Hôm nay,  

Lời Tự Tình Mong Manh

02/04/201100:00:00(Xem: 129551)
Lời Tự Tình Mong Manh

Tác giả: Nguyễn Kim
Bài số 3156-28456 vb8040311

Sáu năm trước đây, thứ bẩy, mùng 1 tháng Một, năm 2005, một bài Viết Về Nước Mỹ mang tên “Con Tàu Ma” của “Người Giấu Tên” được phổ biến lần đầu, với lời giới thiệu như sau: “Không thứ ma quỉ nào so nổi với nó. Ðó là chiếc tầu sắt Panama đậu ngoài khơi để công an CSVN ở Bến Tre đưa người lên đi “bán chính thức”. Sau khi đã thu đủ số vàng tính theo đầu người, chính công an đưa người lên tầu, nêm chặt, rồi bỏ mặc cho chết đói, chết khát, chết ngạt. Hàng ngày con tầú hụ còi, không phải để khởi hành, mà chỉ để báo hiệu là đã ném xác một số người xuống biển, có chỗ nhét thêm người mới. Con tầu ấy không bao giờ ra khơi...
Lần đầu tiên câu chuyện trên được kể lại bởi một người chỉ vừa từ Việt Nam tới Los Angeles 2 ngày, và đã dành cả một đêm không ngủ để viết ra những điều bao năm phải kín miệng. Tác giả cho biết vì thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên chưa thể phổ biến tên thật.
Sáu năm sau bài viết kể trên, mới đây, Việt Báo vừa nhận bài mới và thư của tác giả, cho biết như sau: “Với bài viết đầu tiên “Từ Con Tàu Ma Ðến Nước Mỹ” với bút hiệu “Người dấu tên” và những tác phẩm kế tiếp, tôi đã nhận được giải thưởng đặc biệt do toà soạn Việt Báo trao tặng. Sau ba lần đi du lịch tôi đã trở lại Hoa Kỳ với tấm thẻ xanh cầm trên tay và xin gửi theo đây những dòng suy nghĩ miên man của một người xa xứ.”
Sau đây là vài nét tiểu sử, do chính tác giả tự sơ lược: Tên thật: Nguyễn Thị Kim Thu. Bút hiệu: Nguyễn Kim. Sanh năm 1949 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Học vấn: Tốt nghiệp đại học sư phạm, và cao học đại học khoa học Sài Gòn 1972. Nghề nghiệp: Dạy học và làm công việc quản lý. Ði du lịch sang Mỹ năm 2005 và những năm kế tiếp. Ðịnh cư tại Mỹ năm 2008. Hiện là cư dân thành phố Henderson, CO 80640
Việt Báo trân trọng mừng tác giả Nguyễn Kim đoàn tụ cùng con cháu. Kính chúc bà và gia đình an khang, vui khoẻ.

***
Máy bay chạy từ từ trên phi đạo, tôi vẫn còn huyên thuyên nói chuyện với người ngồi bên cạnh. Tiếng động cơ bắt đầu lớn dần...lớn dần...máy bay tăng tốc...nhìn ra ngoài cửa sổ bỗng nước mắt vụt tràn, dòng xúc cảm trào dâng khi hình ảnh ngoài cửa sổ mờ dần...mờ dần.
Tôi đã rời Việt Nam thật sự, và có lẽ lần này lâu lắm, không biết đến chừng nào tôi mới có thể trở lại Việt nam. Từ trên cao nhìn xuống, đám mây trắng bồng bềnh đã che kín hẳn lối về. Một nỗi buồn man mác len nhẹ vào hồn tôi. Tôi không biết phải nên tiếp tục cho nước mắt trào ra hay phải làm cho nó dừng lại.
Thôi! Cứ để mặc những suy nghĩ bâng quơ làm xoá đi...xoá đi, nhưng cái cay cay trong mắt vẫn còn làm đau đau những người xa xứ.
*
Sau những lần đi du lịch tôi đã thật sự định cư tại Mỹ, cầm trên tay nào là thẻ xanh, và thẻ an sinh xã hội, tôi vẫn chưa biết trong lòng mình đang cảm nhận điều gì"! Chỉ biết rằng mình đang rời bỏ Việt Nam và hiện giờ mình đang sống trên đất Mỹ.
Tôi, với tuổi đời trên sáu mươi mà mắt đã mờ tai đã lãng, trình độ tiếng Anh thì nữa nạc nửõa mỡ lắp ba lắp bắp ắm ớ hội tề. Tôi không biết mình sẽ làm gì và sẽ được hưởng những gì trên đất nước này"
Ở cái cảnh sanh sau đẻ muộn, cái cảnh mà thân phận nhỏ nhoi thấp kém. Tôi chỉ biết rằng niềm vui hiện nay là được gần con nâng cháu, một niềm vui mà không có bút viết nào tả hết. Nhưng cái cám cảnh của cuộc đời mà mình đã gặp đang hiện lần ra trước mắt...
"Chị Kim ơi xếp rau ra dĩa đi!"
"Cô Kim, cắt chanh sao nhỏ vậy""
"Bà Kim sao bà buồn thế""
Thôi thôi...đủ cách để gọi, nào chị, nào cô, nào bà, nào thím...Tôi, không còn là tôi nữa.
Tiếng cô Thu thân thương êm ái đã biến mất hẳn sau chuyến đi này.
Tôi đã rời xa những đứa học trò nhỏ bé thân thương, tôi đã bỏ đi những lớp học những ngôi trường đầy bụi phấn và hoa phượng đỏ... tôi thật sự không còn là tôi nữa! Tôi đã hoá thân trở thành một người khác.
"Vâng, chị có nhiều kinh nghiệm làm phụ bếp trong các quán ăn nhà hàng ở Việt Nam, mỗi tiệm, mỗi quán có cách sắp xếp thức ăn khác nhau, chị nghĩ rằng chị sẽ làm em vừa lòng..."
Thế là tôi đã hoá trang khoảng năm mươi sáu tuổi và nhập vai thật sự thành một người phụ bếp, trong một nhà hàng bán đủ các loại thức ăn... nào phở, bánh cuốn, cơm tấm, và nào chả giò, nem nướng.
Với quy định ba ngày thử việc, suốt mười hai tiếng đồng hồ tôi không hề rảnh tay một chút để ngồi được xuống ghế, hai đầu ngón tay bị cháy bỏng vì phải bóc rời những lớp bánh cuốn mỏng cho vào dĩa, loay hoay với mấy đầu tôm bị gai đâm sâu vào da đau nhuốt, gắp lên tuột xuống mấy cuốn chả giò trong chảo dầu sôi làm dầu văng lên tung toé...
Ngày đầu tiên học việc tôi ráng chăm chút để nhớ, cắt chanh xắt ớt, xếp rau, cách để thức ăn vào dĩa, xà lách, dưa leo, cà chua đặt ở đâu và trang trí như thế nào. Cơm ém vào chén rồi úm ngược vào dĩa làm lòng bàn tay cháy phỏng... chả, bì, nem, thịt để ở vị trí nào. Cơm tấm to go phải để thêm gì" Vậy mà vẫn quên trước nhớ sau, lọng cọng, lạng quạng để thừa bỏ thiếu.
Sang qua ngày thứ hai, cô bếp trưởng vẫn còn kềm kẹp cho tôi thêm nào bún mắm, bánh mì bò kho...vậy mà mỗi lần đưa dĩa thức ăn ra cửa sổ vẫn còn...vẫn còn..."Sao thím quên rắc hành phi hoài vậy"" Tôi lắp ba lắp bắp "xin lỗi sẽ không quên nữa"
Chỉ còn một ngày thử việc tôi không sao ngủ được, trong đầu lúc nào cũng nhớ lại bì thịt để đâu, rau củ xếp như thế nào, tôi phác hoạ dĩa bày trí thức ăn lên trên giấy để không quên.
Sáng ngày thứ ba đã đến, cô bếp trưởng off hai ngày, tôi được đóng vai chính trong việc lên thức ăn, tôi cố gắng tập trung để không bỏ sót một chi tiết nào, suốt gần sáu tiếng đồng hồ không kịp uống một ngụm nước...

Ðến giữa trưa, ông chủ nhà hàng vào, một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, tay to thịt chắc, mặt đầy rỗ chằng, và miệng sặc đầy rượu thuốc. Anh ta đi ngay đến chỗ tôi dừng lại hỏi "Chị Kim làm được mấy ngày rồi"" tôi vội trả lời "Dạ thưa hôm nay là ngày thứ ba." Chủ tiệm gật đầu rồi bước nhanh, tôi mừng thầm, chắc có lẽ mình được giữ lại làm.
Nhưng không, chỉ mười phút sau anh ta tay cầm một bao thư đến cạnh tôi. "Cám ơn chị Kim, chị có thể nghỉ ngay bây giờ, chừng nào đắt khách tôi sẽ gọi mời chị đến."
Tôi ngẩn người ra không nói được một lời, khoảng một lúc lâu tôi đưa tay cầm lấy bao thư và lên tiếng "Cám on chú nhiều, với hai ngày thử việc chú cho tôi học được một nghề mà lại được trả lương." Chủ tiệm trừng mắt ngó vào tôi không nói một tiếng mà quay lưng bước, tôi vội vã vào kho lấy đồ cá nhân và bước nhanh ra khỏi cửa, sau những tiếng chào các em làm trong bếp, các em len lén nhìn tôi với ánh mắt đầy thương hại.
"Má đã bị cho thôi việc, con đi rước má nha." Tôi đi lần đến chỗ hẹn trong bụng không biết vui hay buồn, vậy mà nước mắt cứ lưng tròng. Thế là tôi cũng không bỏ cuộc, mặc dù con cái khuyên can nhiều lần.
Tôi bước vào một tiệm chuyên về phở, đóng tiếp vai bóc thịt vào tô, tái, nạm, gân, gầu... tôi bóc lộn tùng phèo... đã vậy tô xe lửa suýt mấy lần rơi xuống đất. Tôi xin được chuyển sang khâu khác, viện cớ là hôm nay không có đeo kính nên không nhìn rõ trong "tờ order" loại thịt gì" Chủ tiệm là một sinh viên đã học đại học kinh tế năm thứ hai tại Việt nam, sang Mỹ tiếp tục sự nghiệp kinh doanh của gia đình, nhỏ nhẹ nói với tôi: "Thôi được rồi cô Kim sang công đoạn cho nước phở vào tô." Tôi cám ơn rối rít, cái giá múc nước phở dài gần nửa thước, với cái môi bằng inox to cỡ tô medium, tôi phải bấu chặt năm đầu ngón tay để không tuột, khoả đều lớp mỡ nổi ở trên rồi thọc sâu xuống đáy nồi để lấy...thùng nước phở ăn tại chỗ và thùng nước phở to go khác, vậy mà tôi lạng quạng múc lộn hoài.
"Không sao đâu rồi cô sẽ quen."
Lời nói rất lễ phép nhưng ánh mắt hình như gay gắt, tôi luống cuống sượng sùng. Phải chi tôi trẻ lại mười tuổi, những công việc này đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Vậy mà ở tuổi đời này, tôi phải để lại những dấu ấn mà với quãng đời còn lại không bao giờ quên. Thế là tôi xin qua khâu làm rau nhưng đã có nhiều người, thế là tôi phải rời tiệm phở chỉ sau một ngày vì nhận thấy mình không thể tiếp tục được.
Ðứng suốt mười hai tiếng đồng hồ trong phòng đông của những công việc làm rau trong chợ Việt nam, tôi vẫn còn thèm thuồng, nhưng suy đi nghĩ lại liệu sức mình không kham nổi... hay là xin đi giữ trẻ trong các gia đình mà họ bận bụi đi làm suốt ngày, trách nhiệm lương tâm, sức khoẻ, phải đặt vai trò chủ yếu khi bước vào làm những công việc này, tính tới tính lui, tôi lại dẹp bỏ đi ý định...
Ngồi nhìn tuyết rơi mà trong lòng buồn rười rượi, nghĩ đến những cám cảnh cuộc đời mà ngao ngán làm sao! Vậy mà đầu óc luôn luôn vơ vẩn, không chịu để yên ngơi nghỉ...
Cuối cùng chỉ còn một công việc mà tôi có thể làm được, một công việc mà tôi vừa đi tập thể dục mà vừa kiếm được tiền, đó là việc đi lượm lon... Sáng đến ngày recycle tôi thức dậy thật sớm tôi lo bữa ăn sáng cho các cháu, rồi bước vội ra đường. Trời quá lạnh xiết cả mười đầu ngón tay ngón chân, mặc dù đã mang vớ mang găng dầy cả tấc. Tôi lại tiếp tục hoá thân đóng tiếp vai mà tôi đã từng thấy ở Việt nam, ở các vỉa hè, lề đường góc phố, những đứa trẻ lang thang lếch thếch, những người cơ nhỡ nghèo khổ từ các nơi đổ về thành phố, bươi, móc, khều, lượm trong những đống rác tanh hôi dơ bẩn để tìm những vỏ chai bao nhựa, những tấm giấy tờ báo bán ve chai lông vịt, kiếm được một ít tiền đấp đổi qua ngày...Còn tôi, len lén, loay hoay, lỏn cỏn, lộp cộp, hối hả trong các thùng recycle để lượm những lon bia lon nước ngọt...
Thật! tôi không còn là tôi nữa, những giọt nước mắt xót xa vụt tràn nhưng cũng nhanh chóng khô nhanh vì hiện nay mình không ở tại Việt nam, mình đang ở trên nước Mỹ. Thượng vàng hạ cám ở đâu đi nữa, nhưng ở đây nếu không có trình độ thì mọi người đều như nhau...tôi lại mỉm cười, một nụ cười chua chát! Những việc tôi đã làm để có được cái gì, dù là mục đích gì. Tôi không thể là tôi, một kẻ ăn không ngồi rồi, một người chỉ biết hưởng thụ, một người mẹ trước mắt cũng như sau này là gánh nặng cho con cái.
Tôi không phải là một người phi lao động, tôi thích làm, tôi say mê làm những việc mà tôi có thể làm được dù tôi ở tuổi đời nào, trình độ nào, tình trạng sức khoẻ nào...nghĩ đến đây tôi mĩm cười sung sướng, vui sướng cho bản thân mình, vui sướng cho cả hạnh phúc gia đình mình...
...Hôm nay tuyết lại rơi nhiều, phủ trắng cả mặt đường, mui xe, nóc nhà và cũng đang lấp kín những suy nghĩ vớ vẫn của tôi nữa. Tôi đã hoá trang và nhập vai thật sự thành một người đang sống trên nước Mỹ, phải đối phó với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để mình thật sự là chính mình... cái mà tôi gọi là cám cảnh cuộc đời không phải chỉ riêng cho tôi mà là cái chung của những người Việt nam rời quê hương đất tổ, của những người bắt đầu từ con số không mới có được cái hiện tại của ngày hôm nay, phải đánh đổi bằng sự nhẫn nhục bằng ý chí quyết tâm, bằng sự cần cù chăm chỉ, trong đó chắc chắn phải có những dòng nước mắt.
Tuyết vẫn còn tiếp tục rơi, tôi vẫn còn tiếp tục nghĩ về Việt nam, quê hương đất nước của mình với nỗi lòng của một người xa xứ.
Nguyễn Kim


Ý kiến bạn đọc
07/04/201122:25:40
Khách
Nhiều người ở vn từ miền này tới miền kia làm lập nghiệp mà còn gặp nhiều khó khăn vô số. Ví dụ, từ ngoài Trung, ngoài Bắc vào Nam, nhiều người phải đội nắng dầm mưa, bán thịt chuột dạo, hủ tiếu dạo...mười mấy nguoi hùn tiền muớn 1 chổ ọp ẹp để tối tụ về mà có chỗ nghĩ ngơi. Tay làm hàm nhai. Khi có bịnh thì chịu, khong tien dau mà thuoc than. Có tới mới thấy cái canh khổ này.
Đấy là dân vn, song o vn, cùng phong tục tap quán vn, mà từ mien này toi mien khác mà con khổ vây.

Chuyện toi xu nguoi (0 cùng ngon ngu, 0 cùng phong tục) hoac sống, hoac học tập, nguoi ta cũng nên hiễu là bao khó khan phía truoc. Tác gia bai viet da tung qua lại du lịch vài lần, lại là nguoi có học, chắc tác giả phải biết cuoc song truoc mat ra sao moi quyet dinh o lai dinh cu day luon phai không?

Mọi nguoi buoi dau toi xứ nguoi, ai cũng gặp khó, từ con nít cho toi thanh niên, cho toi xồn xồn, cho tới nguoi có tuổi. Mỗi lớp tuổi có mổi cái khó riêng. Tuy nhiên, con nít và thanh niên thì cơ hội trở mình dể dàng hơn nếu đuợc huong dẫn đi đúng đường (tức là học hành dang hoang có nghe nghiep tuong lai tot dep).

Coi phim phóng sự về buổi đầu lập nghiệp của các sắc dân khác, tui thấy phần khó khăn của cộng động mình so với của họ, không bang 1 ly. Coi như mình qua đây mọi thứ đã đâu vào đó hết rồi, neu ai gap khó khan cung duoc huong tro cấp này nọ. Còn họ xua kia khong duoc vậy.

Cong dong minh toi sau, nhung lop di truoc da tạo san het rồi. Tui thiet cảm phục nhung lop nguoi di dân tien phong di truoc.
07/04/201114:40:50
Khách
Cảm ơn chị .
Câu chuyện làm rưng rưng nước mắt người đọc . Rồi cũng sẽ qua đi ( hay ..... quên đi ) để sống . Tôi người sang Mỹ trước chị nhưng bây giờ gần cuối cuộc đời rồi mà hạnh vận cũng không hơn chị bao nhiêu , vẫn còn long đong lận đận cho miếng cơm manh áo .
Mong chị cứ nghĩ là " Trên ta có nhiều người rất sung sướng , nhưng ngang với ta hay dưới ta cũng còn vạn vạn người cũng chẳng hơn ta , miễn là đừng ra chỗ công cộng rồi khoác cái áo " làm như hơn người " để lòe đời " Chị tin đi , những người Việt mình sang đây ( Mỹ ) hầu hết đều đã trải qua những cảnh gần giống như chị , có người dám nói và có người không dám nói , gửi đến chị hai chữ " An Bình " .

camly .
02/04/201113:59:56
Khách
Xin chúc tác giả được nhiều may mắn. Rất nhiều người Việt Nam, khi mới qua Mỹ, trong những năm đầu phải chịu nhiều vất vả, khó khăn như tác già.
03/04/201123:17:09
Khách
1 câu chuyện tuyệt vời về 1 nghị lực hiếm có ! bài đưa ra những việc rất thực của cuộc sống ở Mỹ (hay ở bất cứ đất nước nào), một hoàn cảnh mà tất cả những người tị nạn ở Mỹ nào cũng đã trải qua. Rất mong đọc thêm thêm bài của tác giả Nguyễn Kim ! Tôi rất muốn đưa câu chuyện này cho má tôi đọc, nhưng có 1 đoạn có thể làm má tôi đau lòng, nên ... thôi ! Qua câu chuyện này, tôi hiểu hơn những công việc cực khổ của những người làm trong tiệm ăn (dù tiệm ăn Tây hay Ta). Tôi thương người nhà tôi hơn - những người từng làm qua những việc như vậy. Việc thì quá khổ, mà lương thì quá ít, không biết tới khi nào thì tình trạng này mới hết. Khổ cho những người không có bằng cấp quá ! Xin cảm ơn tác giả Nguyễn Kim !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,324,318
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến