Hôm nay,  

Thăm Bạn: Chuyện Cuốn Sách Cũ

13/07/201000:00:00(Xem: 90810)

Thăm Bạn: Chuyện Cuốn Sách Cũ

Tác giả: Châu Hà
Bài số 2946-28246-vb3071310

Tác giả thuộc lớp tuổi 50  hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là truyện kể "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ." Sau đây là bài viết thứ tư  kể lại câu chuyện của một cuốn sách cũ: Viết Về Nước Mỹ tuyển tập năm 2000, đi từ nước Mỹ tới mảnhvải nhựa bán ve chai trên vỉa hè Tân Định Saigon, trở lại đất Mỹ và sau cùng bị bỏ quên trong trụ sở Toà Lãnh Sự Việt Nam (Cộng Sản) tại San Francisco.

***

Từ Oregon đến Seattle khoảng ba tiếng lái xe. Bạn dẫn đến khu Downtown, vào tiệm sách Việt Nam. Lúc đó đang là năm 2000, trong tiệm sách thấy có cuốn sách thu hút, dễ cảm tình đối với tôi vì có hình Nữ Thần Tự Do ở bìa, (sau này mới biết hình bìa sách là do nữ tài tử Kiều Chinh chụp, tặng cho Việt Báo) Viết Về Nước Mỹ năm 2000). Mang được sách Viết Về Nước Mỹ về,  tôi đọc ngấu nghiến say mê. Đọc trước những mẩu chuyện đã được giải thưởng, và rất thích bài viết của tác giả tựdo Nguyễn Văn Luận, tựa bài “người đi tìm tự do và tượng nữ thần tự do”. Bài viết của ông rất cảm động. Đọc thêm nhiều bài viết nữa.
Từ đó đền nay, việc đọc những bài Viết Về Nước Mỹ hàng ngày trên Việt Báo Online,  rồi mua sách đọc sách Viết Về Nước Mỹ hàng năm, với tôi đã trở thành thói quen ,

*
Một bữa tiệc ra mắt bà chị Việt Nam qua Mỹ du lịch, bạn của chị: chị bạn Seattle qua chung vui. Chị Seattle hỏi  giỡn:
“Hà ơi, em có quảng cáo dùm hai ông bà Nhã Ca (NC) và Trần Dạ Từ (TDT) không vậy"”
Tôi ngạc nhiên. Chị Seattle nói thêm:
“Vì thấy nhà em nhiều sách viết về nước Mỹ, có hình bìa Tượng Nữ Thần Tự Do... sách này do hai ông bà NC và TDT  sáng lập ra...”
Tôi chưa kịp trả lời câu hỏi. Bà chị Việt Nam của tôi:
-Ủa, NC và TDT còn sống hả"  Tưởng là họ bị việt cộng....
Chị bạn Seattle:
“Tụi mình gọi phôn cho Việt Báo xin hẹn gặp, cho mi được nhìn tận mặt hai vị đó...”.
Tôi khoe hai chị thiệp mời do Cô Quyên gửi (năm 2008). 
“Em rất muốn được tham dự Giaiû Thưởng Viết Về Nước Mỹ, email hỏi Cô Quyên giá tiền vé vào cửa"  Cô Quyên trả lời: vé không bán, sẵn sàng mời  em tham dự, dù em không có tên trong giải thưởng, vì em mong được nhìn thấy tất cả những thân tình Việt Nam xa xứ với những nỗi niềm tâm sự được viết ra, mọi người cùng đọc, cùng chia sẻ buồn vui nơi xứ người. Em nhận được giấy mời rồi, vui lắm, rất là hồi hộp. Hẹn bạn Thảo ở Cali cùng đi. Nhưng, khi mua vé máy bay trên internet , nhìn cuốn lịch đã ghi sẵn những ngày quan trọng trong tháng, mới biết Lễ Cưới của người cháu trùng với ngày Dự Lễ Phát Thưởng của Việt Báo. Lễ Cưới chỉ có một lần trong đời người cháu ruột thịt con ông anh. Đành hẹn cô Quyên năm sau và tiếc nuối, tiếc ơi là tiếc.
Nhớ lễ cưới người cháu năm ấy, vợ chồng tôi đến trễ, vì Freeway đang sửa, phải đi hướng khác, tìm đường loanh quanh mãi.
Đến nơi, không tìm thấy chỗ đậu xe, vòng vòng một hồi, hai vợ chồng cũng vừa vào đúng lúc đang giới thiệu bà con hai họ.  Ông anh, bên đàng trai:  “Tôi không biết nói gì hơn, rồi giới thiệu tiếp, rồi lại “Tôi không biết nói gì hơn...” cứ như vậy, lê thê dài, em bé mới sinh của chị cô dâu cũng được giới thiệu, thằng bé cháu hai tuổi bị Mẹ nó trợn mắt, khóc om xòm vì không chịu lên sân khấu khi được gọi tên... Rồi... tiệc cũng được bắt đầu, nhạc trổi lên lớn quá,  nhức đầu, nhức đầu lắm, rất muốn lên sân khấu nói trực tiếp với ban nhạc,  nhưng vì các bàn tiệc quá gần nhau, chật cứng khó nhúc nhích, bàn tôi ngồi ngay cửa ra vào xa sân khấu. Vậy mà Ơi, vẫn chói tai, nhức đầu quá!  Ra xe trốn tiếng ồn và thầm tiếc phải chi đi dự Lễ Trao giải VVNM năm 2008.


Tôi hỏi bà chị Việt Nam:
“Ngày về Việt Nam, em có tặng chị cuốn sách VVNM năm 2001, chị còn giữ"”
“Ờ, lúc đó, chị sợ quá em à, chị đem bán ve chai, chị sợ việt cộng biết chị có cuốn sách với cái hình Tượng Thần Tự Do....”
“Chị ơi! Em hỏi vậy thôi, chứ em đã thấy lại cuốn sách đó ở chợ Tân Định. Ông cụ ngồi vỉa hè bán đủ thứ lặt vặt, sách còn nguyên chữ viết em tặng chị, em mua lại và hỏi ông có đọc" Ông cũng đọc,  nhưng ông già cũng sợ như chị vậy đó. Cuốn sách nhàu nhì cũ, em nghĩ nhiều người cũng đã đọc. Cuốn  sách chắc đã được đi vòng vòng sau hai năm ngày em tặng chị.
Chị Việt Nam than thở: “Cái xứ gì đâu mà chả có con ma nào hết...”.
Chị bạn Seattle:
“Chứ mấy con ma nào đang ngồi bên cạnh mi đây"”
Thương chị tôi chậm chạp, qua xứ Mỹ nhìn cái gì cũng lạ:  “Tại sao ban ngày mà nhà ai cũng đóng cửa như ban đêm" Xóm vắng người qua lại, yên tĩnh quá, phố xá sạch, cỏ mọc xanh tươi...”. Chị ngạc nhiên nhất: “Người lái máy bay là phái nữ trên chuyến bay của chị...”, có lẽ mải suy nghĩ khâm phục phụ nữ người Mỹ ;ái máy bay, chị quên cái Passport trên chuyến bay đó và không nhớ đã lạc mất ở đâu.
Con gái của chị kể chuyện đưa mẹ đến cái văn phòng Sứ Quán của Việt Nam ở Xăng Phăng. “Lãnh Sự Quán vốn có nhiệm vụ bảo vệ cho người dân còn ở VN qua Mỹ du lịch xứ người. Con bé qua mấy tầng thang máy vào văn phòng, gặp một chị Việt Cộng (VC) “tiếp dân”, chị nhìn con bé bằng nửa con mắt, con bé ngồi chờ gọi tên, cầm trên tay cuốn VVNM 2001 (vẫn cuốnsách tôi đã tặng Mẹ của cháu năm xưa, mua lại từ ông già ve chai chợ Tân Định), thói quen đọc sách của con bé khi chờ đợi ở văn phòng.
Chị VC hỏi: “Tại sao Mẹ của cô lại làm mất Giấy Thông Hành" Thêm nhiều câu hỏi “tại sao”, con bé thầm nghĩ: công việc của cô ta ở văn phòng này chỉ để hạch hỏi hai chữ tại sao. Thêm câu hỏi: “Tại sao tên của cô (tên con bé ) trên giấy tờ không có dấu sắc, dấu ngã...”.
Sau nhiều lôi thôi, rắc rối thủ tục giấy tờ hành chánh (hành dân là chánh), con bé cầm được trên tay cái giấy Passport tạm thời của Mẹ, cầm thật chặt, và chỉ vào cái dấu đỏ chót:
“Thưa cô VC, nhìn kỹ lại đi, tại sao tên của vị Đứng Đầu Xứ Quán VN trong cái dấu đỏ choé này, cũng không thấy dấu sắc hay dấu huyền ...”. Khỏi cần chờ trả lời, con bé cùng Mẹ “chạy nhanh” ra cửa. Con bé đã quên và để lại văn phòng lãnh sự ấy cuốn sách VVNM 2001...
Đó là số phận cuốn sách em đã tặng chị, không hiểu nó lại vòng vòng ở đâu"
Kỷ niệm với sách VVNM có nhiều với tôi, đam mê đọc sách nên cứ nghĩ ai cũng giống mình. Bạn tôi, đang chuẩn bị qua Mỹ du lịch, bạn hỏi tôi về chuyện tìm việc làm tạm khi đến Mỹ, tôi email gửi về cho bạn bài viết của tác giả Hà Kim, tựa bài “Qua Mỹ Du Lịch Làm... Oshin”. Bạn giận tôi: “Ta mà làm Oshin hả"”  Tôi nghĩ: vì bạn chưa đọc hết bài viết để hiểu rõ bài viết nói gì.
Cũng nhờ sách VVNM tôi tìm được người thân quen trong cuộc sống: vợ chồng anh chị Nguyễn Thế Thăng, cùng tiểu bang Oregon, qua bài viết cảm động “Người Việt Gốc Mỹ”. Cùng ngày anh chị Thăng và cháu gái dự Lễ Trao Giải Thưởng của Việt Báo năm 2008, buổi sáng Oregon,  bó hoa cùng tôi, đi tìm Phần Mộ của vợ chồng Micheal  trong câu chuyện.
Sống ở Mỹ mười sáu năm rồi, lúc nào tôi cũng hẹn với riêng mình: một ngày nào đó sắp xếp công việc làm, sẽ đi thăm để nhìn tận mắt bức tượng Nữ Thần Tự Do ở New York. Cám ơn Việt Báo cùng tất cả Ban Tổ Chức Sáng Lập ra mục VVNM này, có dịp để nhiều người được tâm sự. Vậy mà bây giờ cũng đã được mười năm tròn kỷ niệm.
Châu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến