Hôm nay,  

Que Diêm

17/12/200900:00:00(Xem: 815995)

Que Diêm

Tác giả: Phan
Bài số 2813-1628883- vb5121709

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Những khi bỗng rảnh, tôi ưa lái về những nơi bỗng nhớ, gặp những người bỗng dưng… Có khi thấy lòng lâng lâng hối hận là sao lâu quá mình không ghé thăm người này. Cũng có bực bội khi gặp lại người không ưa từ trước, bây giờ càng khó ưa hơn. Lấn cấn trong lòng là mình thay đổi.
Hôm nay tôi gặp lại anh Than. Tên đúng của anh thì quên rồi. Hồi làm chung đã lâu, anh ưa “than” nên mọi người gọi anh là anh Than. Tôi với anh tay bắt mặt mừng. Sau xe còn xách bia uống dở, tiếc của mang về từ hôm gặp anh Thuần làm Phòng thương mại, ngoài nhà hàng Năm Hứa. Tôi mời anh Than quá bước qua nhà hàng Tàu lai rai chơi. Anh từ chối như anh chưa bao giờ nhận lời vì tai nạn ham vui lần đó. Câu chuyện cũ lại lù lù tái hiện trong đầu. Anh chị đến dự tiệc tân gia của một người bạn làm chung với chúng tôi. Ai nấy đóng tiền cho người đại diện mua quà chung, gọi là của anh chị em trong hãng. Đóng tiền ngay tại tư gia tân gia khi chưa vô tiệc. Chị nhà đi dự tiệc, nhưng dứt khoát không đóng tiền khi thủ qũy truy thu. Mọi người bỏ qua thôi. Nhưng anh lỡ trớn đã đưa vợ đi tiệc, anh mượn anh em vài chục để hùn hạp với đồng nghiệp. Chị nhà làm lớn chuyện như anh thua bạc thua bài tán gia bại sản. Anh xin lỗi mọi người, mỗi ngày, tới làm không ai quên được chuyện bé xé ra to. Cũng từ đó về sau, anh từ chối mọi sinh hoạt cuối tuần của đồng nghiệp cho tới ngày hãng đóng cửa.
Chiều gặp lại này cũng đành ngồi ngoài bãi đậu xe, uống bia, nghe anh than…

“Ong ạ! Người ta bảo là sông có khúc, người có lúc. Sao cái khúc của tôi nó dài… cái lúc của tôi nó buồn ghê lắm.”
“Khúc dài, lúc càng vui. Sao anh buồn ghê vậy"”
“Tôi làm không biết bao nhiêu việc, từ khi hãng đóng cửa. Có nghe bạn bè thỉnh thoảng gặp, có nói chuyện về anh. Mừng cho mọi người, buồn cho tôi. Mất việc là mất hết. Mất hết…”
“Cũng còn vợ cũ chứ hả"”
“Giá không còn hay hơn!”
“Buồn thiệt. Dzô.”
“Bây giờ anh làm gì"”
“Làm người ở ở nhà mình.”
“Tối ngủ bà chủ"”
“Hết hứng thú.”
“Hết pin hay hết thuốc chữa"”
“Cứ như anh, có khổ mấy cũng vui. Sao tôi buồn hoài.”
“Ai cấm anh vui!”
“Không có gì vui. Chả lẽ ra đường cười một mình, cho người ta nói mình rồ à!”
“Thì anh đi kiếm việc gì làm đỡ. Không dư giả cũng hơn ngồi nhà nghĩ quẫn.”
“Tôi có nghỉ ngày nào đâu, cũng đi làm đấy chứ. Gặp buổi khó khăn, người ta mướn mình vài tháng, lại hết việc.”
“Hiện anh đang làm gì"”
“Tôi làm cable. Ngày năm chục bạc. Họ sai mình như chó, mắng như con…”
“Đời bây giờ, người ta xem mình như cứt, muốn ăn lúc nào ăn. Cơm cha áo mẹ công thầy của mình bỏ cả anh ạ! Tôi cũng oải lắm rồi, nhưng đi loanh quanh chỉ thêm đời mỏi mệt. Đi đâu cũng chỉ gặp những người nô lệ da vàng, những người chuẩn bị sống bằng cách kiếm tiền tới chết chứ chưa sống ngày nào…”
“Anh đang làm gì"”
“Bán ít chữ nhặt nhạnh từ vũng lầy của chúng ta.”
“Tạm ổn chứ"”
“Tùy mình, nhắm hay mở mắt…”
“…”
“Anh làm cable, công việc có đều không"”
“Không. Tháng, vài trăm bạc. Cầm cái check chẳng vào đâu. Còn phải đợi chủ gọi mới được đi nhà bank. Họ cũng đâu có tiền trong bank đâu.”
“Tìm việc khác. Đưa số điện thoại đây, tôi tìm việc phụ cho.”
“Tôi có điện thoại đâu, cắt rồi. Chán cable, nhưng lẩn quẩn mãi…”
“Bắc được cable với con mụ nào rồi phải không"”
“Nói ra, anh lại cười tôi lẩm cẩm. Thân lo chưa xong còn đèo bòng…”
“Rồi, mắc dịch cúm chim. Mỹ, Việt… khai mau. Cỡ anh không dám đụng Mễ đâu, đừng nói dóc nha cha.”
“Tôi… có ăn gan cóc tía cũng không dám. Đàn bà họ dân chủ, dân quyền dữ lắm. Vợ tôi thôi dọn dẹp nhà cửa đã lâu. Tôi ít việc hơn thì phụ hợ cũng phải. Bà ấy thôi giặt giũ, rồi thôi luôn cơm nước…”
“Thảo nào anh ốm như que diêm.”
“Tôi thì nói làm gì. Mấy đứa con trông vào ông bố không tiền, mới khốn nạn.”
“Rồi anh lo nổi cho mấy đứa nhỏ không" Sao không la làng lên, anh em biết đâu mà giúp…”
“Chưa đến nỗi đó. Tôi có tiền thì mua sẵn mấy thùng mì gói làm căn bản cho mấy cha con. Hôm khá việc thì đi chợ cho con cái có miếng ăn. Mấy đứa nhỏ cũng ngoan. Con nít bên đây khôn sớm, chả dại như mình thuở nhỏ. Chúng nó có ý lắm.”
“Thế chị lên bàn thờ từ bao giờ"”
“Được thế đã phúc. Hôm nào tôi có đi chợ thì bà ấy về ăn cơm nhà. Hôm cha con tôi mì gói thì bà ấy tan sở, ghé ăn gì đấy, rồi về. Thỉnh thoảng thèm, mua về ăn một mình. Con cái không đụng tới thì chửi đổng. Hôm có bạn bè ghé chơi, order nhà hàng về ăn, vui. Chả kể gì chồng con. Vợ chồng đến thế đã cùng chưa"”
“Chưa. Trước khi cùng, đàn ông nó khùng. Đàn bà bây giờ họ dân chủ lắm, đến thằng chồng nổi khùng, nó bằm cho vịt ăn. Họ mới cam lòng.”
“Một dạo, bà ấy đòi ly dị. Nhưng cuống lên vì con không ai lo, đời nào lại đi dặn con: Có sốt cũng ráng chịu đến hết buổi học. Đừng bảo cô giáo gọi mẹ… Tôi thôi đi làm xa để lo con, nhưng làm gần thì không có việc. Cha không việc làm thì ông toà phải giao con cho mẹ thôi. Thế là tính tới tính lui, tự cất đơn ly dị để đi làm overtime miệt mài. Cái gì thay đổi cũng qua được, lòng người đổi thay nó khốn khổ cho gia đình…”


“Anh cũng có tuổi rồi, cũng cần tinh thần ổn định mà lo tuổi già. Nhà cửa xe cộ xong hết chưa"”
“Cũng vì có tuổi rồi, sức tôi đã đuối từ khi mình còn làm chung hãng. Toàn anh em đỡ đần cho. Bây giờ, nhà xe đã xong. Điện nước chung nhau trả. Cứ như người share phòng. Tôi thương con anh ạ. Chả biết Chúa gọi khi nào…”
“Hay anh gọi ổng trước đi, coi Ngài giúp được gì không" Hình như lúc này Văn phòng Chúa Cứu Thế đang bị Sở thuế truy thu, không thấy ngài nhận đơn kêu khổ!”
“Đừng nói bậy.”
“Sorry.”
“…”
“Bia ngon thật đấy, lâu không uống…”
“Thôi, nói chuyện đèo bồng nghe đi. Anh vừa già, vừa nghèo, vừa không job. Chỉ được cái hiền. Ai cho anh câu cable cũng kể là có hai con mắt khóc người một con…”
“Ba cái vừa của anh đúng cả. Ma nào nhìn tới tôi.”
“Vậy đèo bồng cái quái gì, anh lúc này úp mở dữ nghen!”
“Chuyện thằng nhóc. Chả họ hàng. Nhưng người cùng khổ thì thương nhau…”
“Anh nhận con nuôi"”
“Bố bảo không dám. Tôi đi làm cable, bữa đực bữa cái. Người ta gọi mới đi. Gặp thằng nhóc Mỹ trắng hẳn hoi, lễ phép ra phết. Nó đến xin tôi ly nước trong cái thùng nước uống của anh em thợ. Hôm đó chúng tôi đang làm bên hông khách sạn. Anh em đuổi nó đi, tôi thấy bất nhẫn quá. Trời thì nóng đổ đom đóm mắt, thùng nước, hôm nào cũng đổ bỏ mỗi chiều về. Cho người ta một ly, xá gì. Tôi gọi lại cho. Thấy tội nghiệp nó quá. Nó biết mọi người nghĩ nó giả xin nước để ăn cắp đồ nghề của chúng tôi. Nó cảm ơn và xin lỗi tử tế, rồi đi.
Tôi ám ảnh thằng nhỏ dễ thương, mặt mày sáng sủa, lễ phép. Chắc lại chuyện gia đình! Hôm sau, tôi thấy nó cũng còn lảng vảng quanh khách sạn. Công việc thì nhiều, tôi nói ông xếp: Mướn nó đi, mướn nó phụ việc. Nó không phải dân ăn cắp đâu. Ong xếp mướn nó, nhưng giao cho tôi coi chừng. Thế là tôi với nó bằng nhau. Ngày năm chục bạc. Nó ít nói lạ thường, tôi giúp nó việc đưa rước đi làm. Làm tiền mặt nên cũng chẳng ai quan tâm lý lịch. Gia đình nó có vẻ khá giả, nhưng không hiểu sao để cho thằng bé lang thang. Hôm ăn trưa xong, ai cũng ngả lưng tí rồi làm, nó ngồi một mình dưới tàn cây, mân mê cái quẹt ga. Cuối cùng vứt vô thùng rác. Tôi nhớ ra ban sáng, sau khi rước nó, tôi ghé đổ xăng. Tôi thích cái quẹt nhựa đó vì người ta dán bên ngoài hình tờ trăm đô la. Tính mua lấy hên, nhưng hà tiện, lại thôi. Không ngờ thằnh nhóc táy máy của cây xăng. Lạ là nó không hút thuốc thì lấy cắp cái quẹt làm gì" Lạ hơn là lấy được rồi vứt bỏ. Tôi nhặt lại cái quẹt mới tinh trong thùng rác. Chiều đó, tôi hỏi nó. Thằng bé khóc thút thít. Nó bị bệnh ăn cắp, không cưỡng lại được. Từ năm lớp 10 đã bị cảnh sát bắt, tù tội. Bỏ học. Ra tù, lại ăn cắp, vứt bỏ… bị bắt, vô tù.”
“Gia đình nó không can thiệp gì à"”
“Cha nó chết trận bên Trung đông. Mẹ đi bước nữa. Người cha kế không quan tâm đến nó. Thậm chí đuổi đi. Mẹ nó can thiệp cho nó được ngủ nhà đã là ân huệ. Tội quá.”
“Tôi có biết về căn bệnh đó. Người bệnh chỉ cốt sao lấy bằng được cái họ thích. Sau đó vứt bỏ. Một căn bệnh tâm lý, cần gặp bác sĩ tâm lý thì khỏi thôi.”
“Miếng ăn không có thì tiền đâu đi bác sĩ…”
“Bây giờ, thằng bé đó ở đâu" Có còn làm chung với anh không"”
“Trong tù.”
“…”
“… Nó hai mươi tuổi rồi chứ nhỏ nhít gì nữa. Chừng nửa năm trước. Tôi với nó có việc đều cả tháng nên cũng đỡ. Chiều về, thấy cái xe bán có tám trăm đô la, coi được lắm. Tôi tính mua cho nó để nó có thể đi làm nhiều hơn, kiếm tiền. Những hôm cần làm đến khuya, người ta trả thêm tiền, nhưng tôi chiều phải về lo con cái. Nó phải về theo tôi vì nó không có xe. Ai mà ngờ được nó nhón cái kính lão của ông già chủ xe. Ông già cũng độc địa kinh hồn. Để im đến hôm sau, chúng tôi trở lại giao tiền, lấy xe. Bà vợ ông trong phòng gọi cảnh sát. Thế là thằng nhỏ đi tù vì cái kính lão còn trong túi nó. Tôi van lạy hết lời, trình bày hết lẽ… ông già không tha, cảnh sát không tha được vì nó đang probation. Họ đuổi tôi đi, lằng nhằng họ bắt bắt luôn cả lũ. Chả biết sao lại quên vứt cái kính mấy đồng bạc ấy đi. Số thằng nhỏ ở tù.”
Hết bia, trời cũng tối và lạnh. Tôi tạm biệt anh không đành. Giúp anh không xong vì thân mình cũng lo chưa xong. Những dây đèn giáng sinh đã lập loè xanh đỏ gọi mời. Chút tiền tiện tặn trong bóp cũng chưa chắc có mua được gì cho vợ con để gọi là quà. “Những người khốn khổ thì thương nhau…” anh nói ban nãy đó! Anh nuôi con bữa cơm, bữa mì. Còn vô tù thăm thằng nhỏ bơ vơ… Chúa ở trước mặt, Chúa ở cùng anh chị em, chừa thằng nhỏ. Thôi…
“Anh Than ơi! Tôi có vài trăm, dành dụm mua quà giáng sinh cho gia đình. Tôi chia đôi với anh, để tất cả những đứa trẻ được vui. Hôm nay, anh chịu ngồi uống bia là tôi vui lắm rồi. Đừng từ chối sự chia sẻ của tôi. Sông có khúc người lúc nhúc, loài động vật hoang tưởng này ngày càng đông... Hy vọng anh bỏ thói ăn nói dễ hiểu lầm. Giáng sinh vui nha.”
“Mọi sự rồi thay đổi. Tôi tin Chúa lòng lành. Tôi xin anh một trăm cho thằng nhỏ Mỹ. Không mượn khi không có khả năng trả. Ngày mai, tôi đi thăm nó trong tù. Tù bây giờ cũng đói anh ạ! Ăn không no, nói gì tới quà giáng sinh…”
“Tôi cũng tin anh. Tạm biệt.”
Chúa đi về hướng gió. Người gầy như que diêm.
Phan

Ý kiến bạn đọc
05/03/201607:51:04
Khách
"Họa vô đơn chí" "Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống" không ngờ ở xứ cờ hoa giàu có này người Việt nhập cư cũng còn có chuyện buồn dài dài như chuyện này?! Tiền ít thì tình cũng tận?!
Cám ơn tác giả về bài viết, cả bài "Đàn bà..." đọc rất cảm động trong thoibao.com
Mong bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến