôi chịu khổ chung cho vui. Ông ta nheo mắt nhìn tôi và tủm tỉm cười khi nói với Nàng hãy ghi danh cho tôi học khoá trợ sanh.
Tôi có thể kể về những khổ sở tôi phải gánh chịu khi tính tình nàng thay đổi. Nhưng nói ra thì hóa càm ràm, nên tiện miệng, tôi xin phép được nói về sự thay đổi của thân thể nàng làm khốn đốn tôi ra sao. Tôi nghĩ rằng, những nhà văn nhà báo khi diễn tả sự sinh đẹp bội phần của người phụ nữ khi mang thai có điều thái quá, chắc họ vẽ trong tưởng tượng . Khi mang thai, nhà tôi bỗng dưng phì nhiêu ra . Ngực nàng ngày một lớn và nàng lúc nào cũng suýt xoa lấy tay day day. Tôi nhìn bầu sữa căng cứng và nóng hổi nên đâm ra lo lắng dùm nàng . Tôi biết nàng đau đau nhức lắm nhưng dấu tôi .
Tôi an ủi :
- Chắc là có sữa trong đó, em thử đi bác sĩ để người ta lấy kim chọc cho nó xì ra bớt.
Nàng lo lắng :
- Nhỡ nó bể toang ra trong đó thì sao "
Thấy tôi loay hoay giúp ma khong được gì nhiều, nên nàng chạy lên nhà cầu cứu mẹ già, người phì ra cười :
- Mẹ mày, vú chứ có phải bong bóng đâu mà lo vỡ !
Thế nhưng người cũng chả có lời khuyên răn nào để giải quyết tình trạng cấp thời . Người chỉ nói:
- Giá mà có lá đu đủ thì xong.
Miền bắc Hoa Kỳ, kiếm đâu ra cái lá đu đủ, tôi phẫn chí gọi cho bác sĩ thì họ nói đó là normal (bình thường). Normal thế chó nào được. Tôi lấy tay ấn thử hai bầu vú thì nó căng cứng lắm rồi . Tôi giục nàng đi đến tận văn phòng bác sĩ xem họ dạy dỗ ra sao . Ông bác sĩ nhẫn nại giải thích rồi lại gởi trở về nhà mà không giải quyết gì . Nàng nói là bác sĩ có cho nàng thuốc giải đau, nhưng họ lại cảnh cáo là khi có bầu không nên dùng loại thuốc gì, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Nàng nghe thế và quyết định chịu đau thay vì uống thuốc . Nhưng mặt nàng thì lúc nào cũng khó đăm đăm.
Tôi khuyến khích :
- Đã hi sinh cho con thì hy sinh cho trót, chớ gì lúc nào cũng như táo bón thế kia.
Ở bên Mỹ này, nếu người chồng mà muốn vào phòng sanh nở để chứng kiến giây phút chào đời của đứa con, phải tham dự một lớp học trợ sanh. Đây chính là lớp mà ông bác sĩ đã chơi tôi bằng cách dụ vợ tôi ghi danh để bắt tôi cùng vào giúp nàng vượt cạn .
Tôi mau mắn đồng ý:
- Chuyện nhỏ, anh sẵn sàng ở bên cạnh em, khi bệnh hoạn cũng như lúc gian nan mà.
Nói thì mạnh miệng như vậy, nhưng khi vào đến lớp thì mới biết sự tình khốn khó hơn nhiều. Hoá ra chúng dạy các bậc sắp được làm cha cách làm kẻ hầu hạ. Chúng dạy cách đấm lưng cho vợ, bóp chân và bóp tay v.v.. Tôi ngượng ngùng đấm hờ hững. Nhìn các bậc sắp làm cha quanh tôi hăm hở làm việc được chỉ dạy rất nhiệt tình, Nhà tôi tủi thân tấm tức nước mắt quanh tròng. Tôi nghiến răng nâng tay đấm lưng nàng cho rền hơn và nín thở cho qua giờ học. Tôi lúc đó vẽ ra những hình ảnh xám đen để trù ếm những thằng “cha” hèn hạ đang nhe răng nịnh vợ kia suốt đời khốn khó.
Thật tình thì không phải tôi có cái óc thủ cựu chồng chúa, vợ tôi. Nhưng khi về đến nhà mà cứ phải làm công việc chả đàn ông chút nào. Trong khi bóp chân cho nàng thì mắt tôi cứ dáo dác sợ có người trông thấy mà xấu hổ. Tôi sợ Thầy Mẹ tôi cho rằng tôi thân trai lạc đạo thờ bà . Tôi sợ Mẹ tôi mà biết thì khốn khổ cho tôi lắm, ấy thế mà nàng có biết đâu, cứ đang lúc có đông người thì vãi ra tội đau chân . Tôi phải đút lót chiều chuộng lẫn dọa nạt đứa em gái va tôi bán cái cho nó bóp chân tay cho nàng . Đứa em gái bóp chân tay lâu lắc thì lại hợp chuyện hợp tính với nhà tôi, hai đứa nó hè nhau đọc đủ mọi loại magazine, để lấy thêm kiến thức .
Tính tôi thì quý sách, quý vở, cho dù tiếng mỹ khó đọc, tôi vẫn quý mà không hiểu quý để làm gì. Sách báo nhà tôi mua về nhiều đến nỗi con người khó có thể đọc trong cả năm số lượng nàng mua về trong một tuần. Sách báo bên Mỹ có tính mị dân. Họ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của từng sở thích, của từng đam mê hay từng vấn đề xã hội, an sinh bằng một tờ báo riêng.
Nàng chăm chỉ đọc ngần nấy loại sách vở và tin như tin vào kinh thánh.
Sách nói: "Hãy hát hoặc bật nhạc loại cổ điển cho con nghe trong thời gian mang bầu."
Nghe nhạc thi ồn nhà, mà hát tiếng ngoại quốc thì Thày tôi đã ra cấm chỉ không được nói tiếng Mỹ trong gia đình. Thế là Nàng ra rả cả ngày bài “Việt Nam, Minh Châu Trời Đông.” Bài hát lạ lùng mà chính tôi cũng không biết. Riêng Thày tôi thì cứ thế gõ nhịp hát theo ra chiều thích thú lắm. Hoá ra Ba Má Nàng ngày xưa rời làng xóm di cư sang Lào, Ông Bà còn mang theo được bài hát cũ càng, duy nhất làm của gia bảo truyền đến đời Nàng. Vì chưng, Nàng chỉ biết mỗi bài như thế. Thày tôi nghe hoài hình như cũng chán vì tôi thấy tay nhịp đập vào bàn của Người ngày một thưa đi. Mẹ tôi là người mất kiên nhẫn đầu tiên. Người bắt Thầy tôi dạy kèm Nàng bài ca dao để đổi bầu không khi. Thầy tôi chịu khó bỏ giờ dạy Nàng bài "con gà cục tác" như thế nầy:

Con gà cục tác (á .. a.. ) lá chanh
Con lợn ủn ỉn (a) mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng (a) khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ (a) mua tôi đồng riềng
Con trâu khóc ngả (a) khóc nghiêng
Tôi chả ăn riềng (à), mua tỏi cho tôi. . . . a` a` ơi . . . à à ời . . .

Nàng thích chí học một lèo đã thuộc và bắt đầu lảm nhảm cả ngày. Khốn nỗi cách hát ru con phải biết giọng cò lả. Nàng hát sai be bét làm người nghe rất nghịch nhĩ. Đáng lẽ ra chữ a phải dùng sau khoảng 4 chữ để lấy hơi đi tiếp thì Nàng phang bừa bãi vào nơi Nàng muốn. Mẹ tôi khốn khổ lắm nên kỳ kèo Thầy tôi. Thầy tôi trả lời :
- "Bà muốn nó hát tiếp bài "Việt Nam Minh Châu Trời Đông" hay bài ru "Con Gà Cục Tác""
Mẹ tôi bí khẩu lặng im.
Thế là suốt ngày căn nhà dưới của chúng tôi chỉ vang vọng bài ru con sai vần sai điệu. Sarri và Steve (hai người bạn láng giềng) thấy ngồ ngộ nên hỏi Nàng ý nghĩa. Nàng thông dịch từng câu và giải thích làm cả hai đứa trợn tròn mắt:
- You eat dogs too" (Bạn ăn cả chó à")
Câu hỏi khó bất chợt, làm Nàng lúng túng không biết trả lời sao cho thuận.
Tôi cáu sườn:
- Mẹ kiếp, có dịch thì cứ dịch thoát đi, thế chó nào mà lại siêng năng dịch cả câu ăn chó với riềng.
Nàng chưng hửng nhìn tôi cầu cứu. Thế là tôi lại phải thay Nàng đi một màn nói phiên phiến để đánh trống giả tảng và lờ đi. Hai đứa bạn láng giềng, hiền như củ khoai nên khi nghe tôi liến láu thì quên luôn cả câu hỏi.
Có thêm một việc mà tôi quên chưa bàn tới. Tôi đọc trong sách báo thì biết đàn bà có bầu thì hay thèm chua. Tuyệt nhiên nhà tôi chả thèm chua tí nào. Nàng chỉ thích nhấm vặt. Lúc nào túi Nàng cũng có một nắm gạo nếp nhỏ để nhấm nháp từng hạt.
Thèm nhai gạo thì cũng mỏng vì gạo bên Mỹ rẻ. Nhưng có điều mà sách vở không bao giờ dạy dỗ. Đó là vấn đề ghen tuông.
Nhi Nữ tình trường, thói thường thì đàn bà hay ghen . Sử sách có nói đến hai loại ghen, ghen ra mặt, và ghen bóng ghen gió . Đối với nhà tôi, sự ghen tuông đã được nâng thêm một cấp thứ ba, Nàng ghen trong mơ. Trong thời gian mang bầu, lắm lúc nghe mơ màng như tiếng ai khóc lóc. Choàng mình tỉnh dậy, thấy nàng đang ngủ mà nước mắt nhoè nhoẹt trên khuôn mặt đau khổ. Lâu lâu Nàng lại nấc lên ra chừng oan uổng lắm. Ôi thôi, tôi biết loại khóc này rồi, ắt hẳn là phải khóc lâu nên mới nấc được. Tôi sợ có chuyện gì quan trọng nên vội đánh thức Nàng dậy. Nàng ngơ ngác nhìn quanh và tức thời nhận ra mình đang mơ. Tỉnh rồi mà vẫn giọt ngắn giọt dài. Gạn hỏi mãi thì Nàng mới thỏn thẻn.
- Em thấy Anh bỏ nhà đi ngủ lang.
Tôi hỏi vặn:
- Em mơ thấy hay là em thấy"
Nàng bối rối đáp bừa.
- Em quên rồi !
Tôi tức khí hà hơi (morning breath) vào mũi nàng, giọng nói sẵng:
- Nếu anh đi ngủ lang ở đâu mới về thì hơi thở có thúi được như thế này chăng "
Phải nằm ngủ lâu mới có được hơi thở mầu héo úa như vậy. Hú vía, hơi thở buổi sáng, (morning breath) từ ngày cưới nhau tôi vẫn định bụng che đậy, mà bây giờ có dịp bung ra cứu bồ . Nàng nhí nhảnh hà lại. Thế là hai đứa cứ thế nghịch ngợm hà đi hà lại ầm ĩ.
Có tiếng lạo xao phía nhà trên.
Tôi giật mình nói với Nàng:
- Thấy mẹ! chắc là chúng mình khùng rồi chăng" Hết chuyện làm, gọi nhau dậy 4 giờ sáng nghịch ngợm như con nít!
Nói vậy nhưng chúng tôi cũng chả còn dỗ được cơn buồn ngủ nên ngồi rì rào nói chuyện với tôi đến khi mặt trời sáng đẫy.
Thấy Nhà tôi ở cữ khá lâu, cô bạn láng giềng Sarri qua giúp chúng tôi tráng bánh cuốn. Sarri ngồi nhìn Nhà tôi làm một lát rồi xắn tay vào bắt chước. Hình như Sarri muốn gần gũi Nhà tôi nhiều hơn. Và hơn thế nữa, cả hai đứa tôi (Sarri và tôi) đều tránh cơ hội gặp nhau riêng rẽ vì ngày xưa chúng tôi cũng có một thời gian “suýt” đi đến thân mật. Thế cũng tốt. Lắm vấn đề cứ lờ tịt đi thì tự nó giải quyết lấy. Đặc biệt là vấn đề tình cảm. (có điều là Sarri vẫn nhớ đến những cái thích nho nhỏ của tôi ngày xưa và mua về cho tôi. Chắc theo thói quen chứ chẳng tình ý gì. Tôi thích lau tay bằng khăn màu trắng chứ không dùng giấy. Sarri khi mang ra tờ giấy lau miệng, ánh mắt có liếc qua tôi thật nhanh để dò hỏi . Tôi vờ vịt đòi thêm chanh vắt vào nước mắm.)
À, nước mắm . Tiện miệng, tôi viết thêm vài hàng về cái món quốc hồn của người Việt ta. Quả thật, nước mắm phải được xem là một văn hoá cao của thế giới. Mỗi lần ăn bánh cuốn, Steven và ông bố của anh đều sốt sắng bưng lên miệng húp. Họ đòi tôi mua hộ cả chai, nhưng tôi vẫn ngài ngại khi giới thiệu họ thứ nước mắm nguyên chất. Tôi pha sẵn cho họ hai ba bình, rồi họ về thì tự vắt chanh ta ớt lấy. Tại sao cái nước mắm của ta khi pha chế lại ngon thế nhỉ" Chiều hôm qua, khi bắt đầu ăn, Nhà tôi lấy que tăm nhúng vào lọ cà cuống và chấm vào mỗi chén nước mắm của mọi người. Nhìn qua lăng kính của một người ngoại quốc, cho dù việc Nàng làm rất bình thường và tự nhiên, họ vẫn thấy có vẻ như một nghi lễ gì đó như Linh Mục đang làm phép. Ông bố Steven quay qua hỏi tôi" Bộ phải trừ tà trước mới được ăn hay sao" Sarri cười ngất vì chính Nàng tự tay làm những bánh này. (Tội nghiệp Sarri, tráng bánh cuốn phải dùng đũa, mà cô nàng lại dùng nĩa nên bánh bể hết. Nhưng ăn thì vẫn ngon như nhau.) Sarri quay lại nói với mọi người:
- There is no devil ! This is American made . (Ma quỷ gì ! làm bởi người Mỹ mà)
Ý nói là nghi thức gì đâu, hình như Nhà tôi đang bỏ thêm vào một loại pha chế (ingredient) nào đó. Thế là họ há miệng ngạc nhiên và tranh nhau đòi xem lọ cà cuống. Lọ này nhỏ như lọ dầu xanh nên đựng có được bao nhiêu. Họ quen thói là khi bỏ thêm một mùi vị gì cũng phải ít nhất cả thìa hay cả bát. Chắc cả cuộc đời họ chưa bao giờ thấy ai chỉ dùng tăm mà chấm cho một chấm. Steven đòi chấm thêm chấm nữa, nhà tôi đưa cả lọ. Hắn chấm được hai ba chấm rồi tắc miệng:
- Chắc mấy người tin nhảm chứ mỗi đầu tăm mà nhằm nhò gì .
Vừa nói hắn vừa dốc ngược chai và dỗ, dỗ thằng vào chén nước mắm. Chắc có được khoảng một giọt nhẩy ra nhưng không vào thẳng nước mắm mà vương trên miệng chén. Hắn lấy ngón tay chấm và đưa lên miệng mút. Cùng một lúc, hắn đứng lên, miệng oà oà và bưng ly bia nốc ngược.
- Wow! it is hot. (Trời đất ơi, cay quá!)
Chúng tôi ôm bụng cười. Ấy thế mà khi ăn, hắn còn với tay xin lại lọ cà cuống và chấm chấm thêm dăm dầu tăm nữa. Cái hay của tiếng Việt khi so sánh với tiếng Mỹ thể hiện rõ ràng nơi đây. Về danh từ kỹ thuật, ta thua họ, nhưng về trạng từ, tĩnh từ tả trạng thái, bổ nghĩa v.v. họ kém ta xa. Mùi cà cuống khi bốc lên, không thể dùng chữ "hot" mà diễn tả cho hết được. Chữ phải dùng là chữ "nồng" phải không các bạn" Để diễn tả cho đúng, dân ta thường pha động trong tĩnh để tây nghe nó rét. Tỉ dụ như “Nồng xốc mũi!”
Nguyễn Đức Thắng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến