Hôm nay,  

Bố Chi Vắng Nhà

24/09/201000:00:00(Xem: 103863)

Bố Chi Vắng Nhà

Tác giả: Nguyễn Đức Quang
Bài số 3000-28300-vb6092410

Tác giả Nguyễn Đức Quang cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O., định cư tại Mỹ từ 1990 và là cư dân Renton, tiểu bang Washington. Với bài viết "Thần Đồng" ký bút danh Nguyễn Quang, ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Năm 2009, ông có bài viết “Trần Lan Chi” kể chuyện đặt tên và chào đón cô cháu ngoại thuộc thế hệ thứ ba của gia đình. Bài viết mới sau đây kể chuyện bé Lan Chi 2 tháng tuổi.  Tác giả và nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang tại quận Cam, là hai người khác nhau.

***

Bố Lan Chi trở về Viện đại học San Diego để tham dự buổi tổng kết một chương trình nghiên cứu mà bố Chi có tham dư.ï
Trở về San Diego, bố Lan Chi có dịp thăm ông bà nội, gia đình bác Đình và bác Công của Lan Chi.  Mẹ Lan Chi xin đi theo bố Chi để Lan Chi được về thăm ông bà nội.  Bà nội thương yêu Chi nên không cho Chi theo bố Chi.  Bà nội Chi nói với mẹ Chi:
- Em bé mới hai tháng chưa đi máy bay được. Cháu bà bạn của mẹ đã bốn tháng đi máy bay ói mửa thấy mà thương.
Chi phải xa bố Chi mười ngày.  Mẹ Chi và Chi về ở phòng mẹ Lan Chi ở ngày xưa.  Lan Chi tới nhà ông bà ngoại, họ hàng ở gần nhà ông bà ngoại đến thăm Lan Chi.  Mọi người thay nhau nựng ẵm Chi và chụp hình với Chi.  Đến khoảng chín giờ tối, Lan Chi bắt đầu khóc.  Mẹ cho bú, Lan Chi không chịu bú.  Lan Chi khóc không ngừng trong một giờ.  Khóc nức nở rồi đổi sang khóc không thành tiếng.  Bà ngoại hỏi mẹ Lan Chi:
- Ở nhà, có bao giờ nó khóc như vậy không"
- Có, nhưng chưa lần nào khóc dữ như vậy.
Dì Cơ nói:
- Chắc nó nhớ nha.
Con  Tina, mười bốn tuổi sinh tại Mỹ, phản đối:
- Em bé mới hai tháng già đã biết gì mà nhớ nhà.
Mẹ Tina ngồi cạnh Tina đưa tay cốc vào đầu Tina:
- Nói tiếng Việt tử tế. Lần trước con nói giặt chén bát bị mọi người trong lớp Việt ngữ cười. May mà lần này nói tại nhà. Nói như vậy tại trường, bạn bè lại cười cho thì ngượng chết con ạ. Học tiếng Việt sáu năm rồi mà nói tiếng Việt vẫn lọng cọng.
- Mẹ bảo con phải nói như thế nào"
 - Hai tháng tuổi chứ ai lại nói hai tháng già.  Người Mỹ không phân biệt được già trẻ,  một tuổi cũng già mà một trăm tuổi cũng già.
Bà ngoại bồng Lan Chi vừa ru vừa nói:
- Phòng của mẹ Chi.  Chi về ở phòng mẹ Chi mà còn nhớ nhà nỗi gì à ơi...
Lan Chi vẫn khóc nức nở, rồi khóc không ra tiếng. 
Chu kỳ khóc lại lập lại.  Mọi người nghe Lan Chi khóc sốt cả ruột.  Ông Tuân nói:
- Chắc nó nhớ bố.  Ngày xưa mỗi lần bố tôi đi vắng, mẹ tôi lấy cái áo của bố tôi đắp cho tôi
Con Tina lại lên tiếng phản đối:
- Em bé mới hai tháng ... hai tháng gì hả mẹ"
Mẹ Tina lại cốc vào đầu Tina một cái:
- Hai tháng tuổi.
Mọi người cười ầm.  Chỉ có ông ngoại không cười. Lan Chi vẫn khóc.  Ông ngoại nói:
- Lấy áo của Đức đắp cho nó thử xem. Thiếu gì truyện khó tin nhưng có thật.  Đắp áo của bố Chi cho Chi thì có gì hại mà sợ.
Mẹ Lan Chi nói:
- Tìm đâu ra áo của anh Đức mà đắp cho Ốc (tên gọi ở nhà của Lan Chi). 
Ông ngoại lục các tủ quần áo hy vọng tìm được một cái áo của bố Lan Chi để quên.  Cuối cùng ông ngoại tìm được một cái áo của bố Lan Chi ở trong garage. Chiếc áo này, bố Lan Chi để lại trong garage cách đây sáu tháng trong một lần bố Lan Chi giúp ông ngoại sửa cửa tự động gara không mở được. 
Ông ngoại đem chiếc áo lên phòng Lan Chi. Bà ngoại giằng chiếc áo trong tay ông ngoại.  Bà ngoại la ông ngoại:
- Áo mốc meo, hôi hám mà anh định đắp cho nó. Đắp cho anh, anh còn khó thở huống hồ đắp cho con bé.
Bà ngoại đem áo xuống nhà và vứt vào thùng rác. Lan Chi vẫn khóc.  Mọi người bảo Chi oái oăm, khó tính, ban ngày không khóc chờ ban đêm mới khóc.  Đến nửa đêm Chi nín.  Bú xong, Chi ngủ.  Ngày xưa dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam cũng có những cơn khóc về đêm kéo dài ba bốn tiếng đồng hồ khiến ông cố bà cố và ông bà ngoại của Chi héo hắt cả ruột gan.  Mẹ Chi, ông bà ngoại không ngủ.  Ai cũng lo Chi thức giấc và khóc.  Chi ngoan, Chi chỉ thức một lần để bú và ngủ tới sáng.  Mọi lo lắng mệt nhọc không còn, ông ngoại thấm thía câu ca dao: Thức khuya mới biết đêm dài Nuôi con mới biết nỗi lòng mẹ cha
Ngày hôm sau, bà ngoại đề nghị mẹ Chi cho Chi đi shopping để Chi vui.  Đem Chi ra xe, Chi cự nự khóc ề à.  Xe chạy, Chi nhắm mắt ngủ.  Mỗi lần xe ngừng tại đèn xanh đèn đỏ, Chi lại khóc e e.  Xe chạy Chi lại ngủ.  Ai cũng bảo Chi khôn.  Chỉ có ông ngoại bảo Chi dốt.  Chi chẳng biết luật lệ giao thông.  Đến đèn đỏ xe phải ngừng, Chi lại đòi vượt đèn đỏ.  Đi shoping mà Chi ngủ suốt cho đến lúc về nhà Chi vẫn còn ngủ.  Chi lại còn ở bẩn.  Chi ợ sữa ra ướt cả áo.  Bà ngoại bảo áo Chi hôi chua.  Bà ngoại thay áo cho Chi. 


Bà ngoại còn khám phá Chi đái dầm và ỉa đùn nên mỗi lần mẹ Chi cho chi bú, mẹ Chi và bà ngoại phải thay tã cho Chi. Ông ngoại thấy Chi buồn.  Ai cũng nựng Chi, nhưng không ai biết kể chuyện cho Chi vui.  Ông ngoại kể lại những câu truyện mà trước đây bà cố ngoại của Chi đã kể cho dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam. 
Ông ngoại kể cho Chi nghe truyện con Cò:
Con cò con vạc con nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái Diệc đổ ngờ cho tôi
Không tin thì ông đi đôi
Mẹ con cái Diệc còn ngồi trên kia...

Ông ngoại kể cho Chi nghe truyện con Chim Chích Choè:

Con chim chích choè,
Mày đậu cành chanh,
Tôi lấy mảnh sành,
Tôi ném một cái
Đem về vừa sáo vừa  xào
Được ba bát đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Còn cái tai cái thủ
Đem về biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích choè

Ông ngoại kể cho Chi nghe nhiều truyện khác nữa như truyên Cô Tú học trước quên sau, Con cò đi ăn đêm, Con trâu đi cầy, Con vỏi con voi cái vòi đi trước, Con gà cục tác lá chanh, Cô gái tát nước múc ánh trăng đổ đi, Học trò thò lò mũi xanh ...
Ông ngoại kể truyện, ngày đầu Chi vui.  Nghe truyện Chi cười, mắt Chi chằm chằm nhìn ông ngoại.  Hai ngày sau, ông ngoại kể truyện mà Chi cứ ngáp dài. Ngáp xong, Chi lại dụi mắt. Ông ngoại biết Chi chán những truyện cũ.   Ông ngoại kể đi kể lại những truyện cũ làm Chi chán.
Ông ngoại mua một CD nhan đề  Những Điệu Ru Bắc Nam Trung.  Ông ngoại không thích CD này.  Kể chuyện mà có đàn, có sáo giống như phụ diễn văn nghệ chuyên nghiệp nên không truyền cảm.  Ngày xưa ông nghe bà cố kể truyện cho dì Cơ, mẹ Chi và cậu Nam cảm động và hay hơn CD này nhiều. Ông thuộc những câu truyện của bà cố cho đến ngày nay. Ông mở internet để tìm những truyện mới.
Ông ngoại kể cho Lan Chi nghe một câu truyện mới về bổn phận làm người:

Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối nghiệp mẹ cha
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Nghe ông ngoại kể mà Lan Chi cứ ngáp dài. Lan Chi nhắm mắt ngủ gà ngủ gật.  Lan Chi mở mắt và lại ngáp.  Ông ngoại biết Lan Chi chê ông ngoại cổ hủ:  Ông ngoại bắt con gái suốt đời phải vùi đầu vào bếp núc. Lan Chi cũng phải dùi mài kinh sử, cũng phải đem tài năng giúp đời như con trai chứ. 
Ông ngoại biết.  Truyện ông ngoại kể là truyện đời xưa cách đây cả mấy trăm năm.  Lan Chi đổ oan cho ông ngoại.  Ông ngoại không bao giờ muốn Chi suốt đời chỉ biết nấu ăn cung phụng chồng con như bà cố ngoại.  Ông ngoại muốn Lan Chi học hành đỗ đạt để góp công sức giúp đỡ xã hội.  Ông ngoại chỉ muốn nói con gái phải gánh vác việc nội trợ nhiều hơn con trai, con trai làm việc nặng nhiều hơn con gái.  Chi thấy hàng ngày ông ngoại rửa chén, lau nhà, cắt cỏ ...., bà ngoại đi chợ, nấu ăn, đọc sách, nghe nhạc, dùng internet, email...
Ông ngoại không kể  truyện bổn phận làm người của các cụ ngày xưa này nữa. Ông ngoại kể cho Lan Chi những câu truyện khác vui hơn.  Ông ngoại kể rất nhiều truyện vui như truyện Thằng Bờm có cái quạt mo, truyện con mèo mà trèo cây cau ... vv...
Trong những truyện vui ông ngoại kể, Chi thích nhất một câu truyện. Mỗi khi ông ngoại kể truyện này,  Lan Chi cười, hai chân hai tay Lan Chi múa như đánh võ, nhiều lúc Lan Chi reo lên a a a ê ê ê... Ông ngoại kể truyện này nhiều lần mà Chi vẫn thích nghe. Khi nghe Chi không ngáp, không ngủ gà ngủ gật. Nghe xong Chi đánh một giấc cho đến khi đói Chi mới thức dậy và la é é ê ê .  Truyện đó là truyện Con Kiến:
Con kiến mà leo cành đa
Gập phải cành cụt, leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Gập phải cành cụt , leo vào leo ra
Lan Chi cười con kiến gập cảnh ngộ đâu có khó khăn gì vậy mà không biết cách xử trí, ứng phó để thoát thân.  Nếu là Chi, Chi trèo xuống cành khác là về được nhà ngay. Có thể Chi nghĩ như vậy, nhưng ông lại nghĩ khác.  Cuộc đời cũng có những đoạn bằng phẳng, cũng có những đoạn loanh quanh luẩn quẩn, gập ghềnh, gian nan, hiểm nguy. 
Năm nay ông ngoại sáu mươi sáu tuổi, ông ngoại loay hoay mãi vẫn chưa tìm ra lối thoát cũng giống như con kiến leo vào leo ra, leo ra leo vào mà chưa kiếm ra đường đi về tổ.  Khi nào Lan Chi lớn ông ngoại sẽ kể cho Lan Chi nhiều truyện buồn cười hơn nữa để Lan Chi tránh khỏi leo ra leo vào như con kiến.
Bố Lan Chi về. Lan Chi về nhà Lan Chi. Bà ngoại ngẩn ngơ suốt ngày hôm sau.  Ông ngoại mở internet tìm những truyện mới để kể cho Chi.  
Nguyễn Đức Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến