Hôm nay,  

Feeding From The Heart - Thương Con Chăm Miếng Ngọt Bùi!

15/05/201000:00:00(Xem: 115524)

FEEDING FROM THE HEART - Thương con chăm miếng ngọt bùi!

Cô dâu Mỹ Tammy và gia đình họ Lê: Doctor Lê Văn Lân và bà Lê Nguyễn Nhàn.

Hai cháu bé Dylan và Lexie.


*
Có lần tôi hỏi người chồng Việt của tôi là để mừng ngày Hiền mẫu tại sao tụi mình không mời mẹ chồng tôi ra tiệm ăn nhỉ"
Anh bèn quả quyết đáp ngay: “Đâu được! Mẹ không muốn vậy đâu! Bà muốn nấu ăn cho mọi người ở nhà kia”.
Nghe chồng tôi nói vậy làm tôi bối rối vì tôi tự hỏi làm sao một mình bà ấy lại ưa thích một tay bà quán xuyến mọi chuyện từ sự đi chợ, nấu nướng và thu dọn cho một đại gia đình thay vì là được mời ra ăn thoải mái một bữa ăn ngon mà hoàn toàn rảnh tay nhàn nhã. 
Té ra giữa bà mẹ nòi chủng tộc Việt nam của tôi và bản thân tôi là một cô gái Mỹ thuần túy có cái nhìn hoàn toàn khác biệt nhau về chuyện ăn uống nấu nướng nhỉ.
Trước kia, lúc chưa lấy chồng, gia đình cha mẹ ruột tôi thường ăn mừng lễ lạc trong nhà theo lối kiếm những tiệm ăn quen thuộc nấu nướng ngon lành và mọi người thường thích thú như thế trong tinh thần rất gắn bó; riêng tôi không phiền trách gì cả về những buổi họp mặt như vậy. Tuy nhiên, thành thực mà thú nhận rằng những buổi họp mặt như vậy đã thiếu cái gì mà tôi cho là một bầu khồng khí ấm cúng của một mái gia đình như gia đình bên chồng của tôi khi họ quay quần ăn nhậu: Quả là có một sự khác biệt giữa Mỹ và Việt về vấn đề văn hoá đó!

Trong khi nhiều người Mỹ quen có cái thói coi thường chuyện bếp núc và thường ngoác miệng mà la: nào là “Tôi không có thì giờ”, nào là “Tôi không quen nấu” thì cái thái độ đó hầu như không được nghe nói trong văn hoá Việt Nam.
Mỗi khi đến ăn tại nhà mẹ chồng tôi, thì mùi thơm của bữa cỗ gia đình như đã chào đón trìu mến tôi khi tôi mới vùa đặt chân vào cửa. Trước khi bà hỏi han tôi “Khỏe không con"” (How are you doing, honey") thì tôi đã cảm thấy được tiếp rước khi bà dắt tôi đi dọc cái bàn ăn dài bày biện tưng bừng với những món nấu dọn ra la liệt cho bữa cỗ tối nay. Ở Hoa Kỳ, người Mỹ chúng tôi thường đánh lừa qua lối dọn ăn: những món ăn hầu như chỉ dùng những hộp thức ăn tiền chế, một kiểu thực phẩm cuả nhà hàng làm sẵn để tồn kho đem ra bán, hay là “nấu bếp ứng chế theo “kiểu đi ngang về tắt “. Trong nhà mẹ chồng tôi thì hoàn toàn trái ngược, nơi mà đố ai kiếm ra lọ muối rắc. Biết sao không" Chính là vì trong tất cả các món nấu dọn ra bà đã nêm vào đó một chất liệu chủ chốt mà thức ăn Mỹ thiếu vắng: đó là tình thương của bà vậy. 
Miếng ngọt miếng bùi mà bà đã nuôi nấng gia đình là miếng tríu miếng mến đó. Trong đầu óc của bà, đây là một lối vừa nuôi ăn vừa vỗ về con cái, chứ chẳng phải coi như là một công việc tầm thường. Đúng y chang kiểu mẹ cho hài nhi bú với bầu vú ấm áp và mềm mại, nấu nướng ứng chế tự nhiên là kiểu thức mà một người mẹ có thể thương lo cho bầy con một cách tuyệt hảo nhất mà bà tự biết phải làm sao. Theo tôi hiểu, cách thức này chẳng phải chỉ riêng gia đình bên chồng tôi mới làm duy nhất, mà nó có vẻ là một nét đặc thù chung cho văn hoá Việt Nam. Chị chồng, mẹ chồng, cô chông, tất cả những hiền mẫu Việt Nam toàn là những tay bếp cừ thành thạo và thích tự tay nấu những món gia công cho gia đình ăn.

Bây giờ các bạn đã hiểu tại sao mẹ chồng tôi lại thích ăn ở nhà, các bạn mới hiểu tại sao bà thích chứng kiến ngắm nghiá cái sự thưởng thức của tôi đối với lối nấu nướng tại gia của dânViệt. Khi tôi bập môi nhóp nhép và xin bà tiếp thêm một phần Chả Cá thứ hai, thì mặt bà rạng rỡ hẳn lên ( Chả Cá là cá được ướp với rau thì là và sữa chua đem nướng lửa).
Nhưng khi tôi xin bà phương thức làm món này, tôi mới rõ là rắc rối. Như những tay bếp giỏi, mẹ chồng tôi thấy khó mà kê khai cân lượng cho phương thức. Theo bản năng bà biết phải dùng bao nhiêu cho mỗi thành phần và biết xoay sở để tránh sơ hở thông thường, nhưng mà cái tài thiên phú thứ hai của bà về nấu bếp khó mà phiên dịch ra một cách dễ dàng. Bà cố hết sức cung cấp cho tôi những ý niệm cân lường chính xác, nhưng cái món ăn sao chép của tôi không bao giờ được làm đúng chút nào. Đã hơn một lần tôi cố tự tay pha chế cái món “nước mắm” tuyệt ngon của bà, nhưng rốt cuộc tôi đành thú nhận tôi vẫn chưa thành công chút nào ( Nước mắm là một thứ nước chấm ngon lành của Việt Nam, phổ biến như tiêu và muối trên bàn ăn của người Mỹ).

Dù rằng tôi chả bao giờ trở nên một tay bếp thành thạo như mẹ chồng tôi, nhưng bà đã dạy tôi một bài học quí giá về vai trò thực phẩm ở nước Việt. Trong văn hoá Việt, thực phẩm, tình thương, và gia đình thường xuyên quấn quit lấy nhau. Tụ họp để ăn bữa với những người thân thuộc là những giây phút tríu mến và sự nấu nướng tại gia tăng bổ cho tình tríu mến này. Hiện nay tôi vẫn dùng những cách thức đi tắt kiểu Mỹ khi tôi nấu nướng, nhưng tôi sẽ hết sức chuyển đạt bài học này ( và cũng ước ao thay với đôi chút tài nấu nướng) cho con gái tôi là Lexie và con trai tôi là Dylan. Tôi hy vọng rằng hai đứa sẽ học cái điều mà “Bà Nội” (Grandma) chúng đã chỉ tôi : Bữa ăn gia đình là một lối nuôi nấng với tất cả tấm lòng.

*

Feeding from the Heart*
by: Tammy D. Le

I once asked my Vietnamese husband if we could take out his mother for dinner to celebrate Mother’s Day. He emphatically replied, “No, she wouldn’t like that; she’d rather cook dinner for everyone at home.” His answer left me perplexed as I wondered why his mother would rather shop, cook, and clean up for a large family dinner as opposed to being taken out for a nice, relaxing dinner minus all the work. Alas his Vietnam-bred mother and the typical American like myself view cooking quite differently. In my family we usually celebrate family occasions by frequenting nice restaurants with good food and our close-knit family does enjoy such outings; I can’t complain about our gatherings. Yet I have to admit these get-togethers lack the warm, homey atmosphere of those at my in-laws and when it comes to food and family, there really is a difference between American and Vietnamese culture.

While many Americans view the kitchen with contempt, with protesting cries of “I don’t have time” or “I don’t cook,” this attitude is virtually unheard of in Vietnamese culture. When I enter my mother-in-law’s house for a family dinner, the smells of her homemade feast give me a friendly greeting as I approach the door. Before she can say “Khoe khong, con"” (How are you doing, honey"”), I already feel welcomed as she ushers us towards the long, dining table set in cheerful anticipation of its dining companions for the evening. Yet in the United States, we cheat our way through dinnertime: our dishes are likely to utilize pre-packaged meal helpers, a store-prepared item, or other shortcut to making a meal from scratch. The opposite occurs at my mother-in-law’s house, where it’s difficult to find salt in a shaker. To all her meals she adds a key ingredient that our meals lack: her love. She feeds her family from the heart. In her mind, this is a way to both nourish and nurture her kin and it’s not viewed as a chore. Just like nursing a baby from his mother’s warm, soft breast, cooking from scratch is a unique way a mother can love and care for her children in the best way she knows how. I don’t feel this attitude is unique to my husband’s family, rather it appears a common trait in Vietnamese culture. My sister-in-law, mother-in-law, my husband’s Aunt, all of the Vietnamese matriarchs are accomplished cooks and enjoy making homemade food for their families.

So now that you see why my mother-in-law prefers to eat at home, you can understand why she loves to witness my enjoyment of her homemade, Vietnamese cuisine. When I smacked my lips and asked for second helpings of her “Cha ca” (Grilled fish marinated with dill and yogurt), she beamed. But I knew asking for the recipe would lead to trouble. Like all good cooks, my mother-in-law finds it difficult to quantify her recipes. She instinctively knows the amount of each ingredient and can avoid common pitfalls, but these second-nature cooking skills don’t easily translate. She tries her best to supply me with accurate measurements, but my replication never comes out right. I’ve tried more than once to recreate her delectable nuoc mam (that tasty Vietnamese condiment as ubiquitous as salt and pepper on an American table), but I have to admit I’ve still not succeeded.

Though I might never become as accomplished a cook as my mother-in-law, she has taught me an invaluable lesson about the role of food in Vietnam. In Vietnamese culture, food, love, and family seem permanently intertwined. Gathering for a dinner with your relatives is a beloved pastime and somehow the homemade cuisine reciprocates this love. Now I still may utilize some of my American shortcuts when I cook, but I will do my best to pass on this lesson (and hopefully some cooking skills) to my daughter Lexie and son Dylan. I hope they will learn what their “Ba Noi” (Grandma) has shown me: that family mealtimes are my way of feeding them from my heart.

*this article is dedicated to my mother-in-law Nhan Le.

Tammy D. Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Nhạc sĩ Cung Tiến