Hôm nay,  

70 Tuổi Đời, 50 Tuổi Lính

22/08/201000:00:00(Xem: 247906)

70 Tuổi Đời, 50 Tuổi Lính
  
Tác giả: Philato
Bài số 2970-28270-vb8082210

Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng độki và sự lạc quan, yêu đời.  Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Ngày 30/3/1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên cho khóa 17 trường Võ Bị (VB/QGVN) là khóa Lê Lai.
"Quỳ xuống SVSQ".
"Đứng dậy 180 tân sĩ quan".
Ngày 30/5/2010 Khóa Lê Lai họp mặt với chủ đề "70 tuổi đời 50 tuổi lính" tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon. Mọi người về hội cùng 82 ngọn nến lung linh tượng trưng cho các cựu SVSQ khóa 17/VB đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Ba vị thầy đáng yêu và cũng "đáng sợ" về họp mặt với học trò là các thầy Huỳnh Bửu Sơn, Trần Mộng Di và Lưu Vĩnh Lữ. Huynh đệ đến chia và chung vui với khóa17 gồm đàn anh k16, đàn em k18 và chú út k19. Đặc biệt có một người nhỏ nhất mà to nhất, càng nhỏ càng to, đến tham dự là khóa 29 Tsu A Cầu, hội trưởng hội VB Nam CA, người chịu trách nhiệm sẽ tổ chức đại hội Võ Bị toàn cầu.
 Anh chị Cầu đến dự nhưng có dám cầu cứu khóa "Lê Lai cứu Chúa" cứu Cầu khi Cầu cần các anh khóa 17 cứu giúp trong việc tổ chức đại hội lần thứ 17 sắp tới"
Ngoài ra còn có đại niên trưởng K15 Nguyễn Công Hiến, người đã có công dẫn dắt, mở mắt cho K17 vào đời và nhiều thân hữu khác nữa. Riêng khóa 19 là khóa bị K17 đàn anh dạy dỗ và hành hạ ngày xưa trong quân trường thì nay thấy các anh vui quá nên chúng tôi rủ nhau đến khá đông để "chia" vui, xin chia bớt niềm vui, nhưng các anh đã không cho mà còn hét lên ra lệnh:
- "Chung" chứ không "chia". Võ Bị vo tròn chứ không bóp ..méo. Nghiêm.
Ông lùn nhất khóa đệ nhị anh hào và cũng là người ruồi gieo máu lửaTQLC Lê Văn Cưu hô nghiêm xong bắt k19 chúng tôi ngồi xuống rồi đi tìm "cái châm anh cài". Lại tái diễn cái màn hành xác tân khóa sinh 50 năm về trước! Vẫn vị cay, ngày xưa trái ớt nay thì cái ly XO! Khổ ơi là khổ! Ngày ấy ông ỷ là đàn anh, ông cầm trái ớt trâu lại bảo là chuối tiêu(*) rồi bắt chúng tôi nhai, nhai rồi mới nuốt chứ không cho nuốt chửng! Nay thì ông cầm ly XO lại bảo là trà đá, bắt ừng-ực chứ không cho ngừng! Thôi đành lại phải thi hành chứ khiếu nại làm chi cho phí của trời. Phạt nữa đi anh, k19 chúng tôi tự giác thi hành. (* quê hương tôi là nơi có quán Bà Mau và tục trọi trâu nên gọi trái ớt là trái tiêu, còn tiêu thì gọi là tiêu sọ nên ông cán bộ gọi là chuối tiêu cũng đúng thôi)
Phải thú thật buổi họp mặt 50 năm tuổi lính của khóa 17 lại là buổi họp mặt với những kỷ niệm đau khổ và hạnh phúc nhất của k19 chúng tôi!
Đau khổ vì ngày ấy, những năm 1962-63, ba ông đàn anh các khóa 16, 17, 18 luân phiên đè đầu cỡi cổ thằng út 19 chúng tôi. Bậc sư phụ thì gồm đệ nhất cao thủ võ lâm múa súng Huỳnh Bửu Sơn, ông nhốt K19 tại vũ đình trường mỗi sáng Chủ Nhật để luyện cơ bản thao diễn. Sĩ quan cán bộ Trần Mộng Di là ác mộng đối với sinh viên nào chui rào "gương mẫu" qua cổng Tôn Thất Lễ phía sau trường! Đáng sợ nhất là huấn luyện viên chiến thuật Lưu Vĩnh Lữ, tân khóa sinh (TKS) đang ngồi dưới nắng cháy giữa trưa Hè, đầu đội nón sắt "gật gù" đồng ý những gì ông giảng, nhưng ông không hài lòng thái độ học hành như thế nên ông cho nổ TNT gài sẵn sau lưng, tiếng nổ phá tan giấc mộng vàng, tưởng đang ôm eo em dạo phố hóa ra ôm em-một dài ngoằng (súng trường garant M1)! Tuy em-một không bao giờ cằn nhằn mà chỉ nổ thôi, nhưng ôm không chắc mà bóp ..cò thì có khi bị giật cùi chõ xưng mặt.
Hạnh phúc vì hôm nay đây, vẫn đầy đủ các "hung thần" (HT) ấy, nhưng chúng tôi không còn thấy khiếp sợ mà chỉ có kính mến. Trải qua 50 chiến tranh tù đày, tha phương, các thầy vẫn là thầy, huynh vẫn là huynh, chúng tôi, k19 vẫn hãnh diện được đứng nghiêm, đưa tay chào và sau đó thì được bắt tay, tay các thầy các huynh vẫn ấm và đầy sức mạnh. Xin chúc các thầy các huynh mạnh khỏe, xin cám ơn các cựu "HT/ k17" đã cho k19 vui ké một buổi họp mặt đầy ý nghĩa.
Mấy ngày trước đó, chúng tôi í-ới gọi nhau bàn chuyện "50 năm phục hận", nhân dịp này kéo nhau đến sờ vai, bóp tay các ông 17 cho bõ nỗi hờn căm năm xưa. Thứ nữa lả thử tài xem các ông "phản ứng cấp thời" ra sao, khi chúng tôi bất ngờ kéo đến, như thuở xưa mỗi khi gặp điều bất ngờ các ông đã hét vào mặt chúng tôi "các anh phải biết phản ứng cấp thờ". Từ WA xa xôi có BĐQ Đỗ Văn Mười về, từ miền Bắc CA xuống có A/CTrương Khương, A/C Phan Nghè, phần còn lại là Nam CA, khẩu phần 20 có lẻ hy vọng số đông đè người. Nhưng chúng tôi vẫn thua, các anh vẫn vỗ vai trước, đưa tay ra trước, phản ứng cấp thời là bắt chúng tôi ngồi vào ghế còn các anh đứng hoặc đi tới đi lui, vin cớ "tiền khách hậu chủ". Thua! Có gỡ gạc được chút đỉnh chăng là dám "cười tình" với các niên trưởng"
Khi còn là TKS, trên đồi 1515 mưa phùn gió bấc, K19 đứng gặp cằm tê cóng muốn chết, mắt lồi ra nhìn thẳng về phía trước, nghiến răng, mím môi cho khỏi bật ra tiếng nấc. Mưa ướt áo, mồ hôi ướt quần, sợ run lên bần bật vì bị cán bộ 17 quần và quật, vậy mà vẫn nghe tiếng thét:
_"Anh kia, sao anh dám cười tình với cán bộ hả" Bò cho tôi"!
Ôi đời trai tan nát! Tôi đâm thù ghét những tên TKS cùng khóa ba-gai khiến chúng tôi bị vạ lây! Nhưng chỉ khi là đàn anh, là cán bộ tôi mới biết đó là phịa, là "nói dối" là các ông vi phạm nội quy. Bị vu oan cười tình với cán bộ, cười giao duyên với thợ giặt là những "danh ngôn" đã ăn sâu vào tim óc, nay xin được cười cùng các anh với kỷ niệm cho đến thác vẫn không quên.
Sau nghi thức chào cờ là lễ truy điệu truyền thống Võ Bị thay cho một phút mặc niệm. Các niên trưởng k17 đã đưa toàn thể cựu SVSQ về vũ đình trường Lê Lợi, chúng tôi thấy rõ trên đài tử sĩ, những ngọn đuốc bập bùng theo gió hú "trên đồi thông đang trổi dậy", lạnh nổi da gà. Thiết tưởng tổng hội nên thực hiện một lễ truy điệu thống nhất từ hình thức tới nội dung như của k17 để toàn thể các khóa sử dụng trong những dịp đại hội.
Khóa 17 đã dạy k19 chúng tôi khi xem văn nghệ không được cười, cấm vỗ tay, hẳn HT Nguyễn Tiến Đức còn nhớ rõ điều này. Vào một buổi xế chiều, ông đứng trên bục gỗ cao trước phạn điếm, gằn giọng trong cổ họng, nẹt TKS19:
_ Tối nay là buổi văn nghệ ra trường của các tân thiếu úy K16, các anh mới chỉ là TKS, được cho phép tham dự, nhưng.. (ngừng lại 1 phút để liếc trái liếc phải hàng quân TKS).. không được phép cười, không được phép vỗ tay. Rõ chưa"
_ Rõ oooo!
Nhưng cây TKS muốn im lặng mà gió K17 chẳng dừng, ông Đinh Xuân Lãm, Trần Kim Hoàng đứng sau lưng xúi chúng tôi vỗ tay, không vỗ thì hét! Thế là sau khi tàn cuộc chơi, tân thiếu úy K16 ôm eo em.. dạo phố, còn tân khóa sinh K19 ôm em garant chạy quanh doanh trại theo lệnh ông Đức!
Lệnh ấy dù đã 50 năm chúng tôi vẫn còn nhớ nên đêm nay 30/5/2010, chúng tôi im lặng cúi đầu nhìn hai vị quả phụ K17 thắp 82 ngọn nến trên "mô đất lạ chôn vùi 82 thân chiến sĩ k17" với súng M16 treo ngược trên cành cây khô bên cạnh cái nón sắt, đôi giầy. Văng vẳng đâu đây lời ca não lòng: "Tôi đi tìm anh! Anh ở đâu"". Thật tuyệt vời, một hoạt cảnh từ hình thức tới nội dung. Trong ánh nến mờ mờ tôi nhận ra nhiều người đưa tay dụi mắt. Quá cảm động, quá hay nhưng nhớ lời "cán bộ" Nguyễn Tiến Đức ra lệnh năm xưa, chúng tôi im lặng cúi đầu, không dám vỗ tay và cũng không thể cười với màn trình diễn này.
MC Hoàng Đình Ngoạn giới thiệu chương trình văn nghệ bằng ca khúc "Biệt Kinh Kỳ" do các liền chị k17 trinh diễn. NT Ngoạn chính là cán bộ dạy k19 hát bản nhạc "Tiểu Đoàn TKS", bản nhạc mà k19 chúng tôi vừa hát vừa khóc nên tới nay tôi không còn nhớ một câu nào. Đêm nay, ông lại đi một đường ngoan mục là mở đầu bằng bài ca "Biệt Kinh Kỳ", bản nhạc mà TKS19 vừa nhai cơm vừa khóc, đêm nay chúng tôi lắng nghe các chị hát hay quá khiến chúng tôi tạm quên đi những tiếng hò hét nổi gai ốc năm xưa.


Hồi ấy, 50 năm về trước, mỗi khi khi tân khóa sinh 19 bước vào phạn điếm để nuốt bữa cơm chiều chan nước mắt thì K17 thương, ưu ái cho nghe nhạc:
_ "Bạn ơi! Quan hà xin cạn chén ly bôi, ngày mai tôi đã ..đã đi xa rồi .."
Đúng một phút ba mươi giây sau là các ông cắt cái "cụp", tiếng nhạc ngưng, thay vào đó là hò hét vang lừng khắp bốn cõi của k17, các ông quát tháo sỉ vả chúng tôi ủy mỵ, còn dân chính, tại sao khóc" Chui xuống gầm bàn mà nhẩy xổm, leo lên bàn ăn mà hít bàn. "Biệt Kinh Kỳ" ơi, nỗi buồn của nhiều ngưới chứ đâu phải riêng của k19 mà nỡ hành tỏi nhau" Đêm nay 30/5/2010, khách mời ngồi bàn VIP là cựu TKS/19 rung đùi ngồi nghe các bà chị k17 hát. Cám ơn các chị đã thương đàn em, cho "tụi nó" trẻ lại 50 tuổi và dĩ nhiên chúng tôi không theo lệnh của TQLC Nguyễn Tiến Đức nữa, chúng tôi cứ vỗ tay, tôi đố ông dám phạt tôi. Đêm nay tôi khen bà chị, ông mà phạt tôi một cái hít đất thì khi về nhà ông bị phạt gấp 19 lần à nha, liệu hồn với bà chị.
Văn nghệ cứ tiếp diễn, vỗ tay mệt nghỉ, phải nói thật là với những tiếng hát của tuổi đời tuy chưa già nhưng không còn trẻ, là vợ lính, mặc quần áo lính, hát cho lính-chồng và đồng đội của chồng nghe như vậy là quá hay rồi, không nên đòi hỏi các chị quay về "tiếng hát học trò" tuổi đôi mươi. Ông "thầy pháp" Nam Sinh Tín hy sinh mái tóc mexicana để đóng trọn vai một sinh viên sĩ quan trong quân phục dạo phố mùa Đông với bản nhạc Mimosa, đẹp thật, trẻ thật. Đây là một sự hy sinh không nhỏ của "thầy pháp" Tín, chuẩn khóa 16, cho khóa đàn em K17.
Cái hình ảnh đáng sợ nhất đối với K19 chúng tôi ngay từ thuở ban đầu vừa bước vào cổng trường rồi theo đuổi chúng tôi suốt 8 tuần lễ sơ khởi là cái ông đội nón nhựa, thắt lưng cổ truyền, găng tay trắng, bốt-đờ-sô bóng láng, miệng lúc nào cũng hét "chạy theo tôi". Nhưng đổi giọng ngay, "anh này hít đất cho tôi", anh kia "bò cho tôi"! TKS thắc mắc tại sao ông không nói "bò theo tôi". Hình bóng xưa ấy đêm nay xuất hiện đều đều trên sân khấu, cũng hò cũng hét nhưng K19 chúng tôi không còn ngán ông nữa vì lý do cái nón nhựa không chịu đánh bóng, bụng to khó kéo quần lên nên đành để nó xệ xuống! Chỉ một mình ông là hung thần hò hét, sau lưng ông là những bông hồng đang chờ ông hét cho xong để các chị hát cho mọi người nghe. Vừa sợ vừa vui.  
Cựu trung đoàn trưởng Ngô Văn Xuân kể về những cái nhất của khóa 17, trong đó câu chuyện về cây cung và mũi tên của thủ khoa Vĩnh Nhi đáng suy nghĩ tùy theo niềm tin của mỗi người. Ngày mãn khóa K17, hơn 400 SVSQ/k19 chúng tôi được tham dự, được biết thủ khoa k17 bắn cung bị trục trặc. Nay xin ghi tóm tắt theo lời kể của NT Ngô Văn Xuân:
_ "Thủ khoa mỗi khóa đều phải tập thật kỹ mọi động tác bắn cung trong ngày lễ tốt nghiệp trước vị chủ tọa và quan khách. Thủ khoa K17 Vĩnh Nhi bắn 4 mũi tên đi 4 hướng trước vị chủ tọa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Mũi tên thứ nhất vút lên trời cao, bay xa. Nhưng 3 mũi tên còn lại thì không đi xa được mà rớt gần ngay đó! Sự kiện này gây rúng động trong lòng mỗi người nhưng không ai dám nói ra, không dám suy đoán cái gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Nhưng sau này ứng nghiệm vào trường hợp của thủ khoa 4 khóa 16, 17, 18, và 19.
Mũi tên thứ nhất bay vút lên cao, đi xa, trùng hợp với sự thành công binh nghiệp của thủ khoa K16 Bùi Quyền.
Mũi tên thứ hai không bay được, mà rơi xuống, trùng hợp với thủ khoa K17 Vĩnh Nhi, anh là TĐTT tiểu đoàn 3/12 thuộc SĐ.7 Bộ Binh, tử trận năm 1968.
Mũi tên thứ ba trùng hợp với thủ khoa K18 Nguyễn Anh Vũ, anh Vũ chọn Binh Chủng Nhẩy Dù và Anh đã tử trận năm 1966 tại Bời Lời!
Mũi tên thứ tư trùng với trường hợp của thủ khoa K19 Võ Thành Kháng, anh chọn Binh Chủng TQLC và tử trận tại Bình Giả vào ngày 31/12/1964"!.
Niên trưởng Ngô Văn Xuân đã khéo léo dùng chữ "trùng" trong những trường hợp kể trên, vì đây là vấn đề tâm linh, là niềm tin của riêng mỗi cá nhân. Ngoài biến cố bất ngờ về 3 mũi tên, cái tên khóa cũng khiến tôi suy nghĩ về vai trò "Lê Lai cứu chúa". Những gì xẩy ra ở đơn vị khác tôi không biết, nhưng ở TQLC thì các "Lê Lai 17" hy sinh và cứu chúa hơi nhiều. Phải nói thẳng là các anh rất giỏi, nhưng quan lộ thì chẳng thênh thang chút nào, cứ nửa đường thì gẫy gánh, chỉ có 2 anh làm tới tiểu đoàn trưởng là Huỳnh Văn Lượm và Đinh Xuân Lãm! Theo chân ông thầy 17, các trò 19/TQLC cũng sứt tay gẫy gọng, hơn 30 tên về TQLC mà chỉ có Trần Văn Hợp với tới chức tiểu đoàn trưởng, và vào giờ thứ 25 thì có thêm Đinh Long Thành, TĐT chưa biết mặt hết các trung đội trưởng thì gẫy súng, tan hàng! Có lẽ tại 4 khóa 16, 17, 18, và 19 đã sống chung trong cùng một thời gian ngắn, dài trên đồi 1515 nên có nhiều chuyện liên quan mật thiết với nhau.
Nếu tính theo già trẻ và uy quyền của một gia tộc 4 thế hệ nối tiếp thì riêng cá nhân tôi, tôi gọi K18 là "bố", K17 là "ông nội" và K16 là "ông cố nội". Đêm hội ngộ của các ông nội tôi được bắt tay hai ông cố nội Lục Sĩ Đức và Trọng Vĩnh, nhưng sao thấy hai ông cố nội này lại trẻ hơn cháu" Có sửa chữa tu bổ gì không đây" Không gặp "bố" nào hết mà đi đâu cũng dụng các "ông nội". Chỉ trừ một số rất ít tôi phải vạch bảng gọi tên vì ngày xưa các ông không "dạy dỗ" chúng tôi, không phạt ngọ chiến mà cũng chẳng thưởng dạ chiến khiến ông cháu không nhận ra nhau, còn hầu như "miếng ngon nhớ lâu điều đau nhớ đời", nhận diện được khá nhiều các ông nội, vui biết chừng nào. Đa số là hung thần dạy dỗ chúng tôi trong quân trường, một số là "thầy" ở chiến trường, tại đơn vị, một số là "sư phụ" trong ngục tù. Chính tại đây, nơi bị "lột trần ai cũng như ai" tôi mới nhận ra ai là thầy ai là tớ. Tôi phục tư cách của các cựu SVSQ/VB nói chung và K17 nói riêng. Không phải tôi nịnh các anh, chả còn giải rút gì mà ăn, nhưng phải nói lời cám ơn muộn màng, tư cách trong tù của các anh làm gương nên chúng tôi cũng không đến nỗi tệ. Tôi ủ-tờ chung với những Đinh Xuân Lãm, Trần Kim Hoàng, Lê Văn Cưu, Lê Văn Huyền, Huỳnh Văn Lượm, Ngô Văn Xuân, Nguyễn Duy Diệm, Nguyễn Hoài Cát v.v.. Ngày nay các anh vẫn hiên ngang ngước mặt nhìn đời và tôi vẫn hãnh diện được đứng nghiêm chào các niên trưởng này là một minh chứng cho thái độ những cây tùng trước bão của K17 trong lao tù Cộng Sản. Dĩ nhiên ở khắp các nơi, các khóa, cũng không tránh khỏi có một vài người làm nồi canh "vỏ bí" bị tanh! Nhưng nếu không mục kích thì chớ nên đồn thổi làm buồn lòng nhau những người bị hàm oan
Chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn của K17 là "mối đe dọa" cho ca sĩ Hoàng-Oanh Trung-Chỉnh! Ông anh em-xi duyên dáng Võ Ý nói như thế và tôi cũng thấy thế. Vì còn nuối tiếc nên khi ra về K19 bao vây K17 ở ngoài cửa nhà hàng, cãi lộn mãi không muốn dứt. Những hung thần 17 nào lỡ dịp họp mặt lần này là mất một dịp vui. Nhưng đừng lo, lỡ chuyến "tàu chợ" này thì còn đoàn tàu tốc hành liên khóa đang lao tới.
Có đến tham dự những buổi họp mặt đồng hương, trường học, họp khóa như thế này mới thấy hết tình huynh đệ đáng quý, đáng trân trọng và là niềm vui, niềm an ủi tuổi xế chiều. Bỏ lỡ những dịp này thì phải 2,4,6 năm nữa mới hy vọng gặp lại. Lâu quá!

*
Thưa quý đồng hương, quý anh cựu SVSQ các quân trường, quý chiến hữu các quân binh chủng, nếu ai lỡ chuyến tàu họp khóa thì đoàn tàu tốc hành toàn quân, toàn trường đang từ từ vào bến và sẽ khởi hành trong chốc lát. Xin quý anh chị mau mau ghi danh và chuẩn bị lên tàu, tất cả đi chung một tàu, ngồi chung một toa, cùng du ngoạn một chuyến thì còn gì vui bằng, nhất định vui hơn anh chi đi hu-ni-mun một mình.
Đoàn tàu deluxe mang số ĐH Quân Trường, ĐH Học Đường, ĐH Đồng Hương đang chờ trên sân ga, giá vé tượng trưng, dù xa dù gần xin cố gắng lên tàu. Mau "mau lên đi chiều hôm tồi rồi"! Kẻo khi tàu khởi hành mang theo tiếng cười mà ngồi lại một mình trong sân ga vắng lặng của buổi hoàng hôn thì buồn quá! Hãy nắm tay nhau cùng đi chung một chuyến, cùng nhìn về một hướng, chúng ta còn có nhau trên dất tạm dung này./.
Philato

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến