Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn: Những Tấm Lòng Vàng

23/11/200900:00:00(Xem: 115698)

Lễ Tạ Ơn: Những Tấm Lòng Vàng

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2791-1628862- vb2112309

Tác giả 56 tuổi, cư dân ở San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với ba bài viết hợp  thành một tự truyện ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế, tâm trạng một trí thức gốc Việt  vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình". Và sau cùng là “một thoáng hạnh phúc” tìm thấy từ nước Mỹ  tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài. Sau đây la bài viết mới của ông cho mùa lễ tạ ơn.

***
Chúng tôi đến San Diego vào khoảng cuối tháng Mười năm 1979, lúc thiên hạ chuẩn bị lễ Tạ Ơn. Năm nay, vừa đúng 30 năm.
Còn nhớ, bữa ăn đầu tiên của tôi ở Mỹ là một đùi gà. Khi ngồi chờ chuyển tiếp ở phi trường San Francisco, chúng tôi được cho ăn trưa với một đùi gà chiên khô (Kentucky") và một lon Cocacola...  Ôi cái đùi gà ngọt và lon coke mát làm sao!   Cho bù lại những ngày tháng thèm khát ở trại tị nạn. 
Từ đây, gà Tây là món ăn của gia đình tôi trong nhiều tháng trời.  Lúc ấy vật gía còn rất rẻ.  Nếu tôi nhớ không lầm thì cả một con gà Tây chỉ chừng 5, 7 đồng.  Hai vợ chồng và đứa con nhỏ ăn cả tuần không hết.  Cũng nhờ thế mà với trợ cấp tị nạn, chúng tôi vẫn còn dư được chút đỉnh để gởi về cho mẹ tôi, lúc ấy vẫn còn ở trong một traị tỵ nạn ở Indonesia.
Vào thời điểm ban đầu đó, nơi sinh hoạt đông nhất của người tị nạn mới đến ở San Diego có lẽ là những trung tâm giáo dục và tìm việc cho người lớn. 
Sau 5 năm làm sinh viên y khoa tại Saigon, ngay khi tới đất Mỹ, tôi chú trọng 2 môn:  luyện thi Y Khoa và chứng chỉ TOEFL để vào đại học.
Đi học Anh Văn ở Trung Tâm  Adult Center ở đường số 54th giúp tôi quen ông Carrol, một ông già chịu chơi, giống như hình ảnh tài tử Anthony Quinn trong vai Alexis Zorba của  Nikos Kazantzakis...  Sau khi hồi hưu,  ông vẫn bỏ công sức đi dạy thêm cho người tàn tật.
Đã hơn 65 tuổi nhưng ông Carrol vẫn nhanh nhẹn, sắc bén và nhất là vẫn dí dỏm với ... phụ nữ. Ông ở độc thân trong một appartment trên một ngọn đồi cuối đường Kremper, cách appartment  chúng tôi ở East San Diego khoảng 5  dặm đường nhưng từ khi quen biết, ông vẫn lui tới thăm hỏi và giúp đỡ chúng tôi ít nhất mỗi tuần một lần.  Ông thường hay thu thập những tin tức có ích về đời sống, dù nhỏ nhặt cho chúng tôi.  Ông tìm những nơi giải trí rẻ tiền hay không tốn tiền, những buổi hòa nhạc công cộng để chúng tôi có cơ hội sinh hoạt lành mạnh.  Là người công giáo thuần thục nhưng ông chưa bao giờ phân biệt đối xử.  Có lần họp bạn riêng của ông, ông giới thiệu tôi như là một người ngoại đạo nhưng rất  tốt nên không cần phải theo... công giáo.  Ông tập lái xe cho chúng tôi.  Cuối tuần còn chở cho chúng tôi đi garage sale để mua đồ rẻ!...
Ông Carrol có giới thiệu tôi  hai người đàn bà Mỹ mà tôi vẫn nhớ mãi trong đời.  Một người là bà Mary Bruske, hồi đó là Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm Huấn Luyện Kaplan ở San Diego - một thiếu phụ trung niên gốc Do Thái, đẹp, dễ thương và rất cởi mở.  Tôi chưa bao giờ quên được lời bà nói: "... ngày nào tôi còn là Giám Đốc ở đây thì ngày ấy anh vẫn còn có thể học miễn phí bất cứ môn luyện thi nào..." 
Thuở ấy Trung Tâm Kaplan còn ở trên đường Garnet cách bãi biển Pacific khoảng một dặm đường. Đường đến Trung Tâm từ appartment của tôi ở phải dùng 2 chuyến xe bus.  Từ East San Diego xuống Downtown rồi đổi xe đi ngược lên phía Bắc qua Mission Bay...
Mỗi ngày tôi rời nhà rất sớm, nhiều lúc ngũ gục trên xe bus. Chiều về, tôi đến thẳng Trung Tâm Adult Center ở đường số 54th, nơi ông Carrol dạy để học thêm Anh Văn.  Tan lớp, tôi đi bộ về lại appartment cách đó khoảng nửa dặm thì đã gần 10 giờ tối...  Trời tốt thì không sao.  Nhưng những lúc mưa lạnh, nhất là vào mùa đông đầu tiên trên xứ người mới thấy thấm thiá thân phận của người vong quốc. Vợ tôi ở nhà trông đứa con nhỏ 3 tuổi, nhiều lúc tối trời, ngoài đường xe cứu thương hay cứu hỏa hú còi lớn tiếng làm 2 mẹ con hoảng sợ trốn vào phòng ngủ...
Cũng từ liên lạc bằng điện thoại, ông Carrol giới thiệu tôi với bà Giám Đốc Phòng Giáo Vụ của trường Y-Khoa, Đại Học UC Irvine.  Ông đã đích thân lái xe đưa tôi lên gặp bà để hỏi chuyện về một chương trình MKSP (Medical Knowledge Science Profile), một chương trình thi vào y khoa "ngang hông". 


Trong Anh Văn tôi "dở" nhất là cách dùng giới từ (preposition).  Trong tiếng Việt, giới từ được dùng tùy vào vị trí của người đang dùng nó.  Chẳng hạn đang ở trong thì dùng tiếng "ngoài", đang ở trên thì dùng tiếng "dưới"...  Khi được hỏi tại sao anh tin rằng anh có đủ khả năng để vào chương trình này thì tôi đã "nhanh nhẩu" trả lời "I believe ON myself" thay vì I believe in myself!...  Cả ông Carrol và bà Giám Đốc nhìn tôi mĩm cười.
Việc thi vào y khoa theo chương trình MKSP nghe thật hấp dẫn nhưng chỉ dành cho những ghế trống, rất giới hạn và cho sinh viên của cả thế giới. Xét kỹ, Về sau, nhờ bà giám đốc này giải thích cặn kẽ rõ ràng hơn, tôi mới có thể tự lượng hoàn cảnh mình và quyết định chuyển ngành....
Bốn năm Đại Học Khoa Học, 5 năm Y Khoa Sài-Gòn và thêm gần 2 năm thử lửa với hệ thống Y-Khoa Mỹ...  11 năm là sinh viên "liên trường" có lẻ đã đủ cho tôi thôi "Giỡn mặt với cuộc đời", nhất là những lúc sắp hàng trả tiền bằng phiếu thực phẩm hay đi học nhưng không dám khai vì "welfair không phải là phương tiện cho anh đi học đại học"!
Tôi chấp nhận dễ dàng công việc đầu tiên sau khi ra trường. Một mình lái xe từ cực Nam lên cực Bắc của miền Tây nước Mỹ để nhận nhiệm sở, tôi được gởi gấm để tá túc vào nhà một người bạn của chị Tường Vi, bạn vợ tôi, như họ đã lo lắng và cố tình giúp tôi trong những ngày đầu trên "đất khách quê người..." 
Đặt chiếc vali trên nền thảm và ngả mình xuống chiếc gường con trong một căn phòng chỉ lớn bằng ¼ của 1 cái garage 2 xe, chế biến thành phòng ngũ cho thuê tôi mới thấy mệt sau 3 ngày lái xe liên tiếp.  Trong cái lành lạnh cuối Đông và ánh sáng mờ nhạt hắc hiu từ chiếc cữa sỗ nhỏ duy nhất trên cao, tôi bỗng thấy cay cay trong đôi mắt. 
Vị chủ nhiệm đầu tiên của tôi có tên lạ là Bob Meade.  Lúc đầu tôi nghe thành Bob Meat mà cứ tức cười sao người Mỹ lại có cái họ lạ này, thậm chí còn chọc nghẹo, khiến cô thư ký phải chỉnh nhiều lần rồi cuối cùng lắc đầu chịu thua. Có lần, nhân ngày lễ "Ma Quỷ" (Halloween) ông hóa trang thành một con dã nhân đi dọa nhân viên.  Khi ông dến gặp tôi, tôi cảnh cáo ông rằng ông phải coi chừng, nếu lỡ lọt vào một lồng dã nhân thật, nó tưởng ông là người cùng giống nhưng khác phái thì nguy!  Cả đám đồng nghiệp sững sốt!  Một người bạn Mỹ của tôi nói nhỏ rằng "trong cả cái Department này có lẻ chỉ có mày mới dám giỡn mặt với ông ấy như thế!".  Nhưng vị chủ nhiệm của tôi chưa bao giờ tức giận.  Ngược lại, ông đã dành cho tôi những quan tâm đặc biệt. 
Dù tôi chỉ là một nhân viên tầm thường trong Department, ông nhận lời mời của tôi và cùng với vị Division Head, đến dùng bữa cơm thân mật trong nhà nhân ngày mẹ tôi lên thăm và dùng thời gian thuyết phục me tôi để tôi ở lại làm việc. 
Về sau, khi không còn thuyết phục được cả tôi và mẹ tôi, ông đã giúp "đánh bóng" tôi lên để gởi tôi về lại San Diego trong 1 project do chính Department của ông sponsor.  Ông còn sắp xếp cho tôi trở thành nhân viên cơ hữu ở đây nếu sau một năm chứng tỏ có khả năng - một sự sắp xếp vẹn toàn từ A đến Z chỉ để giúp tôi hoàn thành một tâm nguyện!  - Ở đâu tôi có thể tìm được một tấm lòng vàng như thế này"

*
Giờ đây, với tôi là mùa Lễ Tạ Ơn thứ 30 tại San Diego. Mỗi khi từ sở về nhà qua đường Midway, tôi vẫn thường nhìn lên khu appartment trên đồi, cuối đường Kremper, nơi ông Carrol ở trước đây.  Lúc quen tôi, ông đã hơn 65 tuổi.  Cộng thêm 30 năm, tôi nghĩ ông đã không còn trên đời. 
Từ ngày rời Trung Tâm Kaplan để trở về học lại tại San Diego State trong hơn 3 năm, rồi tiếp theo là hơn 2 năm nữa lên làm việc ở Washington, tôi mất dần liên lạc với ông Carrol, bà Mary Bruske và nhiều người khác nữa. Nhưng bà Bruske mãi mãi vẫn là ân nhân của tôi.  Vài năm trước, tình cờ nghe Trung Tâm Kaplan dọn về đường Clairmont, tôi có đến thăm và tìm hỏi nhưng hình như không còn ai biết bà Bruske là ai nữa!.
Vậy là ngoại trừ ông Bob Meade, tôi thật không biết tìm ông Carrol và bà Bruske ở đâu để nói lời thăm hỏi. 
Nhân mùa lễ Tạ Ơn 2009, xin ghi lại đây chút lòng thành để nhớ về các ông Edwards Carrol, Bob Meade và bà Mary Bruske, dù tôi luôn hiểu là những tấm lòng vàng này khi thi ơn chẳng bao giờ nghĩ đến được báo đáp.   
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến