Hôm nay,  

Vì Sao Tan Nát Gia Đình?

17/10/201000:00:00(Xem: 194490)

Vì Sao Tan Nát Gia Đình"
 
Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 3018-28318-vb8101710
 
Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*
Tôi qua Mỹ mới biết anh Ba tôi có vợ bé. Một tin động trời làm tôi bủn rủn tay chân. Dù là anh ruột 20 năm không gặp ảnh nhưng biết được anh mình một cảnh hai quê tôi mất cảm tình anh em thủ túc với anh.
Là phận gái với nhau tôi rất thương chị dâu "phận gái 12 bến nước" sống trong hoàn cảnh vợ chồng không được chim liền cánh cây liền cành. Anh Ba có phân trần giải thích cảnh ngộ ngang trái của gia đình anh nhưng tôi cho là nguỵ biện nên không ngồi xuống để nghe anh dẫn giải. Cảm nhận tôi không ưa anh nên anh cũng buồn tủi thưa thớt tới thăm tôi. Anh nói "Chừng nào hiểu anh anh mới đến". Nhớ lời má dặn "Con qua Mỹ ráng lo cho anh con." Nó qua Mỹ lâu không ai lo dùm sức khỏe cho nó ngoài chị dâu con mà thôi..."
Sợ má buồn tôi tìm hiểu biến chuyển gia đình anh qua một người bạn thân với gia đình và làm chung sở với anh Ba.

*

Một sự việc thông thường nhưng thường xuyên đã nhiều lần xảy ra.
Dậu làm ở hãng về nhà không thấy vợ đâu cả nó tự động lên lầu thay quần áo. Mình ên lấy quần áo vô phòng tắm. Anh sóc tủ trên kiếm cái quần. Bới hộc tủ dưới lấy ra cái áo. Quần áo nhăn nheo vì không sắp xếp ngăn nắp.
Ở hảng bị áp lực bởi chủ "đì", về nhà bị vợ "thưa thớt" để mọi vật hổn độn anh mang nặng nhiều phiền nhiễu. Gặp mặt vợ, nó than có ý trách mốc:
-Em lo dùm cho anh quần áo đủ bộ cho anh khỏi phải tìm kiếm mất thì giờ quá!
Vợ anh trả lời không êm tai:
-Anh đày tôi quá vậy. Anh có lo cho tôi được như vậy  không mà đòi hỏi":
Dậu giảng hòa:
-Chớ em không cảm nhận là anh lo cho em sao" Anh đi làm để có tiền là lo tương lai cho em  và con cái đó.
Vợ anh ngó chỗ khác như không muốn thấy mặt chồng:
-Cha làm như một mình cha làm vậy. Ai mà khỏi đi làm. Đi làm nuôi vợ con mà kể lể, rõ là ăn cơm chùa phải quét lá chùa ấy mà!
Chồng pha trò cố làm đẹp lòng vợ:
-Anh nói vậy thôi chớ có kể lể gì đâu, quân tử mà em.
-Xí! Quân tử Tàu ai mà chẳng biết.
Dậu nựng cằm vợ;
-Hôm nay em đưa anh lên chức cha rồi đó. Sướng chưa"
Vợ Dậu né tránh cử chỉ thân mật của chồng còn chống đối:
-Tôi biết anh làm cha tôi lâu rồi!
Dậu càng diễu vợ chàng càng bực mình:
-Vâng! Dạ!
-Lảng nhách!
Dậu mất hứng lấy lại bình thản:
-Dọn cơm anh ăn đi em.
Chị Dậu vịn cớ:
-Sẳn cơm tôi nấu rồi đó tự dọn ra ăn đi!
Dậu nhìn vợ hôm nay có thái độ kỳ quặc và lối đối thoại bất kính với chông rồi tự động dọn bửa cơm tối cho mình, ngoài mặt không vui:
-Em và con ăn cơm cho vui.
-Ăn rồi. Vui gì mà vui.
Dậu làm thinh. Buồn chán trước mâm cơm lạt lẽo.
-Chỉ có trứng vịt chiên sao em"
-Chỉ có thế.
-Hôm qua em cũng cho anh trứng chiên.
-Rồi sao"
Anh giả lả:
-Ngày nào cũng vịt chiên ăn ngán quá! Thông cảm cho anh xơi món khác đi em! Chắc tụi nhỏ cũng tái diễn...
Giọng người đàn bà chanh chua:
-Cũng hột vịt!
Vợ chàng tiếp vận thế tấn công:
-Làm lương ít mà đòi thịt chả cá rồng à"
 Dậu nhớ lại ngày hôm qua đi làm về đưa cho vợ tấm check $5000. Dậu tự hỏi gia đình  chàng hai đứa con $5000 không đủ còn thằng Bá, chị Hạnh làm assembly mỗi tháng lảnh chỉ một tờ check $1000 cho hai vợ chồng 3 đứa con và nuôi một mẹ già thì sao"
 Dậu lặng lẽ  một mình ngồi bàn ăn xong, tự dọn dẹp, tự lên giường ngủ để sáng mai tự động thức sớm đi làm company cách xa nhà trên 50 miles.
Một hôm khác Dậu làm over time về nhà trể không sẳn cơm nhưng vợ Dậu thì ngồi sản ở phòng khách chờ chồng về hỏi:
 -Ông đi đâu bây giờ mới ló đầu về nhà"
 Dậu cười tạo cảnh gia đình vui vẻ:
 -Làm phụ trội em ạ. Lương tháng này nặng à nghen!
 Lấy cớ yêu sách đòi tăng viện trợ:
 -Làm nhiều. Đưa tôi hai ngàn đồng.
 Chồng trố mắt:
 -Hôm qua mới đưa em hai ngàn.
 -Nhưng hôm nay tôi cần.
 -Cần gì cho anh biết.
 Vợ trợn mắt:


 -Nhỏ mọn quá! Đàn ông gì tần tiện tính từ hạt tiêu đến cọng hành không thấy xấu hổ à"
 Bị hạ nhân phẩm Dậu rất tự ái nhưng vẫn giử hòa khí:
 -Sao em lại miệt thị chồng em tệ thế hở em"
 -Hành động của ông tố cáo như thế.
 Bị vợ chê, Dậu càng có vẻ mệt mỏi tháo cà vạt vắt lên ghế dựa:
 -Em cho anh bửa ăn đi! Anh đói lắm rồi!
 Chị Dậu thong thả trả lời:
 -Tôi chưa bắc cơm
 -Còn các con em cho ăn gì chưa"
 Không trả lời thằng câu hỏi:
 -Tôi không để tụi nó đói là được rồi!
 -Vậy à!
 Bây giờ anh có đưa tiền tôi không"
 Dậu đùa:
 -Nếu anh trả lời không thì em nghỉ sao"
 Chị Dậu trả lời không cần suy nghỉ:   
 -Dễ ợt! Không cơm nước ngày mai.
 Câu trả lời của người đầu ấp tay gối vừa rồi rất tàn nhẩn.
 Dậu lẳng lặng mở bóp đếm tiền. Nó không vui dằn tiền trong tay vợ.
-Đây hai ngàn ! Anh chỉ còn chừng ấy. Hôm qua anh mời vợ chồng anh Sáng ăn sáng.
 Vợ te te lên lầu. Bỏ lại một mình Dậu ở từng dưới đứng nhìn theo dáng điệu kỳ dị của vợ mà lòng luống ngẩn ngơ, nó nhìn xấp tiền còn nằm bơ vơ trên bàn nước không có người nhận săn đón. 
  Vài ngày sau chị Nga hàng xóm cho biết chị Dậu ngồi ở sòng bài làm cái bài 21 bị kéo quắc chung tất cả các con bài hết vốn.
Dậu thở hơi ra:
-Hèn chi! 
Chị Dậu gửi con cho hàng xóm. Có nhiều buổi chiều Dậu về sớm nó phải đi rước con về nhà, anh tự hỏi vợ anh không đi làm không rõ vì sao lại vắng nhà "
 -Em đi đâu mà phải gởi con"
 -Đi chợ mà mang con đeo con thẹo được à"
 Câu trả lời sốùng sượng làm cho Dậu  bàng hoàng nhớ lại câu nói hàng xóm "Thấy chị Dậu ngồi sòng bài suốt buổi chiều..."    
 Anh ta gật gật đầu trong niềm tê tái.
 Tiếp theo lời kể, người bạn của Dậu xuống thấp giọng nghe áo não hơn:
 "Thời gian gần đây nhất là những ngày nghỉ làm việc ở sở thằng Dậu hay lui tới nhà nhiều khi ăn cơm tại nhà tôi luôn. Ngủ luôn cả buổi tối. Nó thân mất ngủ nên hai mắt quầng đen, tuổi thanh niên mà lại ốm teo.
Tôi gặng hỏi:
-Mày không về nhà kẻo chị trông"
Nó khoác tay:
-Không cần!
-Còn vợ mày"
Dậu hủng hờ:
  -Có nói cũng bằng không!
Tôi dọa:
-Làm thế là toa đánh mất hạnh phúc nhà tranh hai quả tim vàng đó nhé!
Dậu cười khinh khỉnh, không nói lời nào hết.
Tôi nghi ngờ chuyện gia đình nó có gì bất ổn. Yêu cầu thiếu điều năn nỉ để nó nói ra điều tâm sự họa may gở rối tơ lòng cho nó nhưng nó giử kín không chịu hở môi. Qua thái độ và cử chỉ bất thường hàng ngày, cuối cùng tôi cũng biết được Dậu đang buồn vì chuyện gia đình. Vợ nó đam mê cờ bạc. Công dung thấp kém. Ngôn hạnh thiếu lễ độ. Bếp núc lạnh tanh. Việc nhà bê bối. Thứ bảy chúa nhật Dậu phải ôm giỏ quần áo giặt. Nó đi làm về nhiều ngày phải ăn cơm "chỉ" ở food to go!
Chuyện bất tường xảy ra là em tôi, con Thắm cảm thông hoàn cảnh và lo cho nó nhiều hơn.
Lửa gần rơm, tụi nó thầm yêu nhau âm thầm. Hẹn nhau ăn sáng, xem chớp bóng, dạo phố vợ chồng tôi vô tình không bao giờ nghỉ tới chuyện đó. Dậu càng ngày càng đi xa gia đình. Sau này biết được thì tình cảm trai gái của tụi nó đã đi sâu lắm rồi. Chị Dậu khám phá ra chuyện dù ăn năn "Làm lại cuộc đời" nhưng đã muộn .
Thế là thằng Dậu con Thắm đi trên con đường tình yêu, xây dựng tổ ấm mới"

*
Biết được chuyện cay đắng gia đình vợ chồng tấm mẳn nay lại đổ vở, tôi cảm thông đường trần ai "Chạy đường xa mới biết ngựa hay", nên càng thương cảm gia đình anh tôi hơn.
Lúc đó, anh đang ở tình huống đắm xuồng vớ tấm ván lở. Vì không phải là anh Dậu, tôi xét đoán theo tâm lý của người ngoại cuộc, không ở vào hoàn cảnh tan nát tim lòng của anh mình nên tôi không tìm được lời khuyên anh phải hành động như thế nào cho phải lý.
"Thưa anh! Em thưa lại với anh cho phép em viết thư báo tin cho má mừng là em qua Mỹ đã gặp mặt anh ba. Anh ba  mập mạp.
Má ơi! Gia đình anh Dậu rất hạnh phúc. Nhưng em không cho má biết là anh hạnh phúc trong gia đình thứ hai.
 Trần Đông Thành   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến