Hôm nay,  

Ma ở Mỹ

18/02/201100:00:00(Xem: 159409)
Ma ở Mỹ

Tác giả: Bảo Trâm
Bài số 3123-28423 vb6021811

Bài viết được gửi đến bằng điện thư, không kèm phần sơ lược tiểu sử. Tuy nhiên, theo bài viết, Bảo Trâm hiện là cư dân Minnesota, trước 1975, từng làm việc trong đơn vị 101 thuộc ngành an ninh VNCH và là người chủ biên giai phẩm Xuân của Hội Ái Hữu Đơn Vị 101 mà tác giả Anne Khánh Vân có nhắc đến trong một bài viết về đề tài nhìn lại biến cố Tháng Tư 1975. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.

***

“Đi đêm có ngày gặp ma.” Ngay khi bước chân vào đất Mỹ, gia đình tôi nhận được nhiều lời khuyên từ những người đi trước, trong đó có một lời khuyên, khi biết lái xe rồi thì không bao giờ cho bất cứ người nào quá giang và cũng đừng xin quá giang xe ai, trừ những người từng quen biết.
Gia đình tôi tuân thủ lời khuyên đó, vì là …lời khuyên của người tới trước, thêm vào đó, thỉnh thoảng báo chí cũng loan những tin liên quan tới việc quá giang xe, từng xảy ra những vụ cướp đoạt tiền của, thậm chí mất luôn chiếc xe.
Sau khi nhà tôi qua đời, tôi không tuân thủ điều đó nữa, một phần thấy không hợp với tình yêu thương, một phần tôi xem đời tôi tới đó là chấm hết, có gặp gì khốn nạn hơn nữa, cũng vậy thôi.
Tôi dừng xe lại cho bất cứ người nào quá giang, trừ những người mà tôi đoán được họ là gái giang hồ, hay tôi nghi là tội phạm, vì đón hai loại người này lên xe, tôi có thể bị tù theo luật pháp. Tôi không khinh họ hay không muốn giúp đở họ, mà chỉ tuân thủ theo luật pháp.
Tuy nhiên một lần, trong một đêm mưa và tuyết rơi khá nặng, một người đàn bà đón xe tôi xin đi quá giang, dù không quan sát được kỹ tôi cũng đoán đó là gái giang hồ. Nhưng hình dạng của người này khá thảm thương làm tôi không thể không giúp đỡ, nhất là lúc đó trời đang đổ tuyết, vào mùa lanh. Tôi dừng xe và cho bà/cô ấy lên xe.
Trên xe, tôi nói ngay mà không sợ sai lầm. Tôi nói rằng việc tôi đón cô lên xe có thể làm tôi bị tù, vi vậy ngay lúc này xin cô suy nghĩ cách gì đó để đối đáp, nếu cảnh sát chận xe tôi để hỏi thăm việc này.
Cô cảm ơn tôi và nói chỉ nhờ tôi đưa cô về downtown cách đó chừng 10 miles. Nếu tôi sợ, có thể chạy thẳng đến một trạm chữa lửa hay đồn cảnh sát và cho cô xuống xe gần đó. Cô nói rằng cô không có cách gi nói với cảnh sát, vì nếu cảnh sát gặp cô trong cảnh này, e rằng cô cũng vào tù.
Tôi nghe mà rùng mình, vì tôi đã tự đưa tôi vào tình huống quá nguy hiểm, có thể bị tù, và quan trọng hơn, có thể bị bạn bè cười chê, vợ mất chưa lâu đã đi tìm gái. Làm nhục cho con cái nữa.
Tuy nhiên tôi không nỡ bảo cô ta xuống xe trong cảnh huống như vậy. Tôi chỉ biết cầu nguyện thầm Ơn Trên cho tôi mau chóng đến nơi để cô ta xuống xe an toàn. Trong trao đổi ngắn sau đó, cô ta cho biết đã bị bỏ rơi bởi những người kẻ khốn nạn, sau khi thỏa mãn. Cô cũng nhận được tiền, nhưng họ không đưa cô về chỗ đã đón cô. Cô rất cảm động là tôi đã đón cô như thế này, cô nghĩ rằng trong khi mưa tuyết như vậy, không ai nhìn thấy cô lên xe tôi. Cô chọn cách xuống xe gần trạm chữa lửa hay đồn cảnh sát có phần bất lợi cho cô, nhưng là cách để bảo vệ tôi, tôi có cách giải thích với cảnh sát, nếu ai thấy cô xuống khỏi xe tôi. Cô cho biết đó là những gì cô đã chuẩn bị khi xin đi quá giang xe. Cô không có cách nào khác.
Lần đó Ơn Trên đã bảo vệ tôi, đã thương xót hoàn cảnh đau thương, bất hạnh của cô gái, dù là gái ăn sương, nhưng cũng là một con người bình dẳng trước Thượng Đế.
Tôi đưa cô về tới nơi cần về mà không gặp bất trắc gì. Cô cảm ơn tôi rối rít và đưa ra một số tiền. Tôi nói với giọng buồn rầu, tôi biết giọng nói của tôi lúc đó rất buồn, vì cô ấy bật khóc. Tôi nói tiền của cô là tiền khó khăn nhất mà một con người có thể làm ra, cô hãy giữ lại và chúc cô ấy tìm được lối ra, tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Việc đón người quá giang, đến thời điểm đó, đối với tôi đã là việc bình thường, nhất là sau vụ cho cô gái giang hồ quá giang. Tôi cho quá giang vài người khác, tôi chưa hề bị rắc rối với cảnh sát hay với chính người quá giang. Tôi không mất mát gì, nhưng tôi nhận lại rất nhiều nụ cười. Tôi nhận lại cả một kho tàng vui vẽ từ những người đó, những nụ cười rạng rỡ khi họ xuống xe là hạnh phúc của tôi.
Đã có lần, năm người đàn ông to cao, bặm trợn đón xe tôi xin quá giang như ép buộc, tôi không sợ, nhưng bằng lòng vì tôi có thể cho bất cứ ai quá giang hay xin tiền. Năm người nhét vào xe làm chiếc xe tôi chùng xuống sát mặt đường. Tới nơi cần tới, cả năm cười nói vui vẽ, lớn tiếng cảm ơn tôi và đưa cho tôi một xấp tiền. Tôi bảo : “Mấy ông giàu quá, sao không đi taxi"” Được trả lời “Đi taxi sẽ không có dịp tặng ai số tiền này”
Tiền, tôi không cần, năm nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt băm trợn của năm người kia là nguồn vui tràn ngập trong lòng tôi.
Cứ thế, tôi luôn ngừng xe lại khi có ai đó cần giúp đở, bất cứ việc gì, đôi khi ngay ở xa lộ, tôi thấy ai đó đậu xe có vẽ gặp khó khăn, tôi đều tìm cách ngừng lại hay quay lại, và nhiều lần, tôi giúp đở kịp thời, tôi lại cảm nhận đưọc niềm hạnh phúc bao la vì những nụ cười rạng rỡ….Tôi cũng thường cho những người homeless đứng xin tiền dọc đường. Vì tôi quan niệm, một ai đó đã có thể ngữa tay xin tiền mình, họ có những đau đớn thâm sâu mà người ngoài không hiểu được, sao mình không giúp họ chút gì để làm giãm nổi đau nơi tha nhân và cũng giúp mình thêm chút hạnh phúc"
Ngoài ra, tôi chỉ suy nghĩ, khi mình làm việc gì, mình tự hỏi việc đó nên làm hay không, có đáng làm hay không, có giúp cho một ai đó thêm chút hương vị trong đời sống hay không. Nếu có, tôi sẽ làm.
Thế thôi, có những việc làm mà mình không nên nghĩ tới kết cục hay sẽ được hồi trả, vì thực ra kết cục không ở mỗi một công việc mà tích tụ bởi nhiều việc làm trong đời mình.
Tuy nhiên kết cục của một đời người là gì, Tiền bạc, Công danh ư" Sự nghiệp ư" Hoan lạc ư" Vợ đẹp con khôn" Nhà cao cửa rộng" Tất cả chỉ là hư không. Kết cục, cái cuối cùng mà con người đối diện là sự chết. Nên nếu hiểu được như vậy thì chúng ta thấy được bất cứ sinh mệnh nào cũng như nhau, há chăng chúng ta tìm cách phân biệt.
Một lần khác, khi xe tôi vượt qua một trạm xe buýt lúc đêm khuya và tuyết đang rơi mù mịt, tôi chợi nhìn thấy hình như có ai đó đang co ro dưới cột hiệu chờ xe buýt. Nơi đây khá vắng vẽ, dân đi xe buýt cũng không nhiều, nên công ty xe buýt đã không lập một trạm chờ có mái che.
Tôi đã vượt qua, nhưng nghĩ lại, giờ này chừng một tiếng mới có một chuyến xe buýt. Trời lạnh cắt da thế này, người chờ xe sẽ lạnh cóng trước khi xe tới. Vì vậy tôi quyết định quay lại để hỏi xem người ấy có quá giang hay không.
Khi tôi quay lại thì quả thực, có một người đang ngồi co ro ở đó, tôi không nhân ra được là đàn ông hay đàn bà, vì người đó mặc áo lạnh. Mặc áo lạnh ở xứ trung bắc Mỹ, như tiếu bang Minnesota tôi đang ở thì đàn ông cũng như đàn bà, trông như một phi hành gia chuẩn bị lên cung trăng, ít nhất là ba quần, bốn áo, may ra mới chịu đựng nổi với những cơn gió cực lạnh (gọi là Wind chill) thổi tới.
Tôi ngừng xe, nhưng không thấy người ngồi đó có cử động muốn quá giang. Nhưng tôi biết có thể người đó vì ngồi ngoài trời lâu, có thể chịu lạnh quá mức rồi. Tôi xuống xe và tiến gần đến người đó, tôi nói thực to là tôi muốn giúp đỡ, có cần tôi giúp chi không" Tôi thấy người ấy có vẽ cử động nhưng không đứng dậy. Tự nhiên tôi cảm nhận một nguy cơ cho người ấy, có thể vì quá lạnh, nên không cử động được. Tôi tiến nhanh lại và bất ngờ người ấy bật dậy ôm lấy tôi. Cái lạnh của người ấy lan qua tôi như điện giật, mặc dù tôi ăn mặc ấm rất đầy đù. Cái lạnh như của người chết. Cái lạnh tôi từng cảm nhận ngay khi vợ tôi qua đời.
Tôi hoảng hốt, nhưng biết chắc là ngưòi sống, chỉ vì quá lạnh. Tôi dìu người đó lên xe, vào xe rôi, tôi bật đèn và sưởi trong xe lên tối da, tất cà miệng sưởi, tôi đều hướng về cô gái đó. Đó là một cô gái da đen, mặc dù da cô den, nhưng tôi vẫn thấy rõ da cô xám xịt lại vì lạnh. Cô ta gục đầu vào người tôi và yêu cẩu tôi ôm cô ấy.
Thời điểm đó, tôi hoàn toàn không nghĩ tới sự nguy hiểm khi cọ sát với cô gái mà tôi không đoán được là còn vị thành niên hay đã trưởng thành. Tôi nói cô hãy nới bớt áo lạnh ngoài để hơi sưởi có thể thổi thẳng vào người cô. Cô hầu như tê cóng, không làm được, nhưng tôi vẫn mở bớt áo lạnh ngoài cho cô.
Cô tiếp tục ôm tôi như tìm hơi ấm từ người tôi, tôi cũng ôm cô vào lòng, tay tôi liên tục thoa bóp hai bàn tay lạnh giá của cô ấy. Tôi không biết thời gian bao lâu thì cô ấy nói với tôi cho cô ta về nhà, cô đã đủ tỉnh táo để chỉ đường cho tôi về nhà cô ta. Đường về cũng khá quen thuộc với tôi, vì nhà cô ấy ở là vùng hai vợ chồng tôi từng ở trước kia.
Khi đã có thể lái xe được, tôi mới nghĩ tới tình huống khó khăn này, không biết khi ôm để sưởi ấm cho cô ấy, tôi có vô ý làm gì để cô ấy kết tội tôi hay không, không biết cô gái này có là người đàng hoàng hay kẻ gài bẫy để bẫy những kẻ như tôi rồi thưa ra tòa đề lấy một số tiền nào đó chăng. Lần này tôi còn lo sơ hơn là lần tôi cho cô gái giang hồ quá giang.
Tôi từng ở vùng cô gái đó ở, nên tôi biết vùng đó có những kẻ lợi dụng lòng tốt của kẻ khác để làm lợi cho mình, lợi dụng sơ hở của kẻ khác để kiện cáo lung tung, chỉ để kiếm ít tiền. Bạn tôi, một lần bước xuống xe để hỏi han một chú nhỏ đi xe đạp té ngã trên vệ đường, gần nơi anh ta dừng xe chờ quẹo phải. Sau đó anh ta bị cảnh sát tới nhà còng tay vì tội đụng xe bỏ chạy. Anh ta không hề đụng xe chú nhỏ, nhưng những người nhiều chuyện chung quanh nghĩ ra được một cách kiếm tiền khi anh ta bước xuống xe để hỏi han chú nhỏ… Lần đó anh ta không bị phạt, nhưng tốn tới 6 ngàn cho luật sư…
Tôi liếc nhìn cô gái kỹ hơn, tôi nhận ra không chút gì gian trá trong vẽ mặt của cô, qua dôi mắt của cô, tôi nhận ra vẻ cảm kích chân thật. Tôi yên tâm phần nào để lái xe gần 20 dặm đường từ trạm xe buýt về nhà. Trời mưa tuyết nên tôi cần đến hơn một giờ để về tới nhà cô. Trên xe cô im lìm, đôi khi âm thầm khóc. Tôi biết lại là một thảm cảnh gia đình, nhưng không đoán ra đưọc chuyện gì, vì nhìn kỹ, tôi e rằng cô gái mới tuổi “teen”.
Gần tới nơi, cô gái nói với giọng thành khẩn, hãy chờ cô chừng 15 phút sau khi cô vào nhà rồi hãy lái xe đi. Tôi bảo tôi cũng cần về nhà vì khuya rồi. Nếu cô biết đúng là nhà cô thì tôi chờ cô vào cửa rồi là tôi đi. Nhưng thái độ thành thật và khẩn khoản của cô gái làm tôi tò mò, mặc dù hơi âu lo đó là âm mưu của cô tìm cách dẫn người ra bắt tôi. Nhưng không hiểu sao tôi tin cô ấy, có thể vì do kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi trước 1975. Công việc tôi làm lúc đó là làm sao tin được kẻ đang hợp tác với mình, vì tôi có nhiệm vụ tìm kẻ hợp tác trong những kẻ thù của nước tôi. Nói ra thì dài dòng, nhưng kinh nghiệm của tôi ít khi sai, chưa bao giờ tôi tin sai kẻ tôi mời hợp tác.
Nhìn vào mắt cô gái, tôi tin có gì đó rất chân thật, tôi ngồi chờ và sau đó chừng 15 phút, cô đi ra với hai vợ chồng lớn tuổi, họ cảm ơn tôi đã cứu con gái họ vì cô ta trốn chạy gia đình từ ngày hôm qua….
Việc cho người quá giang, một lần tôi nói chuyện với ông cảnh sát người Việt quen ở California, ông ta bảo, nếu tôi chở tội phạm trên xe, không ai cứu tôi được, nếu tôi bị bắt cùng với họ, không ai tin chuyện tôi tình cờ cho quá giang. Vị cảnh sát cũng cho biết là nếu tội phạm đang bị cảnh sát truy nã, khi lên xe, nó tìm cách dấu những bằng chứng tội phạm trong xe tôi, thỉ không chừng tôi ở tủ lâu hơn là chính tên tội phạm đó nữa.
Tôi nói với ông bạn cảnh sát, giờ đây tôi nói trước với anh, để sau này anh biết là tôi chỉ có ý cho người quá giang. Anh ta cười mà nói rằng, làm sao anh tin được tôi đang nói thực, hay chỉ là cách đón trước việc làm phạm pháp nào đó của tôi. Thứ hai là dù anh ta có muốn chứng minh như vậy, cũng không được. Việc làm trước tòa là ngoài những lời thẩm cung còn có bằng chứng cụ thể. Việc chở tội phạm trên xe mình là làm sai pháp luật… có Trời mà cứu.
Nhưng tôi tin là Trời cứu tôi, Trời bên cạnh tôi những lúc đó, vì tôi làm việc thiện.
Thực ra suốt hơn hai năm nay tôi chỉ gặp người xin đi quá giang chừng hơn 10 lần, và tôi chấp nhận cho quá giang cũng chỉ dưới 10 lần, Dưới 10 lần cho người đi quá giang, nhưng tôi đã gặp tới 4 lần gay cấn.
Tôi gặp những cuộc quá giang gay cần cũng do tôi có thú chạy xe vào những giờ vắng vẻ nhất, vào những lúc bão tuyết hay mưa to. Có khi mới hơn 3 giờ sáng, tôi thức dậy lái xe đi quanh những con đường vắng, hay tới một cái hồ nào đó đón chờ bình minh. Đứng đó từ khi trời đất tối đen, lặng lẽ nhớ về những kỷ niệm đời mình. Ánh nắng rạng ngời chiếu qua mặt hồ lung linh gợn sóng như được rãi vàng, và rồi sáng bừng lên là lúc tôi bừng tỉnh với hiện thực để lái xe về.
Có khi đêm khuya, trời mưa tầm tã, tôi lái xe đi trong mưa, có thể lái một hai vòng rồi trở về, có thể dừng xe đâu đó ngồi nghe mưa rơi lộp độp trên nóc xe mà nhớ da diết đến ngày xưa, nơi quê mẹ, nghe tiếng mưa rơi trên mái ngói, nhà ông tôi…
Nhất là những đêm mưa tuyết, thực tuyệt vời lái xe đi dưới màng tuyết rơi. Những bông tuyết trăng xóa chơi vơi ở đầu xe như những bóng linh hồn mời gọi. Biết đâu chính là người thân của mình đang bay theo tốc độ của chiếc xe. Từ rất xa nhìn những đợt tuyết bị gió thổi tung bay theo ánh sáng của đèn đường hay đèn xe, bóng tuyết như những linh hồn quấn quit, quằn quại đau thương trong cơn trừng phạt của Thượng Đế hay trong lòng nhung nhớ khôn nguôi người thân yêu còn bỏ lại trên trần gian. Tôi nghĩ về những kẻ đã qua đời như thế, hay chính những kẽ đã qua đời thương tiếc trong tôi. Nhưng bất cứ cảnh gì tôi thuỏng thức, dù đẹp đến đâu cũng hình như giả tạo, chứa đầy vẽ đau thương, uất nghẹn.

Nhưng đa phần thời gian lang thang như vậy, tôi lên nghĩa trang, đứng cạnh nhà tôi chờ bình minh, hay chờ hoàng hôn buông xuống, hoặc nhìn tuyết rơi. Đớn đau nhớ về những kỷ niệm khi chúng tôi còn bên nhau, từ trong cửa phía sau vườn, hay trên sân thượng, chúng tôi ngổi bên nhau, đôi khi hàng giờ để ngắm tuyết đổ hay mưa rơi… Giờ đây, tôi đứng bên cạnh nhà tôi, nhớ về những kỷ niệm đó, chua xót, nhớ thương, lòng quặn thắt vì đau đớn, nhưng vẫn chờ cho tới khi hừng đông rực sáng, hay hoàng hôn chầm chậm buông. Đôi khi quá lạnh hay tuyết quá nhiều, tôi ngồi trong xe, hướng về phần mộ, nơi nhà tôi yên nghỉ. Tôi thì thầm nói chuyện với nhà tôi về những sinh hoạt của con cái, kể về những vui chơi của các cháu nội ngoại…
Đến nghĩa trang nhiều lần về đêm, tôi nhân ra một điều khác hẳn, nghĩa trang ở Mỹ không hề có những đốm sáng lập lòe mà người ta thường gọi là Ma Trơi như trong các nghĩa trang ở Việt Nam. Có thể bên Mỹ không có con đom đóm chăng" Hay khi chôn cất, khâm liệm người quá cố rất kỷ, nên chất lân tinh không thể thoát ra khỏi xác và nổi trôi trên mặt đất như ở Việt Nam.

Thời gian gần đây tôi thích lái xe đi chu du khắp nơi, bất kể ngày đêm. Chuyến đi gần đây nhất từ Minnesota đến Florida thăm gia đình đứa con trai thứ hai. Đây là chuyến lái xe xuyên bang thứ ba từ Minnesota đi Florida trong năm. Tôi dự tính dùng hướng đi xuống Iowa rồi xuyên ngang. Nhưng lúc đi hơi lẩn thẩn làm sao lại theo GPS đi ngang qua Illinois, rồi xuôi Nam.
Khởi hành từ Minnesota trong cơn mưa tuyết đầu mùa, chỉ vài giờ sau đã bỏ lại cái lạnh lẽo của miền viễn bắc mùa đông, tới Illinois trời tương đối ấm hơn.
Tôi khởi hành từ thứ hai, nên không có ý định ghé thăm bạn bè dọc đường như mấy lần trước, vì biết ai cũng đi làm, vã lại tôi cũng muốn tới nhà con tôi trước ngày lễ Tạ Ơn.
Vừa qua khỏi Tennessee, trời bỗng đổ mưa tầm tã, mưa xối xả như những cơn mưa dông ở Sài Gòn. Nhưng cơn mưa này kéo dài cả hàng trăm dăm đường, mưa như trút nước. Tôi chỉ nhìn được đèn đỏ của xe trước và theo đó mà lái xe theo. Nguy hiểm nhất là khi qua mặt các xe vậi tải lớn, đi về miền Đông Nam theo hướng này thì xe vận tải quá nhiều. Vì xe vận tải thuờng dài và nặng, nên khi băng qua, bắn tung nước mưa che kín hết đường đi. Khi qua mặt những xe này, chỉ có cách tính trước đoạn đường sẽ phải qua khi chạy song song giữa hai xe và liều lĩnh vượt qua trong mù mịt. Chỉ biết canh chừng khoảng cách giữa xe vận tải với xe mình và cứ thế nhấn ga để mau chóng vượt qua.
Mỗi lần như vậy tôi có cảm tưởng mình giao mạng sống cho may rủi, nhưng cứ vượt, được một vài lần là không sợ nữa, vưọt qua xe này tới xe khác.
Phiêu lưu nhất là khi băng qua cây cầu sắt, mưa và hơi nước từ dưới sông che kín hết dạ cầu và đường trên cầu. Tôi chỉ biết tính toán theo hai thành cầu phía trên đầu mà đoán ra đường xe chạy, và cứ thế vượt qua.
Dù sinh mạng chẳng do mình nắm giữ, cẩn thận với mạng mình vẫn hơn, nhưng biết hưởng thụ ngay trên sinh mạng mình cũng là một khoái lạc khó tìm. Biết bao người đua xe, biễu diễn những màn coi thường sinh mạng một cách kinh hoàng… Họ sống với khoái lạc của họ, mình chưa đủ dũng khi như họ, hưởng chút khoái lạc của riêng mình, cũng là biết cách làm nhẹ đi cuộc sống khổ ải nơi trần gian. Sinh mạng con người chỉ là một quá trình trong thiên thu bất tận của vũ trụ. Có chết đi cũng là bước qua khỏi một quá trình.
Nhưng chẳng phải suy nghĩ như thế mà tôi lái xe ẩu, tôi luôn nghĩ tới sinh mạng người khác khi tôi lái xe, tôi lái rất cẩn thận. Chỉ trong trường hợp nói trên, tôi biết nếu xãy ra tai nạn, sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các xe tải, vì xe tôi quá nhỏ so với các xe đó. Tuy nhiên, thực tế tôi đã tính toán rất kỹ để có thể vượt qua những xe tải một cách an toàn trong cơn mưa.
Tôi xin mở ngoặc chút xíu, có ai đó từng chuyển lời khuyên trên mạng luới toàn cấu và được nhiều người chuyển tải qua email, nhưng hình như chưa hề kiểm chứng. Đó là khi lái xe, gặp trời mưa lớn, không thấy gì phía trước thì hãy đeo kính đen, (sunglasses) loại kính đeo khi trời quá nắng để không bị chói nắng , sẽ nhìn qua màn mưa rõ hơn. Điều đó hoàn toàn sai. Tôi đã thử nhiều lần, khi mưa rất to, tôi đeo kính nhìn từ trong nhà ra ngoài, từ trong xe khi đang đâu một chổ, khi xe chạy chậm, khi chạy nhanh v..v… Hoàn toàn vô hiệu, không giùp ích gì cho đôi mắt, nhìn qua kính đen khi mưa to cũng làm tối hơn khi nhìn qua đôi mắt trần.
Đến Goergia, trời quang đãng hơn, nhưng đã tối, sau khi ăn uống xong, tôi chọn góc khuất ở một bãi xe đậu, ngả ghế ra nằm ngủ một giấc chừng 3 tiếng và lái tiếp. Lần đi này tôi cố tình sẽ lái nhiều vào ban đêm, trời lại tiếp tục mưa, vượt qua những xe vận tải trong cơn mưa khi trời tối, lại là một thử thách khác… Nhưng tôi vẫn cứ vượt qua.
Hơn 12 giờ khuya, trên xa lộ 75 South, trời lại quang đãng, tôi tăng tốc hơn tốc độ quy định chừng 7, đến 8 miles. Tốc độ mà tôi đã thử trên xa lộ nhiều lần, qua mặt cảnh sát mà chưa hề bị hỏi han.
Bỗng nhiên phía trước có một xe ngừng bên đường với đèn hiệu báo động cứu cấp, xe tôi vượt quá nhanh nên không dừng lại kịp thời như thường khi tôi thấy xe trong hoàn cảnh đó. Tôi tính đi luôn, nhưng có cái gì đó thôi thúc tôi phải trở lại. Có thể vì chiếc xe đậu hơi sát đường xe chạy, có thể vi một linh tính nào đó thôi thúc.
Tôi tìm cách quay lại, hơn 15 phút sau tôi mới quay lại được chồ cũ. Chiếc xe với đèn hiệu báo nguy vẫn còn đó. Tôi ngừng xe phía sau xe ấy chừng 10 mét. Cầm cây đèn pin và bước xuống xe, tôi đứng nguyên chổ và nói thực to tới chiếc xe kia rằng tôi có ý giúp đở, nếu cần, xin trả lời to hai lần OK. Tôi nhắc lại ba lần như vậy, và tiến tới gần hơn chút đỉnh mới nghe được hai tiếng OK từ xe ấy phát ra. Tôi đi tới và thấy một người đang ngồi trong xe. Thấy tôi, người ấy bật đèn trong xe lên và đó là một người đàn bà…hình như vừa khóc xong.
Tôi hỏi chuyện gì xãy ra thì bà ấy cho biết không hiểu sao chiệc xe không chạy nữa. Tôi nói có thể cho tôi xem xét chiếc xe không, hãy đưa chìa khóa xe cho tôi, bà ấy chỉ chìa khóa còn ngay trong ổ, nhưng không bước xuống, cũng như không né người cho tôi bật khóa xe để thử. Tôi lại không dám vươn tay qua cặp vú bự của bà ấy, hầu như chồm lên thành vô lăng (steering wheel).
Tôi yêu cầu bà ấy bước xuống xe và cùng tôi, trước hết đẩy xe vào lề đường chút nữa, đậu xe như hiện tại, nguy hiểm quá. Bà ấy nghe lời tôi và bước ra khỏi xe, tôi nhận ra bà chừng hơn 50, không quá mập nhưng vì dáng người to cao, hơn tôi cả cái đầu, nên có vẻ đồ sộ so với một người đàn bà.
Bà ấy cùng tôi dẩy xe vào xa hơn đường xe chạy, tôi cảm nhận sức mạnh bà ta dư sức một mình đẩy xe vào, nhưng sao bà ta cứ đậu xe nguy hiểm như vậy. Đẩy xe xong, bà ta nói ngay là xe bà không chạy được từ lúc chiều, không ai giúp đỡ, nên bà cứ chờ đó ("""") Tôi hơi ngạc nhiên là nếu xe hư từ lúc chiều làm sao xe còn điện, làm sao cảnh sát lại không biết, tuy nhiên vì giúp người, thắc mắc của tôi chỉ thoáng qua.
Bà ta nói chỉ nhờ tôi đưa bà ta về nhà, không xa đây lắm, chỉ hơn 10 miles. Bà biết xe hư không sửa được ngay, giờ đã hơn nửa đêm, xem xét xe bất tiện. Tôi nghĩ cũng có lý, một phần vì tôi chẳng phải là “mechanic”… trứ danh để ép phải chẩn đoán và sửa chửa xe của bà ta.
Trên xe bà nói huyên thuyên nhiều chuyện, nhưng tôi chỉ hiểu lõm bõm, do vốn liếng tiếng Anh ăn đong của tôi quá thiếu, cái tai không tốt của tôi, cộng với giọng nói khó nghe của bà ấy…
Đến căn nhà do bà ta chỉ, bà ấy bảo tôi chờ chút (lại chờ), bà vào và ra ngay, nói là hình như con bà ấy cũng đi chơi đâu gọi không ai trả lời, mà bà không có chìa khóa. Kinh nghiệm cho tôi biết có gì đó bất thường, vì có vẻ không hợp lý. Tôi hỏi giờ bà muốn tôi giúp đưa bà đến nhà người quen hay không. Bà ta nói nhờ tôi đưa đến khách sạn gần đây để trú ngụ qua đêm.
Tôi quanh xe vài block để tới khách sạn, nói là khách sạn, nhưng chỉ như motel nhỏ, vắng khách. Tới đây, điều rắc rối bắt đầu xảy ra là bà ta bảo bà chưa hề ngủ ờ khách sạn một mình, nếu tôi cảm thấy không có gì gấp, hãy cùng vào khách sạn với bà ta ngủ qua đêm, ngày mai hãy lên đường.
Tôi nhìn thẳng vào mắt bà ta, tôi nhận ra có cái gì điên dại trong đó, nhưng giọng nói và thái độ lại rất tư nhiên, thành thật. Tôi bảo là không tiện lắm khi tôi ngủ chung phòng với bà ta, hai người lại chưa hề quen biết. Bà ta bảo là bà ta sợ lắm, cần có người bảo vệ mà bà tin là tôi sẽ không làm hại gì đến bà.
Tôi bật cười, nói đùa. Bà ơi, bà như vậy, con sư tử thấy bà cũng chạy xa tám thuớc (8 miles, tôi dịch theo thói quen Việt Nam hay dùng), nhưng bà ta cương quyết không chịu xuống xe, cứ năn nĩ, nói vì tôi là đàn ông thì bảo vệ được cho đàn bà.
Đầu óc tôi suy nghĩ thật nhanh, phải làm sao trong tình huống này. Tôi bảo vậy được rồi, để tôi tìm một khách sạn tốt hơn, tôi không hỏi để bà ta chỉ đường, nhưng tôi bấm nhanh GPS treo trên xe để tìm trạm chữa lửa hay một đồn cảnh sát. Trạm chữa lửa không xa, tôi lái xe chạy đi, bà ta cũng không có ý kiến chi thêm. Chỉ chừng 5 phút là đến trạm chữa lửa, tôi chạy ngay vào sân trước, ngay vùng cấm xe ngoài lái vào. Ngay tức thì có người đi ra, tôi dừng xe để tìm cách giải thích thì cũng thật nhanh, bà ta xuống xe đi thẳng vào trạm. Tôi nói sơ tình hình cho người lính chữa lửa nghe. Không cần tôi kể hết, ông ta nói ông ta hiểu được mọi chuyện, ông cảm ơn tôi đã đưa bà ấy tới đây.
Tôi thấy an toàn, định quay lại nói vài lời thông cảm với bà ta, thì không còn thấy bà ấy đâu nữa, có lẽ bà vào trong trạm chữa lửa rồi. Tôi yên tâm và chào ông lính chữa lửa để ra đi.
Bỗng nhiên ông ta nói, “Ông quyết định tốt, nếu không ông sẽ gặp ác mộng” Tôi nhớ đại khái: "You choose a good decision; otherwise you would face a nightmares". Tôi giựt mình quay lại nói to “cái gì"” Tôi nhìn mặt ông chữa lửa mà rùng mình kinh hãi, vì khi đó mặt ông ta xám như chì, như tro tàn sau đám cháy, với đôi mắt long lanh, cũng xám ngắt. Tôi bỗng lạnh mình y như cảm giác lần ôm nhà tôi… lần cuối cùng…
Ông ta tiếp lời…. ah I say that..I say that… (a! tôi nói vậy….tôi nói vậy…) với một giọng âm u quái đản như từ âm ty vọng lên.
Tôi lái xe trở ra xa lộ mà ngẩn ngơ, ớn lạnh với lời nói cuối cùng của ông lính chửa lữa. Nhưng trên đường đi tiếp, tôi cũng phải quay lại nơi chiếc xe bà ấy đậu, tôi chợt bàng hoàng và hoảng sợ, vì không thấy chiếc xe ở đó nữa. Ngồi trong xe, nhưng tôi cảm tưởng như ai đó dùng một khăn ướp đá quấn cổ mình. Dù sợ, tôi vẫn phải dừng lại hơi xa nơi cũ chút, tôi sợ tôi sẽ gây tai nạn vì lúc đó tay lái tôi không vững nữa.
Chừng hơn 10 phút sau, tôi có phần tỉnh trí để đi tiếp, nhưng vì thắc mắc và tò mò, tôi tìm cách đi lại đoạn đường tôi dùng để quay lại chiếc xe kia. Tôi chầm chậm tìm ra đúng lối ra khỏi xa lộ (exit) tôi đã ra để quay lại, tôi tính thật đúng nơi tôi ngừng xe và chiếc xe kia đậu… tôi tin chắc đúng chổ, nhưng chiếc xe kia đã không còn…hoàn toàn biến mất.
Thời gian tôi đưa bà ta về thành phố nhỏ gần đó, và làm mọi việc chừng hơn 1 giờ đồng hồ. Ai đã ra đó lấy xe đi" Những người lính chửa lửa là người đầu tiên tiếp xúc với bà ấy sau tôi, không thể đến đó lấy xe nhanh hơn tôi được.
Lúc tôi ngồi ngẫn ngơ trên xe để suy tính thì đã hơn gần 3 giờ sáng. Tổng cộng thời gian từ khi gặp bà ta đến khi quay đi quay lại tìm đúng chổ nơi chiếc xe xin cấp cứu của bà ấy đậu là gần 3 tiếng
Vế tơiù Florida, việc xảy ra làm tôi bận tâm hoài, tôi quyết định khi trởø về lại Minnesota, tôi sẽ tìm lại thành phố đó, tìm hiểu cặn kẽ hơn.
Tuy nhiên chừng đó cũng cho tôi biết có thể tôi đã gặp Ma.
Tôi tin là có Ma, nhưng hình ảnh ma đối với tôi rất dễ hiểu và đơn giản. đó là những Linh Hồn người đã qua đời, vì một lý do nào đó, họ về được với chúng ta.
Nhà tôi thường hiện về với tôi, cho tôi biết là người đã qua đời, không còn liên hệ gì tới thế gian, không giúp ai đưọc và cũng không tự ý hại ai được. Hoàn toàn cách biệt. Nhà tôi vẫn cảm thấy yêu thương tôi, nhưng cũng như yêu thương người khác. Với nhà tôi hiện giờ, chỉ biết yêu thương người trần thế và yêu thế thôi, chẳng giúp gì đưọc họ, ngay cả tôi, không giúp chi cho tôi được.
Bản thân tôi phải đối diện với số phận của mình, thực tế ngay người đang sống quanh tôi, ngay con cái tôi, cũng không giúp chi cho định mệnh của tôi được. Tất cả con người nơi trần gian, sống trong một guồng máy đã thiết lập sẳn, và cứ thế mà quay, mà cuồng.
Bạn có chơi game không" Đơn giản như trò chơi Mario cứu Công Chúa. Thằng Mario vượt qua bao gian lao, bao hiểm nguy, chết đi sống lại, có khi cứu được cô công chúa, nhưng đa phần là thất bại.
Đời người cũng vậy, đã được thảo chương như thằng Mario. Ai đó đã tạo nên thế gìới loài người này, thì vị đó là Thượng Đế của loài người. Cũng như ai đó tạo ra thế gìới của thằng Mario, thì đó là Thượng Đế của thế giới Mario. Người tạo ra thế giới Mario, không hề biết có một thế giới thực của Mario, cũng như vị ThượngĐế tạo nên ta, vị ấy không biết có ta, chỉ cho rằng thế gian này là giả tạo, cũng như ta cho rằng thế gian của Mario là giả tạo. Vì vậy hầu như tất cả đều là giả, ta thấy trước mắt có hình có tướng, ta sớ mó được tiếp xúc được, ta tưởng là thực, nhưng chỉ là giả tạo, như ta thấy thế giới của Mario vậy thôi. Vì trong thế giới đó ta cũng chứng kiến Mario và “người đồng dạng” cũng đau khổ, vui buồn, tiếp cận nhau, khi vui vẻ thoải mái khi buốn đau khổ ải, khác chi ta. Nó nghĩ nó là thực trong Thời Không của chính nó, ta nghĩ ta cũng là thực trong Thời Không của chính ta, nhưng khi hai bên quan sát nhau đếu cho bên kia là giả, vì vậy tất cà đều là gỉả tạo.
Nhưng thế gian của Mario và vô số “Thế Gian” như thế đã được tạo ra rồi, thế gian đó có đây, có đó, nhưng chúng ta không hề biết tới. Mario và những “người” cùng Thời Không, khác biệt Thời Không chúng ta đang sống nên không hề nhận biết nhau. Thời Không đó có thể khác biệt nhau chỉ một giây hay hàng triệu năm ánh sáng.
Chúng ta được tạo ra bởi một hay nhiều Thượng Đế hoặc chúng ta từ Hư Vô mà có, điều đó chẳng có gì quan trọng. Đời sống chúng ta có được thoải mái hay không là do chính chúng ta biết xử dụng sinh mạng hiện tại của mình như thế nào, biết chấp nhận định mạng ra sao.
Nên chăng “Hiện Tại Là Đầy Đủ"” Cũng là một ý nghĩ đã được thảo chương.
Bảo Trâm
Minnesota

Ý kiến bạn đọc
20/02/201121:21:20
Khách
1 truyện thật là hấp dẫn ! Lời chia xẻ của "tôi" trong truyện thật chân thật & đầy tình người. Mà hơn cả tình người, đó là tình thương cho mọi sinh linh, hữu hình hoặc vô hình, ở bất cứ thế giới nào ! Xin cảm ơn tác giả "Bảo Trâm" ! Mong tiếp tục được đọc tiếp ~ truyện kế tiếp sớm !
20/02/201103:18:51
Khách
Cảm ơn vì bài viết của chú. Như lời tâm tình kể cho người bạn thân. Chúc chú có một cuộc sống thật vui vẻ và hạnh phúc. !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến