Hôm nay,  

Thằng Mễ

02/12/201000:00:00(Xem: 160625)

Thằng Mễ

Tác giả: Trần Xuân Nghĩa

Bài số 3057-28357-vb5120210

Trần Xuân Nghĩa là tác giả từng nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2007 với bài viết “Mr. A+”.
Sinh năm 1971, sang Mỹ cuối tháng 12 , 1990 theo diện HO. 5.  Anh là người con thứ ba trong 7 anh em.  Tốt nghiệp kỹ sư điện  tử tại California State Polytechnic University, Pomona năm 1999. Với thành tích học xuất sắc, ngay từ tháng 3, 1999, anh được tuyển thẳng  vào làm trong hãng Spawar, Inc của chính phủ, trong department chuyên làm về Robotic.
Ngày 1 tháng Tư, 2008, tại hội nghị thiết kế điện tử quốc tế khai diễn ở Silicon Valley, San Jose, loan báo Trần Xuân Nghĩa thắng giải nhất “thiết kế điện tử quốc tế năm 2008-2009”, do sự bình bầu, sắp hạng của 9,600 cộng đồng điện tử, với “Sổ Tay Điện Tử  cho người mu.ø” 
Trần Xuân Nghĩa kết hôn với bạn học cùng trường là Trúc Mai Nguyễn, gia đình hiện sống ở  San Diego.   Sau đây là bài viết mới nhất của anh.

***


Tôi có nước da ngâm đen với khuôn mặt lai lai, đầu tóc bù xù, và lại ăn mặc lôi thôi nên nếu không nói thì chẳng ai nghĩ tôi là người Việt Nam cả.  Có người nói tôi là người Phi, có người nghĩ tôi là người Ấn Độ,  nhưng có lẽ người ta thấy tôi giống nhất là người Mễ.
Khi đi bộ ngoài đường, đi siêu thị, vào trong các tiệm ăn fast food, nhiều lần người ta bắt chuyện với tôi bằng tiếng Mễ.  Tôi không thấy phiền hà gì mà có khi còn thấy vui vui. 
Khi về khu Little Saigon đi chợ, mấy cô tính tiền ngạc nhiên khi nghe tôi nói lên tiếng Việt.  Có lần có một dì lớn tuổi xếp hàng sau lưng chờ tính tiền, dì cứ nhìn các món hàng tôi mua, nào là nước tương, nước mắm, rau đậu, rồi xoay lên nhìn tôi từ đầu tới chân, tỏ vẻ thắc mắc.  Khi nghe tôi nói ra tiếng Việt dì mới cười nói "Tôi tưởng cậu là người Mễ chứ."  Những chuyện tương tự như thế tôi gặp hoài, về nhà kể lại cho gia đình bạn bè nghe ai cũng cười. 
Nhưng có một chuyện xảy ra ở một tiệm hớt tóc làm tôi thấy lặng người và suy nghĩ rất nhiều sau đó. Một hôm cuối tuần nhân tiện về thăm gia đình ở quận Cam, tôi tính đi hớt tóc cho đầu tóc gọn gàng một chút. 
Thường mỗi lần đi hớt tóc, tôi cảm thấy ngài ngại vì thường mấy cô thợ anh thợ hay chê tóc tôi tóc nhiều lại cứng khó hớt, và hầu như lần nào tôi cũng được chào bằng một câu tiếng Mỹ hoặc tiếng Mễ "Amigo" hoặc là ngạc nhiên thốt lên "là người Việt Nam hả" khi biết tôi là người Việt.  Vì vậy nên tôi thường tìm cách nói trước để họ khỏi lầm. 
Lần đó khi tôi bước vào tiệm, có một chị Việt Nam đứng gần quầy tính tiền chỉ tay vào một dãy ghế trống như ra dấu cho tôi ngồi chờ.  Ngồi xuống ghế tôi đưa mắt nhìn quanh, thấy tiệm cũng khang trang và nghe một bác cũng đang ngồi chờ và trò chuyện qua lại với một thợ cô thợ hớt tóc về cách trang trí, cách đặt chậu hoa, chọn loại tủ cho hợp với tiệm. 
Tôi theo dõi câu chuyện và chờ có dịp để chen vào một câu thì chị đứng ở quầy tính tiền quay đầu vào phía trong tiệm trong gọi lớn:
"H. ơi, có thằng Mễ đang chờ hớt tóc."
Và từ phía trong vọng ra "ok."
Thoạt đầu tôi nghĩ có một người Mễ nào đó cũng đang chờ trong tiệm, nhưng nhìn quanh chỉ thấy mình tôi và tôi nhận ra là cái "thằng Mễ" đó chính là tôi.
Ui chao! Tôi thấy quê đến ngượng ngùng, và trong cái quê đó có cái gì tủi tủi.
Kể ra,  người ta nói và nghe cái từ "thằng Mễ" là bình thường quá rồi, nhưng không hiểu sao hôm ấy tôi nghe  thật tái tê, nuốt nước miếng tôi thấy đắng đắng trong cuốn họng.
Tôi cảm thấy tôi không thể ngồi ở đó lâu thêm được nữa, và lại nếu họ nhận ra tôi là người Việt thì họ cũng quê mà tôi lại càng ngượng thêm. Tôi đứng lên ú ớ một hai câu tiếng Mỹ, nói với cô đó tôi cần ra ngoài một tí.  Tôi giả bước đi nhẹ nhàng nhưng lòng nặng trĩu. Tôi thấy buồn như con chuồn chuồn, không biết nên phải đi đâu. 


Và cuối cùng tôi ra bãi đậu xe, lên xe chạy.
 Tôi thấy tủi hờn như ai đó gọi tôi là thằng Việt Nam vậy. Có lẽ chỉ là quen miệng gọi vô tình thôi nhưng nó như một que nhọn đâm vào những vết thương âm ỉ. 
Tôi nghĩ đến những mảnh đời bất hạnh ở Việt Nam, những người tàn tật, những đứa trẻ bụi đời, những em nhỏ bán vé số, móc rác, ăn xin, bươn chải cuộc đời qua từng ngõ nghách vĩa hè.  Những đêm mưa se se lạnh, những bàn chân trần khẳng khiu nhem nhúa len vào các quán ăn đêm khói lên nghi ngút, các quán nhậu thâu đêm, các nhà hàng sang trọng để tìm sự cảm thương, giúp đỡ của khách.  Thế mà nhiều người không một chút mảy may để ý đến những manh áo rách, những cái bụng đói mà con chua chát xua đuổi các em. Tôi nghĩ các em tủi thân lắm vì người ta khinh bỉ, người ta gọi các em là đám nhóc ăn mày, là cái thằng móc rác, là cái thằng què, thằng đui. Ôi, các em sẽ cay đắng hơn vì thấy họ cũng là giống người như mình.
Bao năm chiến tranh, gia tài của mẹ còn lại "là nước Việt buồn". Tôi chợt thấm thía nghe vang vãng Hoàng Oanh ngâm thơ của Thanh Nam về cuộc sống tha hương

"Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ". 

Sống nhờ trên đất khách quê người, sống như những con ma đói, đói khát hình ảnh tình cảm quê hương, nhớ nhà nhớ đất, nhớ mẹ già đơn chiếc mắt mờ tóc bạc, mà phải đành cam chịu kiếp ly hương.  Khi nghe ai đụng chạm đến cuộc sống ăn nhờ ở đậu, thì lại thấy tủi thân lại càng thêm tủi thân.
Tôi chạy xe lòng vòng qua các ngã đường, bỗng nhận ra  là mình không biết điểm đến. 
Thường ngày, khi thấy các nhóm thanh niên người Mễ đứng bên lề đường chờ người gọi việc, tôi liên tưởng đến những người lao động đen đúa sống ngoài vòng pháp luật, nhưng hôm ấy thấy họ, tôi chợt hiểu và thấy cảm thươngï. 
Có lẽ nhiều người, tuy họ có bề ngoài dem dúa, nhưng họ cũng chất phác, làm việc cực nhọc, đổi sức lao động lấy được đồng tiền ít ỏi, để có những bữa ăn qua ngày, và giúp đỡ người thân ở quê nhà.  Vậy là hôm nay tôi vô tình nhập vai của họ, đã chứng kiến và thấm thía cái đau, khi bị đối xử phân biệt giữa con người với con người.
Tôi nhớ đến chuyện người da đen nô lệ xiềng xích, oan ức đau thương chất chồng, chuyện các trẻ em da trắng bị cha mẹ ngăn không cho chơi chung với các trẻ da đen. 
Tôi nhớ chuyện chú bé Luthe King ức giận khi nghe cảnh sát người da trắng gọi cha của chú là "boy" là thằng nhóc đã hun đúc chú trở thành một con người vĩ đại, đứng lên đòi quyền bình đẳng, xóa bỏ kì thị chủng tộc. 
Tôi nhớ đến nhiều cuộc nổi loạn bắt nguồn từ những câu nói phân biệt nho nhỏ nhưng lại làm niềm uất hận tuôn trào, làm khơi dậy bùng cháy ngọn lửa hận thù.
Tôi thấy ngượng khi nghe không ít người Việt mình nói chuyện với nhau ở quán cà phê, ở bàn tiệc, ở trường học, ở trong nước, ở hải ngoại về chuyện chính trị, về khoa học, về chiến tranh, về mọi thứ.  Nào là thằng Mỹ, thằng Nga, thằng Tàu, nào là  thằng Mễ, bọn Mễ, tụi Phi. - Khen cũng gọi là thằng, chê cũng gọi là thằng, giận cũng gọi là thằng,  có người quen miệng gọi thằng, có người khinh miệt gọi là thằng -  Nhưng hình như tôi thấy trong cái chữ "thằng" đó, ít nhiều gì đó, nó cũng ẩn chứa sự coi thường khinh khi.
Miên man lái xe lang thang một lát, rồi tôi cũng nhớ ra là mình có điểm đến, có nơi để về. Nơi đó là gia đình yêu thương của mình.
Tôi chạy xe về nhà, vừa bước vô cửa thì nhỏ em gái tôi thấy tôi không vui nên gợi chuyện:
"Nghe nói đi hớt tóc mà, sao không hớt đi, để nhìn giống Mễ thấy mồ."
Tôi quát lại:
"Ừa, giống Mễ thì có sao đâu"
Rồi đi thẳng vô phòng.

Trần Xuân Nghĩa

Ý kiến bạn đọc
07/08/201917:43:49
Khách
Cháu giống Mễ chuyến này là mệt đó, Anh Trump xúi mấy thắng nhỏ ngu ngốc
vác súng đi kiếm Mễ làm thịt. Sau đó thì Anh lại xúi mấy thằng ngu đó thịt
mấy thằng vàng. Ra đường cẩn thận đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến