Các Nữ Lưu Vùng Sound Puget Sound
Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2871 -1628991- vb6031910
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ".
***
Những phụ nữ mà tôi đề cập ở đây chỉ là môt số ít trong rất nhiều vị nữ lưu ở vùng đất bao la đầy hồ vịnh ở phía tây bắc của tiểu bang Washington này. Họ cũng không phải là “tiêu biều” cho giới nào vì họ rất bình dị và ở mọi thành phần. Có người có may mắn đến trường, có người không có được cơ hội đó nhưng họ cùng có chung đặc điểm đức tận tụy, hy sinh, lắm khi đầy can đảm và nhất là rất bình dị và thật thà. Trước tiện tôi xin được nói về chị Thơm. (Vì lý do ngoài ý muốn, tôi xin đổi tên những nhân vật trong bài nhưng con người và hoàn cảnh của họ đều là có thật.)
Anh Dượng, chồng chị là bạn của tôi từ hồi tôi mới đặt chân đến vùng đất này (rất buồn là anh mới mất hồi năm rồi). Ai mới gặp anh Dượng lần đầu đều bị… “dội đạn”. Nghiã là hết hồn vì ciá mặt lúc nào cũng đỏ lơ như đang xỉn và đầu tóc thì để dài như các sát thủ trong phim chưởng Hong kong! Tuy vậy, hãy khoan, xin đừng “trông mặt mà bắt hình dong” nhe, tính anh lại hiền như mấy sư huynh trong nhà thờ vậy. Có lẽ qua Mỹ anh đã chịu “cải tà quy chánh” vì theo như anh kể thì hồi còn ở bên xứ mình, anh cũng là một tay trong giới anh chị. Tuy vậy chị Thơm vẫn có vẽ còn nể ca uy vũ của anh.
Chị Thơm là một người vui tánh, chìu chồng và rầt thương con. Nóí về đức tính siêng năng thì ít ai bằng chị. Có thời gian chị lãnh hàng về nhà may ngày đêm, có tháng kiếm đuợc cả trên ba ngàn. Cứ lúc nào tôi đến chơi đều thấy chị ngồi ở bàn máy, có lẽ phải hơn mười hai tiếng một ngày! Dù vậy bất cứ lúc nào chồng đi làm về, chị đều lo cơm nước tươm tất dù vì mệt mỏi anh hay lẩm bẩm càu nhàu. Thời gian đó còn độc thân nên tôi thường hay đến nhà ăn cơm với gia đình anh chị và để ý thấy dù chị bận rộn đến thế nhưng không lúc nào chị tỏ ra bưc bội vì sư có mặt thường xuyên của tôi. Đó là điều tôi luôn nhớ và cảm ơn chị.
Mỗi năm thường khi Tết đến, chị Thơm đều lên Seattle để mua lá, mua nếp, đậu xanh, thịt heo về nấu bánh tét. Cả ngày hôm đó chị thì lui cui nấu nếp, luộc thịt, nấu đậu, còn anh Dượng thì xếp lá chuối, cắt đây lạt làm tôi thấy hiện ra cả một muà xuân trước mắt mình. Cái nồi nấu bánh thật to đặt bên ngoài phòng sôi sung sục cả ngaỳ ba mươi với hơn cả chục đòn bánh no tròn, góí chắt nịt. Bánh của chị nấu khi đem biếu cho bạn bè ai ăn cũng khen là xuất xắc. Ngồi ăn miếng bánh cắt tròn trịa với thịt kho, dưa gía cũng của chị làm, tôi cảm thấy như mình đang ăn Tết ở nhà thuở nào. Vì lúc đó tôi còn “cu ki” và mướn phòng ở khu kế bên nên tới chơi gần như là hằng ngày mà không bao giờ thấy bị chị “đuổi chó, mắng mèo” gì cả. Quả thật chị là một người “đã giỏi chìu chồng lại khéo nuôi con”.
Mấy tháng trước đây, năm hai ngàn lẽ tư, anh chị đã mua đuợc can nhà còn it tuổi với số tiền phụ giúp của đứa con trai lớn đi làm tận trên Alaska. Giờ đây giấc mơ có nhàcủa gia đình chị và của riêng chị đã trở thành sự thật. Nhìn nét mặt rạng rỡ và đầy hảnh diện của chị khi chúng tôi đến ăn mừng tân gia tôi nhận thấy bao nhiêu công lao hy sinh, vất vã cho chồng cho con của chị đã được đền bù. Chị Thơm là một trong những người phụ nữ bình thường nhưng đối với tôi, chị không tầm thường chút nào cả.
Giờ xin được nói đến vị nữ lưu thứ hai.
Dì Tư Mây là một người đàn bà xông xáo và có tính mạnh dạn, cương quyết của đàn ông. Hồi còn ở bên nhà, dì vừa dạy may vừa làm chủ một tiệm may nổi tiếng ở thị xã Xứ Dừa. Sau khi được chồng bảo lãnh qua hồi cuối năm 92, dì đã tạo nên sự nghiệo cho chồng. Qua bên naỳ dì phải bỏ nghề may để đi clean nhà để kiếm tiền nhưng đóng góp chính của dì cho sự thành công của chồng là việc phụ làm vườn, làm cỏ với chồng. Nhờ tài tháo vát và nhanh lẹ cũng như khéo ngoại giao với khách hàng, công việc của anh chị ngaỳ càng thêm nhiều mối và từ từ khá hẵn lên.
Từ khởi đâu với một cái máy cắt cỏ khi dì chưa qua, giờ có tất cả trên tám cái máy cắt cỏ với không dưói bốn người phụ làm mỗi ngày thường xuyên, nhứt là vào mùa hè. Với óc tính toán bén nhạy, khéo miệng và xông xáo, dì đã nâng số khách hành và mối cắt cỏ của chồng lên thật nhanh. Cái đáng nói ở đây là nhờ biết cách đối xử với ngươi làm phụ và nhờ tính tình bình dị và rộng rãi của dì mà công việc làm ăn trở nên phát đạt.
Không phải như những người chủ khác, dì thật sự quan tâm đến người làm và sẵn sàng giúp khi họ cần. Trời nắng họ có nước ngọt uống, sinh nhật con mình họ đều có quà, cuối tháng ngày phát lương đều có món nhậu, trên bàn đầy nhóc bia Budweiser… Tính cách “bà chủ” không có ở con người của dì. Những nơi thiếu người làm là dì đi phụ cào lá, nhổ cỏ con. Tiền công trả ngươì làm hâu hỉnh và không so đo cắt xén giờ của ngươì làm. Có ngươì lái xe bị phạt, chạy máy cắt cỏ làm văng đá bể kiếng cửa sổ của khách hàng anh chị phải đền... họ vẫn không bị trừ đi tiền công. Mỗi tháng họ đều được trả tiền cho giờ đã làm không trể nải dù chồng của dì chưa nhận được checks thanh toánh của khách hàng.