Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh

07/12/201000:00:00(Xem: 161155)

Món Quà Giáng Sinh

Tác giả: Võ Như Ý
Bài số 3061-28361-vb3120710

Tác giả vượt biển cùng gia đình, định cư tại Mỹ từ 1986  hiện là cư dân San Gabriel, CA , làm việc cho sở xã hội. Sau đây là bài viết mùa giáng sinh của cô.

***

Ray đang đứng giữa đám đông với gương mặt buồn hiu. Tôi đến gần hỏi anh:
"Chuyện gì đã xảy ra""
"Vừa rồi chúng ta đã đuổi hơn bốn trăm em nhỏ về nhà sau hơn ba giờ đứng xếp hàng chờ đồ chơi."
"Cái gì""
Tôi hét lên. Tôi phủ mặt lại với đôi bàn tay và đứng đó bất động. Anh đến gần đặt bàn tay trên vai tôi và nói:
"Chúng ta đã phân phối một nghìn vé cho trẻ em nghèo rồi. Đó là những gì chúng ta có thể làm được."
"Tôi biết, Ray. Nhưng tôi không thể tưởng tượng được sự thất vọng trên gương mặt của các trẻ em nghèo ra sao khi chúng phải bỏ về nhà tay không."
"Tôi biết," anh trả lời.
Cả hai chúng tôi nhìn nhau im lặng. Tôi nhẹ nhàng đưa bàn tay vổ nhẹ trên vai của Ray rồi đi bộ vào một nhóm lớn và ồn ào đang đứng đợi bên ngoài văn phòng của chúng tôi để nhận quà Giáng Sinh. Đây là đám người đông nhất từ trước đến nay.
Sáng sớm ngày 22 tháng 12 khoảng tám giờ sáng, tôi chạy xe vào bãi đậu xe. Nhiệt độ trong xe của tôi là 56 độ Farhenheit. Lúc đó tôi đã nhìn thấy đám đông xếp hàng từ cửa chánh qua khỏi bãi đậu xe bằng hàng dài. Ngay sau khi tôi đặt ví tại bàn làm việc, tôi xin phép xếp để xuống phụ các bạn đồng nghiệp một tay.
Tôi đi thẳng về hướng các nhóm người xếp hàng đầu. Tôi đứng kế bên một người phụ nữ  mặc chiếc áo len dày, bên cạnh cô là một đứa bé gái đang nằm trên mặt đất phủ bằng một tấm chăn. Tôi hỏi cô ấy với một nụ cười trên môi:
"Xin chào cô. Cô đã đứng ở đây xếp hàng từ mới giờ sáng""
"Từ khuya," cô trả lời.
"Trời ơi, từ đêm qua chắc chắn là lạnh lắm!"
"Phải. Không chỉ vậy, đêm qua trời đã đổ mưa. Chúng tôi phải di chuyển dưới mái nhà."
Tôi không thể tưởng tượng được vì muốn có đồ chơi mà họ đã chịu đứng ngoài trời lạnh lẽo suốt đêm qua. Con trai út của tôi cũng bằng lứa tuổi con gái của cô ấy nhưng cháu không hề  phải chịu đựng lạnh giá như thế này mới có được đồ chơi. Cháu đã đến tiệm bách hoá lựa chọn cho mình hai món đồ chơi. Tôi ước gì các em nhỏ đều được ở nhà trong phòng khách ấm cúng và mở quà dưới cây Giáng Sinh xinh đẹp.
Kể từ mùa thu năm 2008 kinh tế tại Hoa Kỳ bị khủng hoảng. Sở xã hội của chúng tôi đã và đang nhận đơn xin trợ cấp gấp bội phần. Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức cao kỷ lục, hơn mười hai phần trăm ở California. Có hôm đi làm, tôi thấy mọi người xếp hàng trong một hàng rất dài để xin trợ cấp. Những tháng ngày qua rất là khó khăn cho hầu như tất cả mọi người. Nhìn thấy trẻ em sẳn sàng xếp hàng trong cái lạnh để cho được vài món đồ chơi làm cho tôi thật xúc cảm. Năm nay tôi chỉ có thể tặng một số đồ chơi, nhưng năm sau tôi muốn gây quỹ để có thêm quà mang lại nụ cười cho các em nghèo trong cộng đồng.
"Crystal, bạn có muốn uống một ly Champurado nóng không"" Anh Jose đưa tôi trở lại thực tế.
"Cám ơn, Jose, người bạn thân của tôi," tôi trả lời.
Cầm ly nước trong tay, Jose và tôi bước dọc theo đám đông đang đứng xếp hàng. Một số trẻ em vui chơi hồn nhiên trong khi đó có một số em khác nằm dài ngủ trên mặt đất. Có một nhóm người bán hàng rong với thức ăn nước uống như Tamales, Champurado, Hot Dog, candies...
Mỗi năm chúng tôi tổ chức tặng quà Giáng Sinh cho các em ở cộng động.
Nguyên cả con đường nằm dọc bên hông sở của chúng tôi phải đóng lại.
Ngày truyền thống này đã bắt đầu hơn hai mươi năm nay. Sở của chúng tôi là một trong 31 sở xã hội trong quận Hạt tổ chức ngày lễ này với một tầm vóc quy mô như thế. Trước đó vài tuần chúng tôi đã nhận nhiều cú điện thoại thăm dò ngày nào là ngày phát quà cho trẻ em, nhưng tất cả chúng tôi không thể tiết lộ ngày giờ trước. Chúng tôi chỉ thông báo cho cộng đồng một ngày trước ngày tổ chức mà thôi. Thế mà số người đáp ứng đã đông như vậy.
Mỗi năm giám đốc và trưởng phòng đều đến sở của chúng tôi để chứng kiến lễ Giáng Sinh tuyệt vời như thế này. Năm nay có hai người bạn đồng nghiệp đã nghỉ hưu rồi nhưng các anh vẫn đến tham gia. Mọi năm trước các anh hoạt động rất hăng say trong ngày lễ này. Tôi rất vui mừng khi thấy các anh.
Vào khoảng mười giờ sáng, ông già Nô En đến trên một chiếc xe cứu hoả. 
Tiếng còi kêu in ỏi cộng thêm tiếng mừng vui của đám đông tạo hứng thú cho ngày lễ. Ngay sau khi ông già Nô En bước ra khỏi xe cứu lửa, nhiều trẻ em đã chạy nhanh lại ông. Họ ôm và vỗ tay hoan hô ông. Ông cũng rất vui mừng đón nhận các em. Ông vui tươi với giọng nói hài hoà, "Ho ho ho Giáng Sinh Vui Vẻ đến các cháu." Ah, ông được đối xử không khác nào một ngôi siêu sao.
Trong lúc chờ đợi trong hàng, một số bạn đồng nghiệp vận áo đỏ, quần đen và chiếc mủ màu đỏ giúp vui mọi người bằng cách hát những bản nhạc Giáng Sinh. Bà Nô En cũng giúp vui bằng cách phát kẹo cho các trẻ em.


Sau đó tôi đi vào trong văn phòng, nơi đã trang trí quy mô cho ngày lễ Giáng Sinh. Tôi nhìn thấy ông và bà Nô En đã ngồi trên một băng ghế phủ bằng một tấm vải đỏ, ở phía sau có một cây Giáng Sinh trang trí thật xinh đẹp.
Tôi đứng đó chờ đợi một nhóm người đầu tiên vào nhận quà để tôi chụp hình họ với ông già Nô En. Có một cháu gái ngồi trên đùi của ông, và ông đã hỏi cháu muốn gì nhưng tôi không thể nghe được câu trả lời của cháu. Sau đó ông già đã trau cho cháu một món quà lớn.
Cháu cầm món quà trên tay với một nụ cười nở trên môi thật tươi sáng. Nhìn cháu mà lòng tôi cũng vui lây. Lễ Giáng Sinh này làm tôi nhớ lại kỷ niệm hai mươi năm về trước, lúc tôi ở tạm trú tại Los Angeles Job Corps.

*
Tôi đi vượt biên cùng anh ba và bà con đến Mỹ vào năm 1986, ở chung với gia đình người cô, em của ba được hai năm.
Ngày trước khi còn ở Việt Nam, tôi và một người chị em chú bác rất gần gũi nhưng khi sang đây tôi cảm thấy mình xa cách cô ấy vô cùng. Chị ấy đã sang Mỹ năm năm trước tôi. Lúc ở chung chị ấy cùng những người con của cô, họ đều nói tiếng Anh, còn tôi một chữ cũng không biết. Họ như những người Mỹ còn tôi thì như một cô gái quê ra thành thị mà lòng luôn nhung nhớ về quê cha đất tổ.
Hai năm ở chung tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui, có lúc tôi muốn đi một chốn nào khác cho đến khi tôi trò chuyện với một người bạn học. Cô ta nói chị của cô ấy đang học nội trú trong LA Job Corps mà không cần phải trả chi phí gì cả. Nơi đó huấn luyện nghề nghiệp, học lấy bẳng cấp trung học cho các thanh thiếu niên nghèo từ mười sáu đến hai mươi bốn tuổi. Nghe vậy tôi gọi họ và ghi danh vào học, không bao lâu sau họ cho biết đơn xin của tôi được chấp thuận.
Đêm đó tôi ngồi ở ngoài hiên chờ cô đi làm về để nói cho cô biết tin rằng tôi đã tìm được chỗ khác ở. Cô giận dữ và gọi những người cô chú khác báo tin rằng việc dọn ra ngoài là do ý định của tôi. Còn Anh Ba không nói không năng nhiều nhưng anh đã đánh một bạt tay thật mạnh vào mặt tôi. Còn dượng tôi nói với cả nhà rằng: Hãy để cho nó đi đi. Nó khôn thì nhờ còn ngu thì chịu! Đêm đó tôi không sao chợp mắt vì sáng hôm sau tôi sẽ phải ra đi đến một nơi xa lạ.
Hôm sau tôi rời nhà cô với một túi sách nhỏ đựng đôi ba bộ đồ và vài tấm ảnh gia đình mà tôi đã mang theo trước khi đi vượt biên.
Chú tôi chở tôi đến LA Job Corps và trước khi bỏ tôi xuống, chú đã cho tôi một tờ hai mươi đô la và nói tôi phải tự chăm sóc cho bản thân mình.
Trụ sở LA Job Corps là một toà nhà cũ, bên ngoài có màu gạch đỏ, cao mười ba tầng lầu. Từ tầng số chín cho đến tầng số mười ba là dành cho các học sinh nam nữ cư trú; mỗi giới được sống riêng biệt và không ai có quyền xâm phạm qua những tầng lầu khác.
Tôi ở trên tầng số mười một chung phòng với hai người bạn gái khác chủng tộc. Mỗi người được một chiếc gường nhỏ riêng. Mỗi ngày trước khi rời khỏi phòng chúng tôi phải làm giường ngủ thật gọn gàng và phòng ngủ sạch sẽ nếu không sẽ bị phạt không được đi ra ngoài vào cuối tuần. Tôi học sinh ngữ, đậu bằng cấp tương đương với bằng trung học và học láy xe và học ngành thư ký.
Tháng đầu tôi ở nội trú, trận động đất mạnh đã xảy ra vào đêm! Tôi nhìn thấy những người bạn học vừa khóc vừa cầu nguyện nhưng không hiểu sao tôi chẳng biết sợ chết là gì. Sau trận động đất, tất cả chúng tôi phải đi bộ xuống bãi đậu xe ở phía bên ngoài chung cư. Cho đến lúc đó tôi mới cảm nhận được cái nỗi đau vì lạnh thấu xương của những người vô gia cư. Ngay lúc đó tôi có một ước nguyện rằng sau này lớn lên tôi sẽ giúp đỡ cho những người không may mắn sống ở ngoài vỉa hè của đường phố.
Có những ngày tháng tôi cảm thấy rất là cô đơn và nhớ nhà vô cùng! Vì vậy tôi thường mượn giấy bút ra để viết ra tâm sự. Mỗi lần viết xong tôi vừa đọc vừa khóc thay cho lời mẹ ru con vào giấc ngủ... Đôi khi tôi chia sẻ tâm sự của mình cùng với một bà counselor. Tôi còn nhớ rõ tên của bà là Davis. Bà là người Mỹ châu Phi với ngương mặt hiền lành và giọng nói dịu dàng. Mỗi lần trò chuyện với bà, bà luôn chú ý đến lời nói yếu ớt của tôi và bà luôn tỏ vẻ như một người mẹ hiền từ hướng dẫn tôi cách bước vào cuộc sống.
Tôi đã sống chung với những người khác chủng tộc suốt 2 năm. Nơi đó tôi rất quí những người làm và  thấy gần gũi với họ vì họ coi tôi như là một phẩn tử của gia đình. Tôi không nhìn thấy màu sắc của họ khác với tôi mà tôi chỉ thấy trái tim nóng bỗng và niềm đam mê để giúp tôi và các bạn nhỏ khác không may mắn.
Tôi vẫn còn nhớ một trong những món quà tôi nhận được đó là một túi bằng vải màu đỏ. Trong túi có đầy đủ dụng cụ để may vá. Cầm túi vải trong tay, tôi đã âm thầm cảm ơn người đã có lòng hảo tâm cho tôi món quà đó. Tôi đã cảm ơn họ đã hiểu rằng tôi cần nó để may vá chiếc áo rách của tôi cũng như để giữ cho linh hồn tôi được nguyên vẹn.
Tôi đã cất giữ túi xách đó khá lâu sau khi tôi rời khỏi L.A Job Corps để nhớ những bài học thương yêu tôi học được từ đây.
Cảm Tạ Hoa Kỳ. Cảm tạ tất cả những tấm lòng bác ái trên thế gian này. Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ. Và năm mới An Khang và Thịnh Vượng.
Võ Như Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến