Hôm nay,  

Mẹ Tôi

10/05/201100:00:00(Xem: 252033)

Mẹ Tôi

Tác giả: Đoàn Thị

Bài số 3171-28471 vb3100511

Tác giả cho biết cô họ Nguyễn. Bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ rất VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy một sức viết mạnh mẽ. Các bài viết của cô thường đề cập những đề tài rất Mỹ, nhưng tác giả là cư dân Paris. Bài mới của Đoàn Thị kể về một bà Mẹ không giống những các bà mẹ khác.

***

Người ta nhắc đến Mẹ để tưởng nhớ, thương yêu, nhớ nhung động từ nào cũng nói lên sự trân quí, thân thương. Bà mẹ nào cũng được suy tôn, dù bà là bà bán ve chai, là công nhân, công chức, doanh nhân thành đạt, bác sĩ, kỹ sư tất cả đều sống chết vì con, vui buồn với con, vì đối với họ, con cái là một báu vật.

Mẹ tôi không giống họ, vì mẹ tôi sinh con chỉ vì yêu người đàn ông của mẹ, và khi cuộc tình đã chết thì anh em chúng tôi ẩn hiện xớ rớ đâu đó trong cuộc đời mẹ, như một bức tranh cũ, một tấm hình kỷ niệm nằm ở xó bếp.

Mẹ sinh tôi năm mẹ lên mười bảy tuổi, đám đầy tháng của tôi được tổ chức ở nhà hàng Maxim TPCHM cuối thập niên tám mươi, và mẹ rất hài lòng, buổi lễ hôm đó đánh dấu mẹ đã giã từ cái gốc nhà nghèo của mình, mẹ tập tễnh giao du với dân dư ăn dư mặc.

Bố đáng tuổi "bố của mẹ", một đời vợ ba con, chưa ly dị, ai cũng nghĩ bố dụ dỗ mẹ tôi, gái vị thành niên, sự thật hoàn toàn trái ngược. Chính mẹ đeo đuổi bố trong giới ăn chơi phòng trà, bài bạc dạo đó vì mẹ muốn dứt bỏ cái gốc con gái nhà nghèo, bà ngoại khóc hết nước mắt cũng không lay nổi mẹ quay về với gia đình.

Mẹ mang bầu tôi, bố thuê nhà ở riêng với mẹ, nhưng bố vẫn đi về với vợ con của bố, má Thảo đã quen với thói trăng hoa của bố, cả hai sống ly thân, chờ ngày bố đi Mỹ theo diện HO.

Dạo đó Sàigòn rón rén đón việt kiều trở về từ Mỹ, Pháp…bố làm áp phe với mấy bà VK về VN, mua bán nhà đất sẳn dịp tìm lại một chút ân tình họ để lại lúc ra đi. Bố đúng là một Gentleman của thời Sàigòn tập tễnh mở cửa, tiếng Tây, tiếng Anh, bố rành những câu sáo ngữ rất chuẩn như, « ngọn gío nào đưa bạn đến đây », Sàigòn đang học nói tiếng Liên xô toát mồ hôi hột, vậy mà bố lôi ra mớ văn hóa thuộc địa lịch lãm, bảo sao các bà Vờ Kờ không mê.

Cũng nhờ tiền của mấy bà VK đưa bố đi mua bán, mẹ tôi mới có cuộc sống sung túc, nhà cao cửa rộng thuê người giúp việc trông tôi. Mẹ đánh bạn với mấy bà đeo hột xoàn trong sòng bài, tập tành hút thuốc, uống Whisky, Champagne, đánh bạc để gia nhập giới ăn chơi thanh lịch.

Mùa VK về nước, bố vắng nhà liên tục, đi Đà Lạt, Nha Trang đổi gió với khách hàng, mẹ có ghen cũng chịu thua, vì khi chọn bố, mẹ đã chấp nhận kiếp chồng chung. Má Thảo đâu có làm khó mẹ, vậy thì mẹ càng không có cớ làm khó bố, vả lại mẹ đang tiêu tiền của họ, gía họ không về VN, không biết cuộc sống của mẹ sẽ ra sao.

Bố làm hồ sơ đi Mỹ, mẹ khóc một trận vì trong danh sách không có tên mẹ và tôi, xứ Mỹ đâu có luật đa thê, tuy đã biết trước nhưng mẹ vẫn khóc, mẹ dễ khóc nhưng cũng dễ nguôi, chỉ có bà ngoại là nuốt nước mắt vào tim nên nỗi buồn cứ gậm nhấm bà đến chết.

Ngày bố ra đi với gia đình, mẹ vừa sinh em tôi được sáu tháng, lần này mẹ vừa khóc vừa xỉu, mặc cho bố hứa năm sau sẽ quay về. Năm đó tôi lên ba, từ phi trường TSN ba mẹ con tôi dắt díu quay về căn nhà không có bố, tôi bỗng thấy lòng mình trống vắng như đứa mồ côi.

Vài tháng sau mẹ tôi có bồ mới, bác Trụ, việt kiều giàu lắm, mẹ mới hai mươi mốt, tuy đã hai con nhưng trông vẫn mòn con mắt, vì mẹ chưa bao giờ thức đêm cho con bú hoặc thay tã. Bác cở tuổi bố tôi, một vợ ba con, đã ly dị, dân du học trước 75, về Sàigòn kinh doanh nhà đất.

Mẹ có cuộc tình mới, anh em tôi lui vào dĩ vãng, lúc này mẹ lão luyện hơn thời sống với bố, ăn chơi sành điệu, quen biết cũng nhiều. Mẹ cùng bác nhảy vào giới nhà đất, bác mua nhà để mẹ đứng tên, vì VK không có quyền sở hữu bất động sản, sau đó nâng cấp nhà, trang trí nội thất bán lại kiếm lời.

Ngày bố quay về thăm chúng tôi, mẹ đang cặp kè với bác, VK đại gia, vài ngàn dollars bố dằn bóp đâu thấm gì với mươi căn nhà gía cả trăm ngàn dollars những năm chín mươi, bố là VK nghèo so với bác Trụ.

Để đánh dấu mối tình bạc trăm ngàn đó, mẹ sinh em Nancy cho bác, trong lúc mẹ mang bầu, bác Trụ lăng nhăng với gái trẻ, mẹ lại khóc như mưa. Bác hết lời phân trần, chỉ là giải quyết chuyện đàn ông trong lúc mẹ trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cấm vận cả tháng làm sao bác cầm cự nổi, nên phải « xả cảng » đó đây.

Thấy mẹ không có khả năng giữ tiền mà chỉ biết tiêu tiền, bác chuyển chủ quyền mấy căn nhà mẹ đang đứng tên sang người khác, tình cảm giữa hai người bắt đầu rạn nứt, và để không thua kém bác, mẹ cũng bắt bồ với một VK khác. Lão này đến với mẹ vì số tiền bác Trụ trả huê hồng cho mẹ công mua bán mấy căn nhà sau khi sửa chữa và và kiếm lời quá cao.

Mẹ lại sống cuộc tình tay ba như thời bố tiếp đón mấy bà VK về Sàigòn mua bán nhà đất và họ thuê bao một chút ân tình của bố trong nghiệp vụ kinh doanh. Lão VK về hưu này thấy mẹ có tiền rủng rỉnh nên tấp vào ăn hôi, vì bác Trụ vẫn lui tới với mẹ để thăm em Nancy. Con bé chưa thôi nôi bố nó với mẹ tôi đã rã đám, và nó cũng cùng số phận như anh em tôi khi bác và mẹ tôi thực sự chia tay nhau, lão VK cũng biến mất khi mẹ hết tiền. 

Vài năm sau mẹ quen một gã VK trẻ, lớn hơn mẹ vài tuổi, chưa có vợ, nghe nói gia đình chú An không hài lòng, dù gì chú cũng là trai tơ, trong khi mẹ tôi hai đời chồng, ba đứa con. Chú yêu mẹ lắm, mặc cho gia đình ngăn trở, chú quyết sống chung với mẹ, chú còn ghen với bác Trụ mỗi khi bác đến thăm Nancy, có lần chú đánh bác vì bác nói xấu mẹ tôi. Mẹ lại mang bầu, mỗi một mối tình phải để lại một dấu tích, một kỷ vật, đó là tiêu chí của mẹ, chỉ khổ cho anh em tôi, chúng tôi trở thành phế phẩm mỗi khi mẹ cho ra đời một sản phẩm mới.

Bố tôi lại quay về thăm chúng tôi, bố rất tự ái khi thấy mẹ lại có mối tình mới, đặc biệt chồng của mẹ toàn là VK tuy chưa có ai chính thức cưới mẹ, thế là bố và bác Trụ rủ nhau đi uống cà phê để nói xấu mẹ tôi. Số mẹ hẩm hiu, gặp toàn VK ti tiện, nhỏ mọn, tụ nhau lại để nói xấu phụ nữ. Chú An xin tiền gia đình đi buôn nhà đất với mẹ, gia đình chú đành chấp nhận vì mẹ sinh Tony, cháu đích tôn cho họ. Mua bán thua lỗ, mẹ với chú An cơm không lành canh không ngọt, đã thế lại có một cán bộ trẻ xen vào cuộc tình của mẹ. Cô em có con không chồng, bỏ tiền mua đứt chú An, chỉ vì cái quốc tịch ngoại quốc của chú, họ lại dắt díu nhau đi mua bán nhà đất.

Giời ạ, bất động sản là một mặt hàng kinh doanh định mệnh hay sao, mà mối tình nào của mẹ tôi cũng bắt đầu và kết thúc ở cái nghiệp này.

Mấy ông VK này cũng lạ, không hề dành giựt con cái với mẹ tôi như mấy ông Tây, ông Mỹ bên kia đại dương, hết tình họ rủ áo ra đi một cái rẹt, còn tiền thì họ trợ cấp chút đỉnh, hết tiền thì tàng hình luôn như chú An, tìm khắp Sàigòn cũng không thấy chú ở đâu.

Mẹ tôi cực kỳ lãng mạn, chia tay mấy ông chồng, mẹ buồn lắm, lên mạng kết bạn bốn phương, chỉ chơi với VK thôi, việt nam đừng có mơ, mẹ không để mắt tới họ đâu. Anh em chúng tôi sống lây lất với số tiền còm cõi do bác Trụ trợ cấp cho Nancy, tôi là thằng anh đầu đàn, phải vác mặt đi mượn tiền cho mẹ và chăm lo các em những khi mẹ vắng nhà đi chơi đó đây với kép mới ở ngoại quốc về.

Với thời gian tôi trở nên vén khéo như đàn bà, biết cách mượn tiền và khất nợ, một năm bố gửi vài trăm đô cho anh em tôi, tôi phải dấu mẹ để lo cơm nước. Học hết lớp mười hai, không có tiền học đại học, tôi xin bố vài trăm đô, học khóa « bảo vệ » để tìm việc làm.

Bố đi Mỹ gần hai mươi năm, bố đã làm đơn bảo lãnh cho hai anh em tôi đi Mỹ từ mươi năm nay, nhưng Income của bố thấp quá, nên hồ sơ của chúng tôi còn nằm đâu đó bên Mỹ, chưa về tới Sàigòn.

Mẹ chia tay với chú An đã sáu năm rồi, thằng Tony vẫn là dân VN vì khi sinh nó mẹ giận chú nên không cho chú nhận con, bây giờ bà cán cộng dẫn chú đi mất xác, thằng nhỏ sau này chắc đi bộ đội mút chỉ. Con Nancy khá hơn vì được bố nó thừa nhận, tuy là VK nhưng con nhỏ sống vất vưởng nghèo khó với chúng tôi, tiền trợ của nó bị bà vợ sau của bác Trụ cắt xén, con nhỏ ở tuổi teen, có cha có mẹ cũng như không, nó trở chứng và trở nên bất trị.

Số mẹ tôi đào hoa, chát trên mạng một thời gian, me tôi lại quen một VK mới, lớn hơn mẹ một con giáp rưỡi, một đời vợ hai con, đã ly dị, lão hẹn sẽ về ra mắt mẹ và đám con của mẹ. Me tôi rất thật thà, khi quen với ai mẹ kê khai lý lịch rõ ràng, ở giai đoạn này mẹ đã qua ba đời chồng và có bốn đứa con, có sao nói vậy người ơi, như thế mới biết ai yêu mình thật lòng chứ. Điểm lại mấy mối tình trước, ai cũng yêu mẹ tôi hết mình, yêu đến mù quáng luôn, chỉ có độ bền vững là dưới mức trung bình, nên không có cuộc tình nào vượt nỗi ngũ niên.

Lần này tôi hồi hợp lắm, mẹ đã quá bốn mươi, sinh con thêm chỉ tội nghiệp cho em tôi nếu ba của nó lại chia tay với mẹ tôi như những mối tình trước. Mẹ tôi tin như đinh đóng cột, cứ sinh con để trói chân người ta, mà không chịu hiểu, làm sao giữ được người đi, kinh nghiệm thương đau những lần trước, cứ một lần sinh con là một lần chia tay.

Trước khi tôi đi Mỹ, ông VK có về Sàigòn như đã hứa với mẹ, ông dẫn chúng tôi đi chơi đó đây và quay về xứ bảo để thu xếp công việc và sẽ về sống với mẹ. Mẹ tôi vui như được hồi sinh, đã bảy năm rồi, mẹ tôi cô đơn không có một bờ vai để nương tựa, ngoài cái vai đi muợn tiền và khất nợ của tôi.

Anh em tôi đi Mỹ, ai nghe cũng mừng cho chúng tôi, vậy mà tôi lại thấy buồn, người ta đi Mỹ để vào đại học, hoặc học một nghề nào đó để nuôi thân sau này, còn tôi mang một trọng trách, phải kiếm tiền gửi về để mẹ tôi tiêu xài. Ở lại VN với đồng lương bảo vệ chỉ đủ lo tiền chợ mà thôi, qua đây hy vọng tôi có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn.

Xứ Mỹ thời kinh tế down, việc làm không nhiều như tôi nghĩ, may mà có người quen giúp tôi xin được chân chạy bàn trong tiệm phở, một tháng có vài trăm đô dằn bóp, cuối tháng phụ bố tiền share phòng, má Thảo đã ly dị bố từ lâu rồi.

Ông VK xách vali về Sàigòn sống với mẹ, tôi thở phào, đỡ lo phải gửi tiền liền tù tì về cho mẹ, tưởng qua đến đất hứa, đời sẽ khá hơn, nhưng một lần nữa, tôi vẫn phải đa mang mẹ tôi.

Một năm sau mẹ lại mang bầu, thỉnh thoảng mẹ bảo tôi gửi tiền cho mẹ, vì ông VK này cơm đong gạo phát, còn mẹ tôi quen tiêu tiền không cần đếm, ông than thở phải nuôi con Nancy và thằng Tony khiến me tôi áy náy.

Chín tháng mười ngày, mẹ sinh em bé, ông VK bế con vào sứ quán làm khai sinh, thừa nhận đứa con ngoài giá thú, xong thủ tục hành chính, ông quay về mẫu quốc làm giấy tờ hành chính để chuẩn bị về Sàigòn sống luôn. Trước khi đi hai người lại gây gỗ một trận tam bành, mẹ gọi cho tôi khóc sướt mướt và bảo tôi gửi tiền vì ông ta để lại rất ít tiền sợ không đủ dùng trong lúc ông vắng mặt.

Tôi mới qua Mỹ được hai năm, tiền không dư bao nhiêu, vậy mà mẹ cứ gọi bảo tôi gửi tiền, có khi phải gửi gấp để đóng tiền học cho Tony. Tôi nản quá, đôi khi muốn trốn mẹ, nhưng nghĩ lại thấy thương mẹ, sao cả đời mẹ cứ lận đận vì tình, hy vọng lần này mẹ sẽ dừng bước giang hồ.

Hy vọng của tôi tan thành mây khói, ông VK quay trở lại và đòi chia tay với mẹ, mẹ lại sống dở chết dở vì mối tình muộn vừa chớm đã tàn úa, ông hứa sẽ lo đầy đủ cho em bé, tại sao ông không chịu hiểu mẹ tôi cần tình và cả tiền của ông nữa. Em tôi có hiện hữu trên cõi đời này cũng như không, nếu ông còn ở với me, thì em tôi sẽ có cha và mẹ, nếu ông ra đi, số phận em tôi sẽ hẫm hiu như chúng tôi, không cha không mẹ, dù mẹ tôi vẫn còn đó.

Sao anh em chúng tôi cứ phải đi tìm tình mẫu tử mà mẹ tôi chưa bao giờ cảm nhận, suốt đời mẹ chỉ khao khát tình yêu, tình yêu thuần túy lãng mạn, mà các con chỉ là sợi dây mong manh không trói nổi đôi chân của những người đàn ông không bao giờ chọn mẹ tôi là điểm dừng bước.

Có lúc tôi giận mẹ lắm, sao mẹ sinh chúng tôi làm gì để làm khổ chúng tôi, nhưng nghĩ lại tôi lại thương mẹ, suốt đời mẹ chưa bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn. Dù sao chúng tôi cũng có mẹ để yêu thương, còn mẹ tôi không có ai để yêu, vì những người đàn ông đi qua đời mẹ, đều bỏ mẹ ra đi. Năm anh em chúng tôi cộng lại cũng không lắp nổi khoảng trống trong tim mẹ, năm đứa chúng tôi không bằng một gã đàn ông chung tình mà mẹ chưa tìm thấy.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
13/05/201118:19:46
Khách
Goi BN
Sao ban kho tanh wa sao goi la "ba xu" ,theo tui do la mot khia canh cua cuoc doi ,toi cho nhung dua tre khong duoc cha me thuong yeu cham soc :( :(
12/05/201118:05:51
Khách
trung thuc. Rat dung'. Hoi^` con` o vn, tui co' di` hang xom' giong nhu ba` nay`. She always looks for love ( like me), but in vn it's very difficult for women to find the right one. Even if you can, it's still hard to live in that society. Con cai' khong the giu duoc hon nhan khi tinh` da het^'. Kho' lam('. Biet vay^, nen tui van con` doc than den gia` , khong muon dinh' liu' con cai'. Kho' lam('
10/05/201122:56:28
Khách
Toi nghiep cho nhung dua tre nhu em. Chuc em may man va ci cuoc song tot hon o nuoc My co nhieu co hoi
10/05/201118:04:21
Khách
Đây là chuyện viết nhân ngày Hiền Mẫu ư? Sao giống chuyện chế, ba xu quá. Thành phố HCM là cái thành phố quái quỷ nào vậy?
12/05/201104:53:20
Khách
oh danny xin dinh chinh lai la 307 trieu chu khogn fai 703 vi typo. Tui nghi nguoi me co quyen nuoi con tru khi nguoi me give up. Chu nguoi cha khong co quyen bac buoc vi toa dai su se can thiep va bac nguoi cha child support. Hoan toan khong co ly do nhan dao gi het do la suy nghi cua mot so nguoi dua tren tinh nhan dao cua luat phap hoa ky. Gia du neu co luat do thi biet bao nhieu nguoi da dung nen chuyen nay chuyen no de di theo chuyen nay va nen nho rang luat di tru ap dung cho toan the cac nuoc vao My chu khogn rieng VN. Tui hoan toan chua thay chuyen nay xay ra. Va ong ban nen tim hieu that can than chu khong the nghe nguoi nay nguoi kia noi hoac cu nghi vay la se vay
11/05/201122:04:51
Khách
Cám ơn Danny. Nếu người cha một mực đòi bắt đứa con đi Mỹ, vì lý do nhân đạo người mẹ có quyền đi với con. Danny lầm rồi, ngộ không phải là cô mà là chú "chệt cholon".

nguoi thu c/s
11/05/201118:29:28
Khách
goi co thu,
trong phan reply cua co, co noi la "Nếu người mẹ trẻ kia biết được luật di trú của Mỹ thì có lẻ cô không bỏ con cô, đó la: nếu người cha có quốc tịch Mỹ, dù đứa bé kia sanh ở VN thì he or she is automatic becomes American citizen, và cô "đào nhí" có quyền đi chung với con cô". dieu nay thay vo li qua vi neu vay thi dan so cua My bay gio khong phai la 703 trieu ma la ra tlon. Theo toi biet thi dua tre duoc co quoc tich nhung nguoi me thi khong. Nen moi co chuyen dua be den 18 tuoi moi duoc bao lanh me cua no. Hoac la dua be song voi me den khi dua be 18 tuoi roi qua my song hai la di theo ba cua no. Vay thoi, nen dua tin chinh xac chu dung co noi bua vay de roi se co biet bao nhieu chuyen xay ra: kiem con voi VK My de duoc di My
11/05/201115:50:40
Khách
Em rất thích bài này. Ngày Hiền Mẫu không phải chỉ co những người con nghĩ đến Me mà những người Mẹ càng phải nghĩ đến trách nhiệm của mình. Nước Mắt chảy xuôi....Con không thương Mẹ dể tha thứ hơn Mẹ không lo, không thương con... Xung quanh ta va nhất là trong đời sống "hiện đại" ngày nay, đã có không it những bà Mẹ như bài này...
11/05/201112:08:00
Khách
Xin BN hảy thông cảm cho nhân vật trong truyện, cậu bé sanh sau đẽ muộn, sau 75 thì dùng TPHCM là thường thôi, tôi cũng rất nhạy cảm với từ ngữ VC, chẳng hạn như: sau giải phóng hoặa TPHCM, nếu Saigon được giải phóng thì tại sao họ chạy bán mạng sang Mỹ để làm gì?.
Tôi không biết đây là chuyện thật hay chuyện giã tưởng, nhưng những chuyện nầy xảy ra ở VN rất thường, nhất là những ông VK già mất nết hay dùng đồng tiền để mua chuộc sự nhẹ dạ của các cô gái trẻ thích chưng diện nhưng không co khả năng để thoả mản tánh se sua của mình nên đành bạ đâu lấy đó. Tôi sống ở VN 3 năm (2001-2004) nên mục kích rất nhiều những tình huống nầy. Có lần ở LSQ Mỹ có cặp vợ chồng VK đến để làm khai sanh cho đứa bé mới sanh, người mẹ trẻ không được đi theo, chỉ có ông bố và bà mẹ ghẻ thôi, hai vợ chồng VK khoảng trên 60. Tôi lúc đó thật là bất nhẫn chỉ hy vọng bà mẹ ghẻ đối xử tốt với đứa bé vô tội. Nếu người mẹ trẻ kia biết được luật di trú của Mỹ thì có lẻ cô không bỏ con cô, đó la: nếu người cha có quốc tịch Mỹ, dù đứa bé kia sanh ở VN thì he or she is automatic becomes American citizen, và cô "đào nhí" có quyền đi chung với con cô. Cũng có thể gia đình VK kia cho cô bé một số tiền lớn nên cô không làm khó dể họ. Đây chỉ là một chuyện nhỏ trong những chuyện lớn khác. Nó xảy ra hằng ngày ở thành phố "bác vĩ đại". Cám ơn những thằng giải phóng nước tôi.

nguoi thu VC
11/05/201105:56:03
Khách
Cảm ơn bạn BN đã góp ý.
Bạn bè tôi ai cũng nói chuyện buồn và đau lòng quá.
Vừa viết tôi vừa khóc khi nghĩ đến cháu M đang sống tại SJ.
May mắn thay, tình yêu vẫn còn đó, dù là tình 1 chiều.
Thân ái.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến