Hôm nay,  

Và Lễ Tạ Ơn Tới

24/11/200900:00:00(Xem: 251554)

Và Lễ Tạ Ơn Tới

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số 2792-1628863- vb3112409

Tác  giả tự sơ lược về mình "Sinh tại Saigon, trưởng thành tại Sài Gòn và San Jose, CA. Hiện đang làm việc tại Melbourne, Úc Châu." Muốn biết thêm về tác giả, mời vào Webpage: www.nguyentrungtay.com. Thông tấn xã công giáo  VietCatholic cho biết "Linh mục nhà văn Nguyễn Trung Tây thuộc dòng Truyền Giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago." Hiện làm Giáo sư Kinh Thánh tại Đại Học Thần Học Yarra Theological Union, Melbourne, Úc Châu." Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của nhà văn linh mục  là "Mẹ, Mẹ Tôi" đã phổ biến từ tháng 5. Bài viết thứ hai là “Gốc Phi Châu”, kể chuyện "ông thầy" và ghetto da đen tại Chicago, thành phố quê hương của Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Michelle Obama. Và bây giờ, là lời tạ ơn dành cho Lễ Tạ Ơn đang tới.

***
Và Lễ Tạ Ơn tới. Bây giờ đang là một ngày thứ Năm, một ngày lễ, Lễ Tạ Ơn. Lễ Tạ Ơn tới, có rất nhiều điều để mà tạ ơn.
Tạ ơn cho lá xanh đậm và bầu không khí nóng hừng hực khi mùa hè tới với những con số 100 đỏ chói trên hàn thử biểu. Tạ ơn cho làn gió êm dịu khi mùa thu về, lá đổi màu rực rỡ trên hàng cây. Tạ ơn cho tuyết trắng, tuyết trắng buông rơi thả nhẹ, tuyết trắng bám chặt cây khô bơ vơ trụi lá. Tạ ơn cho những nụ hoa đâm chồi nẩy lộc trong sân vườn lún phún mầu xanh, mầu xanh xanh mới, mầu xanh hy vọng. Tạ ơn cho gió nóng và gió lạnh. Tạ ơn cho gió hè và gió thu. Tạ ơn cho bốn mùa, bốn mùa luân phiên thay đổi.
Tạ ơn cho những thăng trầm trôi nổi trong một năm vừa qua. Tạ ơn cho hạnh phúc. Tạ ơn cho thanh bình. Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách sang trọng thơm tho mùi thảm mới với màn ảnh TV Plasma nằm chễm chệ chiếm gọn một góc nhà. Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái.
Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng.
Tạ ơn cho những người chị, người anh, người em, em trai và em gái. Tạ ơn cho những lời ngon ngọt rì rào anh chị em thủ thỉ với nhau, và cũng tạ ơn cho những lời cay đắng buông ra không kịp kềm hãm. Tạ ơn cho những khuôn mặt tươi cười ngọt ngào, và những giận hờn nước mắt tuôn rơi. Tạ ơn cho những quây quần xum họp, và ngay cả những lúc không ai nhìn ai. Tạ ơn cho những lần cửa phòng rộng mở, và cũng tạ ơn cho những lần cửa đóng then cài.
Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ. Tạ ơn cho những sáng sớm vất vả với dòng xe cộ đỏ chói và đen đặc trên xa lộ. Tạ ơn cho tháng tháng ngược xuôi mang tiền về nuôi chồng, nuôi vợ, và nuôi con. Tạ ơn cho những người cha người mẹ một đời khổ vì con, một đời cực vì cháu. Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ sớm chiều lặn lội thân cò khi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng nuôi vợ và nuôi con. Tạ ơn cho những thiên đàng đã được tạo ra trong căn phòng khách, và ngay cả những ngọn lửa vẫn còn đang âm ỷ cháy. Tạ ơn cho những giọt nước mát lạnh từ trời cao đã tuôn đổ, những hạt nước mắt rớt xuống dập tắt đi mầm lửa của giận và của hờn.
Tạ ơn cho tình thương, tình thương mến vô điều kiện.
Không phải bởi học giỏi, đỗ đạt vinh quy, tình thương mới được trao ban gửi tặng. Không phải!
Không phải bởi nói tiếng Việt, hay tiếng Anh, hay tiếng Pháp, hay tiếng Đức giỏi, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ. Không phải!
Không phải bởi biết đối đáp, biết ăn biết nói, biết làm ăn buôn bán, biết giao tiếp lanh lẹ, tình thương mới được trao ban. Không phải!


Không phải bởi cao lớn lực lưỡng, tóc dài đen mượt, khuôn mặt xinh đẹp, nụ cười tươi thắm, dịu dàng thướt tha, da mầu trắng ngà, hay da mầu rám nắng, tình thương mới bộc phát. Không phải!
Không phải bởi lương cao, nhà cửa thênh thang, năm hoặc sáu phòng, bởi học thành tài, có bằng cử nhân, văn bằng bác sĩ, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ trên đầu lưỡi. Không phải!
Không phải bởi vì điều kiện này điều kiện kia, tình thương mới xuất hiện. Không phải!
Mà bởi vì bố là bố, mẹ là mẹ, chị là chị, anh là anh, em là em. Bởi vì bố là bố của con, bởi vì mẹ là mẹ của con, bởi vì em là em của anh, bởi vì em là em của chị, cho nên lúc nào tình thương cũng tràn đầy tuôn đổ trên hai bàn tay; và khi cần đến, tình thương ngọt ngào tuôn đổ, tình thương sung mãn, tình thương thánh thót, tình thương ngập tràn, tình thương lai láng, tình thương viên mãn, tình thương tuôn rơi.
Tạ ơn cho những sức khỏe sung mãn trong gia đình. Tạ ơn cho những đau ốm liệt giường, sụt sùi cảm cúm. Tạ ơn cho những giấc mơ chưa đạt tới, và không biết bao giờ mới đạt tới. Tạ ơn cho những lần không trở thành gánh nặng cho chính mình và cho những người thân chung quanh. Tạ ơn cho những vết thương tâm hồn từ bao lâu nay đã thôi không sưng đỏ, đã chịu lên da non.
Tạ ơn cho những khuôn mặt trong gia đình đang dần dần biến dạng trở nên cằn cỗi, và tạ ơn cho những khuôn mặt vẫn còn đang căng tràn nhựa sống. Tạ ơn cho những lầm lỗi. Tạ ơn cho những lần được thứ tha, được bỏ qua, được quên đi, được xóa nhòa. Tạ ơn cho những chịu đựng âm thầm, không cằn nhằn, không đi ra đi vào đá thúng đụng nia.
Tạ ơn cho những người tình của gia đình. Tạ ơn cho những khuôn mặt mới thường xuyên xuất hiện trong căn phòng khách đợi chờ những khuôn mặt cũ. Tạ ơn cho những người thanh niên kiên nhẫn ngồi im lìm đọc báo coi TV đợi chờ trong căn phòng khách trong khi những người con gái vẫn đang đi tới đi lui trước gương. Tạ ơn cho những đám cưới tưng bừng với bao nhiêu quan khách. Tạ ơn cho những tà áo dài trắng thướt tha, những khuôn mặt đỏ hồng, những đôi mi e lệ dưới khăn voan cô dâu trắng toát. Tạ ơn cho những đứa con đang hình thành trong bụng. Tạ ơn cho những mái ấm gia đình hạnh phúc, và cũng tạ ơn cho những căn nhà bắt đầu nóng, nóng như lửa.
Tạ ơn cho những buổi Lễ Tạ Ơn với thịt gà tây chiên vàng theo kiểu Văn Lang. Tạ ơn cho những bữa tiệc Giáng Sinh với khăn bàn đỏ rực, với những ly rượu đỏ nồng, và những khuôn mặt đỏ thắm. Tạ ơn cho những cây thông mọc trong căn phòng khách với đèn trắng, đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng, đèn sáng chưng, đèn lấp lánh bên những gói quà Giáng Sinh chất cao, cao ngất. Tạ ơn cho những đêm Giao Thừa im lìm trên vùng đất mới với không pháo đỏ hồng, không quần áo mới. Tạ ơn cho những đêm Trung Thu trăng tròn rực rỡ, không đèn con thỏ, không đèn con cá, không đèn kéo quân, cả nhà ngồi sau vườn ngắm trăng với trà ướp sen, trà hoa lài, và với bánh nướng, bánh dẻo. Tạ ơn cho bầu không khí lành lạnh rờn rợn làn da của một ngày cuối tháng Mười, Lễ Hội Halloween. Tạ ơn cho Mùa Lễ Nghĩ, cho Lễ Giáng Sinh.
Tạ ơn cho những lần thất nghiệp đi ra đi vào chẳng biết làm chi khác hơn ngoài luyện chưởng.
Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới. Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm. Có rất nhiều điều để Tạ Ơn. Có muốn kể ra, kể ra cũng không hết.
Tạ ơn cho một ngày Lễ Tạ Ơn, một ngày người thân nhớ tới người thân, một ngày gia đình quây quần xum họp tạ ơn trời cao.
Tạ ơn Bụt, tạ ơn Ông Trời, tạ ơn cho một năm vừa trôi qua trong hạnh phúc, trong thanh bình, trong an lạc, và trong hồng ân.

Nguyễn Trung Tây

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến