Hôm nay,  

Cõng Vợ Đi Trả Nợ

27/09/201000:00:00(Xem: 226620)

Cõng Vợ Đi Trả Nợ

Tác giả: Kông Li
Bài số 3003-28303-vb2092710
  
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài mới nhất của ông.

***

Miếng đường trong miệng hắn bỗng có vị mằn mặn của dòng nước mắt đang chảy xuống, khi nhìn hình dáng thiểu não và tàn tạ của vợ và mấy đứa con ngơ ngác, sợ sệt đứng trước mặt. Hắn nghĩ và thương vợ con biết chừng nào. Trong cái trại lớn ngoài kia, vợ hắn, cũng như hàng triệu người đàn bà khác thời ấy, phải có 3 đầu, 6 tay,  lúc nào cũng suy tính toàn mưu thần, chước qủy, để đối phó với những khó khăn cùng cực, miệt thị, o ép và dụ dỗ hàng ngày của những người anh chị em  từ phương xa không mời mà .. cứ đến., để nuôi đàn con dại và nhem nhúm niềm hi vọng nhỏ nhoi cho chồng đang an tâm tích cực... nhọc, phấn khởi hộc tập  và lao.. đao tốt để dzìa nhà sớm theo lời hứa...hẹn.
Trong một đêm khuya khoắt, nhóm bạn tù của hắn, vì bao tử thường xuyên dẹp lép, nên khó ngủ, ngồi nói chuyện ngày xưa, chuyện quân ngũ, chuyện gia đình, vợ con, hắn buột miệng nói một câu bất hủ: "Nếu tao về được, tao thề sẽ cõng bà xã tao đi khắp thế gian". Mặc dù đang rầu thúi ruột, cả bọn cùng  ôm bụng mà cười, quên cả buồn và đói. Không mắc cỡ, hắn còn nói thêm: “Để rồi tụi bây chống mắt mà xem thằng này nhé!
Khi rời khỏi trại tù nhỏ, ra ngoài “trại lớn”,  hắn chẳng làm được gì để thực hiện lời hứa bốc đồng kia, vì đơn xin việc với lý lịch trích ngang, trích dọc của hắn viết bằng mực Tàu, mà lại thiếu cái cù néo để giật dây, nên hắn thường nhận được những câu trả lời nhát gừng, trịnh thượng, chua như giấm xủ: “để đấy, chờ ngâm kiú, sẽ giả nhời sau". Hắn cứ nạp đơn xin việc hàng ngày để bà xã hắn không phải hối thúc nữa, chớ hắn thì thừa biết rằng các đơn loại đó  sẽ được chuyển nhanh cho các bà ...bán ve chai,  dùng gói xôi hay thịt, cá ngoài chợ, nên hắn đành ôm xích lô để sống cầm chừng, bửa đói, bửa no, gây thêm khó khăn cho bà vợ chân yếu, tay mềm đáng thương của hắn. Bản thân vợ chồng hắn còn có thể chịu đựng được, nhưng hắn rùng mình khi nghĩ đến "tương lai đời đời con cháu mai sau"  sẽ mãi như thế này ư" Không, không thế được. Phải đổi đời thôi. Một lần, gia đình hắn đã xuống tận đáy bùn. Một lần nữa thì phải khá hơn thôi. Hắn quyết định phải ra đi ! Vợ chồng hắn chẳng còn gì để mất.
Lưu lạc ở xứ người, vợ chồng hắn bắt đầu làm lại cuôc đời từ con số không. Trước hết phải học dăm chữ làm vốn. Hắn lao đầu vào bất cứ việc gì, bất kể giờ nào để nuội vợ, dạy con. Ở xứ dân chủ "giả tạo" này cũng có bất công, tham nhũng, trộm, cướp, giết người. Chủ cũng  bốc lột, kỳ thị công nhân như nơi vợ chồng gã đã từng bị hất hủi, bạc đãi gần 20 năm. Nhưng ở đây, họ còn có tí tình người, họ cũng còn chừa cho hắn đủ tiền ăn ngày 3,4 bửa, hắn có 1 căn nhà nhỏ, nhưng khang trang, đủ che nắng mưa cho gia đình, dù đó là nhà của ngân hàng, một chiếc xe hơi còn khá  để hắn đi làm, chở con đi học và bà xã đi chợ. Ngoài ra, hắn còn 1 trương mục tiết kiệm kha khá trong nhà băng, không kể số tiền hắn gởi về quê để xây lại căn nhà từ đường thờ ông bà, cha mẹ, và hàng năm, các anh chị em hai bên đều có ít nhiều tiền lì xì Tết. 
Trong suốt 15 năm bận bịu với cơm, áo, gạo, tiền, hắn không bao giờ quên lời hứa ngày xưa trong tù. Năm nào, vào dịp nghỉ phép, hắn đều cõng vợ (trên phi cơ, lúc xe buýt, xe lửa, gần thì lái xe) đến những nơi hắn từng mơ ước khi  xem  phim hay đọc sách, truyện lúc còn đi học.
Con sông huyền thoại, xinh đẹp Missippssipi trong truyện HuckleBerry Finn, Tom Sawyer và cuộc chiến đấu oai hùng của Davy Crockett, Sam Houston... tai nhà nguyện Alamo, để giành độc lập cho xứ Texas tân lập, những địa danh đã để dấu ấn trong tâm trí hắn từ khi hắn còn ngồi ở Văn Khoa, cũng đã được hắn cõng bà xã đến chiêm ngưỡng.
Phim Hawaì Five- 0 , với tài tử Jack Lord trong vai thám tử Mc Garrett trên đài truyền hình Quân Đội Mỹ ngày xưa, khiến hắn đưa bà xã đi nhìn tận mặt  bãi biển Waikiki nổi tiếng. Hình ảnh ban nhạc Rolling Stones chơi bản  "The House of the Rising Sun"  trên nền là cảnh hùng vĩ của  hẻm núi Grand Canyon, hắn và bà xã cũng không bỏ qua. Nhân dịp hắn cũng đi thử thời vận ở thành phố không bao giờ ngủ Las Vegas, và theo thông lệ có cúng thần đen đỏ chút ít. Bài hát nổi danh trong thập niên 60,70 "I left my heart in San Francisco", đã thúc đẩy vợ chồng hắn đến ngắm nhìn chiếc cầu tuyệt vời Golden Gate đổi màu lúc hoàng hôn xuống...
Nguyên vợ chồng hắn có thằng con trai  "được trúng tuyển" đi làm nghĩa vụ cuốc tế cao cả, thiêng liêng ở xứ của tên đồ tể Pôn Pốt, Tà Mốc, thế  nà của đi thay người: Con hắn được đi lao động hợp tác (mà mấy tên thối mồm, thối miệng bảo là đi lao động trả nợ) ở vườn Địa Đàng phía Đông. Từ con nít mới đẻ đến người gần xuống lổ, bất kể tôn giáo nào, đều biết rằng ở Thiên Đàng thì người ta có thể sống đến hàng ngàn năm, mà không cần ăn uống gì cả. Nhưng dân ở vuờn Điạ  Đàng này, lại đòi ăn, mới chết chớ, vì họ đói quá. Đói mà không có gì ăn vụng được, túng quá, họ làm càn. Nổi khùng, họ đem xà beng, dao, búa, lưỡi liềm... phá bức tưòng ô nhục, tàn tích xấu xa, tội lỗi của 1 chế độ toàn trị và tàn trị,  chia đôi Thiên Đàng và địa ngục ở trần gian. Thằng con hắn, cũng có cái gene hắn, lúc nào cũng thuộc lòng câu  "không gì  qúy hơn đôc lập, tự do "cướp thời cơ", chun qua phiá bên kia, bỏ lại Thiên Đàng mà không  nhỏ một giọt nước mắt .
Đó là lý do để hắn đưa bà xã đi thăm xứ được biết đến với các tên Mercedes, VW, Audi. Nổi tiếng hơn nữa là các lò thiêu loại Bình Hưng Hòa, có kích cở lớn hơn cả triệu lần, dành đặc biệt cho dân Do Thái, made by Hitler.
Thành phố Nuremberg được hắn chiếu cố vì là nơi xét xửvà treo cổ bọn giết người, diệt chủng trong Thế Chiến thứ ÌI. Hắn nghĩ là nên có nhiều tòa án kiểu này ở mỗi xứ có những tên độc tài sát nhân, để xử và răn đe chúng.
Lúc còn  ở lớp Đệ thất, đệ Lục, hắn học tiếng Pháp Sinh ngữ 1, ông thầy Pháp Văn lúc ấy còn khá trẻ, nghe nói đi Tây mới về. Ông thầy dạy chia "quẹt", giải nghĩa "ram me"  và vô ca bu le thì ít, mà kể chuyện bên Tây thì nhiều, học sinh  thì khúc khích cuời "pas de problems, c’est bon, c’est bon", cứ trố mắt, dỏng tai, im thin thít để nghe, vì toàn là chuyện về đầm non và ăn chơi ở Montmart, khu Latin, các cabaret của dân chơi như Moulin Rouge với điệu nhảy giở đùi "French Cancan".


Hắn mê xứ Gaulois với Catherine Deneuve và BB từ dạo ấy. Mà giờ đây, hắn đã cõng bà xã đến nơi này, đang ngồi quán cà phê vỉa hè trên đại lộ Champs Elysees, nhìn tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn, uống café au lait với bánh mì baguette và croissant chính hiệu pariziên. Hắn chịu lắm, có điều hơi đau bụng đôi chút vì các cô đầm mignonne thu ngân ở đây đều tính tiền bằng máy guillotine.
Nhận lời mời của một người bạn cùng ở tù chung, đang định cư ở Hòa Lan, hắn lại đưa bà xã sang thăm viếng quốc gia nằm dưới mực nước biển này, nổi tiếng thế giới với bông tulip đủ màu và các cối xay gió, và sữa  cô gái Hòa Lan. Hắn cũng không bỏ qua dịp đi thăm khu đèn đỏ Rotterdam, nơi trưng bày sản phẩm tươi mát lồ lộ, đủ màu: trắng, đen, đỏ, nâu, vàng... trong các tủ kính. Vì có bà xã đi bên cạnh, nên hắn giả... đạo đức, chỉ liếc sơ sơ, chớ không dám nhìn nổ con ngươi, và có vẽ hơi tiếc, mất dịp đi khám điền thổ!
Vào dịp sinh nhật bà xã, hắn làm một cú trả nợ ngoạn mục bằng  chuyến nghỉ mát 7 ngày ở vùng biển Caribê trên tàu du lịch, hạng cabin có ban công riêng nhìn ra biển. Lần đầu tiên nhà quê ra tỉnh, 2 vợ chồng choáng ngợp với sự sang trọng, huy hoàng của chiếc tàu du lịch khổng lồ, trọng tải 50.000 tấn, có 10 tầng và 1 tầng thượng. Tàu có lối 2000 ‘thượng đế’ và 1 đội ngũ nhân viên phục vụ gần 1000 người, gồm nhiều quốc tịch đến từ Indonesia, Ấn Độ, Thái, Phi,  Đông Phi, các nước Công Hòa nhỏ bị tình nguyện vào  Liên Bang Nga  và các xứ Đông Âu cũ. Không thấy có dân Việt, Bắc Hàn hay Tàu gốc Mao,chắc là họ kỳ thị dân tộc tiến bộ. Hồi Giáo thì có Jordan, Yemen, Ai  Cập, Algerie, Maroc..., nhưng tuyệt nhiên không thấy dân Afghanistan và Irak, có lẽ tàu sợ mấy ông này mang bom tự sát lên tàu chăng "
Nhìn quanh quẩn, chỉ thấy gia đình hắn duy nhất là người Việt,  một gia đình bà con với  họ  Ô  Ba  Má   và một đám Tàu không biết origin ở đâu, nhưng băng đi đến đâu thì ồn ào như  đám đông  đang giành giựt chỗ xếp hàng mua nhu yếu phẩm giữa đêm khuya.
Khi tàu rời bến, vừa ra khỏi cửa sông thì hành khách được mời xem trình diễn cấp cứu  khi có tai nạn xảy ra trên biển. Bà xã hắn có vẻ hơi sợ, hỏi hắn có an toàn không. Hắn cười và trấn an: "An toàn hơn Titanic, chẳng có gì đâu! Mà nếu có chuyện chẳng may thì mỗi đứa mình được lãnh lối 400.000 đô tiền... bảo hiễm, tha hồ mà xài. Bả xí một cái dài cả thước.
Vừa xong là cả tàu ùn nhau đi kiếm ăn trưa trong 3 nhà hàng trên tầng 8. Thức ăn ê hề, ½ ăn, ½ bỏ, cho đáng đồng tiền bát gạo,vô cùng phí phạm.
Con tàu tráng lệ với tiếng nhạc xập xình, lầm lũi lướt sóng, vận tốc lối 20 hải lý, đi suốt ngày  và  đêm hôm đó. Khách thì tha hồ ăn uống 24/24, thực đơn nào cũng có. Không ngủ, thì uống rượu trong các bar, hát karaoke hay vào casino để gỡ gạc lại tiền vé, nhưng hình như đó là chuyện  đội đá vá trời, vì ai nấy khi ra khỏi cửa casino thì mặt mủi coi bộ không dzui tí nào.  Mỗi buổi chiều, khách dùng cơm tối các nhà hàng loại 4 sao, có bồi thắt nơ, sẹc via tận tình, thỏa mãn tất cả nhu cầu của thực khách..
Ăn xong, thích quá lại còn no, chưa ngủ được,hắn đưa bà xã đi lượn vài vòng trong các hiệu bán hàng xa xí phẩm, đóng hụi chết cho casino vài chục bạc lẻ, chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm để về khoe với hàng xóm chưa có dịp đi, rồi lên boong tàu hóng gió.
Đêm ấy trời không trăng, không sao. Chiếc tàu đồ sộ, lung linh ánh sáng lúc này chỉ là một chấm sáng tí hon trên đại dương không bờ bến. Đưa thẳng cánh tay ra, hắn chẳng thấy được bàn tay mình. Nhìn xuống,  biển sâu hun hút, đen ngòm, hắn chợt nhớ lại những đồng bào hắn, những con người được gọi là thuyền nhân, cũng đi như vợ chồng hắn, nhưng trên những con thuyền nhỏ bé, ọp ẹp, thiếu thức ăn, nước uống, trăm ngàn khổ sở, dám thách thức đại dương, để tìm đường sống trong cái chết. Hắn thực sự kính phục quyết tâm và lòng  dũng cảm của họ. Họ là những con thú bị vây hãm vào con đường tuyệt vọng: gia đình ly tán, tài sản tiêu tan, danh dự, nhân phẩm bị chà đạp, công ăn, việc làm bị từ chối... Họ đành tung hê nhà cửa, của gia bảo, chốn chui, chốn nhủi trong bụi rậm, lau sậy, bất chấp muỗi mòng,vắt đĩa, rắn rít... để chờ giờ lên ghe. Họ run sợ khi nghe những lời kêu gọi của những tên  đầy tớ  trung thành, đang rầm rập đuổi theo, ơi ới mời gọi họ trở về với...dân tộc. Họ vẫn cúi đầu đi tới, dù biết rằng trước mặt họ còn rất  nhiều nguy hiểm đang rình rập : sự tráo trở của những tên chủ tàu, hành động khốn nạn của lũ cướp biển man rợ Thái Lan, đang chờ đợi những con mồi khốn khổ nhưng béo bở, hắn tiếc là  không tìm được từ nào nặng hơn để chỉ bọn hải tặc Tiêm La này, thêm 1 kẻ thù mà người Việt nam không bao giờ quên được; tàu thì  quá tải, lại mỏng manh; máy móc thì vá víu; thức ăn, nước uống, thuốc men lại thiếu thốn đủ bề. Nếu may mắn thoát ra được ngoài khơi thì còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ thường xuyên của Thủy Tề, cùng  các thần dân cá xà, cá mập đang lảng vãng mời gọi xuống thăm Thủy Cung. Đó là chưa kể đến những quấy nhiễu bất nhân của những cai tù trên đảo tị nạn. Thế mà họ vẫn đi, chết lớp này, lớp khác lại lên đường, họ phải đi vào con đường chết để mà sống lại. Cuối cùng họ cũng đã đến, làm lại cuộc đời từ con số không, vươn lên trong một xã hội xa lạ, đạt được mục tiêu tối hậu là sống trong tự do và thịnh vượng. Họ nên  đi một lần trên các tàu du lịch này để thấy rằng những hi sinh, can trường của mình được đền bù xứng  đáng. 
Tàu lần lượt đưa du khách  đi thăm quần đảo Grand Caymans; Cozumel, kinh đô cổ với nhiều kim tự tháp của dân Maya, tổ tiên người Mexico ngày nay; Belize, quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ nói tiếng Anh; cuối cùng là đảo Roatan, ngoài khơi, cách Honduras lối 60 dặm. Ở đây, hắn ngạc nhiên khi thấy một nhà hàng nhỏ với hàng chữ "Phở Việt Nam". Tại sao ở  nơi xa xôi, hẻo lánh, trên một đảo nhỏ, heo hút, nghèo nàn của vùng Trung Mỹ lại có một gia đình Việt Nam sinh sống" Ngọn sóng thần nào hay hung thần nào đã bứng  gốc rể họ khỏi quê hương yêu dấu, xa lìa cộng đồng Việt Nam để lập nghiệp ở đây"  Hắn tiếc là đã đến giờ lên tàu, nên  không có dịp gặp họ để hỏi han sự tình, làm ăn ra sao. Ôi, một nổi buồn trong hàng triệu nổi buồn của người Việt  Nam xa xứ, có điều là hắn biết chắc chắn  ít ra  họ cũng đạt một phần ước mơ của họ: sống trong tự do! 
Trở về nhà, thấy bà vợ vui vẻ, sảng khoái sau chuyến đi tuyệt vời, hắn tự bằng lòng vì đã thực hiện được một phần lời hứa  hơi quá đáng trong lúc ở tù. Hắn hơi tức vì không biết mấy thằng bạn tù bây giờ ở đâu, còn sống hay chết, để cười vào mặt chúng nói và nói: "Tụi bây thấy tao giữ lời hứa không" Thằng này mà!"
Kong Ly
Vào Thu 2010 

Ý kiến bạn đọc
11/04/202411:01:10
Khách
herbal tea garden <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> family drug abuse
30/06/202122:01:48
Khách
purchase peptides tadalafil https://www.pharmaceptica.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến