Hôm nay,  

Quê Hương Thứ Hai

29/04/201100:00:00(Xem: 297571)

Quê Hương Thứ Hai

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 3179-28479 vb5042811

Trước 1975, tác giả là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị. Và sau cùng, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Từng là một nhà thơ quân đội có tiếng, ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông,

***

Tôi đến Mỹ năm 1993, lúc khu East-San Diego của City Height chưa phát triển rộng lớn. Đoạn đường University, từ ngã tư 43 đến ngã tư Fairmount, đầy dẫy những tiệm bán lẻ lụp xụp của người Trung Đông. Phía Fairmount chạy dài xuống hướng Nam, còn một khoảng trống hun hút, đầy đất cục đá hòn. Freeway 15 đi thông thống từ Bắc xuống Nam, khi đến East-San Diego thì bị đứt đoạn, xe cộ phải chui vào đường local 40 mới tiếp tục ra được Freeway 15 để xuôi về Nam.
Bây giờ, City Height phát triển rộng lớn. Những tiệm bán lụp xụp của người Trung Đông được thay bằng tòa nhà thương mãi cao nghệu, kiến trúc theo kiểu hiện đại. Khoảng đất trống dài ngoằng ở Fairmount, giờ đã mọc lên một khu plaza sầm uất, bên cạnh đó là một thư viện tuyệt đẹp với một công viên rộng rãi, có cả sân khấu lộ thiên. Đối diện bên kia đường là tòa nhà nguy nga nhiều tầng, đó là Community College và cũng là trường ESL dạy Anh Văn cho các dân tộc khác nhau vừa đến định cư ở Mỹ. Bây giờ, Freeway 15 đã chạy bon bon từ Bắc xuống Nam. Nó không còn bị đứt đoạn nữa. Người ta đã xẻ dọc tách ngang con đường 40 để hoàn thành công trình tân kỳ này.
Tôi đến Mỹ, định cư ở City Height, khi thành phố này chưa phát triển rộng lớn. Dù vậy, tôi cũng đã cảm nhận được có không khí tự do và thanh bình đang tràn ngập trên các đường phố. Hãy nhìn đàn chim bồ câu, những cánh chim trời lang bạt… Khi gặp bóng người, chúng hiền lành rủ nhau xà xuống, vây quanh một cách thân thiện. Buổi sáng, gặp nhau, câu chào "good morning" vang lên ấm cúng, phá tan đi cái giá lạnh đầu ngày. Câu chào kèm thêm nụ cười. Đã biết rằng câu chào xã giao, nhưng nó làm rộn rã cõi lòng, làm tươi mát cuộc đời, giúp tăng phấn khởi cho một ngày lao đầu vào công việc.
Tôi thuê một apartment rẻ tiền trên đường 43. Vài ngày sau, các bà Mỹ trong cơ quan thiện nguyện đến thăm. Các bà lệ mệ xách theo quần áo, ly tách, soong chảo, máy nọ máy kia…giúp tiện lợi cho đời sống gia đình. Các bà "cho" mà không cần "nhận"ø, cũng không cần "trả ơn" hay "hứa hẹn" bất cứ một điều gì. Những năm đầu tiên bước chân vào college, tôi được chính phủ cho tiền financial aid và được chu cấp sách vở đi học. Về sau, vì lu bu với công việc, tôi tự ý nghỉ học. Vậy mà hàng năm, nhà trường cứ gửi thư về khuyến khích trở lại trường học.
Để có phương tiện đi làm, tôi học lái xe và mua một chiếc xe cũ. Một hôm, tôi tông vào đít xe của một bà Mỹ đen. Nghe thiên hạ đồn, Mỹ đen rất hung dữ và thường có cuộc sống không được tốt lành trong xã hội. Tôi run sợ xuống xe nói "sorry", rồi cắn răng chờ đợi những điều không tốt đẹp sẽ đến với mình. Nhưng, bà Mỹ đen chỉ nhoẻn miệng cười. Ôi! Nụ cười rộng lương và vị tha mà mãi tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu.
- Ô, không sao. Chiếc xe tôi không bị thiệt hại gì. Ông cứ tự nhiên và an tâm lái xe đi đi. Have good day.
"Have good day", câu nói như câu nhật tụng của người Mỹ khi từ giã nhau. Câu nói làm an tâm, làm bịn rịn kẻ đi. Câu nói là lời chúc tốt đẹp làm kẻ đi hài lòng, để rồi sẽ có dịp hồi tưởng, khắc cốt ghi tâm. Tương tự, người Mỹ còn có thêm hai chữ "thank you". Chấp nhận cũng "thank you", từ chối cũng "thank you". Ôi, hai chữ rất ngắn gọn, nhưng thật lịch sự biết bao!
Ở San Diego vài ba năm, tôi làm quen được rất nhiều bạn hữu. Một hôm, có ông bạn ở Vista mời đến nhà tham dự buổi họp mặt văn nghệ có đàn ca xướng hát, và có cả ngâm thơ thổi sáo nữa. Thấy buổi văn nghệ có vẻ rình rang quá, tôi nhất định lái chiếc xe cũ tìm đến Vista để vui chơi một bữa. Khi xe vừa vào thành phố Vista bỗng dưng nó ngã lăn ra "chết" máy. Nó nằm ì giữa đường như một đống sắt cản trở dòng xe cộ lưu thông. Trong lúc tôi đang loay quay chạy tới chạy lui không biết giải quyết "của nợ" này thế nào, thì có một chiếc xe truck trờ tới, hai vợ chồng người Mỹ nhào xuống. Một người chạy ngược phía sau xe, lôi ra sợi dây thừng, rồi buộc một đầu vào xe tôi, một đầu sau đít xe họ. Sau đó, hai vợ chồng cố gắng kiềm lái vất vả để kéo "đống sắt" của tôi vào một garage sửa xe gần đó. Vừa xong công tác "nghĩa hiệp", cả hai phóng vội lên chiếc truck tống "ga" dzọt mất, không cần tiếng cám ơn chân thành, phát xuất từ lòng cảm động của tôi.

San Diego là một thành phố hiền hòa, nắng ấm trời trong. Mùa đông ở đây không có tuyết, không có những trận bão rớt kinh hoàng làm điêu linh sắc diện của một thành phố du lịch. Nhưng mùa đông, có những năm, trời cũng lạnh cắt da xé thịt, rất khó chịu - nhất là đối với dân Việt Nam quen sống ở vùng nhiệt đới. Vì thế, cứ vừa lúc thời tiết bắt đầu chớm lạnh, da tôi bỗng khô cứng, tróc từng mảng nhỏ. Kẻ tay, kẻ chân bị nứt ra, chảy máu và rất đau nhức như bị dao cắt. Vừa lúc tới ngày hẹn khám định kỳ, tôi tới phòng mạch bác sĩ trình giấy để lấy giờ hẹn. Khi móc ví ra lấy thẻ medical, tôi cố gắng kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống vài lần… vẫn không lôi được tấm thẻ medical ra khỏi bóp. Cô y tá Mỹ nhìn tôi ái ngại, cuối cùng cô mở tủ lấy ra một chai thuốc là lạ :
- Ông phải thoa lotion vào tay. Tay ông bị khô quá! Nào, thoa đi! Thoa cả hai tay nhá!
Tôi lúng túng làm theo lời cô, và quả thật, tôi đã cầm tấm thẻ medical ra khỏi bóp một cách nhẹ nhàng.
- Ông hãy mang nó về nhà xài đi! Khi hết, cầm cái hộp ra shop mua đúng hiệu của nó. Lotion này good đấy!
Tôi lật đật móc bóp ra, láy hoáy tìm tiền :
- Xin cô làm ơn cho biết hộp lotion này bao nhiêu ạ"
Cô y tá Mỹ vừa duyên dáng cười, vừa nguầy nguậy xua tay:
- Tôi tặng ông đấy! Đừng quan tâm đến chuyện tiền bạc.
Tôi ngơ ngác như người vừa từ cung trăng rớt xuống trái đất. Tôi nhìn cô y tá với lòng biết ơn vô bờ. Và cứ luôn luôn tự hỏi, người Mỹ vốn tốt bụng, vốn tử tế như vậy sao"
Trong số bạn hữu quen ở Mỹ, có hai vợ chồng Mỹ David và Ann. Họ thuộc dòng Episcopal, sinh hoạt trong một nhà thờ Anh Giáo. Ngày đầu gặp nhau, David chỉ xem tôi là giống dân di cư xa lạ, cần sự bảo trợ của các cơ quan từ thiện. Về sau, gần nhau, hợp tánh hợp tình với nhau, nên David rất trân trọng quí mến tôi.
Nhà David cách apartment tôi ở không xa, đi xe chừng 10 phút đã đến rồi. Tôi thường đến David chiết từng nhánh cam cho hắn, rồi đào lỗ trồng xuống nơi những khoảng đất trống quanh nhà. Tôi chỉ cho hắn cách "bầu" một nhánh cây mình thích, đầu tiên là lựa nhánh khỏe mạnh, dùng dao bén lột phần da bao quanh cây dài chừng 1.5 inches, xong phơi nắng vài ngày, cuối cùng dùng đất ướt trộn với lá cây mục bọc lại ngay chỗ cắt, rồi lấy bao nylon quấn chặt lại. Vài tuần sau, rễ sẽ mọc trắng nơi phần đất ướt bọc quanh. Đó cũng là thời gian chúng ta cắt bầu xuống để đặt vào lỗ trồng. Ngược lại, David lo cho gia đình tôi từng miếng ăn chỗ ngủ. Hắn dùng xe truck chở từng chiếc giường, từng tấm nệm nơi cơ quan từ thiện nào đó để gia đình tôi có được giấc ngủ êm đềm. David còn bỏ cả ngày làm, đi "lùng" việc làm cho tôi khắp San Diego. Khi biết tôi thích làm thơ, hắn cũng hí hoáy làm thơ. Nhưng thơ hắn chỉ toàn khói xăng, đinh ốc và những con đường…
18 năm sống ở Mỹ, tôi đều gặp những người Mỹ tốt bụng, tử tế và nhân hậu . Nước Mỹ đã giang rộng vòng tay nhân ái bao dung cuộc sống chúng ta. Chúng ta bỏ quê hương để đi tìm tự do và quyền được làm người, thì nước Mỹ là quê hương thứ hai nuôi dưỡng cuộc đời chúng ta đến giây phút cuối cùng. Người ta thường nói đến hai chữ "tạm dung". Theo tôi, tôi không bằng lòng từ ngữ ấy. Tại sao lại gọi xứ sở tự do (mà chúng ta đã hy sinh cả mạng sống để đi tìm) là "đất tạm dung"" Phải nói là đất dung thân, là quê hương thứ hai, là miền đất tự do mà ngày xưa chúng ta từng ước mơ một lần đặt chân đến.
Khi đã chấp nhận nước Mỹ là quê hương nghĩa tình, là ngôi nhà nhân hậu đã đùm bọc mình…thì mình phải có nghĩa vụ với quê hương, với ngôi nhà đó. Hãy góp công góp sức xây dựng ngôi nhà thêm bền vững. Hãy chung lưng đấu cật bảo vệ ngôi nhà trước những bão giông thời cuộc. Hãy sống lương thiện với ân nhân mình. Hãy yêu đất nước Mỹ bằng trái tim chân thật…
PHẠM HỒNG ÂN

Ý kiến bạn đọc
02/05/201121:34:55
Khách
Cảm ơn tác giả rất nhiều, đã nhắc nhở chúng ta những điều phải làm. Sống ngay thẳng, đàng hoàng, nhân hậu, làm tròn bổn phận công dân chính là cách thể hiện tình yêu đối với đất nước đã cho chúng ta cơ hội được sống đúng nghiã như những con người tự do; một điều mà chúng ta không thể tìm được ngay trên chính quê hương cũ cuả mình.
29/04/201111:09:27
Khách
Một bài viết có giá trị, hy vọng những người không biết câu "ăn cây nào rào cây nấy" lấy làm bài học.

nguoi thu c/s
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,750,176
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến