Hôm nay,  

Chị Trung

23/04/201000:00:00(Xem: 145961)

Chị Trung

Tác giả: Thu Thuyền
Bài số 2872-28122-vb6042310

Báo xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010 trong phần đặc biệt “Tưởng niệm Hoàng Anh Tuấn, Thi Sĩ của Hà Nội Kiếp Trước”, có bài "Hoàng Anh Tuấn, Thân Phụ Tôi” của nhà văn Thu-Thuyền. Là thứ nữ của ông bà Hoàng Anh Tuấn - Hoàng Ngô Thy Liên, Thu Thuyền sinh năm 1958 tại Sàigòn. Thời ở Đà Lạt trước 1975, học Couvent des Oiseaux. Tại Saigon -1976-1979, học tại St.Paul, Trung học Sư phạm. Dạy tại Huỳnh Mẫn Đạt. Sống ở Pháp từ 1979. Sang Mỹ từ 1981, tốt nghiệp đại học tại Cincinnati Ohio. Hiện là cư dân Dallas, Texas. Bắt đầu viết từ 1998. Tác phẩm đã xuất bản: “Những Nhánh Sông Mất Biển” (tập truyện, Văn Mới, 2004). Ngày 20-3-2002, nhà văn góp cho góp cho Viết Về Nước Mỹ  hồi ký về  Mẹ và biến cố 30 Tháng Tư 1975, “Chặng Đường Chông Gai Cuối”. Bài mới của nhà văn kể về người chị lớn trong gia đình.

***

Năm nay, chị Trung được 56 tuổi ta nhưng trông chị vẫn hồng hào tốt tướng như thuở hai mươi. Nếu những người tình học trò có cơ hội gặp lại chị, chắc chắn thế nào các anh ấy cũng nhận ra cố nhân. So với ngày xưa, chị chỉ khác một điểm là mái tóc. Bây giờ tóc chị cắt ngắn, úp vào khuôn mặt bầu bĩnh, trông không dịu dàng nhưng lại rất hạp nhãn tôi.
Vừa đến tuổi cài trâm, chị Trung xổ sữa lên ký vùn vụt. Tôi thấy chị cân đối nhưng chị cứ loay hoay nhịn ăn. Nhịn mấy thì nhịn, cuối cùng chị vẫn phổng phao nhất nhà. Tuy vậy, chị khá xinh nhờ khuôn trăng đầy đặn, đôi mắt có đuôi biết cười và đôi môi chúm chím đóa hoa anh đào. Chị Trung có khuyết điểm duy nhất là hai cánh mũi hin hin. Lúc bực tức, chúng phập phà phập phồng như mũi thỏ. Đôi khi chị nổi quạu, chúng tôi nháy nhau "phe phẩy" mũi, làm chị vừa tức vừa buồn cười. Không tự chủ được, hai cánh mũi hin hin càng trông hề gấp bội!
Những ngày thơ dại, mợ lo chạy gạo bên ngoài, ở nhà chị Trung đảm đương vai trò mẹ hiền. Mười sáu tuổi chị đã phải lo lắng cho bầy em năm đứa. Những hôm chị xách giỏ đi chợ, leo xong con dốc cao về đến nhà, hai bắp chân chị cứng như hai cái chày đá nhưng chị nhất định không đi xe lam để có thêm ít tiền mua chè về cho chúng tôi. Những túi chè be bé được chúng tôi nhao lên chào đón thật nồng nhiệt mỗi khi thấy bóng chị gồng tay xách giỏ từ ngoài cổng vào. Chị không quên bất cứ ngày sinh nhật của đứa nào cả. Mỗi đám tiệc ít nhất có một ổ bánh phết kem bơ. Chị còng lưng đánh trứng. Phùng má chu mỏ thổi than trên nắp nồi. Nướng bánh kiểu nhà nghèo nhưng ổ bánh nào cũng vàng lườm, nở đều tứ bề. Tôi bị liệt vào hàng đoảng về nữ công gia chánh cũng do lỗi ở chị. Cái gì chị cũng làm, từ cơm canh, xào nấu đến bánh trái. Thành ra tôi chỉ có việc hưởng, hư thân. May là chị không kiêm thêm mục dọn dẹp lau chùi nhà cửa chứ không tôi còn đổ đốn đến chừng nào.
Chúng tôi sống vô tư với sự nuông chiều, săn sóc của chị. Thiếu mợ ở nhà thì không sao nhưng thiếu chị thì tai vạ lớn cho chúng tôi. Ai đi chợ" Ai cơm nước" Ai phân công" Ai xét xử phân minh" Ai thuốc thang vỗ về" Tôi nhớ ngày anh tôi bị cảm sốt. Nhiệt độ cao làm anh mê sảng hét um nhà. Dù hôm đó có mợ đang ở phòng bên, anh vẫn kêu chị Trung váng lên. Chị phóng ngay vào phòng, nghe anh mếu máo, "Chị ơi, phù thủy hóa em thành con cá!" Tôi nhịn không được, vén môi suýt cười ra tiếng nhưng khựng lại khi thấy chị rất điềm tĩnh, nhỏ nhẹ: "Đang mơ đấy em ơi. Tỉnh lại thôi!"
Chị Trung chỉ lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi nhưng đến già chị vẫn xem tôi như một đứa bé vừa nứt mắt. Sau này, có một thời gian tôi về ở chung với chị (đại khái đó là lúc tôi hơi bị... thất tình!) Tối 11giờ đêm, tôi xách cặp đi làm, rảnh rỗi nhìn trời mây đến 8 giờ sáng ra về. Hôm nào buồn buồn, lên xuống cầu thang cho khỏe chân, mọi việc nhân viên lo hết, tôi chỉ ký vài tờ hồ sơ là xong. Làm bù nhìn một thời gian, chị thấy tôi gày xọp. Hỏi ra mới biết tuy rảnh nhưng trong suốt 9 tiếng đồng hồ, tôi chẳng ăn miếng cơm lót dạ nào cả. Chị cằn nhằn bắt tôi phải chịu khó bồi bổ nhưng tôi cứ vờ điếc vì không quen ăn uống lúc hai giờ sáng. Chị nói tôi mấy lần không được, gai lắm nhưng chỉ lặng lặng bỏ đi chỗ khác. Hôm sau đi làm, tôi mở cặp thấy nguyên cái bánh giò nằm chễm chệ trong đó. Cầm chiếc bánh trong tay, tôi tưởng tượng cảnh chị hấp bánh xong, lui cui gói nhét vào cặp. Những cử chỉ săn sóc kín đáo của chị làm tôi bỗng nghẹn ngào...
Dần dần, chuyện tình cảm riêng tư của tôi có chiều hướng đi lên. Hôm đầu tiên chồng à... bạn trai của tôi đến thăm, chị Trung như gà mái gặp diều hâu. Chị xù lông cổ, xoè cánh ra che chở cho tôi. Hai ba tuần sau, tôi vẫn chưa biết nhiều về anh nhưng chị đã cho ý kiến: "Chị chấm đậu. Đậu tối ưu!" Té ra trong những lúc tôi sửa soạn trong phòng, bên ngoài chị làm công an, hỏi anh một dọc từ A đến Z. Công việc, học hành, nhà cửa, cậu mợ anh chị em trong nhà... Anh bị tra tấn phát đổ mồ hôi hột. Thế mà anh vẫn quý chứ không bực chị. Còn tôi muốn độn thổ khi biết chị điều tra quá lộ liễu nhưng chị tỉnh khô. Phương châm của chị là: Hỏi thẳng trước, đỡ rước phải của nợ!
Ngày cưới của vợ chồng tôi, chị Trung phờ phạc vì lo. Tôi lại phơi phới sau một giấc ngủ ngon đẫy mắt. Trong lúc tôi dồi phấn thoa son, chị ra vào mấy lần, cho biết các món ăn chưa được giao đến nhà, gọi điện đến nhà hàng, chẳng ai trả lời. Tôi cứ gạt đi. Ối dào, đàng trai tới, mình hoãn binh bằng bình trà trước. Người ta làm không kịp thì đem tới trễ, lo mấy cũng vậy thôi! Chị lườm lườm nhìn tôi như thể, Ai mà thèm lo! Ấy vậy mà sau này, chồng chị vui miệng kể lại cho cả nhà nghe là chị lạc mất thần hồn thế nào, hôm đám cưới tôi, chị lai rai xỏ tới ba chiếc quần lót. Cả nhà cười rộ lên làm chị lỏn lẻn bào chữa, "Tại phải lo nhiều việc cùng một lúc quá nên quên..."


Số chị Trung thế mà hay! Thuở nhỏ lo đàn em dại, đến khi trưởng thành thì đến lượt hai bậc phụ mẫu. Đầu tiên là cậu. Sau hôm cậu vào nhà thương mổ ung thư phổi, những người thân yêu nhất của cậu cũng phải quay lưng tháo lui. Dĩ nhiên không thể trách được. Chẳng ai dại gì đi lãnh trách nhiệm săn sóc một ông cụ mắc bệnh nan y. Chúng tôi, sáu đứa ở sáu hướng xa cậu, ruột rối như tơ vò vì nhận được tin báo quá bất ngờ. Chị Trung lẳng lặng thu xếp việc nhà, việc sở trong vài tiếng đồng hồ rồi từ giã gia đình, lên máy bay. Thật may, chị vừa tới nhà thương đã thấy cậu chuẩn bị xuất viện.
Chúng tôi gọi điện thoại cho nhau ơi ới, bàn bạc đủ mọi kế hoạch: Mợ tính nên mướn người làm đến trông nom cho cậu, tôi định nghỉ việc một tháng, sau đó là các anh chị em sẽ thay phiên nhau đến sau. May có người quen cho biết về một dưỡng đường do bác sĩ Việt điều hành. Tôi gọi điện cho chị đến xem. Thấy cơ sở tổ chức đàng hoàng, sạch sẽ, chị bàn với cậu vào ở để được điều trị hậu giải phẫu cho có hiệu quả nhất. Cậu đồng ý. Thế là chị Trung sắn tay áo liên lạc và làm giấy tờ nhập viện. Nhờ có căn bản về thủ tục y khoa, chị gõ cửa nào trúng cửa nấy. Khi biết cậu đã được đưa về ở nơi an toàn, chúng tôi quẳng điện thoại, ngã ra thở dốc. Mấy ngày hôm sau mới tỉnh hồn để cám ơn chị. Chị tỉnh rụi, "Lo cho cha mình  chứ lo cho ai mà cám ơn""
Sau khi đưa cậu về chỗ ở mới, chị Trung sắm cho cậu cái di động đeo nơi cổ, có việc gì, cậu điện chị ngay: "Cậu cần gấp vài trăm..." "Dễ dàng thôi cậu, con sẽ nhờ người quen đem tiền cho cậu ngay." "Cậu khó thở quá!" "Để con kêu bác sĩ riêng tới khám cho cậu." "Cậu muốn có cái Mercedes giống của bác Xuân!" (xe lăn chạy bằng điện) "Được, con sẽ mua khi nào cậu khoẻ hơn một tí." "Cậu đang nghĩ có nên về Việt Nam hay không..." "OK, con sẽ mua nhà rồi mướn y tá săn sóc cậu." "Thôi cậu không về đâu!" "OK, sao cũng được." Tôi chưa bao giờ nghe chị nói chữ "không" với cậu cả.
Yêu thương chiều chuộng cậu như thế mà đến khi cậu mất, chị lại ân hận đủ điều. Sao chị không hiểu là nhờ chị, con đường vào lúc cuối đời của cậu đỡ bị gai góc biết dường nào" Tuổi cao, sức yếu luôn làm cậu có cảm giác bị bỏ rơi. Không kể những chiều chuộng về vật chất của chị, riêng về tinh thần: Tình yêu, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn của chị đã giúp cậu vượt được bao nhiêu cơn khủng hoảng. Sau này, tôi chỉ mong có chị bên cạnh để vực tôi ra khỏi những phút cô đơn trầm thống của tuổi già. Tôi sẽ giận điên nếu chị bỏ tôi đi trước...
 Ngày cậu mất, tôi đang làm việc ở sở. Buông điện thoại xuống, tôi cầm bút vẽ nguệch ngoạc. Xếp vào hỏi tôi câu gì không rõ, tôi trả lời bằng một nụ cười méo mó. Mười lăm phút sau tôi mới tỉnh hồn, lên mạng kiếm nhà đòn và khách sạn quanh vùng. Lúc gọi cho chị Trung định góp ý mới biết chị đã thu xếp xong thủ tục ma chay và giữ phòng khách sạn. Chúng tôi chỉ có việc lấy vé máy bay về tiễn cậu. Thật tội cho chị, buồn đau mất mát ngập hồn như lúc này, chị không có một khoảng trống nhỏ để khóc cậu. Quá nhiều quyết định một mình chị phải gánh (Năm anh em chúng tôi đồng lòng ký giấy tờ phó thác cho chị quyền định đoạt tang sự.) Sau này có vài người tỏ ý chê trách đám tang cậu không được chu tất. Đáng lẽ phải thế này hay tại sao lại làm thế nọ v.v. Tôi nghĩ bụng, Cứ thử ở California mà lo đám tang Virginia thì biết. Nhưng chị nghe xong, cười xòa. Những lời vô bổ, chị để ngoài tai tất!
Càng gần đây, gia đình của mợ ở Hà nội càng thôi thúc mợ về. "Về đi thôi em ơi, các chị bệnh liệt giường, yếu quá, sợ không chờ em được nữa..." Thế là mợ về sau hơn một nửa thế kỷ chia tay Hà nội! Chị Trung, anh tôi (người mơ sảng bị phù thủy hoá cá) và tôi ra Bắc với mợ. Đến Hà nội, mợ chưa kịp cản, hai anh em tôi đã kéo nhau thăm 36 phố phường. Chị Trung ở lại săn sóc, chiều chuộng mợ. Mợ không chịu được chuyến bay gần 20 tiếng đồng hồ. Mợ ngủ thiếu vì đổi giờ. Khí hậu nhiệt đới quất lên người mợ. Bao nhiêu năm sống một mình, mợ không đương đầu được với đám đông và những tiếng động náo nhiệt chung quanh. Gặp gia đình xong thì mợ đổ bệnh. Hễ bệnh thì mệt mà mệt thì không vui. Dây mơ kéo sang rễ má. Chị Trung vẫn dịu dàng kiên nhẫn bên mợ trong lúc anh em tôi chỉ nhác thấy tình hình không ổn là hô biến. Trở về thấy mợ vui vẻ bình tĩnh lại, chúng tôi giả lả, "Chị Trung là số Một!" Chị cười khì: "Lần sau mợ có đi Việt Nam, chị sẽ là người đầu tiên tình nguyện tháp tùng..."
Có lần tôi về thăm chị Trung, nghe chị nói đến mối lo hàng đầu: An sinh xã hội. Chị có ý muốn lập một ngôi làng cao niên theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt nam, từng căn nhà xây độc lập nhưng có nhân viên bảo vệ, bác sĩ y tá trực 24/24 và tài xế đưa rước. "Cho gia đình mình được ở gần nhau," Chị bảo, "Làm ở Mỹ mà được đúng ý chị thì chắc chắn sập tiệm vì thiếu sở phí..." Tôi vỗ tay lốp đốp, Chị làm ở đâu cũng được, chỗ nào có chị, chỗ đó có vợ chồng em. Chị Trung là giám đốc nhà thương, trong đám bác sĩ y tá ấy thế nào chị không gạ gẫm, đưa về làng cao niên được vài vị để phụ chị điều hành. Lại quay ra hô hào bạn bè họ hàng, cộng đồng... kẻ góp công người góp của thì sớm muộn gì chị cũng đạt được sở nguyện và tiếp tục lo cho đàn em của chị!
Thương chị Trung bao nhiêu, tôi quý chồng chị bấy nhiêu. Chẳng tìm đâu ra một người đàn ông để yên cho vợ cung cúc chạy việc bên ngoài, cho dù bên ngoài chẳng phải là ai xa lạ nhưng quá nhiều lần làm cái vòng gia đình nho nhỏ của anh bị mất quyền lợi. Nhất là trong những năm cậu đổ bệnh, điện thoại của chị reo liên tục, từ di động của cậu, đến nhân viên dưỡng đường và các vị bác sĩ riêng... Dồn dập đổ xuống chị những đòi hỏi về tinh thần và vật chất. Chắc chắn anh phải kiên nhẫn và hết sức yêu thương chị. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhìn về hướng chị mỗi khi cần giúp đỡ nhưng tiếng cảm ơn, tôi trao cả cho anh lẫn chị.
Tôi biết số chị Trung sè còn nhiều vất vả lo toan nhưng năm Canh Dần này, tôi cầu mong cho chị bớt những gánh nặng. Chị sẽ có dịp đến thăm thành phố Venice thơ mộng, nơi chị vẫn ao ước được đặt chân tới.
Chị ơi, chị xứng đáng được nghỉ ngơi vui hưởng cuộc đời hơn ai hết!
Thu Thuyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến