Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn

21/11/201000:00:00(Xem: 187272)

Lễ Tạ Ơn

Tác giả: Nguyễn Thơ Sinh
Bài số 3045-28345-vb8112110

Ngày Thứ Năm, 25 tháng 11 sắp tới sẽ là Lễ Tạ Ơn. Trong năm 2009, truyền thông Việt Mỹ đã nói nhiều về Nguyễn Thơ Sinh và cuộc hành trình đi bộ 2,600 dặm xuyên nước Mỹ để nói lên lòng biết ơn của anh đối với đất nước và nhân dân Hoa Kỳ. Với tự truyện kể về cuộc đời của anh, một cựu chiến binh hai dòng máu Việt-Mỹ, Sinh nhận giải Vinh danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2010. Hiện Nguyễn Thơ Sinh là cư dân Fort Worth và làm việc tại Sở Cung Cấp Nước của thành phố. Sau đây là bài viết mới của anh về Lễ Tạ Ơn.

***

Mùa lễ tạ ơn một lần nữa lại sắp về; vô tình nhìn thấy một người lính mặc quân phục, tôi chợt thấy bâng khuâng xao xuyến. Lòng bồi hồi tưởng nhớ lại những tháng ngày trong quá khứ. Hồi đó bản thân tôi cũng đã từng là lính, từng tại ngũ xa nhà. Đời người lính, cuộc sống rày đây mai đó, những ngày lễ không được sum họp với người thân luôn có những nhắc nhở rất đỗi thiêng liêng; và ngày Lễ Tạ Ơn là ngày có những nét rất đặc biệt đối với mọi người sinh sống trên mảnh đất này.
Năm 2003, PFC (Private First Class) Brown hỏi tôi sau bữa cơm tối tại nhà ăn. Lúc đó tôi và Brown vừa bước vào hành lang khu nhà chung giành cho lính độc thân.
- Nguyen này, kế hoạch đón Lễ Tạ Ơn năm nay của cậu ra sao"
Tôi nhìn Brown mỉm cười:
- Vẫn thế thôi. Chẳng có gì mới mẻ cả... Tớ sẽ chẳng đi đâu hết, chỉ ở lại trong trại thôi.
Tôi đáp lời Brown, hờ hững như thể điều đó không liên hệ gì đến cậu ta. Quả nhiên sự thật là thế, đây là mùa Lễ Tạ Ơn năm thứ ba tôi đóng quân ở Fort Meade, Tiểu bang Maryland. Cũng như hai năm trước, mùa lễ này, tôi không hề có ý định nào trong việc đón Lễ Tạ Ơn.
Hai Lễ Tạ Ơn trước, tôi chỉ nằm chèo queo trong trại, dĩ nhiên là có gọi điện thoại về hỏi thăm nhà. Sau đó tôi đến nhà ăn chung của trại, ở đó người ta có những món ăn đặc biệt mà tôi thích như: Gà tây nướng, thịt lợn xông khói, bánh bột ngô nướng, khoai lang cắt thành từng khoanh ngắn hầm chung với mật ong, khoai tây nghiền chan nước sốt, món trộn thập cẩm nhồi trong bụng gà tây, và đặc biệt là món bánh nướng hạt dẻ pecan... Tối đến tôi đi xem một bộ phim. Hai năm liền tôi đều mua một chai rượu whiskey Wild Turkey về nhâm nhi. Thú độc ẩm đôi khi sẽ giúp một người lính cô đơn như tôi có thể tìm được đôi chút giải khuây. Hôm sau tôi ngủ vùi cho thỏa thích. Nhớ năm thứ hai tôi siêng năng hơn, tôi tận dụng mấy ngày nghỉ lễ để đọc xong một cuốn Đất Lành của Pears Buck.
Nghe tôi nói không đi đâu, Brown nhìn tôi với tia mắt hơi lạ. Có lẽ cậu ta nghĩ tôi là người hiếu động, không thể chịu nằm một xó ở nhà trong một dịp lễ lớn như Lễ Tạ Ơn.  
- Nguyen, cậu nói chuyện nghiêm túc đấy chứ!   Brown có vẻ không tin tôi.
- Tớ phải để giành ngày phép về nhà ăn lễ Giáng Sinh.   Tôi đáp.   Cậu biết mà, Lễ đó lớn hơn Lễ Tạ Ơn. Nhà tớ cũng mong tớ về nữa.
Brown gật đầu mỉm cười. Cậu ấy làm cùng phòng dược với tôi. Brown là người da màu, nhưng nước da cậu ta rất sáng, đôi mắt có màu nâu xẫm. Brown trẻ hơn tôi gần chục tuổi, cá tính cậu ta không nhộn nhịp, nhưng việc gì Brown cũng lăn xả vào, có lúc Brown bị hiểu lầm là cố tình bợ đỡ, nâng bi cấp trên.
- Thế cậu có đi chơi đâu vòng vòng quanh đây không"
- Không biết nữa.   Tôi đáp. Thực ra trong đầu tôi không hề nghĩ đến chuyện mình sẽ làm điều gì khác đi. Bất quá cũng sẽ vẫn đón Lễ Tạ Ơn như năm ngoái thôi.
- Ê...   Brown định hỏi, nhưng cậu ta chợt khựng lại.
- Hả...   Tôi ngẩng mặt nhìn Brown.
- Nguyen này... Sẽ là một vinh dự, nếu như cậu có thể đến nhà tớ ăn cơm tối Lễ Tạ Ơn năm nay.   Brown ấp úng nói, khuôn mặt nghiêm nghị, không hề có ý đùa cợt.
- Cái gì" Tôi chau mày.
- Tớ nói với mẹ là trong trại có một người lính Việt Nam đóng quân chung, nhà ở mãi tận Texas. Mẹ bảo là nếu cậu không về nhà dịp lễ này, mẹ muốn mời cậu về nhà ăn cơm Lễ Tạ Ơn chung với gia đình tớ.   Giọng Brown liến thoắng, sợ không nói nhanh, tôi sẽ biến mất ngay đi chỗ khác.   Nên tớ nghĩ... Nếu cậu đến được, đó sẽ là một niềm vinh dự cho gia đình tớ.
Tôi nhìn Brown. Niềm vinh dự cho gia đình tớ à... Tôi bất ngờ thực sự. Bình thường Brown và tôi rất ít khi nói chuyện. Ở phòng dược, hai đứa chỉ trao đổi vài câu liên hệ đến công việc và những chuyện của đơn vị. Có lẽ một phần do cậu ta co cụm, thích lẩn tránh người khác nên tôi không có cơ hội bắt chuyện. Ngoài ra sau thời gian làm việc tại phòng dược, tôi còn ghi danh học hai lớp tại trường Đại học Tổng hợp Bowie nên chính tôi cũng khá bận rộn. Thái độ cởi mở, xởi lởi như hôm ấy của Brown thật hiếm có. Tôi muốn nói một câu gì đó nhưng không tìm được lời diễn đạt.
- Nếu cậu bận thì để dịp khác vậy.
Brown mỉm cười ngượng nghịu. Hình như cậu ấy không muốn tôi rơi vào tình trạng khó xử.
- Ồ không.   Tôi vuột miệng, gần như nhào người ra chụp cái cốc sành đang lăn từ trên bàn xuống đất.  Không phải là như thế...
- Vậy có nghĩa là cậu đến được chứ, Nguyen.   Brown nhìn tôi, đôi mắt vẫn mở to, không có chút biểu hiện nào tin rằng tôi sẽ nhận lời.
- Dĩ nhiên rồi.   Tôi nhe răng ra cười. Nhìn khuôn mặt thộn ra của Brown, tôi bỗng thấy lòng mình ấm áp hẳn lên. Niềm vui trong ánh mắt Brown thật hồn nhiên, lộ liễu.
- Được như vậy là tốt lắm rồi. Tốt lắm...
Brown mỉm cười. Cu cậu thở mạnh. Hàm răng trắng và đều, những chiếc răng nhỏ, ken xít lại với nhau.
- Thế tớ có phải đem theo cái gì không"   Tôi hỏi Brown. Ít nhất tôi cần chuẩn bị. Chỉ còn hơn một tuần là đến ngày Lễ Tạ Ơn.
- Dĩ nhiên rồi.   Brown nheo mắt. Khuôn mặt thuôn dài của Brown khiến tôi có cảm giác gương mặt ấy được đẽo ra từ một thân cây.
- Vậy... Thế tớ phải đem theo cái gì đây"   Tôi muốn biết mình phải đem thứ gì đến. Tôi không thích đi ăn tiệc tay không, làm vậy coi rất kỳ.
- Dĩ nhiên là cậu phải mang xác đến.
Hóa ra đấy là câu đùa vụng về của cu cậu. Brown bật cười sằng sặc, tiếng cười sảng khoái, vang vọng làm ồn cả khuôn viên hành lang. Một anh lính gốc Mễ-Tây-Cơ vội mở cửa, thò đầu nhìn ra. Đó là Trung sĩ Gonzales, làm việc bên phòng thí nghiệm. Gonzales nhăn mặt, giọng lạnh như băng tảng:
- Khe khẽ cái mồm chứ!
Brown chợt im bặt tiếng cười. Tôi cũng khựng lại. Gonzales đóng nhẹ cửa. Thái độ ấy khiến tôi nghĩ anh ta chỉ muốn nhắc nhở hai đứa tôi nên giữ im lặng chung, tuyệt nhiên không có ý định dằn mặt hay tỏ vẻ khó chịu. Bằng chứng là Trung Sĩ Gonzales đã không đóng sầm cửa lại. Lúc này Brown hạ giọng thấp xuống:
- Ồ. Tớ ban nãy tớ nói đùa thôi... Nhưng chuyện mẹ tớ mời cậu đến nhà ăn Lễ Tạ Ơn là có thật... Cậu chẳng phải đem gì đến cả. Chỉ cần cậu vui lòng đến, đó sẽ là niềm vinh dự cho gia đình tớ rồi.
- Vậy thì phiền cậu chuyển lời cám ơn mẹ trước... Mà này... Nhà cậu ở đâu thế"  
Tôi ít khi nói chuyện với Brown nên không biết nhà Brown ở đâu. Nhân tiện tôi nhắc luôn:   Nếu nhà cậu ở xa thì phải điền đơn xin nghỉ phép cho hợp lệ đấy...
- Không cần làm thế đâu. Nhà tớ cách đây hai giờ lái xe, chỉ cần báo trung sĩ Crowley một tiếng là được. Cuối tuần nào về nhà tớ cũng đều làm thế cả.
Tôi nhớ Ngày Lễ Tạ Ơn năm đó khí trời se se lạnh. Tôi ghé chợ mua một bó hoa cúc có màu huyết dụ. Vì tôi chậm chân nên chỉ còn mỗi bó hoa cúc đó trông còn tươi. Những bó hoa khác trong chợ đã cũ, giập, cầm chúng lên xong tôi lại đặt xuống.
Brown đón tôi ngoài bãi đậu xe đối diện dãy nhà tập thể của lính. Đó là những tòa nhà cao lớn, trông giống như những khối lập thể hình chữ nhật to đùng. Nhiều tòa nhà giống hệt nhau, cùng một màu sơn, nên trông chúng rất tẻ nhạt, trầm lặng. Những tòa nhà ấy nối đuôi nhau tọa lạc trên một triền cỏ rộng, dốc thoai thoải. Ngoại trừ mùa đông ra, lúc nào cỏ mọc cũng xanh mướt. Nhìn thấy tay tôi cầm bó hoa, Brown bật cười:
- Ô. Thế này thì cậu sẽ ăn trộm trái tim của mẹ mất, Nguyen ạ.
- Cậu đang nói chuyện gì thế...  
Tôi không hiểu hết ý của Brown. Giọng nói tiếng Anh của Brown có âm thổ khá nặng, khi nói nhanh, tôi khó theo kịp.
- Thì bó hoa cậu đang cầm trên tay ấy. Mẹ tớ rất thích hoa cúc... Cậu đến nhà sẽ biết ngay.
Chiếc xe Honda màu xanh đời 98 nhè nhẹ đưa chúng tôi đi về hướng nam trên con đường xuyên bang 95. Brown mở nhạc vừa đủ để cả hai có thể thưởng thức nhạc và nói chuyện.   
- Cậu đã có vợ con gì chưa"   Mất một lúc sau Brown hỏi tôi. Đôi mắt cậu ta vẫn nhìn thẳng về phía trước.
- Tớ chỉ có bạn gái thôi.   Tôi nói dối vì câu hỏi của Brown khiến tôi chột dạ. Với những người khác, nếu câu hỏi của họ không có tính đe dọa, tôi sẽ nói thật. Cuộc sống là vậy, tôi nghĩ đôi lúc mình vẫn phải nói chệch đi để tạo ra một vỏ bọc an toàn. Câu hỏi của Brown khiến tôi có cảm giác như thể cậu ấy đang điều tra lý lịch; thế nên tôi mới phải nói dối.
- Sẽ đám cưới sớm chứ!   Brown lại hỏi. Đôi mắt vẫn nhìn về phía trước; như thể câu hỏi của cậu ta không hề có một mục đích nào rõ rệt. Y như kiểu hỏi chỉ để mà hỏi.
- Dĩ nhiên rồi.   Tôi nói dối tiếp. Chẳng hiểu sao khuôn mặt lạnh lùng của Brown khiến tôi có cảm giác lo lắng, ngờ vực. Tôi bắt đầu thấy nóng hực cả người.
Xe lao nhanh qua những vạt rừng đang trút lá. Những thân cây lặng lẽ, chen nhau mọc, rối rít chạy giật lùi lại phía sau chúng tôi. Lốm đốm vẫn còn những cây phong lá chín đỏ, rục rịu, đứng chen chúc với những cây gỗ sweet gum lá vàng hực. Nhiều gốc thông lá xanh thẫm đứng lẫn khuất giữa một rừng cây gần như trụi lá. Lác đác có vài trảng trống khiến cho rừng cây hai bên có những nét tương phản rất lạ. 
Brown hạ thấp cửa xe, làn gió lạnh thổi ùa vào. Tiếng gió hú rít bên ngoài nghe sốt ruột. Tôi cảm thấy mát mẻ, có phần dễ chịu vì toàn thân hầm hập nóng đột xuất khi tôi nói dối Brown là tôi đang có bạn gái.
Thực ra tôi vừa bước ra khỏi một cuộc tình gãy đổ cách đó ba năm. Từ đó đến nay tôi không qua lại với ai cả. Một khoảng thời gian dài như thế mà không có bạn gái, như vậy xem ra không được bình thường. Ngoài ra chính vì để quên đi vết thương lòng, tôi đã quyết định nhập ngũ. Nhưng câu hỏi của Brown khiến tôi ngượng ngập. Hình như đàn ông độc thân không có bạn gái sống ở đất nước này, điều đó xem ra thật tệ hại (nhất là khi Brown chợt hỏi tôi bằng cái giọng khó hiểu của cậu ấy).
Im lặng mất một lúc. Chỉ còn tiếng gió thổi vù vù bên ngoài.
- Thế còn cậu"   Tôi chợt hỏi Brown như kẻ mộng du. Trạng thái tâm tư gần như vô thức. Một sự hiếu kỳ lơ đãng bỗng giật mình.
- Huh!   Brown quay kiếng xe lên. Tiếng gió gào rú bên ngoài im bặt. Tiếng nhạc vặn khẽ tan nhòa ban nãy bây giờ được hồi sức.   Cậu vừa nói cái gì thế"
- Tớ hỏi là cậu cũng có bạn gái chứ!   Tôi hỏi, lần này tôi thấy mặt mình nóng bừng lên. Không hiểu tại sao tôi có cảm giác như thế nữa.
- Không.   Brown đáp, giọng chắc nịch. Câu trả lời rất thật. Rất chân thành.
- Oh... Không có hay chưa có"   Tôi rơi vào hụt hẫng. Người vẫn cứ ran lên. Tôi có cảm giác mình là người lắm chuyện. Tôi không hiểu tại sao mình lại hỏi những điều riêng tư như thế.
- !!!
Brown không trả lời, miệng cất tiếng ư ử hát theo lời bài nhạc. Tôi bỗng cảm thấy mình thừa thãi vướng víu bên trong chiếc xe của cậu ta. Không khí trong xe oi ngạt, tù túng; có lẽ do Brown lạm dụng chất tẩy mùi. Bên ngoài, những chiếc xe lao vun vút ngược chiều. Rừng cây hai bên đường như nhạt nhòa đi.
- Tớ không hề thích có bạn gái... Sống như thế này sướng hơn, thoải mái hơn, tự do hơn.  
Brown nói, gần như cậu ta đang tâm sự với chính mình. Thái độ chân thành như thể cậu ta chẳng thấy có điều gì phải ngại ngùng cả.
Đến khu nhà Brown sống, tôi ngạc nhiên nhận ra ngôi nhà nhỏ nằm trong một khu tương đối sang trọng. Tôi nghĩ chỉ có người nghèo mới đi lính.
Đèn nhà Brown đã bật sáng ngoài hiên. Tim tôi bỗng đánh loạn lên. Tôi cầm theo bó hoa cúc trên tay, lòng chợt thấy áy náy lạ. Đóa hoa cúc dưới ánh đêm trông lạc lõng quá. Nhìn nó cô đơn mà tôi thấy man mác buồn. Những đóa cúc nhỏ xíu cỡ những đồng xu bám víu, tan biến vào nhau như lo sợ. Chợt tôi nghĩ: giá như tôi đi tay không, có khi như thế sẽ hay hơn biết bao nhiêu. Đó là một ý nghĩ trẻ con thoáng qua.       


Cửa xịch mở. Mẹ Brown bước ra. Tôi ngớ người. Thì ra là một người đàn bà Á đông.
- Sao. Em khỏe không"  
Người đàn bà nói tiếng Việt, giọng miền trung, tôi nghe mà giật nảy người.
- Cô là người Việt à"  
Tôi tròn xoe mắt. Brown không hề nói với tôi mẹ cậu là người Việt. Thì ra Brown có nước da màu nâu nhạt chứ không đen hẳn vì mẹ cậu ta là một phụ nữ Việt Nam.
- Phải... Trời ơi, chị nghe Antonio (lúc đó tôi mới biết ở nhà mẹ Brown gọi cậu là Antonio) nói em là người Việt. Chị mừng quá. Muốn mời em về nhà chơi liền. Nhưng Antonio nó nói em bận lắm... Đi lính mà còn lo đi học đại học nữa... Thiệt giỏi hết sức. Nên ông xã chị không dám mời em đến chơi... Nhân dịp Lễ Tạ Ơn nên chị mới dám biểu Antonio mời em về... Nói thiệt, khi nghe tin em nhận lời, chị mừng quá trời luôn...  
Mẹ Brown nói, giọng liến thoắng, gần như sợ rằng tôi sẽ biến mất.
- Dạ...  
Tôi nói, tay trao mẹ Brown bó hoa.
- Honey, - Thím quay qua nói với chồng.   Cậu Nguyen này mua hoa tặng em nè... Trời ơi. Sao mà cậu ấy biết tôi thích hoa cúc màu nâu.  
Thím nói bằng tiếng Mỹ với chồng. Rồi thím ôm chầm lấy tôi, cảm giác như thể thím chưa bao giờ được ôm ai trong suốt một khoảng thời gian dài. Đó là cái ôm ghì, xiết rất chặt. Cái ôm của tình cảm đồng hương, đằm thắm, chân tình.

Bữa cơm Lễ Tạ Ơn, trên bàn bày một con gà tây to đùng. Con gà nướng lò vàng rộm, nằm ngửa, hai cẳng đưa thẳng trên trời. Một khay đầy ngập những mẩu khoai lang sắt ra hầm chung với mật ong, sánh đặc. Có cả bánh bột ngô nướng. Một khoanh thịt lợn xông khói màu hồng đặt trên chiếc đĩa bạc lớn, vài lát khóm thái mỏng, vàng ươm, xếp trên khoanh thịt lợn trông thật hấp dẫn. Một ổ bánh ngọt làm bằng bí đỏ nghiền, nướng vàng, thơm lựng. Có cả một chai rượu vang. Đĩa tách sạch sẽ. Mọi người ngồi xuống. Bụng tôi sôi réo ùng ục khi mùi thức ăn thơm nồng bay lên thơm ngát, kích thích vị giác.
Khi mọi người yên vị, cha của Brown đọc lời cầu nguyện:

- Xin Chúa ban cho chúng con của ăn đặc biệt hôm nay. Xin cảm ơn Chúa một năm đã qua Ngài đã ban cho chúng con những sự tốt lành. Cảm ơn Chúa đã ban cho cô Lan vợ con sức khỏe tốt để cô ấy chăm sóc ngôi nhà này với tình yêu thương không bờ bến. Cảm ơn Chúa giúp con trai của con là PFC Brown có sức khỏe tốt để phục vụ đất nước, được bình an, và ngoan ngoãn. Cảm ơn Chúa đã giữ cho SPC. Nguyen an toàn, phục vụ đất nước. Con xin thay mặt gia đình cảm ơn sự đến thăm của Nguyen hôm nay. Xin Chúa hãy ban cho SPC. Nguyen và gia đình cậu ấy những điều phước lành. Cảm ơn Chúa về những thức ăn dồi dào. Xin Chúa chúc lành những món ăn chúng con sẽ ăn tối hôm nay. Xin Chúa gìn giữ tất cả những người lính đang xa nhà, những người lính không thể về ăn Lễ Tạ Ơn với gia đình được. Xin ban cho mọi người được bình an, lành lặn. Xin Chúa chúc lành và bảo vệ người thân và gia đình của tất cả những người lính. Xin ban cho chúng con những điều tốt lành trong năm tới. Cầu xin cho sự bình an đến với tất cả mọi người. Amen.

Tôi trân trọng lắng nghe những lời cầu nguyện chân thành ấy của một người đàn ông da đen. Chú ấy cũng là lính. Có lẽ Brown đi lính là vì vậy, cha nào con nấy. Lời cầu nguyện nghe thật cảm động, chân thành. Vợ chú ta là người Việt, đồng hương của tôi. Thím cúi đầu chăm chú thông công cùng lời nguyện của chồng. Tôi hé mắt nhìn trộm Brown, cậu ta nhắm nghiền mắt, cúi đầu thấp, trông Brown chẳng giống một người lính chút nào. Trông cậu ta giống một chàng thanh niên đang theo đuổi chương trình Đại học nào đó nhiều hơn.
Lời cầu nguyện dứt khi mọi người đồng thanh nói câu: Amen.
Bữa cơm sau đó chính thức bắt đầu. Tôi hết sức cảm động khi nhìn thấy thím Lan lấy cho tôi thật nhiều thức ăn. Thím huyên thuyên nói cười, vui vẻ nồng nhiệt với tôi, gần như quên cả chồng và con trai. Thím khiến tôi nhớ lại thái độ hiếu khách vồn vã của người Việt mình, đi đâu cũng vậy, luôn hòa nhã, bán anh em xa mua láng giềng gần.
Tôi nhìn trộm Brown. Xét kỹ, cu cậu mang một nửa dòng máu Việt như tôi. Vậy mà Brown chẳng nói gì về xuất thân của mình. Bất chợt tôi tự hỏi, không lẽ hắn không tự hào về một nửa dòng máu của mẹ hắn hay sao. Rồi tôi nghĩ thêm: Có lẽ hắn sinh ra ở Hoa Kỳ, hắn lớn lên ở xứ xở này, vì vậy làm sao hắn có thể giống tôi được. Nhưng chí ít, qua lời kể của mẹ hắn, Brown thực tâm rất quý mến tôi. Thím Lan luôn miệng bảo rằng:
- Antonio nó kể rằng em siêng năng lắm...
- Antonio nó nói em giúp đỡ mọi người trong phòng dược, không ngại việc gì hết trơn...
- Antonio nó khen em sửa xe giỏi quá trời luôn...
Mỗi lần người mẹ khen, tôi lại nhìn Brown. Có lúc Brown bắt gặp tia nhìn của tôi nhưng vẫn thản nhiên. Tôi không bao giờ nghĩ hắn quan sát sinh hoạt hàng ngày của tôi kỹ lưỡng tỉ mỉ như vậy. Brown không có phản ứng gì. Cu cậu vẫn lặng lẽ nhai thức ăn. Điềm nhiên, tuồng như thể câu chuyện mẹ hắn kể chỉ liên quan đến một cậu Antonio nào đó chứ không phải PFC Brown cùng làm chung trong phòng dược với tôi.

...

Thời gian trôi đi...
Những mùa Lễ Tạ Ơn sau tôi không nghe nhiều về gia đình PFC Brown nữa. Có thể cậu ấy đã lên cấp Trung sĩ. Có thể Brown đã xuất ngũ, vào đại học. Sau ngần ấy năm, bao nhiêu chuyện có thể xảy ra.
Thực ra tôi mất liên lạc với Brown từ khi tôi nhận lệnh phục vụ tại Daegu, Nam Hàn. Tin tức sau cùng tôi biết là Brown đã rời đơn vị cũ chuyển đi Chiến trường Iraq. Sau bữa cơm Lễ Tạ Ơn ấy, tôi và Brown trở thành đôi bạn thân. Những lúc bên nhau ngoài đơn vị, tôi gọi Bown là Antonio. Cậu ta gọi tôi là Sam. Brown vẫn nói với tôi về mơ ước của cậu ta hồi hai đứa còn đóng quân chung tại Fort Meade (sau bữa cơm Lễ Tạ Ơn năm đó):
- Sau này tớ muốn là giáo viên dạy môn địa chất học.
Mùa Lễ Tạ Ơn năm ngoái tôi bất chợt nhận được lá thư gởi từ Maryland, đó là một tấm thiệp. Nhìn tên người gởi, nhất là qua nét chữ nghệch ngoạc, tôi nhận ra đó là nét chữ của bạn tôi: Antonio Brown.
Xé vội lá thư, tôi nôn nóng muốn biết Brown viết gì bên trong. Tôi giật mình khi nhìn thấy một tấm ảnh kẹp rơi ra từ tấm thiệp. Một thanh niên dáng người phục phịch. Chàng trai đang ngồi trên xe lăn. Khuôn mặt hồn nhiên với nụ cười với hàm răng ken xít. Trên cặp đùi cụt sát đến hai đầu gối, một con chó nhỏ đang nằm, đầu nghếch lên, đôi mắt thao láo nhìn thẳng vào ống kính. Một mảnh giấy màu vàng nhạt, vài hàng chữ nghệch ngoạc, tuồng chữ của Brown bao giờ cũng quăn queo, không giống như nét chữ của một chàng trai muốn trở thành giáo viên. Thư viết rằng:

Bowie Ngày 20 tháng 10 ...

Hey Sam Nguyen,
Cuộc sống của cậu giờ ra sao rồi" Tớ hy vọng là cậu sẽ có một cuộc sống khá hơn, bất kể là công việc gì cậu đang làm. Well. Một tấm ảnh sẽ nói được nhiều hơn cả ngàn chữ. Tấm ảnh này là chuyện có thật. Chiến trường Iraq chẳng phải chuyện đùa đâu Sam ạ. Nhưng vẫn may, tớ còn mang được xác về nhà, vẫn còn được nhìn thấy bầu trời xanh của vùng Maryland, được nhổ cỏ dại ngoài sân với mẹ, được nhìn thấy tuyết rơi, được ăn pizza, được coi những trận bóng bầu dục chiều Chủ Nhật, và nhất là vẫn được uống Coors Light với bố tớ. Well. Mẹ vẫn nhắc cậu luôn. Mẹ nhắc nhiều lắm. Năm nay Lễ Tạ Ơn sắp sửa đến. Thời gian bay qua lẹ thật. Phải chi cậu có thể ghé chơi... Sam ạ, nhiều năm rồi, mỗi lần có dịp ăn Lễ Tạ Ơn ở nhà, cái ghế chỗ cậu ngồi hồi đó tớ có cảm giác cậu vẫn ngồi đó... Giờ thì tớ đã béo hơn trước... Cũng cố gắng kiêng ăn đấy, nhưng khó quá Sam ơi. Well, tớ viết ít hàng, thăm cậu và cầu chúc gia đình cậu bằng an.
Thân mến,
Antonio Brown.
PS. Mục tiêu của tớ là sẽ không ngồi trên xe lăn mãi nữa. Nếu cậu lên thăm tớ vào Lễ Tạ Ơn năm sau, tớ hứa, sẽ đi bộ từ cửa nhà ra đường đón cậu đấy. Hiện giờ tớ đang theo học vài lớp tại trường Đại học Tổng hợp Bowie   Ngôi trường ngày xưa cậu theo học đó... Tớ vẫn mơ ước được trở thành giáo viên địa chất học. Nếu được, viết thư kể chuyện cậu cho tớ nghe. Hey. Đã có cậu nhóc Nguyên nào chưa vậy" Hi hi...

Tôi gấp thư lại mà lặng người. Cảm xúc chợt ùa về lai láng. Hình ảnh người bạn lính thân nhất của tôi Antonio Brown chợt hiện ra rất rõ. Từ đôi mắt màu nâu đến hàm răng ken xít, nước da bánh mật... Chợt trong đầu tôi những câu chữ ùa đến như thể tôi đang viết một lá thư cho Brown:

Antonio ơi.
Bỏ lại đôi chân trên chiến trường Iraq, vậy mà cậu vẫn cảm thấy may mắn khi mình được trở lại mảnh đất hiền hòa thân thương này hay sao" Antonio ơi, chẳng lẽ cuộc sống này thật đáng yêu với cậu đến thế ư" Kể cả với cậu, người đang ngồi trên xe lăn. Tại sao cậu không hằn học, không căm phẫn, thán oán, hay bất mãn, trầm cảm" Tại sao với cậu mọi chuyện đều là cách nhìn vào cốc nước: Thấy nó đã đầy được một nửa, chứ không phải đã vơi đi một nửa"
Và rồi cậu vẫn lạc quan, vẫn tri ơn cuộc sống, từ những chuyện nhỏ bé như được nhặt cỏ dại với mẹ, được ngắm nhìn bầu trời, được nhìn tuyết rơi, được xem TV, hay uống một lon Coors Light. Cậu tri ân những điều mà nhiều người cho là chẳng cần phải quan tâm hay tri ân đến. Những điều người khác không hề nghĩ đến, với cậu, đó là những điều may mắn...
Cậu phục vụ đất nước và đón nhận những giá phải trả rất đắt, như thể đất nước này là nơi thật thiêng liêng đối với cậu. Và cuộc sống có thể lấy đi đôi chân của cậu, nhưng nó bất lực trong chuyện ăn cắp ước mơ của cậu, Antonio ơi. Tớ rất hãnh diện tự hào khi có một người bạn như cậu. Cái tên Antonio Brown là một cái tên tớ sẽ kể lại cho những người bạn của tớ biết. Một cái tên mà tớ sẽ tự hào kể lại cho con cháu trong nhà nghe. 
  
Tôi chợt nghe thấy tiếng nói của Brown cất lên rất rõ trong đầu mình:
- Nguyen này, ngẫm ra tớ và cậu vẫn may mắn hơn nhiều anh em khác. Tớ còn được cơ hội trở về, được sống. Được tiếp tục làm những công việc có ý nghĩa... Cậu cũng thế, phải vậy không Nguyen.
Và tôi đã trả lời Brown:
- Brown ơi... Được rồi. Tớ sẽ viết thư cho cậu ngay trong tuần này. Nhất định tớ sẽ đến thăm cậu vào Lễ Tạ Ơn năm tới... Cố lên Brown à. Nhất định cậu sẽ đi bộ đón tớ được. Nhất định cậu sẽ trở thành một giáo viên dạy môn địa chất học. Còn chuyện cậu nhóc Nguyen, khi có dịp gặp cậu, tớ sẽ kể cậu nghe mọi chuyện.  Tôi nghe thấy tiếng mình nói với Brown như thế.
Gần một năm trôi qua, tôi vẫn nhớ bầu trời hôm ấy hình như xanh hơn. Hôm nay lá cây vùng Texas vẫn chưa nhuốm vàng. Cơn gió đầu thu chỉ mới bắt đầu se se lạnh. Tôi cảm phục và quý mến người bạn thời lính của mình. Anh ta đã yêu đất nước Hoa Kỳ này biết bao nhiêu. Chợt tôi cảm thấy mình may mắn được sống trên mảnh đất này. Vì nơi đây, tôi may mắn có được một cuộc sống tự do, có cơ hội gặp gỡ những người bạn chân thành, những tâm hồn biết yêu quý những giá trị phục vụ, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh như anh bạn lính Antonio Brown...
Rồi tôi chợt nghĩ: Giữa mùa Lễ Tạ Ơn này, đã mấy người có tâm tình tạ ơn đời, tạ ơn cuộc sống, kể cả những lúc họ bình an, thành công, hạnh phúc, đề huề mái ấm. Còn trong những lúc họ vấp phải những thử thách, thất bại, khó khăn; chẳng hạn sự thử thách của một đôi chân đã vĩnh viễn lìa xa cơ thể, họ sẽ có thái độ gì" Liệu họ có nhìn thấy cuộc đời là một cốc nước đã đầy một nửa, sẽ đầy tiếp. Hay cuộc đời của họ là một cốc nước đã vơi một nửa, càng ngày càng vơi cạn đi.
Mùa Lễ Tạ Ơn   Mùa của tri ân những điều tốt lành trong cuộc sống chúng ta. Đất nước Hoa Kỳ không phải chỉ mang lại cơ hội cho mọi người đạt đến thành công, song đây còn là đất nước đã giữ gìn một truyền thống biết ơn rất thiết thực qua ngày Lễ Tạ Ơn.
Tôi cũng đang nghĩ đến những người Việt Nam như thím Lan mẹ của cậu bạn lính Antonio Brown, như tôi, như tất cả các bạn, và bao người Việt Nam đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ...   Nên chăng ngày Lễ Tạ Ơn sẽ là ngày lễ có ý nghĩa thiết thực với chúng ta nhiều hơn nữa, vì nơi đây đã cho chúng ta nhiều điều thật tốt lành, những cơ hội, những nấc thang để chúng ta càng ngày càng tiến xa hơn.
Tôi nghĩ nếu tôi sống ở những nơi khác, chưa chắc gì tôi đã và sẽ có được những điều tốt lành trong cuộc sống để cảm tạ, để tri ân như những gì tôi đang có hôm nay. Mong thay với tinh thần của ngày Lễ Tạ Ơn, mỗi chúng ta sẽ nhìn lại bản thân và gia đình để thấm thía hơn lời hát chúng ta vẫn nghe:
God Bless the U.S.A... 
Nguyễn Thơ Sinh
Fort Worth, Texas

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến