Hôm nay,  

Xuân Muộn

30/01/201000:00:00(Xem: 140049)

Xuân Muộn

Tác giả: Ấu Chi
Bài số 2851-1628921- vb713010

Tác giả từ sơ lược về mình: “Tôi là một trong những thuyền nhân may mắn, định cư ở Mỹ từ năm cuối của thập niên bảy mươi. Ra trường cử nhân điện tử - hiện đang làm việc cho một công ty ở quận Cam. Viết văn là một niềm vui mới tìm thấy.” Hai bài viết về nước Mỹ đầu tiên  là “Phở”.và “Cõi Mây Của Ngoại.” Bài mới làn này là một chuyện tình muộn mà đẹp của mùa xuân đang tới, có “ngày mùng một tết đúng vào ngày lể Valentine.”. Mong Ấu Chi tiếp tục “niềm vui mới tìm thấy”.

***

Chuyến bay suông sẻ đến phi trường Phoenix đúng giờ như dự đoán. Chiếc Nissan Maxima màu xanh đã sẳn sàng chờ ông ở National Rent-A-Car.  Phải thêm hai tiếng đồng hồ lái xe nữa mới tới Sedona. Thành phố đang đi vào buổi chiều. Một buổi chiều mùa đông.
Lần đầu ông đến đây, chín năm về trước, Sedona lúc đó đang bước vào mùa hè. Bàng hoàng với sắc đỏ của núi đồi hùng vỉ, choáng ngợp với khung cảnh bao la hửu tình - nét đặc thù của Sedona đã lôi kéo bước chân ông trở lại - mùa thu, mùa xuân, rồi mùa đông, mỗi mùa một vẻ khác nhau. Ở đây có bình minh chói chan rạng ngời, và hoàng hôn trầm ngâm tím ngắt. Có bầu trời đêm chi chít những ánh sao  huyền ảo, hiếm khi thấy ở những thành phố lớn.  Mỗi khi có dịp nghỉ phép thường niên  ông lại trở về Sedona. Như một thông lệ. Lại chọn Sedona Creek Inn. Như một người tình chung thủy. 
Lử quán Sedona Creek thuộc vào loại nhỏ so với hàng chục nhà trọ khách sạn tên tuổi ở đây. Chỉ vỏn vẹn có sáu phòng. Phòng ốc rộng rải bài trí đơn giản, nhưng không kém phần mỹ thuật, và rất đàn ông tính. Sàn gổ đậm bóng, ghế bành da đính nút đồng, lò sưởi lót gạch nung, một chiếc giường lớn và một bồn tắm gổ sồi đúng điệu miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Khách viếng Sedona Creek, ngoài nệm êm chăn ấm, còn được phục vụ chu đáo hai bửa sáng chiều. Cảnh trí phía sau lử quán trông rất nên thơ,  với sông suối đồi núi bao quanh, và đặc biệt một khu riêng rẻ trồng toàn xương rồng. Cái giống cây thường không được cảm tình lắm ở quê nhà.
Quê nhà trong trí nhớ ông có hình ảnh mấy nhánh xương rồng trơ trọi ở bải tha ma. Có lẽ vì đó với riêng ông xương rồng là tượng trưng của thê lương. Xương rồng quê nhà không trồng mà mọc. Ở đây chúng được ươm trồng ngay hàng thẳng lối, và đã tô điểm thêm cho lử quán này một nét đặc thù riêng biệt. Ở đây xương rồng nở hoa đủ kiểu đủ vẻ trên bàn ăn của lử quán. Xương rồng ung khói nướng, xương rồng tẩm bột chiên dòn, và ông thích nhất là món trứng phô mai đút lò xương rồng, món ăn sáng khoái khẩu được nhiều du khách tận tình chiếu cố.
Đã hơn bốn năm nay, vì bận rộn công việc, ông đã không có dịp dành riêng khoảng thời gian nào cho mình, mãi đến hôm nay... Sedona Creek niềm nở chào đón ông trở lại, vẫn giàn hoa giấy đỏ thắm tươi tắn bên tường, và ông bà Gray, người quản thủ lử quán, với nụ cười thân quen cố hửu.  Đằng sau bàn tiếp tân ông thấy một khuôn mặt mới. Con gái nuôi tôi đấy. Bà Gray giới thiệu. Enola. Cô có lẻ vào khoảng bốn mươi. Làn da trắng muốt, một vài chấm tàn nhang nhạt trên sóng mũi cao, đôi môi mĩm nhẹ một nét cười. Nét đẹp Âu Châu cổ điển. Nhưng đôi mắt đen nhánh ấy sao như chan chứa một bầu trời quê hương, ánh mắt buồn buồn như ấp ủ một điều gì.
Ông lại trở về căn phòng củ. Bàn ghế thân quen. Ông có cảm tưởng như một người con đi xa nay trở về thăm nhà. Hạnh phúc tìm thấy thật đơn giản ở nơi đây. Một mình bên dòng suối sau lử quán. Một chai bia lạnh, phải là bia địa phương nhé – Sedona Amber Ale – hương vị nhẹ nhàng khác hẳn những loại bia nổi tiếng  ông đã từng thưởng thức qua. Trong tiếng róc rách thiên nhiên, ông tìm thấy sự tỉnh lặng của tâm hồn. Giữa núi đồi bạt ngàn mênh mông, ông tìm hạnh phúc trong tỉnh mặc của thinh không. Ông bình yên với sự cô lẻ của riêng mình. Tỉnh mịch trong cỏi riêng một đôi ngày rồi ông lại trở về chốn huyên náo nhân gian. Những giọt mưa bắt đầu rơi lất phất… Hơi lạnh buốt da. Mưa tuôn thành ngàn sợi tuyết, điểm tô mấy nhánh cây khô với những cụm bông  trắng xóa.  Rồi hàng hàng lớp   lớp, tuyết sa bao phủ khắp nơi… Dãy núi đỏ xa xa lốm đốm sắc trắng trông thật đáng yêu. Ông ngây ngất với phong cảnh trử tình. Đây là lần đầu tiên ông chiêm ngưởng tận mắt vẻ đẹp mùa đông của Sedona.
Lần đầu tiên ông biết đến Sedona, qua lời kể của một bà giáo già sinh trưởng tại địa danh này, trong một lớp ESL, cách đây hơn ba mươi năm. Ông vẫn còn nhớ và tri ân bà cô giáo dạy Anh Văn trong những năm tháng đầu tiên ấy. Bà chia xẻ kiến thức mình một cách rộng rải, sự học hỏi không giới hạn ở những bài học ngôn ngữ, bà nói về sự bình đẳng nhân quyền, bà khơi dậy lòng tự tin của một thanh niên mới lớn. Từ bà, ông nhận thức rằng nếu mọi sự khởi đầu bằng một niềm tin mảnh liệt, thành tựu nhất định sẽ đến, lâu hoặc nhanh tùy theo thời cơ và nổ lực cá nhân. Bà là một giảng sư đại học, trong khi ông chồng lại hành nghề nấu bếp. Bà nói về chồng mình một cách rất tự nhiên và hảnh diện. Bà da trắng, ông da màu. Bất chấp những tương phản dị biệt, họ đã có với nhau một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc với hơn hai mươi năm tình nghĩa vào lúc đó.
Thưở đó ông còn là một chàng thanh niên tóc bồng đen nhánh, đang hăng hái gầy dựng tương lai, với nổi đam mê về ngành ẩm thực và quản trị nhà hàng. Niềm mơ ước của ông là được huấn nghệ để trở thành một đầu bếp lão luyện. Xuất thân từ trường cao đẳng Mỹ Thuật, nấu bếp đối với ông là một nghệ thuật, trân trọng ngang nhau như nghành hội họa, cả hai cùng đòi hỏi sự tỉ mỉ, trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo. Trong thời gian tập sự ở quán ăn của một trường đại học, ông có dịp quen biết  và yêu Nhi, mối tình lớn trong cuộc đời thanh niên của ông.
Bờ biển Huntington Beach là nơi hẹn hò thường xuyên của họ. Ở đó họ có với nhau những giờ phút riêng tư tuyệt vời. Vô tư bên làn nước xanh, đùa vui với những đợt sóng xô. Họ xây lâu đài cát, và cùng đắp mộng tương lai. Nhi lúc đó là cô sinh viên năm cuối ngành sử học, gia đình cô nuôi hy vọng rằng cô sẽ thẳng tiến vào trường luật để nối gót ba cô, một luật sư tên tuổi trong cộng đồng người Việt. Dưới mắt nhìn của gia đình Nhi, một gia đình rất trọng vọng bằng cấp khoa bảng, mối tương quan giữa ông và Nhi là một cán cân chênh lệch bất xứng không thể nào chấp nhận được. Bất mãn gia đình, mâu thuẩn nội tâm. Từ một cô thiếu nữ hồn nhiên hoạt bát, Nhi dần dần trở nên buồn bã ít nói, khép kín vào vỏ ốc của riêng mình.
Một tuần trước ngày thi final, có lẽ vì nhiều áp lực dồn dập, sáu giờ sáng Nhi một mình lái xe đến bãi biển Huntington Beach, với cuốn sách học trên tay, cô thẫn thờ đi về phía những con sóng bạc đầu…Khi ông đến thì chỉ thấy cuốn sách sử hờ hửng trên bải cát, chiếc khăn len đỏ nhấp nhô trên ngọn sóng xa…Con ốc nhỏ  đã chìm hẳn vào lòng đại dương.


Đau đớn với sự ra đi đột ngột của Nhi, ông trách đời. Tại sao phải dựng lên những hàng rào cô lập, cản ngăn sự yêu thương giữa người và người dựa trên những định kiến cổ hủ. Thành kiến vô lý của xả hội đã khiến xuôi một cái chết oan uổng, đã gây nên những nổi đau không cần thiết. Rồi ông  trách mình. Mặc cảm tội lổi rằng mình đã góp phần vào sự ra đi đau lòng của Nhi, ông tự giam mình trong hố sâu vực thẳm của tâm hồn. Trái tim ông khép kín từ buổi sáng định mệnh hôm ấy. 
Rời bỏ Cali, ông lao đầu vào công việc, tìm vui qua những thành quả gặt hái trong hoạt động nghề nghiệp. Đời đã không quá bạc đải ông. Sau nhiều năm thử thách qua những môi trường làm việc khác nhau – trường học, bệnh viện, nhà hàng – hiện ông đang đảm nhiệm vai trò bếp trưởng trong một nhà hàng có tầm vóc quốc tế ở New York. Mỗi món ăn trên thực đơn là công trình sáng tạo của ông, là tinh túy của bao nhiêu năm kinh nghiệm, là tập hợp đề huề giữa hai nền văn hóa Âu Á. Theo môi trường làm việc,  sinh hoạt của ông du nhập hoàn toàn vào dòng chính. Đã bao nhiêu năm nay ông sống xa rời cộng đồng Việt Nam, chỉ thỉnh thoảng  theo dõi hoạt động của cộng đồng tị nạn qua báo chí và Internet. Dường như có một nỗi trống vắng triền miên. Ông lại tìm cách giải khuây bằng việc làm, bằng những chuyến du lịch đó đây. 
Ông yêu thích cái lữ quán cũ kỷ này, không chỉ vì phong cảnh hửu tình, mà còn vì sự niềm nở và tinh thần phục vụ chu đáo. Lữ quán có chủ trương chìu lòng khách bằng cách nấu thêm món ăn đặc sản tùy theo gốc gác quê hương từng người. Họ chịu khó bỏ công nghiên cứu món ăn Á Châu. Mấy lần viếng thăm trước đây họ thường mời ông món chả giò hay mì xào. Lần này thì họ dọn món bò kho, kèm cả rau quế và dĩa chanh tiêu. Ông tấm tắc thưởng thức, thán phục sự tinh tế, và thầm hỏi tại sao họ lại biết cách nấu hợp khẩu vị người Việt như thế.
Như đọc được sự thắc mắc của ông, Enola thong thả đem ly trà nóng ra bàn ăn, với nụ cười đôn hậu:
- Anh là người khách Việt Nam đầu tiên từ khi tôi đến đây. Lâu lắm rồi tôi không nấu món bò kho. Hy vọng anh dùng vừa miệng.
Cô khẽ khàng ngồi xuống bên ông…và chuyện đời quanh co cứ thế được trút ra không chút e dè ngần ngại. Đã bao nhiêu năm rồi cô không có dịp dùng tiếng mẹ đẻ trong giao dịch hàng ngày.  Ông thấy lòng ấm áp qua giọng kể hồn hậu của người đàn bà với đôi mắt chứa chan một bầu trời quê hương xa xôi ấy. Ôn về đoạn đường đã qua với những nhục nhằn quá khứ,  cô tần ngần, có một thoáng tiếc nuối:
- Phải chi tôi chờ thêm vài năm nữa để đi theo diện con lai…
Rồi với sắc giọng miền Nam dung dị, cô kể ông nghe chuyện đời mình. Về  người cha gốc Mỹ cô chưa hề biết mặt. Về người mẹ xinh đẹp vắn số. Về chiếc ghe định mệnh mang số VT313. Biển Đông mùa Xuân năm Tý, cô trở thành đàn bà mà không hề hay biết. Xuân sắc trinh nguyên ra đi chớp nhoáng như một cơn lốc xoáy, trong u ám mù khơi, trong mịt mùng bảo tố. Tâm hồn cô rát buốt từ cái đêm bảo dữ tháng Giêng năm ấy. Sau hơn ba năm vật vờ ở trại tỵ nạn Mả Lai, cô được giấy cho đi Mỹ. Khập khểnh bước vào đời sống mới, cô như người đứng ngoài lề cuộc sống, bao nhiêu năm chơ vơ lây lất không định hướng. Vậy mà định mệnh  lại  tử tế đưa đường dẫn lối, đã mang cô đến vùng đất đỏ sa mạc Sedona, và xuôi khiến cho cô gặp được ông bà Gray, người đã giúp đở cô với công ăn việc làm tại lử quán của mình. Sau những năm tháng tận tụy ở lử quán Sedona Creek, cô bé chăm chỉ ít nói với vẻ sầu man man cố hửu đó, đã chinh phục được lòng cảm mến của cặp vợ chồng người bản xứ hiếm muộn. Họ hoan hỉ nhận cô làm con gái nuôi. Cô bàng hoàng sung sướng như nàng Lọ Lem trong câu chuyện cổ tích ngày nào. Vết sẹo lòng đã kéo da non, niềm tin nhân bản nay được phục hồi. Con bé Lê thị Én đã đắm chìm trong bảo tố, chôn vùi dưới đáy đại dương  năm xửa năm xưa rồi. Cô lành lặn bình tâm bước vào cuộc sống mới với cái tên Enola Gray. Enola có nghĩa là trầm mặc trong ngôn ngử người da đỏ, theo lời bà Gray.
 Cô cười buồn:
- Chuyện gì rồi cũng qua. Coi như mình gặp tai nạn. Chỉ có điều lúc xưa tôi rất yêu biển, yêu cái bình lặng phẳng lờ, yêu cái màu xanh thăm thẳm. Nhưng rồi tôi đã chứng kiến mặt trái của đại dương.  Tôi thấy biển tăm tối hải hùng, biển dử dằn phẩn nộ. Tôi chạy trốn biển từ ngày đặt chân lên đất liền anh ạ.
Rất tự nhiên, ông thố lộ:
- Tôi cũng vốn yêu biển. Trạm dừng chân đầu tiên trên đất Mỹ là miền Nam Cali, nhưng rồi biển lại là lý do khiến tôi phải di chuyển tới vùng New York hiện nay. Biển là biểu tượng của đau thương tang tóc với riêng tôi.
Thật dung dị đôn hậu, cô nắm tay anh, xẻ chia nổi đau cùng người đàn ông cô lẻ. Cô lặng im nghe ông nói về những tháng ngày đầu tiên trên mảnh đất tạm dừng. Mối ẩn tình từ lâu dấu kín nay đã có chổ gửi gắm, ông thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn ra.
Anh chị gặp nhau trên đường lưu lạc.
Buổi chiều xứ người không nắng không mưa.
Anh thấy lại trời quê hương trong mắt.
Chị kể chuyện buồn năm đó xa xưa.
Câu thơ ai đó nhớ mang máng sao thật thích hợp trong lúc này. Họ chia xẻ với nhau những suy nghĩ thầm kín nhất. Những điều từ lâu không nói được với ai, họ kể cho nhau nghe. Mới tao ngộ mà tưởng như là cố tri đất khách, như Bá Nha Tử Kỳ trong giai  tích cổ xưa.
Những kỷ niệm quê nhà năm xưa, nhất là về mùa Tết, được nổ rang như bắp.  Ông may mắn có một tuổi thơ trọn vẹn, với gia đình đầm ấm, có niềm hân hoan chiếc áo Tết, có nổi vui phong lì xì đỏ, và ngọt ngào bánh mứt ngày Xuân.  Tuổi thơ được sống lại qua những kỷ niệm ngày Tết. Ông nhớ lại hình ảnh cậu bé con hoan hỉ với chai xá xị con Cọp, chỉ được uống trong dịp Tết…Cậu diện chiếc áo mới láng lẩy, rủng rỉnh mấy đồng bạc trong túi, thử thời vận với bàn bầu cua cá cọp bên vệ đường. Ông dường như trẻ lại, huyên thuyên hồi tưởng hình ảnh quê nhà trong mùa Xuân củ, rồi chợt im bặt ái ngại nhìn cô…
Cô khoát tay cười khuyến khích ông kể tiếp. Với cô, dù tuổi thơ là một chuổi dài những ngày phiền muộn, nhưng  thấp thoáng đâu đó trong ký ức vẫn có bóng dáng của  phiên chợ cận Tết, có nụ mai vàng báo Xuân sang, và tiếng pháo đì đùng năm mới. Tết quê nhà luôn là một kỷ niệm đẹp trong trí nhớ cô. Mỗi lần Xuân sang là thêm một niềm hy vọng ươm trồng cho những tháng ngày sắp tới. Cô ngập ngừng:
- Hình như năm nay mùng một Tết đúng vào ngày lể Valentine, anh ạ!  
Một sự kết hợp Việt Mỹ tuyệt vời. Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu. Ông thì thầm vào tai cô. Đã lâu lắm rồi ông không có được những khoảnh khắc thoải mái như vậy.  Ánh vui dường như cũng trở lại trong đôi mắt cô.
*
Tháng Hai, ngày 14, chiều chủ nhật…Từ phi trường John Wayne, chiếc xe phóng nhanh trên Pacific Highway, có mùi biển mặn thoang thoảng đâu đó trong hương gió, thật gần rồi nhạt dần theo vòng xe lăn bánh. Bỏ lại sau lưng những ngọn sóng nhấp nhô, chiếc Nissan Maxima màu xanh rẽ vào thành phố, họ trực chỉ hướng phố Saigon nhỏ, mong tìm những bông mai nở vội cho mùa Tết đang về. Có bàn tay ấm áp trong bàn tay, và hai trái tim dù không còn trẻ nữa, sao vẫn nghe nôn nao rộn rả trong lòng.
Con én nhỏ đã tìm thấy mùa xuân…dù rất muộn màng!
Ấu Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,789,279
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến