Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy

31/08/201000:00:00(Xem: 100283)
  • Tác giả :

Những Điều Trông Thấy

Tác giả: PNT
Bài số 2978-28278-vb3083110

Người viết tự mô tả là một ông già gần tuổi "Thất thập cổ lai hy".  Ngoài những công việc thường ngày cũng hay xuống phố Bolsa tham thú quán xá. Những gì đã nhìn hoặc nghe, ông bèn về viết ghi xuống gửi cho Việt Báo để mong những điều trông thấy sẽ dần dần ít ai còn chứng kiến nữa.

***

Thời buổi kinh tế khó khăn nầy đâu đâu cũng thấy đề bảng 50% Off!  Cũng tiện lợi cho những gia đình ít người như vợ chồng ông.  Chỉ hai vợ chồng già, ra quán phở, kêu 2 tô phở nhỏ và 2 ly trà nóng chỉ có 8 đồng bạc.  Khỏi mất công nấu nướng.
Tuy vậy, ở nhiều quán ăn, ông thấy rất nhiều điều đôi khi làm ông  ăn mất ngon!
Bây giờ rất ít quán ăn mà những người chạy bàn có được nụ cười trên môi khi đến lấy Order của khách hàng.  Trong nhiều quán ông đã ghé qua, ông thấy chỉ có chừng 2,3 quán là có đưọc những người chạy bàn vui vẻ niềm nở!
Có lần ông bà ghé ăn sáng và uống café ở một quán nổi tiếng vì bánh mì baguette thật ngon, bánh mì pâté chả cũng rất đặc biệt, và café ở đó thì "hết ý! Quán nhỏ thôi, nhưng khách hàng lúc nào cũng nườm nượp.  Những loại bánh ngọt ở đó ngon tuyệt , tuy hơi đắt hơn những nơi khác.  Hôm đó ông gọi một món mà ông thầy đề trên bảng là "Spécialité du jour": gà nấu nấm. 
Ăn không hết , ông xin 1 hộp để To Go.  Cô phục vụ, có lẽ là một em học sinh hay sinh viên gì đó, đưa cho ông 1 ly giấy còn dính thức ăn và nói  "Đây là ly lúc nảy đựng món gà nấu nấm của chú chớ không phải ly dơ đâu!"
Trả tiền xong, ra đến ngoài cửa, ông cằn nhằn với vợ ông: "Tiệm ăn thì ngon thật nhưng cách phục vụ chẳng ra làm sao!  Xin một cái hộp để đem thức ăn về cũng đưa hộp cũ!".
Lúc ấy một cô, cũng bán trong nhà hàng ấy, và có lẽ cũng là một du học sinh, đã hết giờ làm việc, đang gọi Cell phone (hình như cho một người bạn) bỗng dưng quay qua nói lớn: "Ông muốn gì thì vào bên trong nhà hàng mà nói. Ông nói ở đây tôi gọi "nai oan oan" bây giờ".


Ông già còn nghe cô ta nói trong cell phone "Ồ, du biết rồi. Mấy ông già Việt Nam khùng, Old crazy Vietnamese đó mà! Crazy!!!"  Cô ta nghĩ rằng  nói tiếng  Anh thì "old crazy Vietnamese " nầy nghe không được chăng"
Ông già có lẽ cũng đã quá chán ngán cho nền văn hóa mà những cô cậu bé nói trên đã hấp thụ được nên đã bỏ đi.  Vợ ông cũng lắc đầu nói:" Không hiểu là khi gọi "nai oan oan" đến thì cô ta sẽ nói cái gì đây"
Lang thang chỗ nọ chỗ kia sau những buổi sáng đi bộ cho giãn gân cốt, ông già cũng lại nhìn thấy những điều mà lâu nay ông bà vẫn tưởng chỉ có bên quê nhà.  Đó là vấn đề xả rác bừa bãi!
Ông đã từng thấy những ly café, những ly sinh tố "sắp hàng ngay ngắn và thẳng tắp" trên đường vạch của chỗ đậâu xe. Lúc đầu ông bà chưa biết tại sao những ly nước uống ấy lại được để ở đó mà không là một chỗ nào khác, như trong thùng rác chẳng hạn.
Lúc đó cũng vừa có môt chiếc xe vừa dừng ở Parking.  Một anh chàng rất ư là lịch sự, mở cửa, và trước khi bước xuống xe đã đặt ly café xuống đất!  À thảo nào những cái ly  nhựa, ly giấy bỏ đi kia nằm ngay hàng thẳng lối trên đường vạch của Parking!
Rồi lại có những anh chàng vừa lái xe vừa hút thuốc và gạt tàn ra ngoài cửa sổ.  Ông không hiểu nếu cảnh sát thấy được họ có bị phạt hay không"
Còn nhiều, và nhiều lắm. Cứ nhìn những thùng rác ở các khu vực buôn bán, nhà hàng của Việt Nam mình là ông bà ngao ngán lắc đầu.
Đôi khi ông bà về nói với nhau như tự an ủi: "Hay là tại mình già quá rồi nên đâm ra khó tính"  Chứ những điều trông thấy đó cũng bình thường thôi, đâu có gì đáng để quan tâm" "
Đoc dăm điều bảy chuyện bất như ý  trên chắc là quý vị độc giả cũng đã chán và phán: "Ôi có vậy mà cũng nói!  Thường thôi mà!”
Hẹn quý vị bài sau sẽ viết những điều trông thấy hay hơn, tốt đẹp hơn trên đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,321,800
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến