Hôm nay,  

Thứ Sáu Đen Tại Virginia

17/12/201000:00:00(Xem: 249878)

Thứ Sáu Đen tại Virginia                                                 

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 3068-28368-vb6121710

Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể.  Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*
           
Từ California mới đổi qua Vỉrginia, vợ chồng chúng tôi gặp nhiều vất vả lúc đầu, nhưng sau gần hai tháng, cuộc sống dần dần đi vào ổn
định. Có nhiều điều khác lạ, về cuộc sống, luật lệ, và nhất là đường xá ở đây thì quá kinh dị và nguy hiểm, so với Cali; tôi sẽ đề cập ở một bài khác, còn bài này, chỉ xin góp vui một vài kỷ niệm nho nhỏ của 'Chàng và Nàng', đã trải qua trong đêm Thứ Năm bước qua Thứ Sáu Đen của Lễ Tạ Ơn.
Tiếng Việt Nam mình chỉ dùng hai chữ 'dọn nhà' là bao gồm cả 'move out' và 'move in' của tiếng Mỹ. Tuy nhiên, dọn nhà, move in hay
move out, đều phải trải qua hai giai đoạn vất vả, đến nổi người ta phải than thở "ba lần dọn nhà, bằng một lần nhà cháy!" Câu này mà đem áp dụng ở Mỹ, thì quá đúng, vì đồ đạc, bàn ghế, giường tủ... ở Mỹ, bán thì không ai mua, cho không ai thèm lấy, mà đem 'dụt thùng rác', thì phải trả tiền! Thể mới khổ cho những ai, phải dọn nhà, nhất là dọn nhà đi xa mấy ngàn dặm như hai dợ chồng chúng tôi. Tất cả mọi thứ đều phải mua sắm lại hết, từ đôi đủa, cái chén cái bát, nồi nêu son chảo, giường chiếu, mền gối v.v...thật hao tốn không sao kể xiết. Vì thế, ngày Thứ Sáu Đen là dịp rất tốt cho Chàng và Nàng tiết kiệm với những món hàng sale khá rẻ, so với ngày thường...
Tối  25/11 (chuẩn bị bước sang ngày  Black Friday), Chàng và Nàng quyết thức trắng đêm để get line mua TV và máy móc cực rẻ; sá gì một đêm không ngủ để tiết kiệm vài trăm bạc, cũng lớn lắm chứ ạ! Ở tiệm Best Buy thì không dám màng tới, vì ở đây người ta đã thay phiên get line từ hai ba ngày trước Lễ Tạ Ơn (!), mình không có cửa chen vào, còn nhiều chỗ khác, cũng theo truyền thống  Ngày Thứ Sáu Đen , sale tối đa. Wal Mart, cửa tiệm lớn nhất, cũng sale nhiều đồ điện tử và vô số items khác, nhưng hàng của tiệm này không thuộc loại sang và tốt, tuy nhiên cở giàu có như Chàng và Nàng thì cũng tạm gọi là  phải đôi vừa lứa ; thế là quyết định chọn Wal Mart để đóng đô suốt đêm được chúng tôi nhất trí thực hiện.
Bỗng nhiên lại nhận được một tấm quảng cáo đem tới nhà: TV, Brue-Ray DVD player, camera, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi...được bán từ 4g sáng 26/11 tai một cửa hảng Điện Tử, nghe tên lạ hoắc- hhgregg -(h không viết hoa), với giá rẻ không kém Wal-Mart. Đặc biệt hơn nữa là tiệm này cho trả góp trong vòng 24 tháng! Mở máy định vị ra xem, thì lại thấy tiệm này chỉ cách nhà có 2 miles! Còn do dự gì nữa! Thế là 9g tối 25 Tây, đôi uyên ương trực chỉ tiệm  hờ-hờ-gờ-rec  để cắm cờ  đứng chờ đến sáng tờ mờ!
Tới nơi chỉ thấy khoảng 9-10 người đang ngồi một dãy ( đa số đều mang theo ghế xếp), với áo ấm đầy mình, có vài ba trự lại quấn luôn cả cái mền cho chắc ăn. Mừng quá, có lẽ tiệm này mới mở và có cái tên không nổi tiếng, nên còn ít người biết đến, hên ghê! thế là mình sẽ được xếp vào hạng khá cao (khoảng tốp ten), chắc mua được hàng rẻ và tốt. Đứng một chặp thì thấy dân  đọi  lục tuc kéo tới càng ngày càng đông, khoảng 11g, dân số đã lên đến gần 50! Nhưng mà, ơ kìa! Mới tới thì thấy mình đứng hàng thứ 10, sao bây chừ lại tụt xuống hàng thứ 17-18 (tốp 'toen-ti')" Hóa ra dân Mỹ đọi cũng ma giáo như ai, cũng nhờ bạn bè, bà con dành chỗ trước, cứ lai rai tới mấy hàng đầu bắt tay, miệng tía lia, chứng minh là mấy người đứng đây là  gà nhà  của tui, đừng thắc mắc kiện cáo lôi thôi hỉ!..thế là tự nhiên, mình lại bị 'tụt hậu' mấy bậc một cách rất nhẹ nhàng êm ái, nhưng đầy ấm ức!
Tuy nhiên không ai phản kháng, hoặc chả cần phàn kháng làm gì chuyện cỏn con, rồi thì ai cũng có phần. Đến 12g khuya, hai đứa bắt đầu thấm lạnh và buồn ngủ, lại cảm thấy hơi đói bụng. Chàng thấy Nàng cũng tội nghiệp, nên đề nghị: "Hay là em về ngủ đi, mai còn có sức mà 'dũa', để anh đứng đây một mình cũng đặng""Nàng lắc đầu: "Mình mua ba bốn thứ lận, anh xoay xở một mình, không kịp  đâu". Tôi bỗng có sáng kiến: "Hay là em về nhà, lấy cái ghế xếp ra đây, anh ngồi một mình canh, còn em ngồi trong xe ngủ vài tiếng cho khỏe, đến gần 4g, anh sẽ thức em dậy, có lý quá đi chớ nị!" Nàng đồng ý.
Khoảng 30 phút sau, Nàng trở lại, với nhiều áo ấm gia phụ, một cái ghế xếp nhỏ, 2 trái chuối, bánh ga tồ và 1 hộp root beer. Thế là mình đã được tiếp viện để tiếp tục chiến đấu cho đến 4g sáng. Ui chao! Việc chi mà khổ dữ ri hè" Mình thúc Nàng vào xe ngồi cho ấm, còn mình có chiếc ghế ngồi ngoài đấu láo với mấy thằng Mẽo cũng vui. Lạnh ơi là lạnh! Ráng lên con! Còn 3 tiếng nữa thôi, là mình tiết kiêm được vài trăm bac! Grrr...Grrr...Khoảng 15 phút sau, Nàng lại chạy ra bảo mình vào xe, để Nàng ngồi thế chỗ cho một chặp,  "thấy anh tội nghiệp quá! Gầy nhom, chịu lạnh không nổi đâu!" Máu nam nhi chưa đến nỗi đông lạnh, tôi gạt ngang "Còn vài tiếng nữa thôi, nhằm nhò gì, anh chịu đựng được mà...Grrr...Grrr... Nàng lại có sáng kiến, "hay là anh và em cứ vào xe một lúc, có cái ghế làm chứng rồi, không ai thắc mắc đâu". Tôi nhất trí, nghĩ đến cái hạnh phúc tuyệt vời, khi cơ thể được thư giản trên ghế nệm xe và sự ấm áp kỳ diệu của chiếc máy heat, khi mở khi tắt.


Hai đứa vào xe nằm một lúc, nhưng không ngủ được, thỉnh thoảng lại mở cửa  chạy ra xem chiếc ghế có còn hiện diện không, hay là bị mất ghế và mất chỗ cùng một lúc thì ức lắm. May mắn nó vẫn giữ đúng vị trí cố định, mặc dầu càng về khuya, hàng người, càng dài thêm, e có tới trên 100, kẻ đứng người ngồi, im lìm như những bóng ma, trông thật đáng thương! "Cố đấm ăn xôi  chứ còn gì nữa! Thì mình cũng vậy thôi, tiết kiệm được năm bảy triệu đồng Việt Nam, chứ có ít ỏi gì!
Đến 3g30 sáng, thì thấy lác đác nhân viên của hãng bắt đầu xuất hiện, để chuẩn bị mở cửa đón khách bình dân vào mua sắm. Chàng và Nàng cũng đã trở lại nhiệm sở, gồm một chiếc ghế độc nhất để xếp hàng nghiêm chỉnh. Lúc này trời đã tờ mờ sáng, cơn lạnh không thuyên giảm mà lại có phần gia tăng. Tôi đứng sát sau lưng Nàng, vòng tay về phía trước, ôm chặc thân mình Nàng để chuyền hơi ấm cho nhau, đồng thời thì thầm bên tai Nàng:"Sắp tới đích rồi, cố lên em! Về nhà sẽ có thưởng!" Nàng quay đầu lại, nhìn tôi bỉu môi:" Đừng có xạo cha, mệt ngất ngư rồi mà cũng đòi ca sáu câu!" Tôi không trả lời, chỉ cười hì hì và siết chặc Nàng hơn...
Cửa  mở đúng 4 giờ sáng thứ Sáu, mọi người bắt đầu rục rịch tiến vào bên trong. Nhưng, ô kìa, sao không thấy ai kiểm soát cửa ra vào gì cả" Mọi người, từ đầu hàng đến cuối hàng đều được ra vào thoải mái, không giới hạn ai đến trước, ai đến sau; người thức suốt đêm, cũng như người mới đến, đều bình đẳng ngang nhau! Thế thì mình phải làm quái gì mà phải chờ chực từ sớm cho đến giờ" Rõ là công cốc! Biết vậy, mình chả nhọc công đứng dành chỗ làm gì cho khổ tấm thân! Hóa ra, hãng có đủ hàng hóa để cung cấp cho số người, tương đối không nhiều như  dự định! Có lẽ hãng này còn mới mẻ, và chỉ bán đồ điện tử không thôi, nên không thu hút khách hàng đông đúc như ở Wal Mart, sale cả trăm món hàng đủ loại, chẳng hạn nồi nêu son chảo, chén bát, mền gối v.v... Tuy nhiên Chàng và Nàng chỉ cần 4 món chính, mà ở đây đều có cả, nhất là cho trả góp đến 2 năm lận, tội gì không mua" Bốn món chính mà chàng và nàng cần đến, khi mới dọn nhà từ Cali qua Virginia là TV Plasma, 50 inches hiệu Samsung ($799), DVD Blue-Ray Player ($99), Microwave và máy hút bụi (khoảng một bớp), còn những thứ khác, thì đợi đến dịp khác vậy, vì những thứ máy móc trên đắt tiền, trả liền một lúc thì hơi đau ruột, chứ tổng cộng 4 món hàng trên khoảng một thiên ($1,000) mà chỉ trả bốn chịt một tháng thì dại gì không chơi trọn gói" Phải không mấy cụ"...
Nhân viên của hãng rất đông, tất cả đều mặc áo gilet đỏ, tay cầm xấp đơn đặt hàng, chạy lui chạy tới để phục vụ và trả lời các yêu sách và câu hỏi của khách hàng về các loại máy móc. Một nhân viên cửa tiệm chạy đến đon đả chào hỏi Chàng và Nàng, lúc này đang dáo dác đi hành quân khắp tiệm, để tìm cho đủ 4 món dự định mua, sau khi đã ngâm cứu tờ quảng cáo kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật cũng như giá cả các món hàng.
Có người phục phụ bên cạnh, mình cũng khỏe, chỉ việc đưa tờ bướm ghi rõ những món mình định mua, để anh ta ghi vào đơn đặt hàng, xong dẫn mình tới xem từng món, nếu ưng ý, thì xem như xong, chỉ việc đến quầy get line để làm thủ tục giấy tờ và tính sổ. Tưởng thế là xong, nhưng không ngờ, khâu này lại phải chờ rất lâu, vì cửa tiệm phải check income , ID và đủ thứ điều lệ khác của từng người, nếu khách hàng đủ điều kiên để được nhà băng của tiệm cho vay trả góp mới được mang hàng ra khỏi cửa, nếu không thì phải trả  cash  mới được mua! Thế mới mệt cho đôi uyên ương! Và quả nhiên, mệt thiệt! Vì Chàng thì đã về hưu chỉ xài debit card thôi, Nàng thì không thích xài thẻ, chỉ xài tiền mặt, nên mặc dù lương lậu của Nàng cũng khá, nhưng credit của hai người không đủ tiêu chuẩn để được nhà băng chiếu cố, thế là  bùm , dự định  xài thoải mái, trả nhỏ giọt ,  không thành!
Nàng bèn tỏ thái độ  Nữ Tac-Dăng nổi cáu: "Không cho mua trả góp, thì mình trả tiền mặt, không thèm vay với mượn gì nữa! Thế mà cũng đòi quảng cáo um sùm, Đồ xỏ lá!" Chàng cũng phụ họa: "Đồ ma giáo!" Thế là cả hai đành bấm bụng, móc tiền mặt ra thanh toán, vì chẳng lẽ thức suốt đêm, ra về lại không có một chiến lợi phẩm  nào trong tay cả, thì uổng công lắm bà con ơi!
Đến khi trả tiền cho 4 món thì thấy hóa đơn đột xuất tụt xuống chỉ còn $790 ! Ủa! Sao lạ vậy kìa" "Hỏi lại thâu ngân viên xem sao, có tính lộn không"", Nàng thì thầm bên tai Chàng. "Làm gì có chuyện lộn ở đây, có lẽ trả tiền mặt thì khỏi trả tiền lời 2 năm cho nhà băng"", Chàng phỏng đoán. Mà đúng như vậy, hóa ra giá tiền sản phẩm đã tính luôn tiền lời rồi! Ô! Là là! Dui quá dui! Trả tiền mặt hóa ra lại tiết kiệm được trên hai trăm bạc! Thế là mọi nổi bực dọc của Chàng và Nàng biến đâu mất, nay trở thành niềm vui nho nhỏ vì mua được hàng  cao cấp  với giá tạm gọi là  good deal! Thế mới gọi là  super sale  chứ!  
Gần 7 giờ sáng, thì thấy khách hàng đến rất đông, chen lấn nhau mua những món hàng rẽ, nay còn rất ít hoặc đã bán hết cho những người đi trước. Đôi uyên ương thơ thới ra về, tuy hơi mệt mỏi, nhưng tinh thần cũng vui vẽ, hưng phấn vì đã thi hành đúng theo triết lý sống cuả phần đông dân Mẽo: 'Tiện Nghi Tối Đa, Chi Tiêu Tối Thiểu!'.
                                                                                                                                                                                          Vĩnh Hầu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến