Hôm nay,  

Sân Chơi 5 Vạn!

05/11/201000:00:00(Xem: 243455)

Sân Chơi 5 Vạn!

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 3034-28334-vb6110510

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Mùa hè đã qua nhưng không phải vì thế mà ta ngừng chơi.  Thực vậy, hàng trăm cộng đồng khắp nước Mỹ đã tụ họp chơi đùa trong tuần lễ Ngày Chơi Toàn Quốc từ 18/9 đến ngày 26/9/2010 vừa qua.  Nhìn qua hình ảnh ta thấy mọi người đều thích thú hưởng ứng Ngày Chơi 2010 một cách nhiệt tình (http://kaboom.org/blog/best_play_day_2010_photo_highlights"utm_source=100510&utm_medium=email&utm_campaign=eblast).
Ban tổ chức của Ngày Chơi nói có năm lý do khiến chúng ta cần tham gia:
1.  Hãy vui lên - để hưởng thụ không khí trong lành và gần kề người thân quen.
2.  Dạy cho con em những trò chơi xa xưa   vì trẻ em thời nay hầu như không biết gì về những trò chơi mà chúng ta yêu thích thời thơ ấu.
3.  Gặp láng giềng   Trong cuộc sống bận rộn mọi người có rất ít thời giờ thăm hỏi hàng xóm, phụ huynh trong trường, sinh hoạt cộng đồng.
4.  Cải tiến sân chơi   Ngày Chơi có thể là ngày láng giềng chung sức trồng cây, đóng bàn ghế, sơn vẽ bức tường, dọn dẹp cây cỏ để các trẻ em có một sân chơi tươi mát và an toàn.
5.  Cổ động giờ Chơi   Thời gian Chơi đang trên đà xuống dốc.  Khi tham dự Ngày Chơi là ta đã gia nhập vào phong trào toàn quốc để đưa lời nhắn gửi rằng Chơi là một điều thiết yếu cho con em chúng ta.
Sáu tiếng 5 vạn quả là một thời gian ngắn so với một số tiền tương đối lớn.  Nhưng đó chính là những gì mà học sinh trường tiểu học Burnett của thành phố Milpitas, CA đã có được lúc 2 giờ chiều ngày 28-10-2009, cách đây hơn một năm   một sân chơi năm vạn đã được hình thành trong ngày.  Bà Hiền vẫn còn nhớ rõ diễn biến ấy như mới xẩy ra hôm qua.
Vừa về nhà, bé Hải quẳng túi sách học lên ghế bành vừa nhẩy tưng tưng vừa la lớn:
-   Vui quá, vui quá!  Được vô rồi, sướng quá là sướng!
Liên, chị của Hải, đóng cửa chính và khóa lại rồi nhẩn nha bước vào nhà bếp:
-  Mẹ! mẹ xem nó đó, cứ như người điên.  Khi con tới trường đón nó, nó với đứa bạn cứ nhẩy cẫng lên, la hét om sòm.  May mà đường từ trường về nhà ít có người đi chứ không người ta lại tưởng con mới bắt cóc đứa nhỏ từ bệnh viện tâm thần ra.
Bà Hiền đang thái thịt chuẩn bị bữa cơm chiều, chưa kịp hỏi chuyện gì xẩy ra thì bé Hải chạy vào ôm chầm lấy bà.  Bà giật mình la lên:
-  Con làm gì kỳ vậy, muốn bị đứt tay sao"
Bé Hải hý hửng trả lời:
-   Mẹ có biết không, con vừa được cô giáo chọn để vẽ playground cho trường nè!
Liên với tay lấy quả chuối trên bàn, vừa bóc ra vừa nói:
-  Vậy mà cũng làm như trời sập.  Chuyện cô giáo chọn học sinh làm việc này việc kia trong lớp là chuyện thường, đâu có gì đặc biệt đâu!
-   Chị không còn học trong trường làm sao biết được chuyện gì xẩy ra"  Cả trường có 21 lớp, mỗi lớp chỉ được chọn có 2 hoặc 3 đứa, riêng lớp em có 4 đứa được chọn.
Nói vừa xong bé Hải lại hý hửng chạy vào phòng anh hai của nó để báo tin mừng.  Bà Hiền bỏ thịt vào nồi canh đang sôi nước trên bếp và chậm rãi trả lời:
-   Mẹ biết bé Hải nói gì rồi.  Hồi đầu khóa mẹ có dự buổi họp của Hội Phụ Huynh, hôm đó cô hiệu trưởng Catherine nói rằng vào tháng 7 vừa qua cô được biết một trường học ở San Francisco đã có được một sân chơi xây chỉ trong một ngày, và chính Đệ Nhất phu nhân Michelle Obama đã đến cắt băng khánh thành.  Lúc đó cô tự hỏi tại sao lại không xin một sân chơi mới cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, rồi cô liên lạc và nộp đơn, và mới đây họ báo cho biết trường đã được chấp thuận đơn xin một sân chơi.  Ngày 2 tháng 9 tới đây là ngày mà một số học sinh, phụ huynh, và thầy cô sẽ họp để bàn xem sân chơi được thiết kế như thế nào. 
-   À, ra là thế.  Mẹ có biết họ sẽ xây sân chơi mới ở chỗ nào không"
-   Mẹ nghe nói họ sẽ xây sân chơi ở khoảng giữa các lớp lớn và lớp nhỏ.  Sân này làm cách đây cũng hơn 20 năm rồi còn gì.
Đến ngày 2 tháng 9, sau giờ tan học khoảng 60 học sinh nộp giấy phụ huynh cho phép tham dự buổi họp "Design Day" trước khi bước vào cafeteria.  Bé Hải vẫy tay chào bà Hiền đang đứng chung với các phụ huynh khác ở bên tay phải của phòng họp.  Các học sinh tranh nhau xí chỗ để được ngồi gần bạn mình.  Mọi người đã vào chỗ nhưng miệng vẫn nói chuyện ồn ào như cái chợ.
Cô hiệu trưởng giơ bàn tay phải lên và bắt đầu đếm 5...4...3...2... 1.  Khi cô đếm đến số 1 thì sự yên lặng đã trở lại, cô tỏ lời cảm ơn mọi người và nói tiếp:
-   Tôi thành thật cám ơn các học sinh, phụ huynh, và thầy cô đã có mặt ngày hôm nay.  Như quý vị biết sau hai tháng sống trong hồi hộp và lo âu, cuối cùng giấc mơ của chúng ta đã bắt đầu hình thành.  Sau đây tôi xin giới thiệu cô Katie của công ty bất vụ lợi KaBOOM sẽ nói về kế hoạch để xây sân chơi cho trường chúng ta.
Mọi người vỗ tay ầm ĩ.  Cô Katie tuy chỉ cao 5 feet nhưng giọng nói rất hùng hồn và vui tánh.  Cô nói cô rất hân hạnh được gặp mọi người có mặt trong ngày hôm nay.  Theo lời cô thì để có được một sân chơi trị giá 50.000 và an toàn cho các học sinh trong nhiều năm sắp tới chúng ta cần phải cùng nhau chung sức làm việc bắt đầu từ ngày hôm nay.  Kế đó cô giới thiệu hai người đại diện của công ty SAP America Software và Adobe System, công ty đã bảo trợ cho sân chơi Burnett không những về tài chánh mà còn đóng góp nhân lực nữa.
Để các học sinh nhận thức được tầm quan trọng của ý kiến các em, cô Katie đặt ra những câu hỏi về màu sắc, dụng cụ, cách cư xử với nhau ngoài sân chơi.  Sau đó học sinh được phát giấy trắng và bút chì mầu để các em vẽ sân chơi lý tưởng của các em.  Kế đến, một vài em xung phong giải thích tại sao nhà trường nên dùng bản vẽ của em để thiết kế sân chơi.  Nửa tiếng trôi qua, sau khi gom các bản vẽ lại, thì học sinh ở lại cafeteria tham dự lớp vẽ với một số thầy cô được ấn định, còn cô Katie, thầy cô, và phụ huynh đi đến một lớp khác để tiếp tục buổi họp.
Cô Katie cho biết sân chơi Burnett là một trong 150 sân chơi mà KaBOOM xây trong năm nay, và từ khi thành lập năm 1995 đến giờ, công ty đã giúp các cơ sở thương mại và cộng đồng chung sức làm việc để xây cất 1703 sân chơi trên khắp vùng Bắc Mỹ.  Mọi người trong phòng được chia thành nhiều nhóm 3-4 người với mục đích nghiên cứu và chọn lựa các bản vẽ sân chơi thực sự với màu sắc và kích thước trong tinh thần an toàn và bền bỉ. 
Hơn nửa tiếng sau, sân chơi Burnett tạm thời được hình thành trên giấy với mầu chọn là xanh dương đậm và màu vàng, 2 cầu tuột thẳng và xoắn (slide), bức tường leo đá (rock climbing wall), cái đu cho 4 người (see-saw), thang giây, thang leo vòng xoắn và hình tam giác, 2 trụ bóng rổ cho học sinh lớp nhỏ và lớp lớn, bản đồ Hoa Kỳ và bản đồ thế giới, các băng ghế và chậu trồng hoa gần 21 lớp học, sơn các ô lò cò quanh trường...
Theo dự trù thì thời khóa biểu làm sân chơi bao gồm 4 ngày:
Thứ Tư 2/9   Design Day, trưng cầu dân ý bằng hình vẽ và ý kiến của học sinh, phụ huynh, và thầy cô.
Thứ Hai 26/10   Prep Day 1:  50 thiện nguyện viên sẽ chuẩn bị trước mọi thứ cho ngày làm sân chơi.
Thứ Ba 27/10   Prep Day 2:  Làm tiếp những gì chưa làm xong ngày hôm trước vì lý do thời tiết (mưa, bão...) hoặc thiếu thiện nguyện viên.
Thứ Tư 28/10   Build Day:  xây sân chơi từ 8 am - 3 pm dù mưa hay nắng.
Cuối buổi họp 8 tiểu ban được thành lập với 2 thầy cô hoặc phụ huynh phụ trách mỗi ban và hẹn sẽ báo cáo cho cả nhóm mỗi chiều thứ tư từ 2:15 đến 3:15 pm qua cuộc họp bằng điện thoại "conference call" để trưởng nhóm có thể cập nhập tin tức một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều thì giờ.  Dầu chỉ có 8 tiểu ban nhưng bà Hiền thấy công tác mỗi nhóm khá nhiêu khê.
1. Recruitment & Registration: có nhiệm vụ tìm thiện nguyện viên và ghi danh.  Trong đó cần có 16 Build Captain (trưởng nhóm) và 25 người thiện nguyện vào ngày Prep Day 1, và dự trù 25 người cho ngày Prep Day 2 nếu cần.  Ngoài 16 trưởng nhóm, tiểu ban này phải huy động cho được 250 người giúp trong ngày Build Day, bao gồm 175 từ công ty SAP và Adobe, 75 từ trường Burnett.
2. Food:  phụ trách điểm tâm và bữa ăn trưa cho ngày Prep Day (50 phần) và Build Day (275 phần). Trách nhiệm bao gồm tìm kiếm nguồn tài trợ thức ăn/uống, chuyên chở, nấu nướng, dọn dẹp. Vị trí "nhà ăn" cần phải tọa lạc sao cho hợp lý để tránh mưa, nắng, gió, bão, vì phòng ăn cafeteria chỉ dùng cho học sinh mà thôi.
3. Construction:  xây cất là công việc đòi hỏi ngành chuyên môn nên ông John làm trong học khu được bầu làm trưởng nhóm.  Ông có nhiệm vụ kiểm soát khu xây sân chơi không có ống dẫn nước / điện / gas, và nhất là đất của khu này phải bằng phẳng không có nhựa đường / xi măng, và hoàn toàn không có chất độc tố.  Ngoài danh sách dài liệt kê dụng cụ xây cất cần có như thang, búa, xẻng, máy khoan, máy cưa..., ông John cũng cần phải có danh sách các "side project" mà thầy cô và học sinh yêu cầu một tháng trước ngày xây sân chơi.
4. Public Relation:  do cô hiệu trưởng Catherine và ông Roger của công ty SAP điều hành việc liên lạc các cơ quan truyền thông, tìm nhiếp ảnh gia và DJ chơi nhạc trong ngày Build Day, mời quan khách tham dự buổi ra mắt sân chơi cùng ngày.
5. Green Team:  nhóm "xanh lá cây" dưới sự lãnh đạo của cô giáo Lynn có trách nhiệm nghĩ ra các phương cách tái dụng "reduce, reuse và recycle" các vật liệu như gỗ, giấy, plastic... xử dụng trong ngày xây sân chơi
6. Youth Involvement:  thầy cô khuyến khích học sinh tích cực tham gia bằng cách viết / vẽ thiệp cám ơn thiện nguyện viên, các lớp thay phiên nhau làm một chuyến dã ngoại để xem tiến trình xây sân chơi và đọc thơ / hát cổ võ các thiện nguyện viên.  
7.  Logistics:  cô hiệu trưởng Catherine xung phong làm trưởng nhóm vì phải điều hợp sao cho hợp lý với cả trăm việc có thể xẩy ra mà chỉ có cô mới có câu trả lời.  Trách nhiệm đa đoan này bao gồm việc xếp đặt vị trí chỗ đậu xe cho thiện nguyện viên, nhà kho, thùng rác, điện, nước, lều, bàn ghế, nhà ăn, cầu tiêu dã chiến, "khán đài cắt băng khánh thành" ... .
8.  Safety:  cô phó hiệu trưởng Carolyn đảm nhiệm vấn đề an toàn bao gồm tìm thiện nguyện viên y tá / bác sĩ và các vật liệu cần thiết cho lều cứu thương, hoạch định kế hoạch di tản trong trường hợp khẩn cấp.


Bà Hiền nghe loáng thoáng Hội Phụ Huynh sẽ đảm trách phần ăn uống và cùng với cô thư ký Julie tìm kiếm thiện nguyện viên nào có thể giúp được vào những ngày trên mà họ không nhất thiết phải là phụ huynh của trường.  Để tiện việc chuyên chở, bảo trì, và giữ gìn vệ sinh, bữa ăn sáng sẽ là bánh ngọt doughnut và trái cây, kèm theo cà phê / trà tự pha với nước nóng và nước cam; bữa ăn trưa là bánh mì sandwich của tiệm Subway gần trường.  Đa số phụ huynh đóng góp bằng tiền hoặc tặng những chai nước lọc cho cả 3 ngày làm việc ngoài trời.
Ngày Prep Day 1 đã đến, tuy trời không mưa, nhưng vì đứng giữa sân trường trống vắng nên mọi người đều cảm nhận cái lạnh của mùa thu với từng cơn gió thổi.  Sau khi thưởng thức món điểm tâm được dọn ra từ 8 giờ sáng, trên 50 thiện nguyện viên được chia thành nhiều nhóm làm các công việc khác nhau. 
Khoảng 9 giờ, một chiếc xe vận tải khá lớn băng qua sân cỏ và từ từ tiến lại gần khu xây sân chơi.  Ông tài xế Mỹ to lớn bước xuống xe tay cầm tờ giấy nhìn tới nhìn lui, rồi một mình ông thoăn thoắt hạ xuống đất những nhà cầu dã chiến mầu xanh lá cây tại các vị trí được ấn định cùng những bồn rửa tay gần đó.  Trong vòng 20 phút ông đến rồi đi mà nếu ai không để ý thì không biết có sự hiện diện của ông.
Bà Hiền và vài phụ huynh khác có hoa tay vẽ vời thì gia nhập vào nhóm vẽ bảng hiệu cho 16 nhóm cũng như dán "sticker" các hình ảnh đó vào bảng tên.  Huy hiệu là những con thú vật hoặc trái cây cần được vẽ lớn trên bìa các-tông để thiện nguyện viên từ xa dễ nhận diện mình thuộc về nhóm nào.  Phải gần 2 tiếng sau nhóm vẽ mới hoàn tất công việc của mình. 
Vì còn 10 phút mới tới giờ ăn trưa nên bà Hiền đi một vòng sân trường xem những nhóm khác làm việc ra sao.  Sân chơi rộng 30 và dài 70 foot  đã được đào sẵn từ sáng và đang được làm dấu để đóng cột với xi-măng.  Kế bên là những thiện nguyện viên nam nữ lẫn lộn, đội nón và đeo kiếng an toàn, đeo găng tay dầy đang cầm bút đo / vạch từng khúc gỗ và mang đến máy để cưa theo kích thước đã chỉ định.  Cách đó vài thước một chiếc xe vận tải đã đổ xong một núi "mulch" làm bụi bay tung tóe.  Khi chiếc xe vừa rời khỏi sân trường thì một nhóm thiện nguyện khác khoảng 5 người mang thùng sơn trắng cùng các cây cọ cũng như xấp giấy bản đồ đặt xuống sân chơi gần đó.  Họ làm công tác dây chuyền rất có trật tự, người thì trải bản đồ, người giữ tờ giấy, người dán bìa bản đồ bằng băng keo xuống đất để nó không cuốn theo chiều gió.  Sau đó họ dùng cọ vẽ những vệt sơn trắng dọc theo ranh giới các quốc gia trên thế giới.

Bà Hiền đi vòng ra sân trước thì gặp một nhóm khác đang trải bản đồ nước Mỹ xuống đất và làm động tác cũng như sân sau: trải bản đồ, giữ tờ giấy, dán và vẽ bản đồ bằng sơn trắng.  Nghe nói hôm nay chỉ vẽ sơ sơ thôi, đến ngày Build Day mới tô màu khác nhau cho tiểu bang và các quốc gia.  Nhìn các thiện nguyện viên có độ tuổi xấp xỉ ba đến sáu mươi tuổi, đang nằm xoãi dưới sân chăm chú vẽ từng nét sơn trắng phân chia ranh giới các tiểu bang mà bà Hiền thán phục tinh thần thiện nguyện của người bản xứ.  Vừa lúc đó thức ăn trưa được đem tới.  Tất cả mọi người đều ngừng công việc để rửa tay và thưởng thức bữa ăn trưa duới mái hiên "solar" thoáng mát.
Sau đó mọi người họp lại để nghe cô Ann, điều hợp viên của KaBOOM, hướng dẫn những việc cần làm cho ngày Build Day.  Cô nói hôm nay trời không mưa và mọi người đều làm việc nhanh chóng nên công việc chuẩn bị sẽ xong lúc 2 giờ chiều, chúng ta không cần trở lại ngày mai.  Sau khi chọn được 16 trưởng toán xung phong có mặt ngày thứ tư từ 6:15 sáng, cô giao cho mỗi trưởng toán một chiếc nón đặc biệt cần phải đội cũng như những miếng bìa các-tông có vẽ sẵn hình thú vật và trái cây để các đội viên từ xa dễ nhận diện trong rừng người thiện nguyện. 
Theo lời cô Ann giải thích, khi các "volunteer" tới ngày Build Day họ sẽ được hướng dẫn đậu xe trên sân cỏ của trường, và tới bàn ghi danh của Burnett, SAP, và Adobe để nhận bảng tên.  Trên bảng tên đã dán sẵn huy hiệu cho biết họ ở đội nào để tránh trường hợp chọn lựa công việc trừ khi sức khỏe không cho phép.  Mỗi trưởng toán cũng nhận được một túi dụng cụ với lời chỉ dẫn cách lắp ráp và hình vẽ khá chi tiết.  Bà Hiền liếc nhìn tờ giấy của trưởng toán ngồi kế cận thấy tờ này hướng dẫn cách làm băng ghế và chậu trồng hoa, cần bao nhiêu thanh gỗ với kích thước nào, bao nhiêu đinh ốc lớn nhỏ gắn vào đâu, để ở đâu trong sân trường sau khi công việc lắp ráp hoàn tất.
Sau buổi họp bà Hiền trở về nhà mà đầu óc vẫn chưa hình dung được "sân chơi 5 vạn" sẽ trở thành hiện thực như thế nào sau giờ tan học chiều thứ tư!
Sáng thứ tư bà Hiền đưa bé Hải đến trường sớm hơn mọi ngày khoảng 10 phút.  Vừa bước vào sân sau của trường bà đã thấy hơn phân nửa sân cỏ bị che phủ bởi các loại xe hơi mới có, cũ có. Còn nửa sân kia được chia ra thành nhiều nhóm với các dụng cụ thiết kế cho sân chơi được đặt trên tấm bạt.  Ba chiếc bàn ghi danh đã có vài người đứng quanh.  Bà Hiền đến phụ ở bàn ghi danh của Burnett.  Tại đây cô thư ký Julie và một phụ huynh khác đang bận rộn kiểm soát tên của volunteer trong danh sách và đưa bảng tên cho họ cùng giải thích huy hiệu của nhóm họ đang tụ họp ở nơi nào trên sân cỏ sau giờ điểm tâm.
Suốt hai tiếng đồng hồ phụ ở bàn ghi danh và chạy đi làm những việc lặt vặt, bà Hiền thấy tinh thần thiện nguyện của mọi người khá cao.  Ai nấy tươi cười nói chuyện và nhún nhẩy theo điệu nhạc từ năm 60 đến bây giờ đang được phát ra từ lều "nhạc yêu cầu" của ông Bob.  Bàn ghi danh của công ty SAP và Adobe luôn có 2 nhân viên túc trực cho mỗi bàn.  Sau khi ghi danh mỗi người được trao cho một áo T-shirt có tên của công ty và bảng tên.  Lúc tổng kết đơn ghi danh và danh sách volunteer để báo cáo với thư ký và "ban ẩm thực", bà Hiền thấy có người đến từ các thành phố hoặc tiểu bang xa xôi như Los Angeles, Sacramento, New York, Ohio, Florida, Texas, Washington... .  
Cô Naomi, phụ trách ghi danh cho công ty SAP, lâu lâu lại xoa lên bụng bầu 7 tháng của cô và giải thích:
-  Vào tháng 10 của mỗi năm, công ty SAP khuyến khích nhân viên nên tham gia các công tác thiện nguyện mà công ty bảo trợ.  Trên trang mạng công ty cho biết ngày giờ và công việc cần làm là gì.  Do đó, nhân viên có thể tự chọn công việc thiện nguyện vào ngày giờ và nơi chốn phù hợp với họ.  Đa số thiện nguyện viên có mặt hôm nay là những chuyên viên tiếp thị (sales & marketing).  Họ thường gặp khách hàng ở nhiều nơi trên nước Mỹ và ngoại quốc, nên giờ giấc làm việc của họ tương đối dễ uyển chuyển, và đây cũng là phương cách giúp họ làm quen với cộng đồng địa phương một cách thiết thực.
Khi số người ghi danh đã vơi đi, bà Hiền đến bàn giải khát lấy một chai nước lọc và cùng bà Tú đi một vòng quanh trường.  Đâu đâu hai bà cũng thấy nhộn nhịp người là người.  Ngoài sân cỏ, mười mấy nhóm đang tụ tập gắn từng con ốc vào các dụng cụ thiết kế cho sân chơi.  Trước dãy lớp học số 300, một nhóm nam nữ đang lắp ráp thanh gỗ cho các chậu trồng hoa và băng ghế cho các lớp học.  Kế đó là hai thanh niên đang nhúng cọ vào thùng sơn xanh, vàng để đồ lại ô chơi lò cò có một lớp nước sơn mới.  Tại khu sân chơi bà Tú vừa chỉ tay vừa nói:
-   Chị xem kìa, nhóm "mulch" là nhóm đông người nhất mà giờ này vẫn chưa khiêng xong "mạt cưa" để đổ vào sân chơi.
-   Thì họ phải làm từ từ chứ chị, nhanh quá thì bụi bay mù mịt hết làm sao thấy đường mà đi.
-   Mình lại chỗ vẽ bản đồ đi chị.  Không biết họ vẽ nước Việt Nam mình có cong như hình chữ S không"
-   Tôi thấy hôm nọ họ dùng giấy vẽ sẵn bản đồ để sơn thì chắc phải chính xác chứ!
-   Trời đất, chị coi kìa!  Ai lại đi vẽ đảo Hải Nam to như thế"
-   Chắc tại sơn bị lem ra.  Mà chị ơi, tôi không thấy Trường Sa, Hoàng Sa đâu cả!
-   Đâu có gì khó đâu, chị muốn thì mình thêm vào cho lũ nhỏ biết hai đảo đó ở đâu. 
Bà Hiền chạy lại chỗ đựng sơn lấy một cây cọ và chấm hai chấm ngoài biển gần miền Trung và giải thích với cô Mỹ trẻ tuổi đang tô màu nước Nga kế bên:
-   Bản đồ còn thiếu hai đảo quan trọng của Việt Nam nên tôi mới thêm vào.
-   Vâng, cám ơn cô.  Tôi chỉ rành nước Mỹ chứ không biết nhiều về các nước khác.
Bà Tú và bà Hiền đắc chí cười khúc khích và đi về phía cafeteria.  Một nhóm thiện nguyện đang ngắm nhìn hai trụ bóng rổ một cao một thấp vừa mới dựng xong.  Phía trước cafeteria, một cây cột có mầu sơn tươi mát với những mũi tên chỉ đường tới văn phòng, cafeteria đang được xoay cho đúng hướng.  Cách đó vài bước, hai thanh niên và một thiếu nữ đang bận rộn sơn lại căn nhà xanh "green house".
Vòng ra sân trước, bà Hiền thấy các tiểu bang của nước Mỹ đang được tô đậm nét sơn xanh, đỏ, tím, vàng, cam.  Khoảng hai mươi mấy học sinh lớp hai đứng mạn phía Tây nước Mỹ đang vỗ tay và hát một bài hát ngắn do các em chế lời để tặng các thiện nguyện viên làm việc dưới ánh nắng gay gắt. 
Hội Phụ Huynh dưới sự hướng dẫn của cô Kae và Cammie phối hợp nhịp nhàng để phân phát bữa ăn trưa  cho hai ca làm việc thật chu đáo.  Trong khi bà Tú giúp ban ẩm thực thì bà Hiền phụ cô thư ký lựa và đếm thiệp cám ơn do các học sinh làm và bỏ vào phong bì lớn cho thiện nguyện viên của công ty SAP và Adobe.
Quanh quẩn đứng dọn dẹp bàn ghi danh và bàn ăn mà chuông reng tan học lúc nào không hay, đến khi bé Hải chạy lại chào bà Hiền mới biết sắp đến giờ khánh thành sân chơi.  Đúng 2:30 chiều, cô hiệu trưởng ngỏ lời cám ơn mọi người đến tham dự buổi khánh thành Sân Chơi cùng giới thiệu quan khách cũng như những người đại diện của KaBOOM, SAP, và Adobe.  Sau phần diễn văn ngắn ngủi của vài vị quan khách, sân chơi được chính thức cắt băng khánh thành.  Tuy nhiên, cô hiệu trưởng loan báo cùng các khuôn mặt học sinh háo hức đứng chờ quanh sân rằng:
-   Sân chơi tuy đã hoàn tất nhưng vì lý do an toàn, các cột đóng bằng xi-măng chưa khô, nên thứ hai tuần sau các em mới chính thức được chơi tại đây.
Khuôn mặt học sinh xìu xuống thấy rõ, nhưng chỉ trong chốc lát các em lại reo vui chỉ trỏ và bàn tính thứ hai các em sẽ chơi trò chơi nào trước.  Đây đó các thiện nguyện viên choàng vai chụp hình chung với nhau trước sân chơi vừa hoàn tất.
Ngày thứ hai sau giờ tan học, bé Hải kể cho mẹ và chị biết rằng hôm đó các học sinh phải xếp hàng dài nhiều lần trước cầu tuột, leo vách đá, thang giây ...
Giờ đây hơn một năm đã trôi qua, mỗi lần đến trường đón con, bà Hiền thấy không những các em sử dụng sân chơi tối đa mà các phụ huynh cũng đứng ngắm nhìn chăm chú bản đồ nước Mỹ ở sân trước như thể đang cố học thuộc lòng vị trí cũng như tên của từng tiểu bang.  Bà Hiền nghĩ đây quả là một sân chơi vô giá!
Nguyễn Thi

Ý kiến bạn đọc
11/12/202208:55:41
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/#
">https://www.candipharm.com/#</a>
18/12/202105:35:10
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cheap cialis</a> cialis coupon
13/12/202121:57:02
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a> cialis price
10/12/202113:37:42
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis alternative</a>
29/11/202109:52:01
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a>
26/10/202105:06:49
Khách
cialis dosage <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
06/10/202104:49:59
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a> cialis pills
27/08/202101:40:42
Khách
cheap cialis https://cialiswithdapoxetine.com/
22/05/202108:53:17
Khách
https://chloroquineorigin.com/ buy aralen online uk https://chloroquineorigin.com/ - buy chloroquine phosphate tablets <a href="https://chloroquineorigin.com/ ">chloroquine prophylaxis </a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,943
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.