Hôm nay,  

Bi Kịch Kỳ Thị

16/03/201100:00:00(Xem: 145689)

Bi Kịch Kỳ Thị

Tác giả: Sương Nguyễn

Bài số 3140-28440 vb4031611

Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Sau đây là một truyện ngắn mới của bà, viết như một cảnh giác về hậu quả khó lường của nạn kỳ thị.

***

Trước khi mua một nửa căn duplex hai phòng ngủ,ông Lâm đã cẩn thận lái xe đi vòng vòng khu nầy nhiều lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối . Khu nhà thật yên tĩnh vào ban đêm , không có một bóng Mỹ đen. Cư dân phần đông là người Mễ, họ chỉ ồn ào, mở nhạc lớn ,con nít chạy nhảy la hét vào buổi chiều sau khi đi làm về . Khi hoàng hôn buông xuống, ai nấy rút vào trong nhà trả lại sự yên tĩnh cho hàng xóm.

Ông Lâm và con gái Tin dọn lại đây ở hơn tuần lễ nay, ông rất bằng lòng với sự chọn lựa của mình, nhưng có một điều ông lo ngại nhất là nửa bên kia của duplex: Ai sẽ là người mua nó" họ có phải là người tốt không" con ông đang ở tuổi 16, tuổi ưa làm dáng và hay bắt chước. Cần phải có một gia đình láng giềng tốt để làm gương cho con gái của ông noi theo.

Ông Lâm làm việc cho cây xăng Valero vào ban đêm. Mỗi đêm, ông phải tiếp xúc với đủ mọi thành phần trong xã hội, nhiều nhất là dân bụi đời, dân hút xì ke ma túy, mỗi ngày họ ra vô tiệm không biết bao nhiêu lần chỉ để mua một viên kẹo hay một lon nước ngọt. Ông ghét nhất là giới Mỹ đen, cứ đứng chàng ràng phía trước quầy, không cho ông tiếp những khách hàng khác. Quần thì bận xệ xuống thấy quần lót bên trong, mỗi lần đi thì hai tay khuỳnh khuỳnh nắm lấy lưng quần kéo lên mới bước được. Ông không hiểu chúng nó theo cái mode gì mà mà ăn bận kỳ cục, quái đản như vậy. Còn ăn nói thì ôi thôi, mở miệng ra là chưởi thề. Cả giòng họ chúng nó không biết đi làm là cái gì! suốt ngày gạt thẻ foodstamp cho đến cạn tiền mới thôi.

Ông Lâm trong vòng ba năm bị cướp bảy lần, lần nào cũng bị bọn Mỹ đen bịt mặt, chỉa súng vào đầu ông, lấy hết tiền bán trong máy tính tiền. Cũng may chúng tha mạng sống cho ông chỉ hốt chụp lấy tiền bạc và mấy cây thuốc lá. Đây chính là lý do tại sao ông không thích Mỹ đen nhưng vì thời buổi kinh tế khó khăn, không dễ gì tìm được công việc khác, ông phải bám vào làm cái nghề tổn thọ nầy để nuôi con .

Một buổi tối đi làm về, ông nghe tiếng nói chuyện thầm thì, tiếng di chuyển đồ đạc trên thảm, ông biết là có người mới dọn vào gian kế bên. Ông trằn trọc mãi ngủ không được, mong cho trời mau sáng để xem họ là ai. Mặt trời vừa ló dạng, chiếu những tia nắng ban mai trên thảm cỏ còn ướt đẩm sương đêm , ông bước ra sân trước tò mò nhìn sang nhà bên cạnh, có lẽ họ còn đang ngủ, cửa đóng im ỉm. Buổi chiều , chuẫn bị đi làm, ông vừa mở cửa xe thì cửa nhà bên cạnh bật mở. Điều ông lo lắng đã biến thành sự thật : hàng xóm của ông là một gia đình Mỹ đen, đứa con trai của họ trạc tuổi con gái ông.

Ông lái xe đi làm mà lòng da xốn xang, lo lắng. Vợ chết sớm, gà trống nuôi con ,khổ cực trăm bề. Bây giờ con gái đã trưởng thành, rất xinh xắn và hoạt bát lại có lòng từ tâm. Con gái ông rất siêng đi nhà thờ mỗi buổi sáng chủ nhật, tối nào nó cũng cầu nguyện trước khi đi ngủ: xin Chúa ban phước lành cho những người tàn tật và nghèo khổ. Chúa đã dùng máu của mình để rửa sạch tội lỗi của nhân loại, xin Chúa hãy thương xót và cứu rỗi lấy những linh hồn sắp sa vào địa ngục!

Cuối tuần con nghỉ học, ông gọi con ra nói chuyên về gia đình mới dọn đến ở bên cạnh .-Ba không muốn con làm bạn hoặc tiếp xúc với nhà bên cạnh.

-Tại sao "

-Bởi vì họ là Mỹ đen, họ có máu lạnh trong người, giết người không nháy mắt. Ba làm ăn, tiếp xúc với họ mỗi ngày, họ là loại người không tốt. Lười biếng, không chịu đi làm, chỉ muốn cướp của, giết người và buôn bán cần sa, bạch phiến.

Tin phụng phịu bỏ đi vô phòng, nó không tin những lời ba nó nói, nó muốn chứng minh cho ba nó biết là sau cái bề ngoài xấu xí, đen đúa của họ là những tâm hồn thánh thiện.

Một ngày nọ, ông Lâm đi làm về, nghe thấy tiếng nói chuyện cười nói, khúc khích đằng sau vườn, ông bước vội ra cửa sau. Con gái ông đang rao giảng lời Chúa qua một lỗ hổng hàng rào cho người thanh niên nhà bên cạnh. Ông tức giận lôi con vào la mắng:

-Ba đã bảo con không được tiếp xúc, kết bạn với họ.

-Ba! Redneck! họ cũng là người mà. Họ cũng quá đau khổ và mặc cảm khi bị sinh ra dưới cái bề ngoài đen điu như vậy. Ba còn kỳ thị họ nữa, phải cho người ta một con đường sống chứ !

Không phải kỳ thị mà họ không phải là con người, thú tánh như con vật. Họ là con khỉ, con khỉ con biết không"

Hai tay ôm lấy tai, Tin chạy vô phòng mình, đóng mạnh cửa phòng lại.

Hai tuần nay Tin nói chuyện rất hợp ý với Kelvin, nó kể hết cho Tin nghe về chuyện gia đình nó, ba má nó ly dị nhau khi nó mới hai tuổi, bà bây giờ là mẹ kế, không thương yêu và săn sóc cho nó, suốt ngày đi shopping. Kể chuyện bà nội, bà ngoại thương nó, lo cho nó ăn uống, dẫn nó đi chơi khi nó còn nhỏ, chuyện trường học mới, không ai thích chơi với nó vì nó là Mỹ đen.

Có một chuyện nó không kể cho Tin nghe là ba nó làm nghề ăn cướp để sống, thỉnh thoảng kẹt tiền ba nó xách súng dọa người ta để lấy tiền nhưng ba nó chưa bao giờ giết ai, mấy viên đạn trong súng còn nguyên vẹn mười mấy năm nay. Mỗi lần ba nó đi ăn cướp về, nó chui xuống gầm nhà, chỗ ba nó dấu khẩu súng, ngửi nòng súng, kiểm lại ổ đạn và thở phào nhẹ nhỏm: ổ đạn vẫn còn nguyên.

*

Sáng nay đi nhà thờ về, thấy xe ba còn đậu trước cửa nhà, Tin ngạc nhiên vì theo thông lệ giờ này ba đang la cà ở khu VN, chơi một ván cờ hay uống một ly cà phê, tán chuyện gẫu với bạn bè cũ qua một đợt HO với ông. Tin mở cửa bước vảo nhà, nó hét lên, run lẩy bẩy, ba nó nằm bất động, ngửa mặt lên trên vũng máu, nó lết đến cái điện thoại để trên bàn bấm số 911 rồi gục xuống mê man bất tỉnh .

Khi nó tỉnh dậy, Tin thấy Kelvin đang ngồi bên cạnh cầm tay nó an ủi. Tin hỏi Kelvin về tình trạng sức khỏe của ba nó.

-Không khả quan lắm! Bác vẫn còn hôn mê, bác sĩ nói bác có khả năng biến thành người thực vật vì viên đan xuyên qua não bộ, chạm phải hệ thần kinh.

Tin nhắm nghiền mắt lại, khóc nấc lên, thầm cầu nguyện: Lạy Chúa! cầu xin ơn trên ban phước lành cho ba con được tỉnh trở lại, sống sót và ở cùng con dưới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời yêu thương ba đến nỗi đã ban con một của ngài là Đức Chúa Jesus- Christ thay thế cho ba, tức là gánh vác hết mọi tội lỗi của ba và chết thế cho ba. Ba ơi! sống lại cùng với con nghe ba!

Kelvin giúp Tin lo mọi thủ tục khai báo, đưa ông Lâm vào bệnh viện, rồi lái xe đưa Tin trở về nhà khi đã hết giờ thăm nuôi. Tin mệt phờ người, suốt cả ngày chưa ăn gì cả, nó đói lả người đi. Mở tủ lạnh, nó ngạc nhiên là ai đó đã mua đầy đồ ăn, không cần nấu nướng bỏ đầy tủ lạnh. Tin đoán có lẽ là của Kelvin,chiều hôm qua nó có nói với Tin là mới tìm được việc làm ở H.E. B supermarket . Nó cảm động vô cùng: Ai nói là Mỹ đen có máu lạnh, không có tình người "

Năm tháng trôi qua nhanh, ông Lâm vẫn trong tình trạng hôn mê, chưa tìm ra hung thủ, cảnh sát còn trong vòng điều tra.Tin hoàn toàn sống dựa vào sự giúp đỡ của Kelvin. Ngoài giờ học và đi làm ở siêu thị, hầu hết thì giờ còn lại nó ở bên nhà Tin, giúp cho Tin cắt cỏ, tưới cây, nấu ăn,trả bills, làm homeworks và chở Tin vô bệnh viện thăm ông Lâm mỗi ngày. Ngược trở lại, Tin đem lời Chúa rao giảng cho Kelvin. Cuối cùng Kelvin bằng lòng đi nhà thờ mỗi sáng chủ nhật cùng với Tin và tin nhận Chúa là đấng toàn năng, nó tin rằng: nhờ vào đức tin này, cả nhà nó sẽ được cứu rỗi.

Cảm động trước tấm lòng nhân hậu, vị tha của Kelvin, Tin đã đem lòng yêu thương nó nhưng Tin cố gắng giữ trong phạm vi bạn bè vì nó biết rằng trừ phi ba nó chết, ba nó sẽ không bao giờ chấp nhân mối tình của nó và Kelvin. Tin mang ơn của Kelvin quá nhiều, không biết bao giờ nó có cơ hôi để trả lại đây"

*

Trong bệnh viện, ông Lâm như được hồi sinh. Mặc dù nằm bất động nhưng ông nhớ lại câu chuyện xảy ra sáng hôm đó, giống như khúc phim được chiếu lại trước mắt ông :

Chờ Tin đi nhà thờ xong, ông gọi điện thoại cho Kelvin sang nhà gặp ông để nói chuyện:

-Bác muốn con đừng làm bạn với Tin nữa, hay tốt hơn hết là dọn nhà đi nơi khác.

-What 's going on! Tại sao phải dọn nha" Tại sao không được kết bạn với Tin"

-Tại vì gia đình con là Mỹ đen" Bác không thích Mỹ đen!

-What's the heck! you are racist. Gia đình con mới dọn tới, chưa làm phiền bác điều gì. Tại sao bác lại không thích gia đình con"

Ông Lâm nổi nóng:

Không thích là không thích! Đừng hỏi tại sao" Mỹ đen tụi bay có máu lạnh, giết người như ngóe. Đồ lười biếng, không chịu đi làm, sống bám vào người khác.

Kelvin cố dằn cơn tức giận:

- Tin đã từng nói với con: trước mặt Chúa, tất cả mọi người đều bình đẳng, tất cả đều là một trong Chúa Jesus Christ, không phân biêt trắng, đen, chủng tộc, nô lệ hay sang hèn, không phân biệt nam hay nữ. Tất cả mọi người trong chúng ta và muôn loài đều do Chúa tạo dựng ra cho nên bác không được khinh miệt gia đình con. Đen không phải là một cái tội.

Ông Lâm trước viễn ảnh sau này có thể bồng những đứa cháu ngoại đen như cục than hầm, ông không kềm được cơn nóng giận vô cớ:

-Tụi bay không phải là con người mà là con khỉ. Mầy có coi Michael Jackson hát bao giờ chưa" Một tay bụm chim, nhảy nhót giống hệt như là con khỉ, con khỉ !

Kelvin không còn kềm chế được mình, nổi cơn thịnh nộ, máu nóng dồn lên mặt khi ông Lâm dám đụng đến thần tượng của nó. Nó nhảy xổ vào ông Lâm,đấm vào mặt ông:

- Tụi tao không phải là con khỉ mà là con người, là người, là người...

Nó điên cuồng phóng chạy về nhà, lấy khẩu súng của ba nó, có gắn bộ phận hãm thanh, nhảy hàng rào vào cửa sau, bắn ông Lâm hai phát, phát đầu tiên trợt ra ngoài, phát thứ hai bắn vào đầu ông Lâm. Ba Kelvin thấy con nổi cơn điên chạy theo ngăn cản nhưng đã quá trễ... Trước khi ngã xuống hôn mê, ông Lâm còn nghe ba Kelvin la lên: Run! run! hurry up, run away!

*

Chiều nay đi làm về, Kelvin nói Tin nó bận chút chuyện, thăm nuôi ba Tin xong, gọi cho nó, nó sẽ quay trở lại đón Tin về nhà. Tin nhúng khăn nước ấm lau hết mặt mũi và tay chân cho ba. Ông Lâm nằm bất đông, trên người chằng chịt những dây với nhợ dùng để bơm chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể ông và bài tiết chất thải ra ngoài .Đột nhiên Tin để ý thấy ngón tay ông co lại, mí mắt nhấp nháy, dấu hiệu ba nó sắp hồi tỉnh. Tin nhào tới đầu giường bấm nút gọi y tá và bác sĩ đến. Ngay sau đó nó gọi cho Kelvin:

-Tới bệnh viện nhanh lên Kelvin! Ba Tin sắp tỉnh trở lại rồi, ngón tay và mí mắt đã co giât trở lại. Nhanh lên nghe Kelvin!

Kelvin phóng xe như bay về nhà, ba nó đang ngồi coi TV:

-Dọn nhà nhanh lên ba! ông Lâm đã tỉnh lại rồi. Ba có cho chủ nhà biết số bằng lái của mình không"

-Ba nói với họ là ở tạm ba tháng, sau đó sẽ làm giấy tờ mua dứt luôn cho nên không có đưa bằng lái cho họ.

Nhanh như chớp, giống như những lần đi ăn cướp ở tiệm grocery, họ dọn nhà trong vòng hai mươi phút, chỉ dọn những đồ vật có giá trị và quần áo, còn những đồ vặt vãnh, họ bỏ lại hết.

Một giờ sau, Tin ngồi trên xe cảnh sát chở nó về nhà. Nó lâm râm cầu nguyện cho những gì ba nó nói không phải là sự thật. Có lẽ ba nó hôn mê đã lâu cho nên tinh thần bất định, quá kỳ thị Mỹ đen cho nên cứ ám ảnh là Kelvin giết mình, không có lý do gì mà Kelvin lại bắn ông Lâm. Rồi nó tự mâu thuẫn với chính mình: chạy lẹ lên Kelvin! Tin không muốn thấy mầy bị tù, dầu gì ba tao cũng đã sống lại. Trốn lẹ lên Kelvin! Mầy là người tốt, tao không muốn thấy mầy tiêu đời trong nhà tù. Rồi nó lại nghĩ: Kelvin không đi đâu hết, Kelvin vẫn còn ở đó, Kelvin là người tốt, Kelvin không có bắn ba Tin, ba Tin chỉ nói bậy trong cơn mơ sảng.

Xe cảnh sát ngừng lại, Tin chạy bay vào nhà Kelvin đầu tiên, hai người cảnh sát rút súng ra núp đằng sau xe, sợ hung thủ trong nhà có súng sẽ bắn trả trở lại.

Cửa không khóa, Tin mở ra, căn nhà trống rổng. Tin quỵ xuống thảm, hai tay cào cấu lên thảm nấc lên :

-Tại sao lại là mầy, Kelvin" Tại sao lại là mầy! Kelvin" Chúa ơi ! Tại sao lại là Kelvin"

Ý kiến bạn đọc
17/03/201102:34:35
Khách
Nếuông Lâm sống theo ý Chúa thì ông đâu có bị hình phạt đó. Sao ông không nhìn thấy ông là người gây ra cái nhân ? Nếu mọi người ở những quốc gia tân tiến đều coi dân tị nạn 75 như mọi hết thì ngày nay mình sẽ ra sao ? Dân tộc nào cũng có người xấu,kẻ tốt,xin đừng quơ đủa cả nắm. Tuy nhiên tôi nghỉ đây chỉ là chuyện tưởng tượng của tác giả viết để nhục mạ một màu da khác mà thôi vì ở Mỹ ai có quyền kêu hàng xóm dọn nhà đi chỗ khác vì mình không thích họ ? Xin hãy cẩn thận trong suy tư nhé. Ghét của nào trời trao của nấy . Hãy tha thứ và thương yêu.
16/03/201121:03:04
Khách
Trốn tụi khĩ không đui Việt Cộng (apes việt cộng), gặp khỉ đen ở Mỷ.
16/03/201118:26:04
Khách
Sự thật là như vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến