Hôm nay,  

Cái Samsonite

09/07/201000:00:00(Xem: 768724)

Cái Samsonite

Tác giả: Phan
Bài số 2942-28242-vb6070910

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Bài mới Viết Về Nước Mỹ của ông là chuyện một gia đình mới định cư tại Mỹ theo diện bảo lãnh.

***

Trời chưa tỏ mặt người, ông Thượng ngủ không được thì mò dậy pha cà phê. Bưng ly cà phê ra ngoài hành lang Apartment một mình với cái ghế cóc bằng nhựa, ông nhặt được hôm đi bỏ rác. Xứ này hoang phí đến không tưởng, cái ghế còn cả mạc giá tiền chưa xé đã đem bỏ. Ông cũng phải cất đi bao nhiêu tự ái mới nhặt về, nửa đời người sống trên quê mình, tay làm hàm nhai thì đã sao, có nhặt của bỏ bao giờ cho xấu hổ. Hôm qua, vợ ông còn nhặt đôi giày thể thao ngoài thùng rác về, cứ lén lén lút lút mà giặt cho thằng con nhỏ, nhục ơi là nhục.  
Đã cả tuần gia đình sống trong căn chung cư này mà như cũng chưa quen, khó ăn, khó ở, ngủ cũng mơ màng… Bao nhiêu khao khát đợi ngày đi đã tiêu tan. Tự nhiên bỏ việc làm, bỏ hết, bán nhà bán cửa sang Mỹ, để ngồi đây. Tối qua, người em rể lại trả lời không xin được việc làm cho anh, càng thêm bế tắc. Cô em đã hết sức lo lắng cho gia đình ông, nay lại kéo thêm chồng vào việc, thật là ái ngại cho ông. Rồi ra mai này sẽ ra sao"
Sự nghiệp cả đời gom góp mang theo bạc triệu, qua đây đổi tiền đô chỉ còn số tiền để chợ búa thời gian ngắn. Qua thời gian ngắn sẽ đến thời gian dài… Ông nhất định đợi mặt trời lên, sẽ tự đi xin việc làm cho mình, không xin được hãng xưởng thì cũng xin việc chợ búa, không có dư thì cũng đủ ăn xài để đừng thâm vào vốn liếng nữa.
Những nghĩ suy cạn dần theo ly cà phê, điếu thuốc cuối cùng đã châm lửa từ tối hôm qua, làm cho ly cà phê sáng nay nhạt nhẽo như ly cà phê cuối cùng. Chắc mai không uống nữa, cái gì cũng phải bỏ, nhưng để được cái gì" Vợ ông cả đời không son phấn, bây giờ cũng đã biết cắt coupon để dành…
Mặt trời không có gì lo toan nên mãi hoài không sáng, ông Thượng nghĩ đến việc đi bộ một vòng apartment cho giãn gân giãn cốt, sau đó đi xin việc làm cũng sớm chán. Ông trở vô nhà để rửa cái ly cà phê, thay đồ. Tiếng Mỹ đen lớn tiếng với nhau dưới bãi đậu xe, tiếng rít bánh xe lao đi… ông hé màn cửa sổ nhìn xuống, không còn ai, không có ai. Xứ này yên lặng đến hãi hùng, nhưng thỉnh thoảng có tiếng động thì hãi hùng hơn, những tiếng động đáng ngờ, bí hiểm…
Ông ra khỏi nhà khi vợ con còn ngủ, coi lại cửa nẻo cẩn thận, cất sâu cái chìa khoá cửa vào túi quần. Ra đến cầu thang có vệt máu! À, thì ra có chuyện gì rồi, một tai nạn sáng sớm, một vụ mờ ám của băng đảng gì chăng" Tốt nhất là không nên lảng vảng, không nên có mặt ở hiện trường. Cảnh sát đến bất ngờ, bắt mình làm nhân chứng thì lôi thôi. Ông trở vô nhà, mở đèn thì hao điện, ngồi yên trong không gian nhờ nhợ của buổi sáng chưa tỏ mặt người, thèm ly cà phê sớm ngoài đầu hẻm, dĩa cơm tấm hay tô hủ tíu… Không, thèm nghe tiếng người nói chuyện. Ở đây yên lặng đến ghê sợ, thèm một điếu thuốc.
Bà Thượng đã dậy, lục đục trong bếp, không biết ông đang ngồi ngoài sofa. Tiếng va chạm của dụng cụ nhà bếp được chất lên tủ, làm ông bực. "Sao không mở đèn lên, làm gì như ăn trộm."
"Ông đã thức à""
"Có ngủ nghê gì đâu""
"Tôi cũng không ngủ được, không quen nằm nệm."
"Nhà quê."
"Thế ông nhà gì mà cũng không ngủ được""
"Nhà quê."
"Quê thật ông ạ, đêm qua tôi cố hình dung ra đường từ đây đến chợ, để tự mình đi chợ, mua gì mình biết lấy mình. Nhưng hình dung không ra, đường xá cứ giống nhau như nhau… Cứ để cô nó qua đưa đi chợ, mua cái rẻ thì nó không cho, nhưng mua cái đắt thì…"
"Bà biết thế là tốt, cô chúng nó, để tôi bảo."
"Aáy chớ, cô nó cứ đòi trả tiền chợ cho tôi đấy! Thật khó cho đôi bên. Giá cô nó giàu có một tí…"
"Cả họ nhà tôi thế, anh em nghèo thương không hết. Người giàu thì cứ bo bo…"
"Ông đã cho gì ai mà trách, bác nó giàu của nhưng cả năm anh em không đến nhà. Vui gì""
"Chị ấy tệ thật, tôi sang đây đã 3 tháng. Ơû nhà cô nó thì chị cũng chỉ ghé ăn cơm đôi lần chứ thăm gì tôi. Mình dọn ra riêng cả tuần nay, cũng không gọi hỏi một lời."
"Bác còn bao chuyện làm ăn, thời giờ đâu mà gọi. Ông đừng trách ai cho mệt mình nữa đi!"
Bà Thượng túm mấy bao rác đi bỏ, ông ngăn lại:
"Bên ngoài đang có chuyện, đừng ra cửa, vạ lây!"
Ông kể chuyện sáng sớm nay cho vợ nghe, rồi đi bỏ rác thay cho vợ. Ông Thượng trở về hớt hải, mặt xanh như tàu lá. Ông không kể gì đến vợ lo lắng, sợ ông trúng gió, không ăn sáng, không nói năng… ông đi vội trong lo lắng của bà.


Người vợ đứng nhìn theo chiếc xe cũ mèm của người em rể vừa mua cho, rời khỏi bãi đậu xe trong muôn vàn lo lắng! Bà muốn gọi cô em chồng để báo chuyện không bình thường, nhưng ngại còn sớm quá. Chẳng biết ông ấy đi đâu" Vào phòng con, đứng đó. Có gọi chúng dậy thì không giúp được gì! Đứa con gái lớn đã lấy chồng, ở lại Việt Nam. Đứa kế chưa chồng, nhưng từ hôm qua Mỹ, nó tịnh khẩu, sống như chết rồi vì thằng bồ ở lại. Thằng con trai thì còn nhỏ quá, ôm đống quần áo Mỹ ngủ trên giường, nó chỉ sợ nửa đêm trộm vô nhà. Thật không tưởng tượng nổi xứ Mỹ, ở Việt Nam, bà hô hoán lên một tiếng thì hàng xóm đã đầy nhà…
Ông Thượng lái xe ra khỏi apartment để vợ tin chắc là ông đi ra ngoài, ông biết thể nào bà cũng vén màn cửa sổ nhìn theo. Nhưng ông trở lại ngay, đến thùng rác công cộng ban nãy, ông đã dùng mấy túi rác của nhà và kéo thêm vài túi rác khác để che lên cái samsonite. Có thể ban sáng, tụi Mỹ đen thanh toán nhau vì cái cặp này. Chắc chắn kẻ ném vô thùng rác sẽ quay lại lấy, ông phải nhanh tay, nhưng không được để ai thấy!
Ông Thượng đậu xe sát vô thùng rác, mở cốp sau, nhìn trước nhìn sau… không một bóng người. Ông vẫn xách vài túi rác bỏ vô cốp xe, rồi bỏ ra như đi bỏ rác, khi cái samsonite đã nằm yên trong cốp xe, tay chân ông run lên vì sợ, muốn lái đi thật nhanh nhưng không bước nổi tới cửa trước của cái xe để lái đi.
Ông hít thở thật sâu, thật sâu vào buồng phổi không khí tanh tưởi của khu vực thùng rác rồi đột nhiên qụy xuống. Tiếng kêu không còn sức để bật ra khỏi miệng.nổi một tiếng. !

*
Chợt tỉnh như người mộng du, ông Thượng nghe đau rêm thân mình, hàng ngàn cây quạt trần xoay tít trên cao làm ông muốn hét lên thật to để phá tan nỗi sợ hãi, nhưng tiếng thét hết hơi cũng không ai nghe, mồ hôi tươm ra như tắm. Tiếng bà Thượng nói, "anh ấy tỉnh rồi cô ơi, ú ớ rồi kìa!" Hai người đàn bà thân yêu nhất đời ông lờ mờ xuất hiện, càng làm ông sợ hãi cho họ… "Chạy. Chạy mau. Mẹ mày với cô nó chạy mau. Chúng bắn đó…" Ông ngất đi sau vài giây tỉnh lại kinh hoàng, rồi lại chìm vào hôn mê…  Mấy người Mỹ da đen rượt đuổi ông, tay họ lăm lăm súng ngắn. Cùng đường, ông nhảy xuống vựa sâu, không kịp nói cho vợ con biết là cái samsonite trong cốp xe. Ông chết không ân hận gì đâu, cả nhà đã thôi lo làm gì để sống.
Khi đã tự đi vệ sinh được trong bệnh viện, không phải đánh thức vợ giúp. Ông Thượng thao thức đợi ngày về, quyết không nói ai nghe vì sao ông đột qụy ngoài thùng rác. Chỉ hỏi cái xe thì cô nó đã lái về parking giùm. Lạy Chúa, đừng ai mở cốp xe. Bọn nó mà biết được thì cả nhà chết hết. Ngay chuyện ông đột qụy ngoài thùng rác, cái samsonite không còn, đã là nghi vấn cho bọn người kia! Không thể thoát chết với loại người ấy, ông ân hận đã liên lụy vợ con. Chỉ còn cầu nguyện cho đừng có tiền hay ma túy trong đó, có tiền sẽ chết, có ma túy còn chết nhanh hơn. Cái samsonite nặng nhẹ thế nào, không thể nhớ nổi. Ông lo một mình cho đến ngày xuất viện, về lại apartment trong ngàn nỗi lo sợ không dám nói ra. Bước chân vô nhà mà mắt cứ ngoài cửa, ông chỉ mong được chết một mình khi người ta tới lấy lại, đừng giết hại vợ con ông. Không dám mong sống để chừa tật tham, không biết Chúa có thương xót…
Buổi tối hôm trở về nhà mới kinh khủng, trời càng tối càng lo, cả nhà đã yên giấc sau mấy ngày chạy ngược chạy xuôi vì ông. Vợ ngủ vùi sau mấy đêm thức trắng, cô em ngủ phòng bên để ông có gì bất trắc thì lo liệu cho ông. Hai đứa con coi tivi, ngủ luôn ngoài phòng khách. Tiếng chân ai về khuya ngoài hành lang cũng làm ông thót tim, ngực đau muốn vỡ tung ra khi nghe tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Thì ra anh bạn trẻ phòng bên sang xin thuốc lá. Ông trở vô, hé cửa phòng cô em nhìn lén. Thật ân hận, mình được thì cả nhà mình hưởng; có chết thì chết cả nhà mình. Liên lụy đến nó, thật là chết không nhắm mắt, cả đời người anh chưa cho em được gì, nay lại báo hại nó, liên lụy chồng con nó… ông ngồi luôn xuống cửa phòng cô em, lả đi một lát.
Cô em tỉnh giấc, đánh thức ông và đưa ông về phòng ông, nhưng ông bảo cô em ra nhà bếp. Nói hết với em, yêu cầu em rời khỏi nhà anh ngay. Không thể liên lụy đến em được! Nước mắt người em chảy trong ánh sáng lờ mờ hắt ra từ mặt đồng hồ của cái microway, nhưng không có vẻ gì sợ sệt. Cô ấy nói, "Em cố gắng hết sức để bảo lãnh gia đình anh sang đây. Bao nhiêu năm em sống không có anh em, buồn lắm. Bây giờ thì em đã yên tâm em không trơ trọi một mình. Anh không phải lo nữa, cái samsonite của người ta vứt bỏ, chỉ toàn giấy tờ vứt đi. Thằng con anh đã cạy tới gãy lưỡi dao, đứt tay, cạy cho bằng được để làm cặp táp xách đi học cho oai…"
Ông mắc cỡ, nhưng không thể không nói,
"Anh xin lỗi cô mày…"
"Thôi anh đi nghỉ đi, mọi chuyện qua rồi. Sau này có vô quốc tịch Mỹ thì lấy tên là ông Samsonite Huỳnh cho con cháu nể mặt!"
Cô em nói xong, bỏ đi ngủ như không có chuyện gì xảy ra. Ông Thượng nhìn theo bóng dáng mập mờ, mấy mươi năm, nó cũng không bỏ tật trên chọc anh trai. Nhưng không còn trêu chọc độc ác như ngày còn bé. Ông yên tâm từ đó đến hôm nay, đem cái samsonite ra bàn tiệc, ngồi kẻ chuyện với bạn bè.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến