Hôm nay,  

Bác Tám Đi Hầu Tòa

03/11/200900:00:00(Xem: 114351)

Bác Tám Đi Hầu Tòa

Tác giả: Minh Tâm
Bài số 2774-1628845- vb3031109

Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới nhất của ông kể về trường hợp bị triệu ra toà làm bồi thẩm đoàn, với nhiều chi tiết sống động, hữu ích. Ước mong tác giả tiếp tục viết.

***

- Mua vé số hoài không trúng, mà sao năm nào mình cũng trúng "số" làm Bồi Thẩm (Jury Duty).
Bác Tám lầm bầm như vậy khi nhận được thư mời của toà gởi tới nhà hôm nay theo đường bưu điện.
Bác Tám được làm công dân Mỹ "trên giấy" hơn mười năm nay. Gọi là công dân Mỹ "trên giấy" vì thật sự bác Tám chưa bao giờ nghĩ rằng mình là người Mỹ, vì bác chỉ biết chào quốc kỳ mà không biết hát quốc ca. Sau đó, năm nào ông cũng nhận được giấy mời đi toà "bất đắc dĩ" để làm Bồi Thẩm. Lúc đầu, bác điền đơn trả lời rằng ông không nghe và hiểu rành tiếng Anh và "thoát nạn" phải "hầu toà" dễ dàng. Mấy năm gần đây, "mánh" nầy hết công hiệu vì Toà lý luận rằng đã là công dân Mỹ thì phải hiểu tiếng Anh và ngôn ngữ dùng trong toà cũng không khó hiểu gì cho lắm. Mấy ông luật sư  sẽ cố gắng làm cho quý vị bồi thẩm hiểu là mình muốn nói gì. (Điều nầy thật ra chưa chắc đúng!). Bác Tám chỉ biết mánh lới của mình đã hết hiệu nghiệm và đành phải chấp nhận đi hầu toà. Đối với bác Tám đây là một chuyện phiền nhiễu, vừa tốn thì giờ vừa không hợp ý bác - một người hiền lành, nhân hậu, không muốn phải xử ai. Tuy nhiên bác Tám phải bắt buộc làm trách nhiệm công dân của mình vì bác cũng sợ rắc rối cho chính mình nếu không trả lời và tới toà đúng hẹn.
Tới tuần lễ quy định, mỗi tối sau 7 giờ, bác Tám phải gọi điện thoại vào toà để nghe "máy" trả lời coi mình có bị triệu tập vào ngày mai hay không. Ngày đầu tiên bác thoát, qua ngày thứ ba thì bác ... dính.
Thế là bác Tám phải chuẩn bị hành trang như đem theo chai nước, một cuốn sách, mấy viên thuốc cần uống và tới toà lúc 8 giờ sáng ngày bị triệu tập.
Để vào toà, bác Tám phải bị xét an ninh xem có vũ khí hay không như ở phi trường. Sau đó, bác được hướng dẫn tới phòng đợi. Ở đó, người ta phát có bác một tài liệu để nói về công việc của một bồi thẩm.
Theo đó, để "được" vinh dự làm bồi thẩm, mọi người dân không phân biệt sắc tộc, nghề nghiệp, giới tính ... cần phải thoả mãn những điều kiện như:
- Là công dân Mỹ
- Lớn hơn 18 tuổi
- Nghe và hiểu tiếng Anh
- Không can án ...
Và bất cứ công dân nào thoả mãn những điều kiện nói trên đều có thể được "bốc thăm" để được gọi đi làm bồi thẩm căn cứ theo danh sách người lái xe của Nha Lộ Vận và danh sách ghi danh đi bầu. Trong phòng đợi, bác Tám thấy có hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng đã từng làm bồi thẩm như: diễn viên Harrison Ford, Jamie Lee Curtis, chánh án Lance Ito ...
Tài liệu còn chỉ dẫn tiến trình của một phiên toà từ khi chọn bồi thẩm, khai mạc, trưng bày chứng cớ, buộc tội và biện hộ ... cho tới giai đoạn thảo luận và tuyên án ... Nhưng quan trọng nhứt là những điều mà một bồi thẩm không nên làm trong phiên toà như không được thảo luận với bất cứ ai kể cả thân nhân và bạn bè, không được tự mình đi điều tra tại hiện trường ... Tất cả chỉ căn cứ vào các chứng cớ (nhân chứng, và vật chứng) tại phiên toà mà thôi. Họ còn hướng dẫn rằng khi thảo luận thì bồi thẩm viên nên lắng nghe ý kiến của người khác và mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
Một phiên toà thường có 12 bồi thẩm viên. Trong phiên toà hình sự việc bỏ phiếu phải có kết quả 100%, nghĩa là 12 người phải đều bỏ phiếu thận thì bản án mới được công bố. Nếu không thì coi như phiên xử thất baị và phải xử lại ở một phiên toà khác. Phiên toà dân sự thì dễ hơn chỉ cần đa số tuyệt đối với tỉ số 9/12 là được.
Đến 9 giờ, toà lại chiếu một phim hướng dẫn các bồi thẩm tương lai. Nội dung cũng tương tự như trên.
Sau đó, ông xếp phòng lo cung cấp bồi thẩm cho các phiên toà hôm nay cho biết:
Thông thường, Toà Thượng Thẩm tại địa phương nầy gọi 600 người mỗi tuần để phục vụ cho các phiên toà ở đây. Trong toà nầy có 20 phòng, mỗi phòng là một toà do một chánh án xét xử. Một người được mời đến làm bồi thẩm chỉ cần phục vụ một ngày hay một phiên toà (trung bình kéo dài 4-5 ngày hay có khi dài hơn). Phục vụ xong sẽ được miễn 12 tháng sau đó.
Ông cũng nói thêm là hôm nay không có lương. Nhưng nếu bạn được chọn làm bồi  thẩm  thì bắt đầu ngày mai, mỗi ngày toà sẽ trả cho bạn 15 đô la cộng với tiền di chuyển là 34 xu cho mỗi dặm đường từ nhà đến toà để bạn đổ xăng.


Ông dặn mọi người ngồi chờ và đừng đi đâu xa để nếu có phiên toà nào gọi thì mình phải có mặt.
Nộp giấy tờ, điểm danh xong, bác Tám ngồi chơi và nhìn xem mọi người.
Hôm nay có khoảng hơn 100 người bị gọi tới đây. Nếu nhìn bề ngoài thì khó biết người Mỹ thuộc thành phần nào bởi vì họ ăn mặc rất xuề xoà, bình dân. Nghe gọi tên thì biết họ đủ mọi sắc tộc: Á, Âu, Mễ đều có đủ. Họ Nguyễn, Phạm ... cũng có hai người. Có hai ông bà cụ kia, già rồi, đi phải chống gậy mà cũng bị kêu. Họ có thể xin miễn nếu có giấy của bác sĩ, nhưng chắc làm giấy tờ hơi nhiêu khê nên họ tới đây để "phục vụ" cho xong. Bà con "giết thì giờ" bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem internet, đọc báo hay ra sân nói điện thoại tán dóc với ai đó.
Cả buổi sáng hôm đó, không thấy ai bị kêu lên toà hết. Tới 11:30 ông trưởng phòng cho mọi người đi ăn trưa. Hẹn 1:30 trưa thì trở lại.
Vào buổi chiều, ông trưởng phòng cho biết, hôm nay có 5 phiên toà, nhưng 4 phiên đã xử xong bằng cách điều đình hay gì đó, bác Tám nghe không rõ. Chỉ còn một phiên toà nữa mà thôi. Hy vọng mọi người sẽ được miễn và về sớm. Ai dè, tới 3 giờ thì toà gọi xuống nói cần ... 80 người lên trình diện để được lựa chọn bồi thẩm. Bác Tám có tên trong số những người nầy.
"Bây giờ gần hết giờ làm việc mà 80 người được phỏng vấn để chọn lấy 14 người (12 chánh thức, 2 dự trữ). Chắc sẽ bị đi thêm một ngày nữa quá". Bác Tám lo thầm trong bụng như vậy.
Lúc tới phòng họp của toà, ông cảnh sát ở đây nói:
- Bà con ở ngoài chờ một chút, khoảng 30 phút nữa thì sẽ được gọi vô.
Bà con đành chờ và ai cũng "rủa" thầm trong bụng: "Kêu lên đây rồi bảo chờ gì nữa. Chắc là mai phải đi nữa rồi. Chán thiệt."
Trong thời gian chờ đợi, bác Tám bắt chuyện với một ông Mỹ kia:
- Chắc mình phải đi thêm một ngày nữa quá!.
- Không đâu, mấy ông luật sư và chánh án chọn bồi thẩm lẹ lắm. Ai là kỹ sư, nhà giáo hay đã từng bị ăn cướp, hãm hiếp ... hoặc là ai có thân nhân là cảnh sát, công tố viên ... thì sẽ được miễn liền hà. Họ chọn nhanh lắm. Đừng lo.
Ông Mỹ già có kinh nghiệm làm bồi thẩm trả lời bác Tám như vậy.
Nghe thì để đó chớ bác Tám cứ thấp thỏm hoài.
Tới 3 :30, ông cảnh sát mời bà con vào toà.
Phòng họp của toà không lớn. Bác Tám vô sớm nên có ghế ngồi và nhìn lên trên thì thấy bên tay phải có bị cáo là một thanh niên người Mễ và ông luật sư. Bên tay trái có hai luật sư khác. Ở phía dưới chỉ có vài người đến xem toà, không biết là thân nhân của bị cáo hay của người bị hại. Bên tay trái, 12 ghế bồi thẩm còn trống. Sau đó ghế cũng có người ngồi vì không đủ chỗ. 80 người vô phòng và ngồi ghế xong cũng hết 10 phút. Có người phải đứng vì hết ghế.
Đợi mọi người yên vị, ông chánh án tên Taylor mới nói:
- Đây là một vụ án hình sự thuộc loại trọng án. Nhưng 30 phút vừa qua chúng tôi đã quyết định không cần xử với bồi thẩm đoàn. Xin cám ơn quý vị. Quý vị có thể ra về nếu không có toà nào khác gọi.
Ai nấy thở phào nhẹ nhõm.
Trên đường ra, bác Tám hỏi lại ông Mỹ hồi nảy là đã xảy ra chuyện gì. Ông Mỹ nói là:
- Chắc hai bên công tố và bị cáo đã điều đình với nhau: Bên bị cáo chịu nhận tội với hình phạt nhẹ hơn và khỏi phải bị xử với bồi thẩm đoàn".
Ông chánh án nầy chắc cũng làm áp lực và nói rằng có 80 người đang chờ ở bên ngoài để làm bồi thẩm. Nếu không chịu thì họ sẽ vô liền ... Đó chỉ là đoán mò thôi chớ thật sự chúng tôi không rõ điều gì đã xảy ra ở bên trong.
Nhận "giấy chứng nhận" đã có mặt trong ngày toà gọi, bác Tám ra về mà trong lòng phơi phới vì không phải trở lại vào ngày mai. Trên đường về bác Tám có nhận định như sau:
Đi làm bồi thẩm là trách nhiệm của mỗi công dân Mỹ. Hệ thống tư pháp Mỹ muốn xử người ta vừa có lý vừa có tình. Có mặt ở toà cũng là một kinh nghiệm tốt để công dân biết về hệ thống toà án với phương châm pháp luật phải đối xử công bằng với mọi người. Hàng năm, có hàng triệu người được triệu tập để chờ làm bồi thẩm trên khắp nước Mỹ. Hàng triệu ngày công đã bị bỏ đi để phục vụ cho một cơ chế công bằng. Để làm điều nầy con người và xã hội phải chịu hao tốn rất nhiều. Nhưng sự hao tốn đó chúng ta phải chấp nhận để bảo vệ cho một thể chế tự do dân chủ mà "Pháp luật là trên hết".
Riêng bác Tám, bác cũng rất hãnh diện vì mình phải là người tốt mới được mời đi làm bồi thẩm, mặc dù khả năng được ngồi vào ghế xử rất ít. Như hôm nay, cả trăm người có mặt mà không ai được thật sự làm bồi thẩm hết ./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến