Hôm nay,  

Bờ Liền Bờ

25/10/200900:00:00(Xem: 856567)

Bờ Liền Bờ

Tác giả: Phan
Bài số 2766-1628837- vb8102509

Hình bên: Nguyễn Thơ Sinh, nhân vật của bài viết. Photo: David Dominguez.

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. “Bờ Liền Bờ” là bài Phan mới viết về Nguyễn Thơ Sinh, người cựu chiến binh con lai Mỹ Việt đang hoàn tất cuộc đi bộ “Shore to Shore”, nhân dịp Sinh vừa đến California.

***

Tôi nhận được email gởi từ một người Việt muốn thực hiện cuộc đi bộ từ bờ biển Florida sang bờ biển California. Để tỏ lòng biết ơn nước Mỹ, người dân Hợp Chủng Quốc và tri ân quân đội Hoa Kỳ. Anh đặt tên cho hành trình của mình là: "Shore to Shore" Project. Ra email kêu gọi truyền thông giúp đỡ phổ biến. Thoạt đầu, tôi chỉ nghĩ anh ta muốn ghi tên vô Sách Kỷ lục thế giới. Nhưng việc làm của anh ta có nên tán thành trong hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn, mọi người vất vả với công ăn việc làm...
Ap lực công việc lúc nào cũng có cả trăm cái email chưa mở, không thời giờ đọc. Đêm về nằm gối gió, đong đưa cái võng sau hè. Mấy con muỗi làm phiền ánh trăng lơ. Tôi nghĩ đến Nguyễn Thơ Sinh, đến lời cảm ơn quê hương thứ hai của người Việt tỵ nạn vẫn nên nói ra trong mọi hoàn cảnh. Lời cảm ơn chỉ làm cho người nghe bớt phiền muộn trong khó khăn kinh tế ảnh hưởng mọi thứ. Việc làm của Sinh đã thuyết phục được tôi, sẽ thuyết phục được nhiều người.
Tôi tìm hiểu về Project "Shore to Shore", về người thực hiện Project. Nguyễn Thơ Sinh là một trẻ lai, từng tham gia quân đội Hoa Kỳ, đã viết nhiều sách, đang làm luận án tiến sĩ… Anh Hoàng Mai Đạt viết thì không ẩu. Tôi tin anh, chưa gặp anh ngoài đời nhưng gặp hoài trên thế giới của những con ma đêm. Những trăn trở rất Hoàng Mai Đạt.
Một sáng mùa hè, tôi đến chỗ làm, nghe chị bạn nói: "Có điện thoại của một người Việt Nam - đi bộ từ Florida, về đến Dallas rồi. Anh ta muốn nói chuyện với báo mình. Bác có muốn nói chuyện với anh ta không" Số điện thoại này nè. Tùy bác." Tôi cảm ơn chị bạn, cầm miếng giấy màu vàng, vuông vức, ba chữ Nguyễn Thơ Sinh làm tôi xấu hổ. Cứ vùi đầu vô những rối rắm đời thường để lòng trong quạnh quẽ. Bảo là ủng hộ anh ta nhưng chưa một chữ, một lời. Tôi ngồi search tên anh, đọc về anh… sau khi nói chuyện với anh qua điện thoại. "Tôi chờ anh ghéthăm toà soạn, bất cứ lúc nào. Nhớ giữ liên lạc…"
Sinh gọi tôi từng chặng, từng chặng… để hỏi đường. Bữa cơm trưa của anh em toà báo có gì đâu. Sao mọi người nán lại, "Chờ anh Sinh ghé, ăn cơm luôn." Những con người thấy ghét trong việc làm. Nạt mình như trẻ dại bằng cái miệng kêu mình bằng bác: "Bác làm ăn thế nào mà để mất link hoài vậy"" Không biết bao giờ họ hiểu được thế giới không mất link thì đâu có chiến tranh, Hồi giáo cực đoan hết việc làm! Nghĩ chín trái sầu thế sự mới thấy trong từng người dễ ghét có điều dễ thương. Tại mình chưa thấy thôi.
Cả toà báo ngồi chờ cơm một người chưa biết mặt. Tôi nhớ mà, mấy tay này ưa cằn nhằn khi đói bụng mà có lệnh chờ một nhân vật nào đó tới ăn cơm. Văn hữu là bạn của chữ nghĩa, mắc mớ gì những chuyên viên kỹ thuật. Nhưng hôm nay lạ, anh chị em vui vẻ đợi chờ.
Chị bạn bắt điện thoại của Sinh sáng sớm cho hay: "Bác Phan ơi! Anh Sinh tới rồi kìa!" Tôi bỏ ngang công việc, ra tận parking, bắt tay Sinh. Nhiếp ảnh gia Càm Ràm… cái máy dở chứ dễ gì chịu mình chụp hình không hay, vừa bấm máy vừa càm ràm. Có lẽ đây là lần đầu tiên, tôi không phải là người cầm máy. Hôm nay để chuyên gia chụp hình chui làm việc cho nó bớt càm ràm. Bác đâu thích chụp hình với ai tên tuổi như những người có tuổi nhưng chưa có tên, khoái chụp hình với ông này bà nọ.
Sinh ngồi vô bàn ăn với anh chị em toà báo, nước mắt chực rơi… "Em xúc động quá. Cảm ơn mọi người." Sinh làm dấu thánh giá, tạ ơn Chúa ban lương thực hàng ngày. Tạ ơn Người đã cho con anh em trong khốn khó… Sinh đến với mọi người đơn giản như thế giới này đều là anh em. Kẻ mở lòng mình ra trước dễ đón nhận thiệt thòi. Nhưng lòng dạ hẹp hòi thì  thiệt thòi không có anh em.
Bữa cơm rộn rã tiếng cười, râm ran lời thăm hỏi. Cu Sinh chăm bẳm vô tô canh mồng tơi nấu tôm khô. "Em thèm rau quá. Đi bốn mươi ba ngày không cọng rau xanh." Ai nghe cũng ngậm ngùi, xót xa. Với tài năng và duyên dáng của Sinh, sao lại thèm mồng tơi, rau đắng sau hè. Ai bắt anh bỏ việc để đi nhắc nhở lòng biết ơn trong thế giới bon chen, bội bạc. Thiếu gì người, gia đình được người Mỹ bảo trợ khi đến đây. Bây giờ, quay lưng vì sợ nhìn về dĩ vãng. Nói chuyện với Sinh phải chia đầu mình ra làm hai mảng. Mảng quá khứ dùng làm chừng mực cho hiện tại, phác họa mảng tương lai.
Anh chị em gắp cho Sinh thức ăn, hối lùa đi chứ… Sinh vui đã đành, người bạn đường của Sinh, anh chàng David Dominguez cũng vui như tết. An, uống, nói, cười… Bốn mươi ba ngày đói khổ, gian nan từ Jacksonville về đây, hơn ngàn dặm đường với nắng hè, gió biển. An bữa cơm đồng hương nghe mặn nghĩa tình. Bữa cơm trưa nơi toà soạn do chị em nấu vội. Có gì  ngon đâu mà Sinh nghẹn lời. Người bạn kiệm lời, vì nói ra… trật lất. Nhưng hôm nay, anh nói đúng: "Mấy chị ơi! Tiền chợ của mình còn nhiêu vậy" Tặng hết anh Sinh đi. Anh ấy còn đường xa vạn dặm, không có tiền, khổ lắm."
Cảm ơn đồng nghiệp đã cho tôi một ngày vui và lớn hơn là được làm việc với những đồng sự gai góc trong công việc, nhưng từ tâm trong đời sống. Ai cũng ái ngại và xót xa khi nhìn thấy đôi bàn chân của Sinh, chảy máu. Những lớp da phồn rộp hết lớp này chồng lên lớp khác. Mười móng chân đen xì, rụng rơi. Đôi dép thủng lỗ dưới gót chân, sau ngàn dặm đường dài. Hình ảnh của Sinh còn hoài trong lòng người chứng kiến đôi chân người vác cờ thay thập tự, không đi chuộc tội cho nhân loại, nhưng thay mặt đồng hương bỏ nước ra đi, nói lên lời cảm ơn chân thành mảnh đất tạm dung bằng trái tim và đôi chân nhỏ bé.
Tôi ngồi với cái laptop ngoài patio nhà mình tới khuya lơ. Chưa bao giờ tôi gặp một tình huống khó viết bài như lần này. Hình ảnh đôi chân Nguyễn Thơ Sinh không có chữ nghĩa nào diễn tả hết cảm xúc thương tâm và nể phục. Tôi viết thơ cho bà Khúc Minh Thơ, kể rõ sự tình để bà biết rằng công sức đấu tranh cho con lai của bà đã có hồi âm từ cao xanh. Một người con lai đã lặn lội qua lòng trắc ẩn của người Việt lưu vong để tạ ơn nước Mỹ.
Bà chưa ngủ dù đã khuya lơ, "Con ráng giúp Sinh trong khả năng của mình. Cần gì cho mẹ biết, mẹ sẽ cố gắng hết sức. Thương anh em con."
Làm sao, làm sao… cho Sinh đủ lòng tin là sau lưng Sinh có cả một cộng đồng. Sự ủng hộ, tình thương yêu, từ nay không thiếu trên đường Sinh đi qua. Những vùng đồi núi cheo leo phía bắc Texas, New Mexico, Arizona, sa mạc mênh mông trước khi đến được San Diego. Cộng đồng cùng đi, Sinh hết một mình lầm lũi.
Bắt đầu từ những ngày dưỡng thương của Sinh thật nhiều kỷ niệm. Những anh chị em nơi đây, chung lưng góp sức gây qũy cho Sinh, đưa tiễn Sinh tái khởi hành sau thời gian dưỡng thương đôi chân tại Fort Worth. Vui nhất là Thủy Phan của đài SBTN Cali, "Em đọc báo Mỹ, biết tin anh Sinh và Project Shore to Shore. Em xin anh Trúc Hồ và anh ấy cho đi là em đi liền."
Thủy làm phóng sự truyền hình về Nguyễn Thơ Sinh và David Dominguez ở Fort Worth, cô phóng viên chuyên nghiệp vác máy vã mồ hôi. Nhưng ra quán phở Hùng thì líu lo với Sinh và David như anh em trong nhà. Tôi vẫn xem đi xem lại đoạn phóng sự truyền hình của Thủy gởi cho. (Có kèm theo bịt lạp xưởng Cali) để hậu tạ bác tài Dallas. Ngậm mà nghe tình nghĩa dân mình.
Từ đó, tôi để ý tới thời tiết nhiều hơn vì lúc nào cũng nghĩ tới Sinh và David đang trên đường gian nan. Những message nhảy tọt vào màn hình computer bất chợt, rồi ở lại mãi trong ký ức về một người bạn, một hành trình xuyên lục địa nhớ hoài: "Anh khoẻ không, em gặp may rồi, mượn được Internet của trạm cứu hoả. Em vừa đến Palo Pinto. Đi như người say vì hoa mắt với nắng 112 độ F. Em đi tiếp đây, hôm nay mới đi được 10 dặm, vì gặp đến mấy phóng viên báo chí. Họ phỏng vấn, chụp hình. Gặp người địa phương thăm hỏi nhiều nên đi chậm lắm. Nhưng em vui, vì họ nghèo mà tốt lắm anh ơi! Nơi bao la xương rồng và nắng. Nhưng đất nở hoa, lòng người nhân hậu… Em gởi lời thăm mọi người. Nhớ cảm ơn mọi người dùm em. Bye anh."
Sinh là thế, sức cảm nhận của tiến sĩ tâm lý học ưa du vào nốt lặng, miền khuất của lòng người. Những cú nockout của Sinh bất ngờ, làm tôi nhừ tử tâm can. Tôi thích những người dám lăn xả nhưng đừng vụ lợi. Dám nhận ly nước, phải biết người cho khát nhưng cứ cho thì mới dám cho đi ly nước trong sa mạc tình người. Rồi đây, quyển sách viết lại Hành trình "Shore to Shore" của Sinh sẽ gõ những cánh cửa đóng của lòng người. Trang sách mở ra những bông hoa cuộc sống để từng người nhìn lại mình sau năm tháng quay lơ với danh vọng, bạc tiền.


Chị bạn ngồi information desk lại gọi tôi trong giờ làm việc.  "Có người thăm hỏi ông homeless Dương Tôn Ut với anh Nguyễn Thơ Sinh nè bác Phan." Tôi đã gặp nhiều đồng hương như vầy, chân lấm tay bùn cũng nhiều. Cổ cồn ca vát cũng có… Ghé toà soạn xin cuốn báo, gởi cho những project từ thiện vài chục đô la khi lòng trắc ẩn ngọ nguậy với số báo trước. Hôm nay, chị Trang Nguyễn ghé toà soạn hỏi thăm người homeless Dương Tôn Ut, "tui cho ổng 50 đô la sống qua ngày. Mai mốt có, tui cho thêm. Lúc này làm ăn khó quá…." Chị hỏi thăm anh Nguyễn Thơ Sinh đi được tới đâu rồi" "Tui còn có hai chục để đổ xăng, lúc này tiệm ế lắm… Thôi, tui gởi luôn cho anh Sinh hai chục mua nước uống, chớ nắng quá mà đi bộ..."
Tôi nhìn theo dáng chị nhỏ nhoi, dần khuất ngoài parking. Thương-kính những đồng tiền tip chắt chiu của người thợ nail. Tạ ơn trên, người vẫn thương người. Tôi cũng nghe những lời rách nát con tim. (Sorry Sinh, anh cố quên càng nhớ. Dù em đã phó thác cho anh làm người ở nhà.) Dù sao, không thể hồ đồ với sự miệt thị chung chung. Người ta có thể ra toà để thay tên đổi họ, bỏ quốc tịch này, vô quốc tịch kia. Nhưng chẳng ai thay đổi hay chọn lựa được dòng máu của mình. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử là nguồn gốc của khổ đau, đã tạo ra bao nhiêu cuộc chiến tranh trên thế giới, chưa đủ sao" Chúng ta bỏ nước ra đi cũng vì nhà cầm quyền cộng sản đã phân biệt đối xử với miền Nam, quên rồi sao"...
Đã ba mươi lăm năm người Việt bỏ nước ra đi, hàng triệu người Việt Nam định cư trên đất nước Hoa Kỳ. Những gia đình xum họp diện H.O, diện ODP, diện Con lai, diện Hôn thê… Cờ Việt Nam phất phới bay trên những thành phố có người Việt cư ngụ, nếu tính diện tích thì rộng lớn hơn cả đất nước Việt Nam. Những thương hiệu Việt Nam mọc lên như nấm sau mưa trên đất nước Tự do này. Những tên tuổi Việt Nam làm thay đổi cái nhìn của người Mỹ về người Việt Nam tỵ nạn cộng sản như: Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Anh, Dân biểu Hubert Võ, Dân biểu Trần Thái Văn, Dân biểu liên bang Cao Quang Anh… Sự thành đạt của thế hệ thứ hai, từ đâu mà có" Sự vươn lên của thế hệ thứ ba ngày càng rực rỡ. Đọc mẩu tin nhỏ trên Việt Báo Online, nhưng lòng tôi mênh mông… "Tám thủ khoa tốt nghiệp Trung học tại Học khu Garden Grove, California niên khoá 2008-2009, là người Việt Nam…" Sướng rơn. Còn bao lâu nữa, thế hệ này làm Thống đốc tiểu bang California" Chừng nào, họ ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ" Sau bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (4/7/1776), bản Tuyên Ngôn  bình đẳng, dân quyền thứ hai là màu da của Tổng thống Obama. Ước mơ một người Mỹ gốc Việt làm Tổng thống Hoa Kỳ không có gì hoang tưởng, chỉ là vấn đề của thời gian…
Làm sao kể hết những thành tựu của người Việt lưu vong trên đất nước Hoa Kỳ. Người Việt cần mẫn, thông minh. Nhưng hơn tám mươi triệu đồng bào trong nước chỉ ngồi chờ thân nhân ở hải ngoại viện trợ về, là lỗi của nhà cầm quyền độc đảng trong nước, không có tự do, phi dân chủ thì làm sao phát triển xã hội với tiềm năng cần mẫn, thông minh của người Việt trong nước" Càng nghĩ, càng ơn sâu nghĩa nặng với đất nước Hoa Kỳ. Nhưng bản thân tôi, bạn. Đã bao giờ chúng ta nói một lời cảm ơn cho xứng đáng với đất nước này. Tôi chỉ làm được một việc: Bỏ tờ 20 đô la vô cái thùng của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, hôm New York bị khủng bố. Ngày 11 tháng 9, 2001. Tôi xấu hổ lắm, và ám ảnh tới bây giờ, Hình ảnh cô bé học sinh chừng lớp 2, lớp 3. Lưng đeo cặp táp, tóc buộc đuôi gà, nước mắt trẻ thơ… trút hết con heo đất vô thùng quyên góp. Tiếng bạc cắc đánh động lương tri nhân loại, thức tỉnh người ôm bom... Ong già Cựu chiến binh, qùy xuống, ôm cô bé thật lâu. Hai ông cháu thương nước Mỹ này lắm nên họ khóc rất hạnh phúc… Ước gì, tôi cũng có một tổ quốc để hét khan cổ họng khi đội banh nước nhà tung lưới đối phương. Ước gì, tôi cũng có một tổ quốc để đau buồn khi đồng bào tôi ngã gục vì sự mù quáng, u minh của loài cuồng tín. Ước gì… Người lưu vong có một tổ quốc, để vọng về.
Đất nước này cho tôi việc làm, nơi ăn chốn ở. Lớn nhất là sự tôn trọng quyền con người.  Đất nước này không đòi hỏi chúng ta viện trợ, chỉ yêu cầu tôn trọng luật pháp là đủ. Người bản xứ không đòi hỏi chúng ta trả ơn, chỉ giữ gìn văn hoá của chính dân tộc mình để góp phần phong phú thêm cho sự đa văn hoá của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ (sau cuộc chiến Bắc-Nam) đã hàn gắn đất nước này như thế nào" Bên thắng, không giật xập bức tượng "Tiếc thương" trong nghĩa trang quân đội bên thua. Người dân không bỏ phiếu bằng chân, bỏ nước ra đi như người Việt, sau hoà bình… Từ đó, những người lính Mỹ đi chiến đấu, ngã gục ở những chiến trường xa để bảo vệ hoà bình thế giới. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, 58.000 quân nhân Mỹ đã ở lại với núi rừng Việt Nam. Máu họ còn trong những cánh hoa đồng nội quê mình…
Ai, chính Nguyễn thơ Sinh, một đứa con của Cộng đồng người Việt ở Mỹ nói lên lời cảm ơn chân thành nhất của người Việt tỵ nạn cộng sản bằng đôi chân và trái tim nhỏ bé của một trẻ lai. Tôi thán phục và ủng hộ anh ấy.
Chúng tôi trở thành những người bạn trong thời đại mình. Vui lòng người mẹ của những anh em con lai. Những khuya lơ khuya lắc, Sinh trằn trọc nơi hoang vắng nào xa, gọi tôi tỉ tê những ưu tư về ngày tháng cũ… Những nửa đêm, cái laptop bính bong, nhìn xuống góc màn hình, thấy tên bà Khúc Minh Thơ vừa gởi tới một thông điệp. "Mẹ mới nói chuyện với thằng Sinh, thương quá đi. Con coi, ráng giúp em nha con… giọng nó muốn cảm rồi đó."   
Ngày nào, tôi cũng nhận email của người dân địa phương, của đồng hương Việt nam gặp gỡ Sinh trên đường. Họ gởi về tôi vì Sinh không có Internet, điện thoại tùy vùng có sóng hay không… Đọc những lời chia sẻ, cảm mến của người Cựu chiến binh Hoa Kỳ, từng tham chiến tại Việt Nam mà kính ngưỡng.

"Xin chào. Tên tôi là Charles R. Tanner, cựu quân nhân của US Army với cấp bậc Trung sĩ. Tôi đang lái xe trên quốc lộ 82, khoảng giữa thành phố Mayhill và Hope, thuộc tiểu bang New Mexico. Tôi thấy một người đi bộ về phía tây với tấm bảng trên lưng mang dòng chữ: "Shore to Shore", tay anh ta cầm cờ Hoa Kỳ. Tôi vẫy tay chào và anh ta vẫy trở lại. Lúc đó khoảng 5:45 chiều ngày 2 tháng 9, 2009. Anh ta đi về hướng chúng tôi đi dã ngoại cuối tuần. - Vợ chồng tôi cùng con cái và một số người bạn khác đang cùng đi. Trên đường trở về nhà, tôi thấy anh ta một lần nữa. Trời đã chạng vạng, khoảng 7:30. Anh ta đã đi được khoảng 64 dặm về hướng tây, trên quốc lộ 82, khoảng 23 dặm về phía tây của thành phố Hope, New Mexico.       
Tôi dừng lại một lúc để khuyến khích và tìm hiểu thêm về anh ta. Tôi được thoả mãn sự tò mò. Anh ta mặc quần short và áo t-shirt. Tôi đã nhận ra và nói với anh ta "Go Army"! Tôi đã gặp anh Nguyễn Thơ Sinh. Anh nói với tôi rằng: Anh đang đi bộ từ bờ biển đông đến bờ biển tây của nước Mỹ để vinh danh tất cả những người phục vụ quân đội. Tôi hỏi anh, nơi anh bắt đầu từ, vào khi nào. Anh nói với tôi: Atlantic Beach, Florida vào ngày 10 tháng 6, 2009. Khi được hỏi: Anh dự kiến sẽ hoàn thành chuyến đi của mình ở đâu, anh nói với tôi: San Diego, California khoảng Lễ Tạ Ơn. Anh nói thêm với tôi: Cha anh là một người lính US! Người đã từng chiến đấu tại Việt Nam và anh chưa bao giờ gặp ông ta…  
   Anh Nguyễn Thơ Sinh là người đang thực hiện cuộc hành trình từ bờ biển đông đến bờ biển tây để tôn vinh những người phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Câu chuyện của anh xúc động trái tim tôi. Tôi đã ở trong quân đội Hoa Kỳ nhưng  chưa bao giờ đến Việt Nam như cha anh. Chúng tôi nói chuyện một vài phút về những người lính và "những người trả giá cuối cùng". Chính anh cũng là một cựu chiến binh. Tôi không có thức ăn hoặc uống để cung cấp cho anh ta, chỉ biết khuyến khích. Tôi muốn anh tốt nhất trên hành trình của mình và anh đi cùng phước lành God' s. Tôi muốn theo dõi phần còn lại về hành trình của anh, mong cho tôi những thông tin và sự liên lạc.  Chúa luôn ở bên và giữ gìn cho bạn an toàn."
Charles R. Tanner P.O. Box 1283 Artesia, NM 88211 (916) - 960 - 9718 

Đọc lời cô bé Việt Nam, anh Sinh đi bộ qua khỏi nhà cô đã ngàn dặm, nay em mới đủ tiền mua cho anh đôi giày, em gởi về đâu để anh "mặc" đôi giày tốt lắm…   
Bạn ơi! Thế giới bạo lực, kỷ nguyên ôm bom, không thắng được những trái tim nồng ấm tình người. Lời cảm ơn xua đi những ý tưởng qủy dữ. Lời chân thành xua đi tội ác hủy diệt. Đôi chân và trái tim nhỏ bé của Nguyễn Thơ Sinh đang đi từng bước tới truyền thống "Ăn trái nhớ người trồng cây" của người Việt Nam. Hãy lắng lòng mình xuống, tạm quên những đua chen trong đời thường một phút phù du. Hướng về tượng Nữ Thần Tự Do, nói đi. Lời cảm ơn chân thành tự đáy lòng một người di dân, lời cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, người dân bản xứ và những chiến sĩ Tự do đã ngã gục trong màu áo quân đội Hoa Kỳ để cho chúng ta và muôn đời sau được sống đúng đắn với nhân phẩm một con người.
Tôi đã viết ra giấy, viết hết tâm tư mình về Hành Trình Xuyên Lục Địa của Nguyễn Thơ Sinh. Hiện, người anh em đang tiến dần tới San Diego, ước mơ của anh em tôi đang tiến dần đến sự thật… Mong đồng hương nơi thủ phủ của người Việt tỵ nạn, hãy đón đứa con đã về tới nhà với mẹ Việt Nam.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến