Hôm nay,  

Một Góc Thư Viện: Niềm Vui Nhỏ

24/05/201000:00:00(Xem: 59706)

Một Góc Thư Viện: Niềm Vui Nhỏ

Tác giả: Đoàn Thanh Liêm
Bài số 2900-28200-vb2052410

Tác giả là một luật gia và  nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm Giáp Tuất 1934, tại  Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên viên nghiên cứu luật pháp tại Quốc hôi Việt nam Cộng hòa (1958-62), Quản lý Chương Trình Phát Triển Quận 6, 7, 8 Saigon  (1965-71); Giám Đốc Văn Phòng Nghiên cứu và Liên lạc Hội Đông Tôn giáo Thế giới tại  Saigon (1972-74). Gia nhập Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Saigon  (1969-75); Họat động văn hóa xã hội: Phong trào Trí Thức Công giáo Pax Romana  (1961-65);  Tham gia  Advisory Board  nhiều tổ chức thiện nguyện quốc tế tại Việt nam . Tù nhân chính trị ở Việt nam (1990-96); Từ 2001 tới nay,  là thành viên Viện Xây Dựng Hòa Bình Mùa Hè (SPI Summer Peacebuilding Institute) tại Đại học EMU, Harrisonburg Virginia và tại Knoxville, Tennessee).

***

Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress LOC), hiện gồm ba toà nhà  thật vĩ đại, có đường hầm ăn thông với nhau và nằm về hướng Đông Nam cuả Điện Capitol là trụ sở cuả Quốc hội. Hiện có đến trên 4,500 nhân viên phục vụ tại cơ sở văn hoá nổi tiếng vào bậc nhất trên toàn thế giới ngày nay.  Với tư cách là chuyên viên nghiên cứu luật pháp (legal researcher) cuả Quốc hội Việt nam thời Đệ nhất Cộng hoà, tôi đã từng được gửi tới tập sự tại đây từ năm 1960   61, trong một cơ sở thuộc LOC, mà hồi đó gọi là "Sở Tài liệu Lập pháp"  (Legislative Reference Service LRS ). Các chuyên gia làm việc ở bộ phận này hầu hết là các luật gia hay giáo sư đại học; họ đều hướng dẫn công việc tìm hiểu chuyên môn cho tôi một cách rất chu đáo tận tình.
Tôi vẫn còn nhớ ông Roger Hilsman lúc đó là Phó Giám Đốc, mà sau này ông lại giữ chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong Nội các cuả Tổng thống Kennedy. Và có một số vị lại còn mời tôi đi ăn trưa với họ, để có nhiều thời giờ nói chuyện thân mật với nhau nữa. Vào dịp Lễ Noel cuối năm 1960, tôi được bà Nearer mời đến nhà để cùng ăn cơm với gia đình. Nói chung,  tôi vẫn còn giữ được nhiều kỷ niệm đẹp trong mấy tháng tập sự tại cơ sở LRS này vào năm 1960.
Vào năm 2000, tôi lại đến thăm LOC, thì thấy Thư viện đã mở rộng thêm ra gấp bội, cụ thể như đã xây thêm 2 building nưã thật đồ sộ hiện đại, đó là Madison và Adams liền sát với building Jefferson cổ kính, vì được xây cất từ đầu thế kỷ XIX. Từ năm 2000 đến nay, hầu như năm nào tôi cũng đến tham khảo tại bộ phận Law Library là một đơn vị chuyên biệt trong hệ thống cuả LOC.
Như trong tiêu đề cuả bài viết, Law Library là một góc rất nhỏ bé so với toàn bộ LOC. Nhưng đó là nơi tôi lui tới thường xuyên từ 10 năm nay, để theo đuổi công việc nghiên cứu về đề tài "Sự phục hồi Xã hội Dân sự tại Đông Âu 1989   2009", mà nay sắp đến giai đoạn kết thúc, với sự hoàn thành một cuốn sách tôi viết chung với một vị giáo sư chuyên dậy về vấn đề tôn giáo tại Đông Âu.
Dưới đây, tôi xin lần lượt trình bày về niềm vui tôi gặp được trong thời gian liên tục theo đuổi công việc sưu tầm nghiên cứu cuả mình tại cơ sở chuyên môn này từ cả chục năm nay.
Trước hết là chuyện với các nhân viên tại đây. Nói chung tôi đều được mọi người đối xử thật đàng hoàng tử tế, từ các chuyên gia "phân tích luật pháp" (legal analyst) cho tới các nhân viên thư ký và phụ tá khác.
Các nhân viên an ninh, dù họ phải áp dụng biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với mọi người muốn vào trong toà nhà cuà LOC, nhưng vẫn tỏ ra lịch sự, chứ không bao giờ có thái độ hống hách thô bạo, hay tìm cách làm khó dễ cho bất kỳ một người khách nào. Khi biết tôi mãi từ California, mà thường hay lui tới để tìm kiếm tham khảo tài liệu sách báo ở Thư viện, thì càng tỏ ra quý mến tôi. Nhất là khi tôi cho họ biết là tôi đã tới làm việc tại đây từ năm 1960, tức là cách nay đã 50 năm, thì những nhân viên trẻ tuổi cỡ 30   40, đều nói "hồi bác làm ở đây, thì chúng cháu chưa có sinh ra trên cõi đời này..." Người khác thì nói: "bác còn lớn tuổi hơn cả bố cháu nữa". Có một cô thì nói: "bác ngang tuổi với bà ngoại cuả cháu đấy".


Đại khái câu chuyện về tuổi tác cuả tôi như vậy cũng đã là một đề tài trao đổi, khiến cho dễ gây được sự thông cảm với các nhân viên cuả Thư viện, mà tôi có dịp tiếp súc thường xuyên. Thành ra, tôi được tự do chuyện trò thoải mái, và trao đổi tâm sự thân tình với các nhân viên ở đây như trong một gia đình vậy.
Riêng về giới chuyên gia, thì họ luôn sẵn sàng tìm kiếm tài liệu sách báo cho tôi tham khảo, họ còn góp ý them cho tôi nưã. Điển hình như Tiến sĩ Peter Roudik là người Nga, thì ông đã giúp tôi từ nhiều năm nay bằng cách chuyển trên e-mail các văn kiện pháp lý cuả riêng nước Nga liên quan đến các tổ chức phi chánh phủ, bất vụ lợi (NGO/NPO = Non-governmental/Non-Profit Organisations). Peter cũng chuyển tài liệu về vân đề "Tái định cư (Resettlement) cho những người Nga, mà trước đây dưới thời Liên Bang Xô Viết thì sinh sống định cư tại các nơi mà bây giờ đã tách ra thành một quốc gia riêng biệt, với ngôn ngữ và văn hoá chính trị khác hẳn với nước Nga.
Riêng chị Elizabeth Moore là người quản thủ kho tài liệu, thì chị dành mọi sự dễ dãi cho tôi được tuỳ nghi  đến tìm kiếm tài liệu sách báo được cập nhật thường xuyên và để cho tôi đọc, ghi chép tại chỗ hay làm photocopy về các tài liệu này. Elizabeth còn tâm sự chị theo Đạo Quaker và hồi trước thì sinh sống tại New Orleans. Bây giờ chị sống ở Annapolis, thủ phủ cuả tiểu bang Maryland, cho được gần gùi với người con trai và cháu nội, dù mỗi khi đi làm thì chị phải di chuyển đến cả một giờ đồng hồ. Tôi hay đến nhà cháu Vui ở Baltimore, thì cũng gần với nhà cuả chị ở Annapolis.
Dĩ nhiên là tôi cũng trao đổi với các bạn chuyên viên này một số bài viết cuả tôi, và đặc biệt là bản Phúc trình về Tình hình Nhân quyền tại Việt nam trong năm 2009 do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam vưà mới công bố vào cuối Tháng Ba 2010, cũng như bản brochure mới nhất cuả Mạng Lưới ấn hành vào đầu năm 2010. Trước đây, tôi có dịp dẫn chị Jackie Bông đến làm thẻ thư viện ở đây, và giới thiệu chị gặp với chị Liên Hương là người đã từng làm việc ở đây từ 30 năm qua, mà hiện nay đang phụ trách vê "Khối Á châu" (Asia Division) trong building Jefferson. Rồi gấn đây, tôi cũng dẫn anh giáo sư Nguyễn Chính Kết đến làm thẻ thư viện và tham quan cơ sở Law Library nưã. Chị Jackie cũng như anh Kết đều khích lệ công việc mà tôi đã miệt mài theo đuổi tại đây từ nhiều năm qua.
Qua nhiều năm tháng đến sưu tầm nghiên cứu tại cơ sở thư viện này, tôi đã thu lượm được một số tư liệu khá là phong phú và chính xác, để làm cơ sở cho công việc biên soạn cuốn sách về tình hình xây dựng lại Xã hội Dân sự tại Đông Âu kể từ ngày bức tường Bá linh xụp đổ vào năm 1989, tức là cách nay đã trên 20 năm. Thành ra cái cơ sở Law Library này, với cả một kho tàng lớn lao vĩ đại về tài liệu luật pháp, và nhất là với các chuyên gia phân tích luật pháp luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn với "một đồng nghiệp cao tuổi" như tôi, thì rõ ràng đã đem lại cho tôi một niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát, và sự phấn khởi lạc quan trong công trình nghiên cứu dài ngày cuả tôi từ cả chục năm nay.
Vào muà Xuân năm Canh Dần 2010 này, tôi càng thêm phấn khích trước viễn tượng là việc nghiên cứu sắp sưả hoàn tất, để hai tác giả chúng tôi có thể trao cái bản thảo cuốn sách cho nhà xuất bản vào năm 2011 sắp tới.
Quả thật là tôi đã có mối duyên lành với cái cơ sở Thư viện Quốc hội Mỹ khởi sự từ nưả thế kỷ nay, kể từ năm 1960 lúc bước chân đến tập sự tại toà nhà Jefferson toạ lạc ở góc đường Independence và đường First về phiá Đông Nam cuả Điện Capitol vậy./

Baltimore Tháng Năm 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến