Hôm nay,  

Cô Gia Sư Của Tôi

31/08/201000:00:00(Xem: 91565)

Cô Gia Sư Của Tôi

Tác giả: Timmy Quach
Bài số 2977-28277-vb3083110

Theo bài viết, tác giả chỉ mới đến Mỹ được 6 tháng, định cư tại Florida, một vùng ít người Việt. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên là chuyện học tiếng Anh, với một cô giáo Mỹ tình nguyện dạy miễn phí. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Tôi đến ở gần thành phố Bradenton thuộc tiểu bang Florida hơn sáu tháng nay. Vùng này ít người Việt, muốn giao tiếp, đi làm phải bắt buộc biết tiếng Anh.
 Tôi đã vào học một lớp tiếng Anh ban đêm ở một trường học cách nhà khoảng 20 phút lái xe. Người ta đã học được 2/3 thời gian. Đúng giờ ông thầy vào lớp, lấy laptop ra chiếu trên màn hình một bài báo nào đó lấy từ trên mạng xuống, xong đọc qua một lượt và giải thích một số từ khó ; sau đó ông phát giấy ra cho làm bài tập về văn phạm. Trình độ tiếng Anh ABC của tôi học kiểu này là " pótay.cơm" luôn!  Mới đây em trai tôi giới thiệu cho tôi một gia sư. Đó là cô giáo Reba.
Cô giáo muốn đến nhà dạy cho tôi, nhưng tôi thấy không nên. Vì người ta dạy miễn phí cho mà còn bắt chạy xe lại nhà mình, ngại lắm...Thế là cô đồng ý cho tôi đến nhà cô học.
Buổi đầu tiên , cô ấy dẫn đường chạy trước, tôi lái xe chạy sau, khoảng 10 phút thì đến nơi. Ngôi nhà một tầng rộng rãi, mát mẻ. Phía sau có một hồ tắm nhỏ và mảnh vườn trồng nhiều hoa.
Lúc đầu tôi ngỡ cô Reba khoảng 60 tuổi, nhưng sau đó cô giới thiệu mình  75 tuổi đã nghỉ hưu nhiều năm và bây giờ làm công việc thiện nguyện trong nhà thờ. Cô cũng đã từng dạy tiếng Anh cho những người  Mêhicô , Việt Nam, Haiiti... mới nhập cư nên có nhiều kinh nghiệm. Cô sống với ông chồng tên Bill 83 tuổi. Ông vui vẻ bắt tay chào tôi, nói đôi câu rồi tiếp tục ngồi vào bàn làm việc cùng máy computer. Hai ông bà có ba người con đều đã có gia đình và ở riêng.
Mỗi tuần cô Reba dạy cho tôi một buổi, khoảng hơn tiếng đồng hồ. Lần thứ hai tôi đến nhà cô thì chạy lạc. Đây là khu nhà giàu, những ngôi nhà biệt lập kiểu kiến trúc khá giống nhau mà lại quá nhiều ngã rẽ. Tôi chạy vòng vòng một hồi định móc điện thoại ra cầu cứu thì thấy cô Reba xuất hiện. Thì ra, cô thấy tôi trễ 2 phút mà không thấy đâu, đoán biết thế nào tôi cũng chạy lạc nên chạy  xe ra tìm. Ôi, người Mỹ thật là chu đáo và đúng giờ. Điều này tôi cần phải học hỏi.


Tôi là người dốt tiếng Anh, nhưng có nguyên nhân "lịch sử" của nó. Lúc tôi đậu đệ thất vào một trường trung học ở Sài Gòn, nhà trường yêu cầu chọn sinh ngữ  Anh hay Pháp. Ba tôi lại đi công tác , mẹ thì phân vân, có người góp ý là nên chọn học Pháp văn đi vì dễ đọc , sau này lên đến lớp đệ tam sẽ học sinh ngữ hai là Anh văn thuận lợi hơn.  Tự điển, sách báo ở nhà tôi tiếng Pháp cũng nhiều. Nên tôi chọn vào lớp học tiếng Pháp. Ai ngờ, sau năm 75, tất cả đều thay đổi. Tôi chỉ học giờ tiếng Pháp lên tới lớp 12. Mấy năm đại học cũng thế. Mà tôi cũng ít lo xa, không chịu học thêm tiếng Anh, tới đâu hay tới đó. Năm 1980 tôi có đi vượt biên một lần nhưng không lọt. Sau này tôi lại chần chừ không muốn đi Mỹ mà bây giờ lại có mặt ở Hoa Kỳ. Tất cả có cái số của nó...
Cô giáo Reba rất  nhiệt  tình và tận tâm. Bà hướng dẫn cho tôi học và phát âm những vật dụng cần thiết trong nhà trước, từ phòng khách đến phòng tắm, phòng ngủ, bếp, cách sử dụng tiền xu Mỹ...Tôi phát âm còn hơi cứng, lúc nào thấy tôi thuộc mau và nói đúng giọng bà reo lên : " Very good ! Very good !" để động viên, khích lệ. Bà đâu biết tôi từng tốt nghiệp đại học sư phạm và dạy học trên 20 năm...Nhiều lúc thấy bà thấm mệt, vài giọt mồ hôi lấm tấm xuất hiện trên trán, bà vội lau đi, tiếp tục dạy. Tôi thầm biết ơn bà. Biết bao người VN vì nhiều lý do phải  bỏ quê hương xứ sở đến đất nước này được người Mỹ giúp đỡ vô tư, thiết thực để mau chóng hội nhập. Có người nói nước Mỹ không phải là thiên đường nhưng là nơi có nhiều cơ hội để cư dân vươn lên thành công, sống một cuộc đời có ý nghĩa và tiếp tục đóng góp cho xã hội đến ngày nhắm mắt xuôi tay.
Một hôm, tôi đem đến tặng cô giáo Reba hai chậu hoa màu xanh nước biển pha tím   màu mà bà rất thích vì nhiều đồ vật trong nhà đều mang màu này. Tôi không biết tên loại hoa này tiếng Việt gọi là gì, nhưng thấy nó đẹp nên quyết định mua. Bà nhận hai chậu hoa với vẻ mặt rất vui mừng, thích thú bởi màu sắc và dáng vẻ xinh tươi của nó, miệng nói cảm ơn rối rít làm tôi cũng vui lây.
Hôm nay tôi được tin bà bị bệnh nên liền gọi điện thoại đến hỏi thăm: " Hi Reba!  I am T...I hear  from Peter you are sick. I hope you get well soon...". Chắc tôi phát âm chưa tốt lắm, nói ngập ngừng nhưng đầu dây bên kia tôi nghe bà Reba trả lời, giọng hơi nhỏ, cám ơn tôi nhiều lần... Có lẽ ngày mai tôi sẽ mua ít trái cây đến thăm cô giáo của tôi và thầm hứa mình sẽ cố gắng học tốt hơn nữa... Phải chi tôi được  cô giáo dạy mỗi ngày thì hay biết mấy.
Người Việt Nam đa số cần cù, thông minh, sống có tình nghĩa. Đời tôi lại biết ơn thêm một người đã giúp đỡ mình, mang nợ đất nước đã mở rộng vòng tay đón  mình... Các bạn trẻ đang khát khao khám phá cuộc sống; tôi cũng như họ, vừa khám phá cuộc sống, vừa khám phá thế giới rộng lớn hơn ...
TIMMY QUÁCH

Ý kiến bạn đọc
11/01/201302:23:43
Khách
VIẾT VỀ NƯỚC MỸ
LỚP HỌC HIỆP CHỦNG QUỐC

Nếu thứ bảy không đi làm, tôi chịu khó thức sớm lái xe đến thư viện của quận để học lớp tiếng Anh đàm thoại, dĩ nhiên là không mất tiền .
Phụ trách lớp học là cô Sheri, một phụ nữ da đen vui tính , mập mạp, ngoài 40 tuổi.
Tôi nhớ đến bà Reba, cô giáo dạy tiếng Anh ở Florida. Khi tôi chuyển lên Maryland, bà Reba vẫn nhớ và gửi thiệp chúc mừng sinh nhật của tôi hoặc ngày Noel. Và tôi cũng đáp lại như thế. Đây là nét văn hóa tốt đẹp mà tôi học được từ những người bản xứ.
Học trò bà Reba lúc đó chỉ một vài người, còn học trò của cô Sheri ở đây gần hai mươi người. Mà thật đa dạng về chủng tộc.
Dân Châu Á thì có VN, Nhật, Lào, Miến Điện.
Dân Châu Âu thì có một bà người Nga.
Đa số còn lại là dân vùng Mỹ latinh và Châu Phi.
Học trò đều là người lớn cả, nữ nhiều hơn nam, ăn mặc tự do thoải mái. Dân Châu Á ăn mặc kín đáo nhất. Dân Châu Phi quần áo thật màu mè. Bà người Nga trang phục nghiêm túc. Dân Mỹ latinh ăn mặc gợi cảm hấp dẫn hơn, nhất là một cô gái Venezuela, 21 tuổi. Cô này mắt to, chân mày cong vút , mũi cao, tóc dài, da trắng, đẹp như một hoa hậu, mới nhập cư vào Mỹ khoảng ba tháng. Mùa hè, cô mặc quần short , áo thun trắng hai dây, khoe núi đồi lồng lộng mới chết thiên hạ chứ hihi…Xứ Venezuela là một cường quốc sắc đẹp, nhiều cô đoạt giải Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ.
Tôi thầm nghĩ lớp học này như là một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thu nhỏ.
Không cần giáo trình, cô Sheri thấy chủ đề nào phù hợp thì cho thực hành. Ví dụ như ở địa phương vừa bị bão, cô cho học viên trao đổi một số mẩu câu về ảnh hưởng, tác hại của bão đối với cuộc sống gia đình của mỗi người.
Cô giáo có một trái banh nhựa,to cỡ cái chén.
Cô muốn ai đàm thoại với mình thì ném trái banh về người đó. Hoặc cho học viên ném banh đàm thoại với nhau . Không khí lớp học cũng vui. Mỗi lần tôi ném banh đàm thoại với cô người Venezuela, cô bắt banh, nhoẻn miệng cười với tôi là tôi như quên hết, ấp úng không biết nói gì hehe…
Học một thời gian, tôi mới thấy mình là người nói, nghe tiếng Anh dở nhất lớp ! Đừng tưởng tôi bị người đẹp hớp hồn rồi học không tập trung. Vốn từ tiếng Anh của tôi còn ít ỏi, phát âm chưa thật chuẩn giọng Mỹ, chỉ mới nói được những câu ngắn, đơn giản.
Cô người Nhật , cô người Lào nói khá tốt, nhưng không giỏi bằng cô Miến Điện. Cô này bỏ chồng con lại Cali, lên Thủ đô DC làm việc, nói với cô giáo những đoạn hội thoại rất dài như một người Mỹ chính gốc.Vậy đến đây học làm gì? Có lẽ xa nhà, cuối tuần buồn nên vào đây học cho nó vui…
Sau đó, vì làm overtime thứ bảy suốt mùa lá đổ, tôi không đến lớp học được. Công việc là trên hết. Thôi đành tự học vậy. Lúc nào rảnh thì bật tivi đài Mỹ lên nghe, vào công ty tập nói chuyện với mấy anh Mỹ đen, Mỹ trắng từ từ chắc cũng có tiến bộ.
Vài tuần , tôi cũng chạy xe đến thư viện. Nhưng không phải kiếm người đẹp đâu nhé ! Tôi có làm thẻ thư viện, đến đây để mượn sách về đọc. Thư viện này cũng như rất nhiều thư viện trên khắp nước Mỹ, đều có những kệ sách tiếng Việt, từ sách y học, khoa học, đời sống, dịch thuật, nghiên cứu, đến sách văn học in ở VN hoặc nước ngoài khá phong phú.
Mấy ngày mà không đọc sách báo, soi gương thấy khuôn mặt khó coi. Người xưa đã nói như vậy mà, hổng biết thời nay còn đúng không ? …
TIMMY QUÁCH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Chắc hẳn chúng ta khi nghe ai nói: "Có muốn đi chơi không? " là lòng chúng ta rộn ràng vui thích vì sắp được thoát cái nhà tù túng và bay nhảy tự do với khung cảnh bên ngoài.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi, Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Nhạc sĩ Cung Tiến