Hôm nay,  

Một Chuyến Đi

26/04/201000:00:00(Xem: 153284)

Một Chuyến Đi

Tác giả: Phạm Công Lý
Bài số 2875-28125-vb2042610

Tác giả và gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài mới nhất của ông.

***
Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá trên cành rụng nhiều, và trên trời có những đám mây xám trôi bàng bạc (xin đạo vài câu của nhà văn Thanh Tịnh), báo hiệu 1 muà đông khắc nghiệt , buồn bã và hao xu, đang từng bước bao phủ vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trong nhiều tháng, là chúng tôi chuẩn bị cuộc 1 hành trình dài đăng đẳng , để về nơi có chùm khế ngọt đang vẫy gọi khúc ruột.... già ngàn dặm, tung cánh chim tìm về tổ ấm !
Cuộc di cư vào dịp Tết của chúng tôi không phải là về thăm cha mẹ, vì các cụ hai bên đã khuất núi từ lâu ở tuổi gần 90. Các anh em đều xấp xỉ lục tuần. Đám bạn bè cùng xóm hay thời đi học, lớp thì đã hy sinh trong cuộc chiến tương tàn, hay chết tức tưởi, thê thảm trong cái được gọi là Trại Cải Tạo, lớp thì đã bỏ cuộc chơi, theo ông bà, ông vãi  nhiều hơn số còn  ở lại, không chịu theo hầu Diêm Vương, còn ráng bám viú cuộc đời ô trọc nhiều bụi bặm và đầy dẩy cảnh sôi ruột, ứa gan ngày nay. Lý do đơn giản là chúng tôi hết gân để chiụ đựng cái lạnh cắt da, thấu xương, dễ chết người sau 15 năm gồng mình, cày bừa để lượm được đủ 40 "cờ rề đít" để về hu, ngồi buồn gãi..... lăng tăng , và bắt chước giống chim thiên di, hang năm đi trú đông và thăm thú đó đây.
Vốn hay lo xa, bà xã tôi đề nghị ra phi trường hơi sớm sớm, trưóc lối 4,5 tiếng. Thấy cãi cọ với chuyên chính là vô ích, rồi thì " vũ như cẩn" lại mỏi miệng, nên tôi nhất trí cao độ về sáng kiến tài tình sáng tạo, có tính khoa học cao, đầy  thuyết phục của bả. Thành thử chúng tôi là người đến phi trường sớm nhất, trước cả nhân viên hảng máy bay nữa.
Cô tiếp viên cầm visa tôi lật qua, lật lại, xem 2,3 lần, nhìn tôi, rồi qua nói nho nhỏ với đồng nghiệp. Hơi chột dạ, nhưng tôi làm bộ tỉnh queo. Cô ngoắc tôi lại và nói:
-Visa của ông chỉ có hiệu lực từ tháng 11 tới.
Không tin được, trước khi đi tôi đã xem lại giấy tờ  nhiều lần, số visa, số passport, tên tuổi, ngày đi, mà lại sao thế này"
Đang thắc mắc, lại thêm bả đứng kế bên, cự nự :
- Sao vậy anh. Sao không xem lại kỹ càng. Không cẩn thận gì cả!
Tôi không trả lời, cầm lại tờ visa.
- À ra thế. Tôi cười, nói với cô tiếp viên.
-Visa này do Tổng Lãnh Sự Việt Nam cấp, mà Việt Nam dùng ngày, tháng, năm theo kiểu Gaulois cả trăm năm trước lận. Ngày đi là 11/1/2010, tức là ngày 11 tháng 1 chớ không phải 1 tháng 11 đâu.
Thấy cô đang suy nghĩ, tôi bồi thêm :
-Cô xem này, ngày ký visa ghi là 20/12/2009, tức là 20 tháng 12. Nếu đọc theo kiểu Yankee thì  tháng 20 sao"
Cô gật gật đầu, cuối xuống computer:
- Chặng cuối cùng từ Narita đến đâu"
-Sàigòn.
-HCM city hả"
-Hông. Sàigòn.
Cô tiếp tục bấm máy, lầm bầm trong miệng. Tôi không nghe rõ, hình như  là:
-Thằng cha già ngoan cố, khó cải tạo!
-Có 1 trở ngại nhỏ. Cô nói tiếp.- Chúng tôi không in được vé lên tàu từ Nhật về Việt Nam, bằng máy bay Northwest, vì Delta và NW chưa nối mạng xong.
- Cũng được, xong cho rồi.
Khâu cân hành lý thì vô sự, vì tôi biết hiện các hãng máy bay tìm cách moi tiền hành khách tối đa. Bán thức ăn, cho thuê ống nghe, mền, gối, chỗ ngồi tốt cũng phải móc ví thêm, hạn chế số lượng và trọng lượng hành lý gởi, nặng lố 1 lb là 10 đô, 5lb là 50 đô. Thay đổi ngày đi thì 250 đô. Thậm chí hãng Spirit còn chơi trội: 1 va li xách lên phi cơ là 45 đô. Nghe nói Quốc Hội (của Đảng ta) và báo chí lề phải cũng có phản ứng mạnh mẽ, tìm cách ngăn chặn đòn quá lố này, vì e các hãng khác hùa theo.
Đã quá giờ bay rồi mà chẳng thấy rục rịch gì cả, hỏi thì họ bảo chờ, chờ. Đến 5 chiều thì  khách được báo là máy bay bị rò rỉ toilet, không sửa được nên dời đến sáng mai, vì sợ ô nhiễm trên đường bay.
Thế là lụt tụt chờ lấy vé  khác, cùng phiếu ăn, phiếu khách sạn. Cả trăm hành khách sắp hàng ngoài trời, trong cái lạnh cắt da, thỉnh thoảng một cơn gió buốt thổi qua, lại xuống thêm 5,7 độ nữa, để chờ xe buýt của khách sạn. Cuối cùng chịu lạnh không thấu, đoàn phải gọi taxi đến khách sạn, nằm trong phạm vi phi trường, mà phải chi đến 45 đô.
Lại rồng rắn nữa để nhận phòng, xong thì đã 9 giờ tối. Gọi nhau ơi ới dể xuống ăn tối. Nhà hàng không thể chứa 1 số lượng khách quá đông, nên cũng phải đợi đến ½ tiếng mới có bàn. Ai cũng mệt và đói nên tha hồ chọn món ngon, vất lạ, ăn để bồi dưỡng: tôm hùm, bít tết, cá hồi nướng... lại còn vài chai bia nữa.
No nê và ngà ngà, tôi gọi bồi trả tiền bia. Ba chớp ba nháng, tôi nhìn bill và nổ:
- Ôi, chưa tới 20 đô. Để tôi bao !
Móc bóp ra, tôi nhìn lại bill để lấy tiền, thì vội kêu lên:
-Sao,sao, sao" Sao kỳ dậy" Gần 200 đô, chưa có boa" Chúng tôi có phiếu ăn mà"
-Dạ thưa ông, mỗi phiếu trị giá 7.50 đô. Đã trừ 45 đô cho 6 người. Còn lại là 199 đô.
Ôi thôi rồi, trùm sò bị chú Sam chơi 1 vố hơi quá đã. Đành phải bấm bụng, rút ruột tượng ra trả hơn 200. Tính chung, gần 300 cho buổi chiều đó. Tuy đau, nhưng cả đám cười khà khà. Tối hôm đó, hình như không ai ngủ ngon vì hơi tức bụng và xẹp ví.
Vừa bước xuống phi trường Narita thì gặp một cô tiếp viên Nhật xinh xắn, cầm 1 tấm bảng nhỏ như tờ giấy, báo 1 tin thật to: "Không có phi cơ đi Sàigòn tối nay, xin qúy khách theo tôi lấy vé mới và làm thủ tục nhập cảnh".


Đoàn chúng tôi bây giờ phùng ra đến 10 người. Lại có "sự ông cố" nữa, vì đoàn có 2 người qua thăm con bằng passport Việt Nam, 2 người có thẻ xanh, không được vào Nhật vì không có visa.
Tại quầy nhập cảnh, tôi cố giải thích với nhân viên bằng tiếng Anh giọng Mít của tôi (quý đôc giả có thể hiểu là An Nam Mít hay là giọng Massachusetts Institute of Technology, cũng được ).
- Ok, Ok, listen...
-Họ sushi xù xì bằng tiếng Nhật 1 hồi rồi chào tôi:
- Hài, hài. Nô ân đơ xì ten!
Mất 15 phút nghe ông nói gà, bà nói vit. Bó tay!  Phải chờ đại diện hãng đến can thiệp mới được "Hài, hài, Ok, Ok". Một mình tôi tả xung, hửu đột, điền 10 tờ nhập cảnh và 4 tờ visa, đổ mồ hôi hột, mặc dù lúc đó là mùa Đông.
Việc phục vụ khách hàng của mấy chú lùn hơn hẳn mấy chú Sam: xe buýt chở khách về khách sạn to, đẹp, và sang trong, chỉ chở có 10 người chúng tôi, chả bù với xe cùa Days Inn, lối 15 chỗ, mà dồn vào đến gần 30 mạng. Xe chạy trên con đường ngoằn ngoèo, làn xe chỉ rộng vừa đủ chiếc xe cồng kềnh. Gần đến thành phố, thì có cổng gác. Một cảnh sát lên xe, nhìn thấy mấy du khách Mỹ mũi xẹp, hỏi bằng tiếng Nhật.
Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng làm tàng, phát ngôn:
-Nikko hoteru.
Ông cảnh sát hài, hài và đi xuống xe.
Trên xe hỏi tôi:
-Cảnh sát hỏi gì vậy"
-Tôi có biết đâu, chỉ trả lời đại là tụi mình về khách sạn Nikko thôi.
-Vậy mà ổng hiểu hả.
Trên xe cười cái rần.
Nikko Narita, loại 4 sao của hãng Japan Airlines (vừa khai phá sản năm qua), tiếp khách rất lịch sự và đưa lên phòng rất rộng rãi, bày trí đẹp.
Rửa mặt mày qua loa, chúng tôi hẹn xuống ăn tối. Có kinh nghiệm hao tài ở New York, tôi dò menu thật kỹ, chỉ ghi giá bằng tiền Yen, để xem món nào ăn không đau bụng: vịt quay, quy ra 85 đô/con, thịt bò, heo, gà, không món nào dưới 50 đô. Rẻ nhất: mì ăn liền, 15 đô/tô. Thôi đành ăn theo thực đơn có sẵn của hảng máy bay: cơm với canh tàu hủ, rong biển xào, và 1 ít rau. Ăn lưng lửng nhưng vui vì không móc hầu bao, vậy mà cũng mất gần 40 đô cho mấy chai bia. Lối 9đ/chai. Còn 1 mớ tiền yen lẻ, tôi boa cho anh bồi, nhưng anh ta sosumi, xù xì gì đó, xua tay, không lấy.
Tôi muốn nói với anh ta rằng đó là truyền thống tốt đẹp của người Mỹ chúng tôi từ hơn 200 năm trước, nhưng không biết nói sao cho anh ta hiểu, đành vận dụng sáng tạo:
-No star where, no sweat, no problema.Và dúi tiền vào tay anh ta.
Lúc đó anh mới chiụ nhận, cúi đầu 2,3 lần và nói:
-You-san beaucoup good !
Sáng hôm sau, chúng tôi  ăn sáng. Sau khi hỏi đi, hỏi lại 2,3 lần, chúng tôi  vào nhà hàng. Hôm nay trúng mánh, ăn buffet: thức ăn rất đa dạng và thật ngon. Chúng tôi cố gắng gỡ gạc cho hôm bị hố ở New York và chiều qua ăn cơm chay, cho đến nổi ai nấy đều bụng căng phồng, có thể nhịn đến sáng hôm sau.
Ra phi trường, thì hởi ôi, lại gặp "sự bà cố" nữa: mã số kiện hàng gởi không khớp với cùi vé. Mới điều chỉnh xong thì có loa gọi 2 hành khách vào "làm việc với Quan Thuế. Hai hành khách rụng rời vì nhớ lại những lần "làm việc", lúc còn ở "Trại" và ở Phường, Khóm khi xưa. Cả đoàn cũng lo không kém, chẳng biết có gì trong các kiện hàng đó: ma túy, tiền giả, chất nổ, bom, hàng lậu, phim nhà nghèo" Tôi được mời vào giúp họ. Tôi thở phào khi được thông báo là họ tìm thấy 5 hộp quẹt Zippo cũ trong 1 vali và 10 Zippo mới trong vali kia, không được mang lên phi cơ. Tôi phải ngả mũ chào thua tính cẩn thận quá chi li của người Nhật, vì họ sợ bọn khủng bố có thể kích hỏa Zippo bằng remote control chăng" Nhớ lại cách đây mấy năm, cũng tại đây, họ đã quăng của tôi 6 hộp phó mát đầu bò, vì nghi là chất plastic hay C4 ngụy trang. Không biết ngày hôm sau, mấy cha nội đó có ăn sáng bằng bánh mì với C4 La vache qui rit của tôi không "
Chưa ngồi yên trên phi cơ, tôi nghe tiếng nói từ phiá sau:
-Tôi  về Việt Nam rất nhiều lần, mà chưa bao giờ gặp rắc rối gì cả. Đi chung với ông quá nhiêu khê. Lần sau, bố bảo, cũng chẳng dám đi với ông nữa.
Tôi không trả lời vì... đang bận thở.
Sau bửa ăn trên phi cơ, tôi muốn một ly cà phê. Thấy một cô tiếp viên be bé, xinh xinh, mặc áo dài màu xanh, có huy hiệu E Con Rồng, đi ngang , tôi nói:
- Cô ơi, làm ơn cho tôi 1 ly cà phê.
Cô dừng lại, nhìn tôi, trả lời bằng tiếng Anh giọng Okinawa:
- Xin lỗi, tôi là người Nhật.
Lỡ trớn, tôi tới luôn:
- Kohi-o, kudasai!
Cô cười, và đem lại cho tôi 1 tách cà phê nóng hổi, tôi hớp 1 cái, suýt phỏng cả lưỡi, mà không dám nhả ra.
Xuống phi trường Tân Sơn Nhất, mọi người mừng hết lớn. Nhưng chẳng thấy ai đón cả, vì trong 3 ngày lưu lạc linh đinh, chúng tôi không liên lạc được với người nhà, bởi chỉ dẫn sử dụng điện thoại ở Narita chỉ bằng tiếng Nhật, và xài thẻ phát hành ở Nhật mà thôi. Sau khi lấy hành lý, các Quan Hải hỏi:
- Có mang máy móc gì về không "
Tôi cười cầu tài:
-Không có các chú ơi. Chỉ toàn đồ lặt vặt thôi.
- Không có gì hả. Vậy thôi khỏi lục soát. Chỉ lì xì cho "chúng cháu"  20 đồng thôi.
Tôi định lì, không xì tiền ra, nhưng quá mệt , lại sợ mất thì giờ nữa, nên cũng liều nhắm mắt đưa... 20 đồng để vọt lẹ ra ngoài.
Sau khi bắt tay từ giã, mạnh ai nấy đi, ông bạn đồng hành bất đắc dĩ vổ vai tôi giã lã :
- Lúc nảy tôi nói chơi, ông đừng để ý nhé. Chuyến đi này vui quá, mặc dù rắc rối, nhưng có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Tôi khoái ông lắm!. Lần sau, có đi nữa, nhớ kêu tôi đi với.                                               
Phạm Công Lý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến