Hôm nay,  

Bà Bắc Kỳ... Nho Nhỏ

21/09/201000:00:00(Xem: 175369)

Bà Bắc Kỳ... Nho Nhỏ

Tác giả: Hải Âu
Bài số 2997-28297-vb3092110

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài viết về nước Mỹ  đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới đây là “Một Góc Trời Riêng” kể lại những kỷ niệm thời  ôn lại kỷ niệm thời báo Tuổi Hoa,  hơn 35 năm trước. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Người Mỹ gọi bà là "Little Woman" , Viêt Nam thì gọi bà là "Bà Bắc Kỳ nho nhỏ". Mà bà ...nho nhỏ thật- bà chỉ cân nặng khoảng chín mươi chín " pao" chín chín  (nói theo kiểu Mỹ), cao chưa tới năm feet. Bà sinh ra tại Huế nhưng lớn lên ở Saigòn, có cha Bắc, mẹ Trung nên bà là tổng hợp của ba miền. Bà nói bà là người Việt Nam. Bắc, Trung, Nam gì cũng đặng !
Người Mỹ họ hay khen bà :
- She looks so cute !
Người Việt thì trề môi :
- Bà già xí xọn !
Người  Mỹ họ không biết tuổi bà mà có biết chăng đi nữa thì họ vẫn gọi bà là "She". Bà nghe cảm thấy dễ chịu và trẻ trung hơn. Việt Nam nói bà "xí xọn" bà cũng không giận vì bà xí xọn thiệt nếu so với những bà bạn bằng tuổi hoặc kém hơn bà chút xíu. Bà không giận vì sự tức giận không có lợi, chỉ làm cho bà mau già thêm thôi. Về điểm này bà cho rằng người Mỹ "thoáng" hơn ta.
Bà Bắc-kỳ ... nho nhỏ ngày nay không cắt tóc "đờ mi gạc son" như ngày xưa mà để tóc thề ngang vai, dù bà chưa từng thề thốt với ai bao giờ. Bà bảo qua Mỹ dầu gội đầu và nước có nhiều hóa chất làm tóc bà bị rụng. Nếu để tóc "đờ-mi" trông cứ như người mới bị đau ban dậy, trông chán lắm ! Bà cũng không nhuộm tóc đen mun trông có vẻ giả tạo. Bà làm tóc nâu sậm, điểm thêm vài lọn highlights óng ánh rất tự nhiên. Người Việt cũng khó đoán được tuổi bà, đừng nói chi người ngoại quốc.
Bà Bắc kỳ rất "mê" shopping! Chồng bà thường ví von bà là "người đi shopping không hề mệt mỏi". Đúng là oan "Thị Mầu"! Mỗi năm bà chỉ đi shopping  duy nhất một ngày từ " sun rise" đến "sun set". Đó là after Thanksgiving Sale. Còn quanh năm bà chỉ đi shopping sương sương để exercise giữ eo hoặc để giảm stress của đời sống mà thôi.
 Bà Bắc kỳ thường mặc size 0 petite nhưng bà không thích vào các tiệm bán  quần áo dành cho người petite . Bà chê mắc và ...già !  không "mi nhon" !  Người ta thường gặp bà dạo shop trong các khu bán quần áo của junior, nhất là vào những ngày "Big Sale!"   70% chưa đủ hấp dẫn , phải extra thêm 30% mới tới tay bà.
 Ở Mỹ bà thích nhất một điều là người ta rất "tế nhị"- ít ai dám hỏi tuổi mấy bà. Ấy thế mà có hôm đi shop vào ngày thứ ba, bà thấy trong tiệm đa số là Mỹ ...già ! Ở quầy tính tiền lại có cái sign to tổ bố  "Senior discount 10%". À, thì ra thế ! nhưng bà không ham dù bà đã mấp mé sắp là senior rồi. Không phải bà không thích cái 10% discount ấy mà vì bà không thích người ta biết tuổi bà.
Cái ngày bà không mong đợi đó cũng đến một cách tự nhiên. Lúc đầu bà hơi ngần ngại nhưng rồi bà tiếc "phí của giời !". Ở Mỹ này cái gì free thì tội gì không hưởng. Thế là bà hùng dũng get line vào hàng được ưu ái này. Cô bán hàng (người Mỹ) nhìn bà tỏ vẻ bối rối nhưng chưa dám hỏi. Bà giả vờ vừa mở ví vừa hỏi rất "chảnh":
- Có muốn xem ID không"
- Không! Xin lỗi! Vì tôi trông bà rất trẻ...!
Bà khoái thầm trong bụng, liếc nhìn mấy bà Mỹ già chung quanh bà hãnh diện lắm nhưng giả bộ tỉnh bơ, mỉm cười làm duyên:
- Thank you!
Hôm đó đi shop về bà bỗng thấy vui và trẻ hẳn ra. Bà khám phá ra chân lý: shopping (nhất là shop vào ngày Thứ Ba) là liều thuốc bổ! Bà thấy bên Mỹ này có nhiều điều kiện gíup bà kéo dài tuổi xuân mà không cần đến dao kéo của mấy ông đốc tờ thẩm mỹ.
Ông chồng của bà thì không đồng ý như thế! Ông bảo đi shopping như mấy bà chả trách kinh tế nước Mỹ suy sụp. Bà chống chế :
- Cả triệu người mới có một người như tui chứ bộ ! Dễ dầu gì kiếm được người "tí hon" như tui.
Bà  thầm trách ông đã trúng số độc đắc từ lâu mà không biết . Mỗi tuần lại cứ lóng ngóng hết Mega Millions rồi tới Power Ball- phí cả tiền !
Hằng ngày bà Bắc Kỳ nho nhỏ lái chiếc xe hơi xì-po đi làm. Việt Nam nói bà "ngựa", Mỹ vẫn thấy bà "cute" với chiếc xe lý tưởng, vừa vặn với kích thước petite của bà. Ngày xưa ở VN bà vẫn cưỡi chiếc xe đạp mini xinh xắn có ai nói gì bà đâu! Bà bé thế làm sao leo lên chiếc xe đạp thường được. Bà chỉ ngại lái mấy chiếc xe hơi lớn, kềnh càng làm người Mỹ hoảng sợ vì tưởng xe "ma"- xe không có người lái!  Vì thế ai nói gì bà cũng mặc kệ.
"Cô Bắc kỳ  nho nhỏ" ngây thơ ngày xưa, ngày ngày cưỡi xe đạp mini, vừa đi vừa ca hát trên những con đường đầy lá me và nắng của Saigon trông rất vô tư, yêu đời. Còn"Bà Bắc kỳ nho nhỏ" ngày nay cũng ngày ngày cưỡi xe mini (mà là xe hơi) bon bon trên xa lộ, mặt mày đăm chiêu, căng thẳng. Lúc này mà bà lở quên, mơ mộng như thưở ấy là chết ngay không kịp ngáp! Chỉ điều này mới làm bà buồn và cảm thấy nuối tiếc mà thôi.
Có điều lạ là bà Bắc kỳ đang ở trong ngôi nhà ...nho nhỏ như bà thì chẳng thấy ai bình phẩm hay chê bai gì cả, dù họ biết bà cũng "mơ ước" lắm. Họ cũng không "xúi", cứ để bà yên thân yên phận trong căn nhà nho nhỏ ấy trong khi họ bon chen tìm kiếm nhà lớn, nhà đẹp.


Cuối tuần hết người này đến người khác mời bà đến nhà ăn mừng tân gia. Đến thì đến nhưng bà không care ! chồng bà lo sợ bà sẽ nhìn chị, trông em mà làm mình làm mẩy  thì rõ khổ cho cái thân già của ông, không còn sức lực "cày" để trả bill nữa.
Ông lo sợ vì ông không hiểu bà. Bà thuộc hàng tuổi "Qúy", tuýp người "thích hưởng nhàn" bà không muốn dọn dẹp, clean up cả ngày cái nhà rộng mênh mông năm, bảy phòng trong khi bà chỉ thường sử dụng có hai phòng là phòng ngủ và phòng bếp.
Bà lại rất ghét phải hì hục nấu nướng mỗi cuối tuần để mời bạn bè tới nhà, chỉ để "giới thiệu" cái Ti vi  Sony Bravia  đời mới to đùng,hay cái dàn máy karaoke mới order với âm thanh nổi bốn, năm chiều.
 Bà lại càng không ưa phải đi "cày" một tuần bảy ngày, ngày mười mấy tiếng, vợ chồng chẳng thấy mặt nhau. May là bà sớm tìm ra chân lý: mình mua nhà to là để đi "cày" cho người khác enjoy!
Nhờ "làm biếng chảy thây" mà giờ đây trong khi nhiều người lo sốt vó, điêu đứng với những món nợ kết sù trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cơn lốc địa ốc thì vợ chồng bà vẫn an nhiên, tự tại. Thấy nhiều người bị layoff, thất nghiệp bà Bắc kỳ chơi đẹp tình nguyện nghỉ hưu sớm, nhường chổ cho người  khác "cày" thế ! Đã thế họ chẳng biết ơn bà. Thấy bà nay đi chơi chổ này, mai du lịch chổ khác họ bảo nhờ kinh tế suy thoái, du lịch...ế, đại hạ giá bà mới được đi chổ này chổ kia, vì  bà là "chuyên gia" nghiên cứu hàng Sale !
Thôi kệ, già rồi bà cũng không muốn sân si để hy vọng được về cõi phúc  thanh thản, nhẹ nhàng. Bà biết họ không hiểu, vì trong những lần đi du lịch theo Tour  bà tận mắt thấy những cặp vợ chồng già ì ạch, lếch thếch chạy theo đoàn cho kịp. Họ tâm sự cả đời làm việc cực khổ, nay già rồi mới được đi du lịch cho biết đó biết đây ! Với họ đây là những chuyến đi "dối già"- đi để lỡ có chết thì không hối tiếc ! Bà không muốn như họ. Bà quan niệm hạnh phúc là hiện tại, là những gì đang ở quanh ta, biết đủ là đủ. Sống phải tận hưởng- vừa làm vừa hưởng thì cuộc sống mới có ý  nghĩa.
Bà Bắc kỳ  rất thích hát karaokê. Bà thầm phục người nào đã phát minh ra cái máy này. Ngày xưa bà cũng mơ ước được trở thành ca sĩ nhưng bà thường tủi thân, tủi phận vì người ta hát hay thì được hát ở phòng trà, bà hát dở phải  hát ở...phòng tắm. Bây giờ tuổi già, sức yếu, giọng hát còn tệ hơn ngày xưa nhiều nhưng nhờ có cái máy karaoke, bà vẫn đường hoàng đuợc hát ở...phòng khách với mấy bà bạn "có tuổi mà chưa có tên" cũng "hay hát" như bà.
Bà thích nghe nhạc xưa trước 75. Nhất là mỗi lần nghe Duy Quang hát " Cô Bắc kỳ nho nhỏ", bà lim dim đôi mắt nay đã "mơ huyền", tiếc nhớ về quá khứ vàng son. Bà nghe Duy Quang gọi "Cô Bắc kỳ...nho...nhỏ" âu yếm, dễ thương không chịu được ! Lần nào bà cũng cá cuộc với ông chồng- bây giờ nếu Duy Quang về VN, cưới được một cô Bắc kỳ nho nhỏ thì cũng không thể nào gọi cô ấy bằng giọng điệu âu yếm, dễ thương như thời còn là "Anh Bắc Kỳ" được nữa.
Bà còn cho rằng bây giờ về VN,  tìm đỏ con mắt cũng không kiếm đâu ra " cô Bắc kỳ nho nhỏ" nào, dù tại Hà Nội   là nơi xuất thân  của cô. Chả bù ngày xưa, muốn kiếm mấy cô " Bắc kỳ nho nhỏ" cứ đứng trước cổng trường "con gái Bắc", bên cạnh sở thú là thấy ngay. Các cô này ăn quà như "mỏ khoét"-  nào là cóc, xoài, ổi, bò biá, đậu đỏ bánh lọt...Các cô còn thơ ngây lắm ! làm sao biết được sơn hào hảo vị như các cô Bắc kỳ  ngày nay, sớm học đòi thưởng thức trong các buổi yến tiệc sang trọng bên các đại gia.
" Cho em xin một chiếc xe đạp, xe xinh xinh để em tới trường". Các cô Bắc kỳ ngày nay thì đừng hòng ! chả cô nào dại dột đi "xin " xe đạp cả . Đã "xin" thì phải Mercedes, Audi, BMW  cơ ! Công bằng mà nói thì bà nhìn nhận các cô Bắc kỳ ngày nay đẹp thật. Nhưng các cô chỉ là Hoa Hậu, người mẫu chân dài, tài tử ...mà thôi. Bà lý sự  cùn-đã gọị "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" thì  cái gì cũng phải nhỏ! Đẹp mà lồ lộ, to lớn , vĩ đại thì đâu có "cute"!  Bà không dám tranh luận với mấy ông về điều này .Bà biết đối với các ông,  tuổi càng cao cái nhìn về thẩm mỹ càng tỉ lệ nghịch với thời trai trẻ . Nói ra bà biết thua ngay .Tội gì tranh luận !
Bà Bắc kỳ lại là người rất thận trọng. Sau hơn 30 năm mới liên lạc được với những người quen cũ, chắc gì đã "ai" nhớ đến "ai"" Vì thế mỗi khi gởi email cho người nào bà cũng "lịch sự" hỏi lại cho chắc ăn:
- Anh (chị) có còn nhớ...t ui là ai hông"
Bà rất cảm động nếu ai đó còn nhớ tới bà:
 - A! cái cô Bắc kỳ nho nhỏ lém lĩnh, ưa  nghịch "ngầm" phải không"
Hay đáo để hơn:
  - Tôi nhớ ngày xưa trông cô ngây thơ, hiền lành lắm! Bây giờ ...già rồi chắc đanh đá và ăn hiếp chồng con lắm phải không "
Ối dzời ơi ! lại oan "Thị Mầu" nữa rồi ! Chắc các ông vẫn còn bị "ám ảnh" bởi các bà Bắc kỳ "anh dũng giết giặc Mỹ" sau năm 75 nên mới tưởng tượng ghê gớm như thế!
Từ "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" đến "Bà Bắc kỳ nho nhỏ"- quãng đường xa lắc xa lơ hàng mấy chục năm trời làm sao mà "the same" cho được. "Anh Bắc kỳ"  đẹp trai, lãng mạn ngày xưa bây giờ cũng đã thành "Ông Bắc kỳ" cau có, khó chịu, khó ưa rồi!
Vì thế, đừng đòi hỏi "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" ngày xưa ngây thơ  và ...nhỏ mãi!
Hải Âu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến