Hôm nay,  

National Geographic & Động Phong Nha

06/03/201000:00:00(Xem: 154607)

National Geographic & Động Phong Nha

Tác giả: Nguyễn Duy An
Bài số 2880 -1628980- vb7030810

Tác giả là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic (NG), tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Ông đã nhận giải Chung Kết  Viết Về Nước Mỹ 2006 và vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Bài mới của ông cho giải thưởng năm thứ 10 đề cập tới một dự án đặc biệt của N.G. liên quan tới Việt Nam.

***

Tôi trở lại văn phòng làm việc sau hơn một tuần nghỉ Tết “bất đắc dĩ” vì vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn bị chôn vùi trong cơn bão tuyết phủ cao tới hơn một mét với những cơn gió lên tới 70Km/giờ đã làm tê liệt toàn vùng với hàng trăm ngàn gia đình bị mất điện, nhiều cây cối gẫy đổ chắn ngang lối đi, các văn phòng chính phủ, trường học, chợ búa… đều phải đóng cửa. Tôi biết chắc chắn công việc sẽ rất bề bộn vì cái điện thoại trên bàn nhấp nháy đèn đỏ báo động hộp nhắn tin voice-mail đã đầy, bên cạnh là chồng hồ sơ giấy tờ giầy cộm và trên màn hình máy vi tính hiện lên con số hơn 400 e-mail chưa đọc!
Có tiếng gõ cửa văn phòng vang lên cùng lúc với tiếng chuông điện thoại. Tôi vừa lên tiếng “mời vào” vừa nhấn nút trả lời điện thoại khi nhìn thấy tên người gọi là Chris Johns, chủ bút tạp chí National Geographic:
- Hello Chris. Khoẻ không" Có gì mà cậu gọi sớm thế"
- Cũng tàm tạm. Tụi mình cần cậu giúp một tay… Elena và Sadie sẽ qua gặp cậu để bàn thêm chi tiết cụ thể về thiên phóng sự hình ảnh động Phong Nha. Thêm vào đó, cậu cố gắng sắp xếp về Việt Nam một vài tuần trong dịp này nhé.
- Để xem. Mà hai người họ đang đứng ngay đây nè.
- OK. Có gì tụi mình nói chuyện sau nhé.
Cả Elena và Sadie cùng lên tiếng chào ngay khi tôi nhấn nút tắt điện thoại. Elena trao cho tôi một cái hộp đựng đầy giấy tờ bên trong. Sadie vừa cười vừa nói:
- Mệt quá anh John ơi. Thủ tục giấy tờ bên Việt Nam sao mà rắc rối thế không biết… Rồi ông Trời lại chơi khăm tụi mình nữa mới chết chứ! Nhận được giấy phép hôm trước thì hôm sau bị bão tuyết nghỉ gần 10 ngày nên bây giờ phải chạy nước rút. Trăm sự phải nhờ anh thôi.
- Giấy tờ gì mà lắm thế" Bao giờ “động thổ” vậy"
- Nhiếp ảnh gia Carsten Peter và phái đoàn sẽ làm việc ở Việt Nam từ ngày 6 tháng 3 tới ngày 9 tháng 5, 2010… Xếp Chris bảo mang hết sang cho anh xem qua cho biết, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Tôi mở tập hồ sơ xem lướt qua để lượng định tình hình, nhưng chưa kịp đọc xong tờ giấy đầu tiên với nhiều chữ ký chi chít và những con dấu đỏ choét thấm nhoè cả hai mặt giấy thì Elena đã lên tiếng:
- Trong này có tất cả giấy phép bằng tiếng Việt cùng nhiều bản sao đã được công chứng và cái “project plan” của tụi mình. Anh có thể xem sau cũng được. Việc cần ngay bây giờ là nhờ anh viết thư giới thiệu bằng tiếng Việt tới những cơ quan ban ngành liên hệ bên Việt Nam và giúp cho biết phải đính kèm những bản sao nào để gởi qua bên đó, còn tất cả bản chính phải gởi qua Đức cho Carsten mang theo lúc vào Việt Nam.
- OK. Tôi sẽ đánh máy thư giới thiệu bây giờ… Còn hai người thì xem lại “project plan” rồi viết ra giấy những gì cần tụi tôi hỗ trợ.
- Thì cũng giống như những lần đi thám hiểm ở những nơi “khỉ ho cò gáy” thôi mà anh. Cứ theo kiểu từ “A tới Z” cho chắc ăn.
Sadie lên tiếng:
- Không cần như thế đâu vì động Phong Nha cũng đã trở thành một nơi du lịch khá nổi tiếng ở Việt Nam với những dịch vụ như du lịch khám phá hang động bằng xuồng, du lịch khám phá động thực vật hay leo núi mạo hiểm…
Tôi thêm vào:
- Sadie nói đúng đó Elena. Cái động Phong Nha này đã được Việt Nam nâng lên hàng “Công Viên Quốc Gia” (National Park) để thu hút khách du lịch với nhiều dịch vụ khác nhau và chỉ cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 cây số về phía Tây Bắc nên không thể xem là nơi “khỉ ho cò gáy” được đâu.
- À… ra thế. Anh John có biết nhiều về cái động này không"
- Cũng chỉ đại khái qua sách vở và lời kể của một vài người bạn đã tới thăm chứ cá nhân tôi chưa bao giờ tới nơi để xem tận mắt cả.
- Vậy dịp này anh về chứ"
- Để xem sao đã… Còn nhiều chuyện phức tạp lắm vì tôi là một người Việt tỵ nạn. Thôi, chuyện đó tính sau, còn bây giờ lo làm cho xong giấy tờ để gởi đi kẻo trễ.

* * *

Một tuần sau, Chris qua văn phòng rủ tôi cùng đi ăn trưa để “tán gẫu” về “project” động Phong Nha. Vừa ngồi xuống bàn ăn, Chris đã dồn dập hỏi:
- Tại sao cậu quyết định không về Việt Nam trong dịp “động thổ project động Phong Nha” vậy" Lúc nào cậu cũng tự hào mình là người Việt, lúc nào cũng đề cao văn hoá Việt Nam với bọn tớ… Tại sao lại bỏ qua dịp may hiếm có này" Mấy năm trước mình đã rất bực mình vì cậu quyết định không về Hà Nội nhân dịp trao giải thưởng NextGen [1] cho học sinh Việt Nam… Vậy trong hai tháng tới cậu có chịu về ghé thăm “phe ta” tại hiện trường ít hôm không đấy"


- Từø từ chứ ông bạn già! Cậu có còn nhớ hồi cuối năm 2007 mình đã nói gì khi quyết định không về Hà Nội vào dịp đó không" Chắc là quên rồi nên bây giờ mới nổi nóng với mình chứ gì" Người Việt Nam thường nói “bụt nhà không thiêng” cũng như các cậu vẫn thường trích lời Kinh Thánh “không có tiên tri nào được sùng mộ nơi quê quán của mình” vậy đó. Cậu phải nhớ rằng khi mình gởi một nhân viên người Mỹ cấp dưới sang Việt Nam, họ đã tiếp đón rất nồng hậu, nhưng nếu một người Việt như tớ trở về, có lẽ người ta đã không làm như vậy! Hoặc giả như chính tớ trở về và cũng được họ trải thảm đỏ tiếp đón thì lúc trở về Mỹ mình lại gặp rất nhiều rắc rối với cộng đồng người Việt bên này… Có thể lần này mình sẽ trở về, trước là để thăm mẹ già cũng như các em, các cháu và bạn bè còn ở Bình Giả, Bà Rịa – Vũng Tàu; và nếu điều kiện thuận lợi, mình sẽ ghé thăm động Phong Nha cho biết. Nhân tiện mình cũng muốn ghé thăm vùng đất “chôn nhau cắt rốn” của cha mẹ ở Nghệ Tĩnh một lần để tìm gặp rất nhiều bà con họ hàng nội ngoại còn ở ngoài đó nhưng mình chưa bao giờ gặp mặt vì cha mẹ mình di cư vào Nam từ năm 1954.
- Về ngay đi chứ còn chần chờ gì nữa"
- Như cậu biết đấy, mình đã về Việt Nam thăm gia đình nhiều lần, nhưng chưa bao giờ mình xuất hiện với tư cách là nhân viên của National Geographic cả.
- Cậu là đại diện cao cấp của hội đồng quản trị chứ nhân viên “cái khỉ mốc” gì! Nếu mình là người Việt như cậu thì đã trở về “vinh quy bái tổ” từ lâu rồi. Cậu về đi.
- Mình muốn chờ qua Tháng Ba xem tình hình ra sao đã rồi tính.
- Cậu làm gì cũng nhanh, nhưng tại sao cứ chần chờ rồi bỏ qua bao nhiêu dịp trở về Việt Nam vậy"
- Thì cậu cũng biết đó… Những người tỵ nạn như mình rất dễ bị lâm vào cảnh “trên đe dưới búa” nên mình phải thận trọng.
- Ai dám làm gì cậu mà sợ" Tụi mình làm việc cho một trong những cơ quan phi chính phủ, phi lợi nhuận, chuyên lo về giáo dục lớn nhất thế giới chẳng lẽ không “lo” được cho cậu hay sao [2]" Tụi mình rất nể phục cậu vì lúc nào cậu cũng tìm cách giúp đỡ cho đám sinh viên du học, tìm cách vận động cho những chương trình liên quan tới Việt Nam để may ra còn giúp đỡ dân nghèo, nhất là nâng cao dân trí, đặc biệt cho lớp trẻ… Đây là dịp may hiếm có để cậu trở về, biết đâu lại có cơ hội kiếm thêm nguồn tài trợ cho việc bảo vệ môi sinh nhằm giảm bớt nạn lũ lụt hằng năm tại miền Trung nước Việt.
- Không đơn giản như vậy đâu ông bạn già ơi! Tuy nhiên, mình cũng cám ơn cậu rất nhiều vì những tâm tình đó. Để mình tính lại… Thôi! Ăn đi rồi còn về sở. Mình còn bao nhiêu công việc chất đống trong văn phòng.

*

Suốt một tuần nay tôi đã nhiều đêm mất ngủ và suy nghĩ thật nhiều về những gì Chris đã nói với tôi trong giờ ăn trưa tuần trước. Tôi biết có những người Việt ở Hải Ngoại đã trở về với tâm huyết đóng góp một bàn tay xây dựng quê hương nhưng lại bị “vắt chanh bỏ vỏ” ôm hận ra đi. Tôi cũng biết có những người đã được chính phủ Việt Nam mời về “tham quan” trong những dịp lễ hội linh đình để rồi khi trở ra hải ngoại bị cộng đồng người Việt chống đối tẩy chay. Rồi cũng có những người đã lợi dụng lúc “tranh tối tranh sáng” trở về Việt Nam để làm giầu nhưng rồi lại phải tay trắng ra đi…
Tôi đã rời bỏ quê hương yêu dấu Việt Nam ra đi tìm tự do trên một chiếc thuyền tre nhỏ bé từ năm 1983 nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi nhớ thương những người còn ở lại. Thời gian tôi sống tại Mỹ đã dài hơn quãng đời tôi được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nhưng lúc nào cũng ôm ấp một giấc mơ sẽ phải làm một chút gì đó cho quê Mẹ. Làm sao" Tôi biết phải làm sao" Hàng triệu người dân Việt vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ ấm” lại còn phải đương đầu với thiên tai bão lụt hằng năm trên mảnh đất cong cong hình chữ S bên bờ biển Thái Bình Dương. Tại hải ngoại, có rất nhiều bạn trẻ rất nhiệt tình tham gia những chương trình cứu trợ, y tế và giáo dục tại Việt Nam; tuy nhiên, cũng có rất nhiều hội đoàn và cộng đồng quyết liệt chống đối những chương trình này cho tới khi thay đổi đuợc chế độ đang cầm quyền tại Việt Nam. Ai đúng" Ai sai"
Nguyễn Duy-An

[1] – Năm 2007 Việt Nam được chọn làm thí điểm cho chương trình NextGen nhằm khuyến khích giới trẻ học hỏi và nghiên cứu để áp dụng điện thoại di động trong lãnh vực y khoa, giáo dục và môi sinh. Đã có 1 ngàn 723 học sinh tại Việt Nam tham dự cuộc thi kéo dài suốt năm, và chương trình phát giải thưởng được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 12, 2007 với nhiều ý tưởng được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao.
[2] – National Geographic là một trong những cơ quan phi chính phủ, bất vụ lợi lớn nhất thế giới, được thành lập năm 1888 chuyên lo về khoa học và giáo dục. Tạp chí National Geographic được xuất bản hằng tháng với 33 thứ tiếng khác nhau với số lượng độc giả khoảng 40 triệu người trên khắp thế giới. Riêng đài truyền hình National Geographic được trình chiếu trên 170 quốc gia, kể cả Việt Nam. Hiện nay National Geographic “bảo trợ” hơn 9 ngàn chương trình thám hiểm hoặc nghiên cứu khoa học hay giáo dục nhằm khuyến khích mọi người quan tâm nhiều hơn về môi trường sống trên quả địa cầu (inspiring people to care about the planet).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến