Hôm nay,  

Tan Tác

06/08/201000:00:00(Xem: 108780)

Tan Tác

Người viết: Tôn Nữ Hồng Đăng
Bài số 2959-28259-vb6080610

Tác giả sinh năm 1954 tại Huế cựu nữ sinh Đồng Khánh, định cư tại Mỹ theo diện kết hôn, hiện là cư dân Garden Grove, nghề nghiệp:  áEsthetician. Bài viết có lời ghi “Thân tặng các bạn cựu nữ sinh Đồng Khánh Huế.” Bài viết đầu tiên của cô nặng phần ký ức quê hương dĩ vãng. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết về đời sống hiện tại trên đất Mỹ.

***

Người Việt chúng ta khi mới bước đầu tị nạn, với hai bàn tay trắng, phải lao đao, vất vả mưu sinh trên xứ người. Đến khi tạo được cơ ngơi, con cái trưởng thành, cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh thì tâm tư luôn hoài vọng, hướng về quê hương. 
Mỗi khi có dịp họp mặt với cố hữu, hay bạn bè đồng nghiệp, sau những câu chuyện trên trời, dưới đất về việc làm, gia đình, con cái, nhóm phụ nữ chúng tôi thường bùi ngùi nhắc nhớ thuở còn ở quê nhà .
Vừa mới đến tuổi đôi mươi, lứa tuổi đang còn ôm ấp bao nhiêu là mộng đẹp thì miền Nam mất, chúng tôi như bầy chim gặp cơn giông bão, tan tác mỗi đứa một phương !
Gặp lại trên xứ người, sau những phút bàng hoàng, bỡ ngỡ mới nhận ra nhau! Mỗi người mỗi cảnh, chúng tôi kể cho nhau nghe về từng mảnh đời đã nổi trôi theo vận nước .
Nhìn nhau...tóc đã bạc màu! Những hồi ức, những kỷ niệm về trường xưa, bạn cũ, chúng tôi đều nhớ, đều nhắc và cùng tiếc nuối một thời hoàng kim, với áo trắng học trò, với nón lá che nghiêng, và những hàng phượng vỹ....
Bạn cũ năm thì, mười thuở mới gặp một lần, nhưng chuyện xưa vẫn cứ thích nhắc mãi, nên tôi mạo muội lấy bút thay lòng, thử viết thành văn, biết đâu chuyện có duyên... may,  tới tay người đọc .
Với tôi, thời gian đẹp nhất của tuổi cắp sách đến trường là ba năm cuối của bậc trung học đệ nhị cấp, lứa tuổi đã biết say mê đọc thơ Đinh Hùng, thả hồn theo những khúc tình ca họ Trịnh, hay rấm rức khóc cho chuyện tình buồn của một cô gái Huế khi đọc "Tình ca trong lửa đỏ" của nhà văn Nhã Ca .
Năm học có nhiều kỷ niệm sâu đậm nhất là năm đầu tiên của đệ nhị cấp, lớp Đệ Tam   bây giờ gọi là lớp 10   niên khóa 70-71. Vị Hiệu Trưởng lúc bấy giờ là cô Tường Loan. Vì các chị của đoàn Đệ Nhị và Đệ Nhất bận vùi đầu vào sách vở chuẩn bị cho hai kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài II, nên mỗi lần nhà trường có dịp tiếp đón quan khách đến thăm, hay đưa nữ sinh đi làm công tác xã hội thì đoàn Đệ Tam chúng tôi đều bị "động viên".
Mùa thu năm 70, chúng tôi nhập học niên khóa mới chưa bao lâu thì nhà trường đưa một số nữ sinh của đoàn Đệ Tam - trong đó có tôi   đi cứu trợ cho đồng bào ở những vùng bị ngập lụt đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất. Một điều thật bất ngờ là Tổng Thống phu nhân Nguyễn văn Thiệu cũng ra ngay điạ điểm cứu trợ cùng với nhóm nữ sinh chúng tôi. Với dư luận, báo chí thì đó là một sự kiện mang màu sắc chính trị, nhưng trong ký ức của tôi, chuyến đi này đã làm thay đổi cách nhìn, cách sống của tuổi trẻ chúng tôi .
Với lứa tuổi còn cơm cha, áo mẹ, công thầy, lần đầu tiên tận mắt thấy những người cùng sống chung một mảnh đất, một bầu trời với mình nay lâm cảnh cùng khổ với khuôn mặt tiều tụy, khắc khổ rưng rưng nước mắt nhận bao thư, từ tay Tổng Thống phu nhân, cùng những thực phẩm và quần áo mà chúng tôi thay mặt nhà trường trao tặng, tất cả những người trong đoàn không ai dấu được niềm xúc cảm.
Đêm về, nằm trong chăn êm, nệm ấm, tôi mới thấm thía được cái đói, cái lạnh của những đồng bào bất hạnh đang trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc !
Những ngày sau đó, Ba Mẹ và các anh chị tôi lấy làm lạ khi thấy tôi ăn mặc giản dị hơn, ít xin tiền xài hơn, và điều gây bất ngờ cho cả nhà là tôi đã dành công việc trước đây Mẹ tôi thường làm, lựa những quần áo cũ, bỏ vào bao nylon để giao cho những đoàn đi quyên đồ cứu trợ .
Đang nhắc chuyện xưa lại chợt nhớ chuyện nay. Khi tôi mới khai bút viết bài này thì Cali đang vào mùa thu, vừa lúc miền Trung Việt Nam hai lần liên tiếp bị thiên tai, bão lụt. Cũng như mọi năm, các cá nhân, hội đoàn trong cộng đồng Người Việt tị nạn lại ra sức, ra tiền giúp đỡ đồng bào ở quê nhà.
"Lá lành đùm lá rách", câu châm ngôn dân gian của người xưa nghe qua thật bình thường, giản dị, nhưng ý nghĩa thì vô cùng sâu sắc, đầy tính nhân bản, được các thế hệ con cháu đời sau luôn lấy đó để xử thế, làm người .
Chỉ không lâu sau đợt cứu trợ cho đồng bào miền Trung, các đài phát thanh ở vùng Little Sài Gòn, thông báo về Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ, giúp người già nghèo khó ở Việt Nam do thầy Phó tế Vũ Thành An tổ chức.
Thú thiệt với bạn đọc, chức danh Phó tế đặt trước tên của người nhạc sĩ tài hoa này tôi nghe chưa được quen tai cho lắm! Nhắc đến Vũ Thành An là nhớ đến Những Bài Ca Không Tên, những bài ca mà khi ta còn trẻ ít nhất cũng đôi lần khe khẽ, thì thầm hát "...đời một người con gái, ước mơ đã nhiều, trời cho không được mấy..."
Tôi nhớ gần 40 năm trước, nhạc sĩ Vũ Thành An đã đến Huế, quê hương tôi, và cũng là quê hương của một nhạc sĩ tên tuổi khác, Trịnh Công Sơn. Cùng đi có nghệ sĩ Kim Cương và đoàn làm phim "Biển Động". Lúc đó vào khoảng mùa xuân của năm 1971.
Một buổi chiều, lúc đang gần ngủ gục trong giờ Toán của thầy Thứ thì tôi tỉnh người vì nghe tiếng reo hò từ dãy lớp đối diện của nữ sinh Đệ Nhị và Đệ Nhất. Chưa biết chuyện chi mà các chị vui vẻ dữ rứa thì thầy Thụy, trưởng ban văn nghệ nhà trường đến lớp tôi thông báo, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng nhạc sĩ Vũ Thành An sẽ đến thăm trường, cả ba đoàn Đệ Tam, Đệ Nhị và Đệ Nhất phải tập trung ở phòng Khánh Tiết để chuẩn bị đón khách. Chúng tôi như bầy ong vỡ tổ, chưa kịp đánh dấu hết số bài tập trong sách thầy dặn về nhà làm, đã tranh nhau ra khỏi lớp, định đến sớm để dành chỗ gần sân khấu, suýt một chút là đâm đầu vào cô Giám thị nhà trường - người mà mặt mày lúc nào cũng nghiêm nghị. Hôm ấy, thấy đám học sinh tíu tít cô cũng vui lây nên phá lệ, nở một nụ cười trông ....hiền như ma soeur.
Khỏi phải mất công dành chỗ, ban tổ chức nhà trường xếp đoàn Đệ Tam ngồi phía trước, hai đoàn đàn chị phải ngồi phía sau.   Tôi không còn nhớ các anh đã hát cho chúng tôi nghe những nhạc phẩm nào, chỉ nhớ nhất là khi mấy chị lớp trên yêu cầu nhạc sĩ Vũ Thành An hát bài "Đừng yêu tôi", tôi nghe nhiều tiếng la hét sau lưng mình "Vũ Thành An! Đừng yêu tôi!". Nổi cả da gà, tôi và mấy đứa bạn thầm thì "mấy chị nớ ghép chữ cũng hay thiệt !"


Chẳng biết về đến Sài-Gòn rồi, nhạc sĩ Vũ Thành An có còn vương vấn một mái tóc dài nào đó hay không" Riêng với những cô nữ sinh Đồng Khánh, dư âm buổi gặp gỡ hai vị nhạc sĩ được giới trẻ ái mộ nhất, phải mất một thời gian dài mới trầm lắng, nhưng đâu đó trong sân trường, trong lớp học, thỉnh thoảng vẫn vang lên những tình khúc bất hủ của các anh: Tình Nhớ, Phôi Pha, Bản Không tên Cuối Cùng....
Sau đó không lâu, nữ sinh đoàn Đệ Tam chúng tôi được nhà trường chọn tham dự buổi lễ trao vòng hoa chiến thắng cho các anh chiến sĩ, tổ chức ở tượng đài Phu Văn Lâu. Đứng ở trường tôi nhìn sang bên kia sông Hương là thấy tượng đài với lá Quốc Kỳ luôn tung bay trên đó. Buổi lễ tăng thêm phần trang trọng và oai nghiêm vì có sự hiện diện của Tổng Thống Việt Nam Cộïng Hòa Nguyễn văn Thiệu.
Trước khi bắt đầu buổi lễ, sau những lời thăm hỏi đền các nữ sinh áo trắng, Tổng Thống dặn dò "...các cháu đừng mắc cỡ, phải tươi cười, nói chuyện với các anh..."
Tổng Thống dặn thì dặn chứ làm "răng" mà không "dị" cho được! Lúc ban quân nhạc bắt đầu bài "Vòng hoa chiến thắng, chúng em xin dâng tặng anh...." thì chúng tôi tay cầm vòng hoa, e thẹn và hồi hộp đi theo người hướng dẫn buổi lễ.
Khi được đưa đến và đứng trước mặt một đấng mày râu trong bộ quân phục oai phong với nhiều tấm huy chương trên ngực, tôi không dám ngẩng mặt lên, chỉ chăm chăm nhìn ...đôi giày bốt-đờ-sô bóng loáng! Chưa biết xoay xở ra làm sao thì nghe tiếng người ấy hỏi "Cháu tên gì" Năm nay học lớp mấy"" Giật mình nhìn lên.....thì ra không phải là anh mà là .....chú chiến sĩ với cấp bậc thiếu ta !
Buổi lễ kết thúc ra sao tôi không còn nhớ rõ, nhưng những giây phút rất đẹp đó thì tôi không bao giờ quên được!
Ngày hai buổi đến trường, theo bước chân tôi là dòng sông Hương trôi lặng lẽ, luôn sánh đôi với con đường mang tên màu áo trắng học trò, là nơi chốn tôi đã đi về, gắn bó suốt một thời thiếu nữ.
Nhà tôi ở phía hữu ngạn sông Hương, gần cầu Nam Giao. Cầu bắc ngang sông Bến Ngự, qua khỏi cầu là con đường chạy thẳng lên dốc Nam Giao, hướng núi Ngự Bình, đến lăng tẩm của các vị Vua Chúa .
Trong thời chiến tranh, những đoàn xe hành quân của Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa và quân Đồng Minh thường chạy qua con đường này, đi ngang nhà tôi .
Tuy vô tư với tuổi học trò, nhưng mỗi lần nhìn những người lính mặt mày đầy nắng bụi, mệt mỏi trên đoàn xe trở về là tôi thấy chạnh lòng! Một vài chiếc chở quân nhân Mỹ, phần nhiều còn rất trẻ, mặt đỏ vì nắng, trên nón sắt dắt đầy hoa lá cành, đôi khi có chàng bất chợt nhìn thấy một bóng hồng là tôi đang đứng tựa balcon, vội đưa tay vẫy, miệng cười tươi hết cỡ !
Hình ảnh đó luôn khiến tôi xúc động, băn khoăn về họ, những người con dân của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đã rời bỏ gia đình và quê hương của mình, đến một nơi xa xôi, nghèo nàn là đất nước tôi để chịu biết bao là gian khổ và có thể hy sinh cả bản thân!   
Không cần biết những  lắt léo trên bàn chính trị và các ngài lãnh tụ, tôi chỉ đơn thuần nhận thức rằng họ đang cùng với các anh, các chú chiến sĩ Việt Nam Cộïng Hòa chiến đấu để bảo vệ nền dân chủ và cuộc sống tự do của miền nam Việt Nam nước tôi .
Nhờ sống trong tự do, tuổi trẻ chúng tôi mới được hồn nhiên đến trường, ngoài việc sách đèn thì chỉ biết mộng với mơ cho một tương lai tốt đẹp. Và các ông anh sinh viên thích tranh đấu kia được thong dong ngồi ở ghế Đại Học, với tuổi đời còn hăng say và đầy nhiệt huyết nên chỉ cần một bàn tay giật dây là mấy anh - lợi dụng hai chữ tự do - ào ngay xuống đường đòi "lật đổ Chính Quyền, đòi Mỹ về nước""!
Nếu Mỹ về nước, nếu Chính Quyền bị lật đổ thì sao"
Còn sao nữa" Là hết tự do, là nước mất! Là Nhà tan!
Tháng Tư năm 1975 đánh dấu một trang sử bi thảm nhất của đất nước tôi!
Đã 35  năm trôi qua, nhưng người Việt tị nạn làm sao quên được thảm cảnh của từng biển người đã vượt đèo, vượt sóng, vượt đại dương đi tìm tự do.   ... Và nước Mỹ, lại giúp đỡ, cưu mang, dung dưỡng đồng bào tôi, những người mất quê hương phải bỏ xứ ra đi.
Bản thân tôi, đã trải qua bao khổ nhục, gian nan tìm đường vượt thoát. Từ một thiếu nữ con nhà, một mình đơn độc từ Trung ra Bắc, rồi từ Trung vào Nam, đánh mất gần hết tuổi xuân, tiêu hao tiền bạc của cha mẹ, bị bắt, bị tù, ra tù, tiếp tục vượt biên. Nhưng ông trời thật trêu ngươi, vẫn chưa cho tôi được toại !
Nản lòng, tôi đành bỏ cuộc chơi, tưởng không còn cơ hội đặt chân lên vùng đất hứa, miền đất có hai chữ tự do. Nhưng cuối cùng, ông trời cũng đã mỉm cười với tôi, một người Mỹ gốc Việt - là ông xã tôi bây giờ - do duyên phận đã về thăm quê hương, và...chúng tôi gặp nhau! Và bàn tay nhân ái của nước Mỹ, như chiếc đũa thần đã biến giấc mơ của tôi thành hiện thực, đoàn tụ với chồng tôi, trở thành cư dân của xứ cờ hoa .
Bước thấp, bước cao đến một nơi khác biệt hoàn toàn về ngôn ngữ và văn hóa, tôi phải vượt qua những bỡ ngỡ,  khó khăn lúc ban đầu mới hội nhập được với cuộc sống trên đất khách quê người.
Khi còn ở quê nhà, tôi đã xem một cuốn phim tựa là "Người Bắc Kinh ở New-York". Trong phim có một câu tôi vẫn còn nhớ mãi "Nước Mỹ không phải là thiên đường, cũng không phải là địa ngục, mà là một chiến trường".
Tuy không phải là thiên đường, nhưng nước Mỹ là miền đất của cơ hội, miền đất của rất nhiều hứa hẹn cho những ai có lòng cầu tiến, không khuất phục hoàn cảnh, và biết nâng cao tinh thần dân tộc.
Tôi là một trong số rất nhiều người may mắn được đặt chân đến đất Mỹ mà không phải trải qua những ngày đói khát, những đêm hãi hùng khi lênh đênh trên đường vượt biển. Nhưng tôi có chung một niềm đau của những người Việt tị nạn khi ra đi bỏ lại quê hương, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, và chấp nhận đó là quê hương thứ hai của mình .
Và tôi cũng có chung một niềm đau của những người Việt tị nạn khi nghĩ đến những thân nhân, bạn bè và những đồng bào bất hạnh đã đổi lấy hai chữ Tự Do bằng sinh mạng của họ. Không bao giờ họ được đặt chân lên miền đất hứa, vĩnh viễn, không bao giờ họ nhìn thấy được bến bờ của Nữ Thần Tự Do .
Tôn Nữ Hồng Đăng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến