Hôm nay,  

Mẹ Chồng

09/06/201000:00:00(Xem: 257326)

Mẹ Chồng

Tác giả: Hải Âu
Bài số 2914-28214-vb4060910
 
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi,học trò. Qua Mỹ từ năm 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài viết về nước Mỹ  đầu tiên cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể chuyện về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng.

***

Bài viết này không nói về những câu chuyện thường tình của bà mẹ chồng hay những xung đột giữa mẹ chồng, nàng dâu thường xảy ra trên thế gian này. Tôi chỉ muốn viết về  một người mẹ chồng ở cõi tâm linh. Thế giới mà tôi hằng không tin là có thật vì tôi quan niệm:con người khi chết là hết, là ngủ giấc ngàn thu, là thoát khỏi mọi hệ lụy của cuộc đời! 
Năm 1983 gia đình chồng tôi có giấy tờ xuất cảnh đi Mỹ do người con gái lớn của mẹ chồng tôi bảo lãnh. Lúc ấy việc xuất cảnh còn nhiều khó khăn nên chỉ mẹ chồng tôi 75 tuổi được ra đi. Những người con đã lập gia đình đều không đi được với lý lo: còn trẻ tuổi, “Tình nguyện ở lại xây dựng đất nước,” Mẹ chồng tôi từ chối việc ra đi một mình, bỏ lại đàn con,  cháu khoảng chục người.
Tuy đã 75 tuổi mẹ chồng tôi vẫn còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thích làm dáng lăm! Đi đâu ra ngoài dù chỉ ba bước cụ cũng thích đánh chút phấn, thoa môi son,  áo quần tươm tất, sạch sẽ. Cụ bảo cho  lịch sự  ấy mà.
Sau khi hồ sơ xuất cảnh bị đóng lại, gia đình chồng tôi trở về cuộc sống cũ, chờ đợi  tin đi Mỹ  như chờ đợi phép lạ. Tôi theo mẹ chồng ra chợ tập buôn bán hàng xách. Hoàn cảnh nào tôi cũng vô tư, hạnh phúc. Mợ tôi thì không -bà cụ vẫn đọc kinh, cầu nguyện mỗi đêm cho con cháu đi được hầu tương lai sáng sủa hơn.
Chờ đợi mỏi mòn, thất vọng, thỉnh thoảng mợ tôi bèn ghé nhà ông thầy bói mù trong chợ Vườn Chuối. Tôi không có niềm tin như mợ, nhất là những vụ xem bói thế này. Mỗi lần tới nhà ông thầy bói, vừa đặt tiền quẻ mợ tôi hỏi ngay:
-Nhờ thầy coi dùm khi nào các con tôi được đi Mỹ ạ!
Tôi lơ đãng nhìn quanh căn gác ọp ẹp chẳng có gì ngoài chiếc chiếu con, một bàn thờ nhỏ với mấy lư hương.  Ông thầy bói bấm đốt ngón tay, lầm thầm trong miệng rồi trả lời:
-Chắc còn lâu lắêm cụ ạ! Mà cô đây không có lòng thành cầu xin nên việc không thành.
Tôi tức mình ra khỏi nhà ông thầy bói, nghĩ thầm: mù mà cũng thấy mình không thành tâm! Rồi an ủi mợ vì thấy bà cụ đang lo lắng, thất vọng:
-Mợ đừng xem bói tốn tiền nữa. Khi nào đi được thì mình hỏi nhà nước chứ hỏi gì ông thầy bói. Mấy ông chỉ theo thời cuộc đóan mò thôi.
Năm 1989 chương trình ODP (Đoàn tụ gia đình) bắt đầu mở lại. Tháng 3 năm 1990 toàn bộ gia đình chúng tôi được định cư tại Mỹ, tiểu bang Maine giữa trời lạnh như cắt, tuyết phủ trắng xóa cả vùng. Lúc ấy mẹ chồng tôi đã 82 tuổi.
Bà chị chồng lập gia đình với một người Mỹ và có 3 con trai. Sau hơn một tuần mỗi gia đình lần lượt ra riêng tự lập,  ngoại trừ mẹ chồng tôi. Gia đình tôi may mắn được vợ chồng một người bạn cũ bảo trợ đưa về Virginia. Sống với gia đình người bạn một tháng,  ông xã tôi học lái xe, kiếm việc làm lặt vặt rồi ra thuê phòng của một gia đình người Việt Nam khác trong một con hẻm nhỏ trên đường 50.
Tới mùa đông thứ hai, tức là sau đó một năm. Một hôm bà chị chồng gọi điện thoại cho tôi vì bà cụ nhớ con, nhớ cháu muốn nói chuyện. Sau vài câu thăm hỏi, cụ bảo muốn về ở với vợ chồng tôi vì buồn qúa! Tôi rất phân vân vì thời tiết ở Virginia vẫn là qúa khắc nghiệt đối với tôi. Cuộc sống thì chưa ổn định. Gia đình tôi ba người vẫn chui rúc trong căn phòng nhỏ chỉ vừa kê đủ cái giường và chiếc bàn con. Mùa đông tôi phải đi bộ từ chổ ở trọ ra ngoài đường lớn để đón xe bus đi làm. Nhiều hôm đi bộ giữa trời tuyết lạnh gía. Cái áo ấm và mũ len mẹ tôi đan cho lúc ra đi không đủ ấm, tôi run rẩy bước đi xiêu vẹo, hai tai tôi tê cứng không còn cảm giác, mưa và tuyết hắt vào mặt tôi đau buốt. Tôi khóc mà không biết mình khóc. Lúc ấy tôi vẫn ngây thơ nghĩ rằng: tuyết ở xứ Mỹ hình như có vị mặn...
Thương thân mình tôi nghĩ thương mẹ chồng tôi đang  sống cô đơn, buồn khổ ở một nơi xa lạ dù là ngay nhà con ruột mình. Tôi muốn tìm về một nơi ấm áp để dung thân và đưa bà cụ về. Cuôi cùng tôi quyết định bàn với ông xã và chị chồng đưa mợ tôi về đây. Nghe tin cụ mừng lắm, hớn hở:
- Ừ, mợ về đó trông con bé Ti cho vợ chồng đi làm. Hai bà cháu hủ hỉ với nhau thế mà vui!
Nhưng lúc ấy ở Maine đang lạnh và có nhiều tuyết,  đi lại rất khó khăn, nguy hiểm.  Ông con rể Mỹ hứa đầu mùa Xuân sẽ đưa cụ về Virginia. Tuần lễ sau mẹ chồng tôi ra đi rất nhẹ nhàng,  êm ái. Tuổi già không thể chờ đợi điều gì cho dù là hạnh phúc. Tuy đau buồn tôi tự an ủi: ít ra trước khi mất mợ tôi cũng có niềm vui, hy vọng được gặp laị con cháu.
Tôi xin được chân chạy bàn buổi trưa cho một nhà hàng Việt Nam. Buổi chiều phụ bán hàng trong shopping của Mỹ.  Ông xã tôi đi học anh văn và computer, làm part time cho một hãng thêu Logo. Dành dụm được it tiền chúng tôi ra thuê căn apartment một phòng trên đường 50 cho tiện việc đi làm.
Một hôm chủ nhật, vợ chồng con cái chúng tôi được gọi đi làm thêm. Công việc chỉ lựa các thư quảng cáo, phân loại cho vào phong bì, dán tem. Xong việc được 80 đô, cả nhà mừng lắm! Ông xã tôi đề nghị ghé Eden thưởng cả nhà chầu phở.  Ừ nhỉ,  đã lâu lắm từ ngày qua Mỹ chúng tôi chưa hề được ăn phở. 


Vừa bước vào tiệm phở Hoà tôi chợt trông thấy Hoàng -một học sinh cũ của trường KH, nơi tôi làm việc sau năm 75. Hoàng đi với vợ và con gái trạc bằng con gái tôi. Hoàng cho biết đang ở Myrtle Beach, SC lên Virginia chơi. Nghe Hoàng nói Myrtle Beach là vùng biển du lịch, khí hậu tốt, muà đông không lạnh lắm và nhất là không có tuyết tôi mừng rỡ hỏi thăm tận tình. Hoàng cho địa chỉ, số điện thoại và mời vợ chồng tôi có dịp xuống chơi.
Cuối hè công việc chậm, hãng xưởng cho lay off. Chán nản chúng tôi bàn nhau xuống Myrtle Beach thăm gia đình Hoàng và xem xét tình hình. Vừa chuẩn bị vào thành phố ông xã tôi đã nhìn thấy những bảng quảng cáo khu du lịch, sân goft, khách sạn, nhà hàng... Hoàng đang làm cho một hãng may Awning, anh bảo rất cần họa sĩ để vẽ các mẫu quảng cáo.  Gặp đúng đất dụng võ ông xã tôi hăng hái, quyết định move về đây lập nghiệp.
Về lại Virginia đông đúc, nhộn nhịp tôi muốn quên đi ý tưởng tìm về một nơi ấm áp dung thân vì Myrtle Beach lúc ấy hãy còn hoang vắng lắm-tôi sợ buồn và cô độc vì không có người Việt nhiều. Thấy tôi lưỡng lự không muốn đi, ông xã không dám thúc dục. Một hôm anh chợt bảo tôi:
-Tối qua anh nằm mơ thấy mợ. Mợ cho anh đôi giày to tướng như "đôi hia bảy dặm", mợ bảo để đi cho lẹ.
Tôi nghĩ ông xã muốn đi nên nhập tâm nằm mơ. Lạ thật! Hôm sau tôi lại nằm mơ. Trong mơ tôi thấy cảnh hỗn loạn của ngày 30 tháng 4, tôi ôm chặt chiếc va ly ngồi khóc trước cửa nhà không chịu "đi". Bỗng một con gà trống, mào đỏ xuất hiện trước mặt cất tiếng gáy "Go! Go!"...
Bàng hoàng tỉnh giấc nhớ tới giấc mơ kỳ lạ, tôi nói với ông xã:
-Có lẽ mợ bảo sang năm con Gà mới đi được.
Ngay trong ngày hôm ấy Hoàng điện thoại cho biết gia đình anh sẽ mua nhà khác. Nếu chúng tôi về đây Hoàng sẽ nhường lại cái trailer đang ở và cho trả góp. Tôi hoang mang vô cùng -căn apartment đang thuê, ký hợp đồng một năm mới ở mấy tháng làm sao bỏ đi được" Tiền đâu để đóng phạt" Tôi đốt nén nhang khấn mẹ chồng: "Nếu ra đi là đúng, xin mợ mở đường, chỉ lối."
Sáng hôm sau chúng tôi ra office chổ thuê nhà. Tưởng là khó khăn để giải thích hoàn cảnh, không ngờ mọi việc suông sẻ, dễ dàng. Thế là chưa đầy một tuần lễ, gia đình tôi  có mặt tại Myrtle Beach-bắt đầu một cuộc sống mới.
 Về đây tôi kể cho vợ Hoàng nghe về giấc mơ kỳ lạ khiến tôi phải quyết định ra đi. Vợ Hoàng hồn nhiên:
-Anh Hoàng em tuổi Dậu -tuổi con Gà.  Ảnh gọi chị đi đó!
Tôi nghe chợt lạnh sống lưng.
Sau khi  chúng tôi ổn định chổ ở, Hoàng tránh không giới thiệu ông xã tôi vào làm cùng hãng -sợ cạnh tranh nghề nghiệp hay vì những lý do cá nhân khác" Ông xã tôi tuy buồn nhưng tự trọng nên âm thầm đi tìm việc lấy. Tôi mang ơn Hoàng đã đưa tôi về chổ ấm dung thân nhưng chưa ấm áp tình người.
Con gái còn nhỏ tôi phải xin vào hãng điện tử làm ca đêm vì thế phải tập ngủ ngày. Có hôm đang mơ màng tôi nghe tiếng lục đục ở phòng ngoài, tiếngkéo ghế, tiếng nồi niêu, chén bát khua. Tôi sợ tưởng nhà có ma" Hay vì trailer có nhiều khe hở nên tôi nghe tiếng gió lùa chăng"
Ít lâu sau bà chị chồng điện thoại kể chuyện các anh chị trên này cầu cơ, mợ lên cho biết đang ở dưới này với vợ chồng tôi. Chị bảo đừng sợ  -mợ chỉ theo để phò hộ thôi! Tôi không tin lắm vì ông xã vẫn chưa kiếm được việc làm thích hợp, cuộc sống vẫn nhiều khó khăn. Buồn và nản chí tôi bàn với ông xã về lại Virginia. Tôi quay quắt nhớ về những ngày ở Việt Nam, mẹ chồng và tôi sánh bước vào chợ nói cười vui vẻ. Tự nhiên tôi dùng dằng đòi về, mợ nắm tay tôi giữ lại:
-Đất lành chim đậu,  đừng về!
Tỉnh giấc, biết ông xã đang đi tìm việc hay đang làm tạm một công việc ở nơi nào đó lòng tôi quặn đau. Chợt nhìn lên bàn thờ mẹ chồng tôi bật khóc. 
Sau một đêm dài làm việc trong hãng, sáng ra tôi mệt mỏi lái xe về nhà. Con đường trước mặt dường như xa lạ, tôi đi như đi trong mơ và dừng xe lại trước văn phòng Tìm việc làm. Người đàn ông Mỹ cao lớn vừa phỏng vấn vừa đánh máy tìm kiếm trong computer. Tôi bỗng dưng nói tiếng Anh lưu loát (hay ai đã nói thay tôi") và trả lời trôi chảy các câu hỏi. Thoáng rùng mình tôi trở về với thực tại.  Ông Mỹ đưa tôi ba tờ giấy giới thiệu của ba công ty. Tôi trở về nhà như kẻ mộng du,  ông xã tôi đang chúi đầu vào trang báo kiếm việc làm.
Cầm ba tờ giấy giới thiệu trong tay -cái thứ nhất của hãng Hoàng đang làm,  ông xã tôi bỏ qua một bên và chọn hãng thứ hai.
Khi đến nơi, vừa thấy ông xã tôi ông chủ hãng như được giới thiệu trước giơ cả hai tay lên trời kêu lên (dĩ nhiên bằng tiếng Anh):
-Ta đang mong chờ một người như mày. Trời Phật nào đã đưa mày đến đây"
Ông xã tôi gắn bó với hãng, với công việc từ ngày đó đến nay.
Thành phố Myrtle Beach đã phát triển và thay đổi rất nhiều (như chính cuộc đời chúng tôi cũng đổi thay) mà trong đó có sự đóng góp của chúng tôi để làm đẹp thành phố hơn. Gần hai mươi năm qua tôi vẫn giữ những tờ giấy giới thiệu việc làm này và suy nghĩ nhiều về vấn đề tâm linh. Nếu qủa thật mợ tôi đã "mở đường, chỉ lối" thì rõ ràng con người khi chết đi linh hồn vẫn tồn tại và thế giới bên kia vẫn hiện hữu.
Tôi cũng không đả phá thành kiến "mẹ chồng, nàng dâu" đã tồn tại từ bao đời nay. Nhưng hãy tin rằng: tình thương có cho đi  mới nhận lại được và người mẹ nào cũng thương yêu con cái, dù là mẹ ruột hay mẹ chồng.
Hải Âu 

Ý kiến bạn đọc
18/06/202121:39:03
Khách
Bài cảm động quá , nhất là câu kết luận cuối cùng .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến