Hôm nay,  

Gà Mái Tây Du Ký

22/10/200900:00:00(Xem: 131000)
  • Tác giả :

Gà Mái Tây Du Ký

Tác giả: PHT
Bài số 2763-1628834- vb5102209

Tác giả đã có bài góp cho tuyển tập Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài mới của PHT là một du ký vui vẻ, kể chuyện đi giúp việc  nhà -chăm sóc người già hoặc trẻ em- trong một số gia đình ở nhiều nơi , nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Làm thân con gà kể ra cũng khổ, người ta nói "Một con bươi, chín mười con lượm!” Đúng là gà mái đã qua những ngày tháng lận đận bươi móc, nuôi đủ đàn con với một chồng gà trống. Nhưng mà cám ơn Trời đã cho gà mái có đôi chân, móng vuốt sắc bén, bươi gần không được thì bươi xa, cố móc xuống sâu, thế nào cũng có giun dế cho con ăn.
Một buổi sáng đẹp trời, gà mái thấy cần phải đi xa mới kiếm ăn được, vì ở Orange ít mồi quá, nó bắt phone gọi 949, Newport  Beach  -một thành phố rất đẹp với hàng trăm ngôi nhà mọc trên núi, nhìn ra biển- nó liền bay về đó nhặt cá, buổi chiều nhìn hoàng hôn lặn trên biển thật tuyệt vời.
Thật là thú vị với công việc ở đây, ban sáng, cho lũ trẻ điểm tâm xong, lấy đôi cánh quạt qua quạt lại cho sạch nhà sạch cửa, xong nó du dương với âm nhạc và cây viết. Đến 2: 30 PM ra trước cổng đón hai gà con về, 5:00PM cho gà con ăn, rồi 7:00PM là vào tổ ấm. Hết việc. Một ngày qua như giấc mộng. Nhưng, sau bảy tháng hồn nhiên ở Newport Beach, bỗng thấy có vấn đề. Gà mái thấy bà chủ hay xầm xì to nhỏ với lũ trẻ, hay hỏi han gà mái ở nhà làm gì, có khi nào dady về nhà sớm nói chuyện với gà mái không" Gà mái đau khổ vô cùng, nó nghĩ mình là hạng cùng đinh nhất trong thiên hạ, ai lại dám trèo cao.
Thế là tự cao tự đại nổi lên, gà mái quyết định bay về lại Orange. Bà chủ phải một phen năn nỉ, vì lũ trẻ quá yêu thích gà mái. Nhưng việc đã định rồi, không thay đổi được nữa.
Về lại Santa Ana được ít ngày, đôi chân gà không yên, ngồi một chỗ như kiến đốt rần rần, nó bèn  lang thang qua nhà một bà già Triều châu. Bà ta bị stroke liệt một tay, một chân, đang cần người chăm sóc, gà mái sẵn sàng. Công việc mới, sáng sáng đẩy xe đưa bà đi dạo, hóng gió, đón ánh mặt trời; buổi trưa cho bà ăn, buổi chiều tắm rửa và ăn chiều. Hoàng hôn xuống gà mái lại đi về nhà mình. Công việc chẳng có gì khó khăn, bà già rất biết điều. Nhưng, lại chữ NHƯNG!, gà mái không chịu nỗi cách ăn nói vô lễ của cô chủ nhỏ đối với chính bà me của cô tạ. Không thể nào hiểu nổi tại sao hai mẹ con  ruột thịt mà đối xử với nhau còn tệ hơn mẹ chồng nàng dâu.
Đứa con gái nói: "Tôi bất hạnh có một người mẹ như bà", bà già thì nói "Mầy là con quỉ đầu thai, không phải con người". Hai mẹ con suốt ngày gây gổ, lời qua tiếng lại với nhau, họ nói bằng tiếng Tàu, nên gà mái muốn bể cả óc. Sau một thời tìm hiểu, được biết (theo lời bà già kể), thì ra có một sự ghen ghét nào đó, mà nguyên nhân là ông già: Hễ ông thương bà, thì con gái ghét, còn ông thương con gái, bà ghét. Có lần bà già nói:
- Nó ác lắm, không có gì mà nó không dám làm, nó thấy ông già thương tôi nó cũng không muốn.
Sao thế nhỉ" Tính gà mái hay tò mò, không muốn nghe những lời lẽ hàm hồ, mất nết từ miệng đứa con gái chưởi mẹ mình. Có lần chịu không nổi thế thái nhân tình, gà mái cục tác:
-Mầy là đồ mất dạy, dù sao đi nữa thì bà ta cũng sinh ra mầy, nuôi mầy khôn lớn, những gì mầy đã đối xử với bà già mầy, thì sau nầy con mầy sẻ đối xử với mầy như vậy, luật nhân quả mà, cây nào sinh trái ấy!
Cô chủ Triều Châu trợn mắt nhìn gà mái như người từ cung trăng xuống, nó không ngờ một Osin mà dám chưởi lại cô chủ.
Gà mái từ giã bà già ra về, cho dù bà nói đủ điều mật ngọt, gà vẫn không nghe, không phải gà không thương bà, mà vì ghét nàng Lindan Triều châu.
Cổ nhân có câu "Nhân chi sơ, tánh bổn thiện", gà thích vào làm volunteer trong viện dưỡng lão, sáng cắp sách đến trường Lincoln học ESL, trưa vào viện dưỡng lão ở Garden Grove Center giúp những người già ăn trưa. Tội nghiệp những cụ già ở viện dưỡng lão, một y tá đút cho tám người ăn, trong khi người nầy ăn, thì người kia ngồi ngó, có khi lấy tay vơ muỗng của người khác, thế là chiến tranh nỗi lên:
- Cái nầy của tôi, của ông bên kia.
Tiếng la ó cãi nhau om sòm, rồi muỗng nĩa loảng xoảng liệng xuống đất loạn cả lên, gà mái phải làm trọng tài. Hỏi ra mới biết, người lớn tiếng kia nguyên là cựu giáo sư dạy môn triết ở một trường Đại học Sài gòn và Cần thơ trước năm 1975. Gà mái thầm nghĩ: "Một vị Giáo sư dạy triết lý, sao lại có những lời lẽ thế kia" Chắc bị mất trí, hay Alzheimer""
Thế rồi gà mái tháng ngày tò mò tìm hiểu. À! thì ra tâm lý của những người già bị bỏ rơi là vậy! Một ông cụ có con là Bác sĩ, thay vì mướn người về giúp cha già tại nhà mình, lại không muốn, vì sợ vấn đề vệ sinh, dơ nhà dơ cửa, vợ con phiền lòng, bận bịu mất thời giờ... Nên đẩy ông bố vào Viện Dưỡng Lão cho rảnh nợ. Người bố nói với con :
- Con ơi! Lẽ nào cha nuôi con khôn lớn, hôm nay con  trở thành Bác sĩ, con nỡ đuổi cha đi sao"  Con cho cha ở lại một góc nhỏ đằng sau bếp cũng được, cha sợ vào nhà dưỡng lão lắm.
Người con đáp :
- Đó là luật ở Mỹ, già thì đã có nhà Dưỡng lão, ở đó có người lo mọi thứ, ở nhà không có ai chăm nom cha đâu, một tuần con sẽ vào thăm cha một lần .
Thế rồi chu kỳ đi thăm cha tụt dần , một tuần một lần, rồi hai tuần một lần, rồi một tháng một lần... và khi ông không còn đủ trí nhớ để nhận ra con mình nữa, người con nghĩ rằng  "Bây giờ mình vào, ông cũng không biết mình là ai nữa, thôi thì để nhờ mấy y tá săn sóc, mình quà cáp chút đỉnh cho mấy cô là được rồi".
Gà mái chán ngán vô cùng cho tình đời bạc bẽo, nên đã cố gắng một tuần vào viện 5 bữa trưa, để an ủi, hỏi han, chuyện trò với người này người nọ, hầu đem lại phần nào niềm vui tinh thần cho họ. Tại đây, thỉnh thoảng cũng có những người thiện nguyện vào giúp. Mỗi thứ sáu hằng tuần, có Cha đến dâng Thánh lễ và ban Bí tích giải tội . Thứ bảy và Chúa nhật thì có các đoàn thể tôn giáo vào, ngày đó rất đông vui  vì có con cháu họ vào thăm nữa .
Sau bốn tháng làm Volunteer và xong khóa học ESL, gà mái cảm thấy cần phải tìm một công việc để có thêm tài chánh, vì gà mái còn phải nuôi con ở quê nhà nữa.
Lang thang qua  One  Stop Center, gà apply biết bao công việc. Không xong. Thêm vài lần ở hãng Robinson Pharmacy cũng đều thất bại, vì tuổi tác đã cao và tóc đã nhuộm “hai lai"  nên không ai nhận . Thế là gà mái bươi tìm thông tin trên  báo.
So sánh, thấy bên bang Arizona, tiền công cao hơn ở Cali, gà mái liền gọi 602. Sau cú điện thoại, ông chủ nhỏ nhận ngay vì đang cần người. Chỉ cần một ngày sửa soạn là sáng thứ hai lên đường. Mặc dù có nhiều lời khuyên của người khác, gà vẫn nhất quyết lên đường, đành đoạn bỏ lại Santa Ana đứa con gái ngây thơ còn đang đi học.
- Vì nhu cầu tài chánh gia đình, mẹ  phải đi xa làm ăn, con chịu khó tự túc lo liệu, một tháng mẹ về một lần thăm con.
Nghe mẹ nói, con gái ngoan ngoãn vâng lời.Sáng hôm sau, đưa mẹ ra xe đò Hoàng  để thực hiện chuyến hành trình xa xôi. Xe ra khỏi  Santa Ana khoảng  30 phút là đến  Rose Mead, và một giờ sau đến San Bernadino. Xe tiếp tục băng qua những ngọn đồi trùng điệp, hai bên đường không thấy một căn nhà nào, thấp thoáng phía xa xa, thỉnh thoảng hiện ra đường chân trời mờ nhạt. Nhìn ra phía trước, con đường dài thẳng tắp, có lẽ đã vào vùng sa mạc Arizona. Ngồi trong xe có máy lạnh nên không cảm nhận được sức nóng bên ngoài, nhưng nhìn cây cối hai bên đường, gà mái đoán chắc là nhiệt độ nóng lắm, vì không có cây cối xanh tươi rậm rạp mà chỉ toàn là cây cọ, cây liễu và tràm chỗi thấp như những bụi gai, mọc lưa thưa, rải rác, nó gần giống cây tràm chỗi ở miền trung Việt Nam, những đồi cát trắng có lẫn ít sỏi nhỏ nối tiếp nhau, gà mái liên tưởng đến những con kỳ nhông nằm sâu trong cát, hồi còn ở miền trung thời thơ ấu, anh em  thường rủ nhau đi bẫy về nướng với lá chanh, chấm với muối tiêu thì hết sẩy!
Ngẫn ngơ ngồi nhìn cảnh đồi núi chập chùng , núi cao nằm ở xa xa, đồi chạy dọc theo hai bên đường, gà mái nghĩ, không biết kỹ sư nào đã nghiên cứu địa hình này, để xây dựng con đường tuyệt hảo , băng qua sa mạc  mà không phải xuyên qua núi.


Vào sa mạc khoảng một giờ, thì kìa, trên những sườn đồi cát nóng bỏng, xuất hiện  nhiều loại xương rồng thân thẳng, trông như những cột trụ đứng giữa những bờ cát, với muôn ngàn hoa trắng đua nở, hoa thật đẹp chẳng khác gì hoa thanh long. Lạ nhỉ! Gà mái thầm cám ơn Thượng Đế đã khéo sinh ra những giống cây sống ở đây, không nước tưới, mọc cheo leo theo sườn đồi mà vẫn sinh hoa kết trái, nó chấp nhận  gió sương như những người lính nơi biên thùy canh giữ biên cương , nó bảo vệ cho đồi cát được đứng vững qua bao nhiêu năm chịu đựng chống chọi với sức gió cuồng bạo, một  loài cây chỉ trơ xương và gai, thế mà hoa còn đẹp hơn cả hoa hồng, hoa cúc! .
Đi khoảng một giờ nữa, gà mái thấy hai bên đường xuất hiện những cây chong chóng cao to, hàng hàng thẳng tắp, giống như những trụ tiêu ở miền quê Việt Nam. Đó là những cánh quạt lớn, dùng sức gió đẩy xoay chong chóng tạo ra điện năng. Đây cũng là một công trình nữa.Trên đồi cao thẳng tắp những hàng cây quạt gió, dưới đồi thấp cũng đầy quạt gió, những cánh quạt xoay xoay trông rất vui mắt, giúp cho du khách quên đi những mệt mỏi khi nhìn ra ngoài, nó tạo cho bầu không khí nhộn nhịp hẳn lên, phá tan cái lặng lẽ, khô khốc nắng cháy ở sa mạc, và kết quả của sự nghiên cứu của các trí óc tài năng nầy, đã đem lại nhiều hữu ích cho con người.
Tiến sâu vào sa mạc độ 3 tiếng, bắt đầu thấy xa xa, ở ven sườn đồi có nhà cửa, cây lá xanh um. Dân chúng sống ở đó, chắc để lập nông trại (farm), họ sống thành từng cụm. Vậy là, đoạn cuối cái chết của sa mạc bắt đầu có sự sống. Có lẽ ở đó có nước, có nước cây cỏ mới tươi tốt và sinh hoa kết quả được. Điều đáng nói ở  đây, là mặc dù dân cư sống xa xôi hẻo lánh như vậy mà điện nước vẫn có phục vụ cho họ .
Và rồi, sau cái vươn vai chống mệt mỏi, gà mái đã thấy thành phố đầu tiên xuất hiện: Phoenix, Phượng hoàng, cái tên thật mỹ miều, có lẽ lịch sử của nó cũng thú vị lắm, nên mới đặt tên là Phượng hoàng.
Đến thành phố thứ hai cũng rất đẹp, chạy dọc suốt theo hai bên đường, là con kênh đào  hay hồ nước thiên nhiên gì đó, hơi nước bốc lên, làm cho du khách cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, không còn cảm giác nóng rát như ở Phoenix, dòng nước chảy qua thành phố, đây cũng là nơi câu cá lý tưởng cho cư dân vào các ngày nghỉ để tận hưởng khí trời.
Qua khỏi thành phố nầy thì đến Chandler, đến chợ Lele, xe chạy từ từ  và dừng lại tại Lee Sanwich. Ở đâu cũng thấy có sự hiện diện của  tiệm bánh nầy, gà mái suy nghĩ về cách kinh doanh của người Việt và người Tàu: Ngon, rẻ là cách thu hút khách hàng. Ở đây hình như có ít người Việt, đa số là người Tàu, Mỹ và Mễ.
Mãi đến hai mươi phút sau, ông chủ nhỏ mới ra đón. Bản tính của gà mái là rất tự nhiên, chỉ qua vài câu chào hỏi giới thiệu, gà ung dung leo lên xe theo về nhà chủ. Căn nhà tọa lạc ở một khu vực tuyệt vời, sạch sẽ, có công viên, nhà lầu rộng rãi, thoáng mát, trong nhà bày biện rất đẹp, bông hoa, cây cối  đều được làm bằng vải và nylon, nhưng trông rất giống cây thật. Cô chủ nhỏ dáng người rất xinh, hình như là người mẫu.
Gà mái được giao phó trách nhiệm  làm  baby care, công việc chính là đút cho hai bé ăn, chơi với bé, tập hát...
Thời gian đầu, bé lớn tên là Giáng Hương kên "sport" với gà mái gần một tiếng, ôi, trông mắt bé dễ sợ làm sao! Gà nghĩ thầm "Bé nầy khó chinh phục đây". Bé kia là Quỳnh Hương, dễ thương hơn. Nhưng không sao, trước lạ sau quen,  "vạn sự khởi đầu nan". mà. Không như dự đoán, chỉ một lúc sau, khi trời vừa sập tối, hai cô bé đã vào phòng gà mái quậy tưng bừng, lấy Ear phone nghe nhạc CD đeo vào lỗ tai, hai đứa giành nhau xém đứt dây, hoảng quá, gà mái phải dụ bé Giáng Hương, đưa cho nó cái Radio nhỏ xíu nghe lỗ tai chúng mới chịu yên, vì hai bé rất khoái nghe nhạc.
Từ đó, hai bé bỏ bố mẹ, suốt ngày chỉ quấn quít chơi với gà mái, ông bố ra vẻ ghen tị nói : "Chúng mày phản bội nhé, mới đó mà đã bỏ bố rồi nhé". Bố bồng đi tắm để đi ngủ, chúng không chịu, khóc thét lên, thế là bố đành bỏ cuộc.
Sống ở đây được khoảng mười một ngày, gà mái nổi lòng nhớ quê hương, nhớ con gái, không biết giờ nầy nó ra sao, nó có đủ thời gian để thức dậy sớm, tự lo liệu ăn uống và đi học kịp không" Khi ra đi thì cứng rắn lắm, mà giờ sao mềm yếu thế này! Nhất là nhìn ra đường, không thấy một bóng người, yên lặng như xóm hoang của Phạm hoàng Chương. Thôi! Kiểu nầy chắc gà mái không đẻ nổi quả trứng vàng nào đâu. Nó thấy đôi cánh nó xệ xuống khi bế một bé nặng 36 pound, hai bé sinh đôi, phen nầy phải kiếm cách đánh bài chuồn thôi .
Vào một buổi tối nọ, sau khi ăn cơm xong, gà mái cất tiếng thỏ thẻ:
-- Chồng cô bệnh nặng quá, chắc cô phải về chăm sóc, cô biết là không đúng hợp đồng, nhưng thôi coi như cô hủy hợp đồng, không lấy tiền của con.
Ông bà chủ nhỏ nài nỉ, giận hờn, kiếm đủ cách để không cho, nhưng gà mái nêu nhiều lý do chính đáng quá, sau cùng họ đành phải chấp nhận.
Giã từ Arizona, gà mái trở về mái nhà xưa California trong một ngày nắng đẹp, lòng cảm thấy hân hoan phơi phới, như ngày nghỉ hè được về quê. Tạ ơn Chúa, nếu chủ không cho về thì không biết làm sao, đi bộ ư" Không biết đường, trốn chạy ư" Biết về phương nào!
Vừa gặp con gái, gà mái bô bô cái miệng :
-Thôi thôi, từ nay mẹ không rời con nữa, mẹ chấp nhận làm phận gà mái hết thời sinh nở, không đẻ được trứng vàng thì mai sau có con gái đẻ dùm.
Con gái cười rạng rỡ :
Vui đùa với chồng con được hai tuần lễ, đôi chân gà lại muốn lết đi bươi, tuy chân có yếu, cánh có mỏi, xệ đôi vai, nhưng nó vẫn không thích ngồi một chỗ, gà mà!
Lần mò trên trang báo, thấy có việc làm, gà chụp phone gọi ngay 949, Thành phố  Irvine, một gia đình cần người dẫn hai bé đi học. À, công việc này có vẻ nhẹ nhàng đây. Ngay lần gọi đầu tiên, cô chủ OK, chiều thứ tư đến Irvine để Interview. Ghê chưa!  Nanny cũng Interview như ai !
Thế là trong  ba người, gà được lọt vào mắt xanh cô chủ, gà mái về hạng nhất,  duyệt.
Tuần làm 5 ngày, tối Chúa nhật đến tối thứ sáu về (Cô chủ nói).
Công việc rất nhàn rỗi, sáng dẫn bé đi, trưa dẫn về ,ăn cơm, rửa chén, kèm home work, xong đi ngủ. Gà mái bắt đầu lấy lại quân bình của thể lực, tuổi già làm việc nhẹ, mặc dù tiền ít, nhưng được nghỉ ngơi, được có giờ rảnh để viết văn thằng cuội, không còn gì bằng. Thôi, ta chấp nhận công việc này như một quà tặng lúc xế chiều! Có lẽ, đây là công việc mà Thiên Chúa đã ban cho, rất xứng hợp với tuổi tác và sức khỏe của Gà mái lúc này. Không còn những giấc ngủ chập chờn lo âu đầy ác mộng, già rồi mà còn ham đẻ trứng vàng, đẻ trứng thằn lằn còn không nổi nửa huống hồ...
Đây có lẽ là điểm dừng chân cuối cùng của gà mái, không Tây du thỉnh kinh, thỉnh trứng gì nữa, cứ nhẫn nha nhặt thóc, những con chim kia, nó có cần phải long đong tháng ngày đâu, mà nó vẫn có gạo, thóc, có lương thực nuôi đàn con hằng ngày đấy thôi. Cuộc đời có là bao, em ơi ! Giỏi lắm là  60 năm. Cứ vô tư hồn nhiên như trẻ nhỏ, quẳng gánh lo đi,và cười to lên cho quên đi nỗi nhớ  quê hương, nhọc nhằn.  Lai rai vài năm về Việt Nam thăm con một lần, làm Việt kiều cũng oai lắm chứ! Có người suốt đời mơ ước được đặt chân đến Mỹ, mất bao nhiêu vàng bạc mà chẵng được, còn ta, được đến Mỹ, được ở Cali, ngay tại Little Sài gòn, Trung tâm người Việt mới ngon chứ! Ở Việt nam mơ được ở thành phố cũng không có! Ở đây gần giống Việt nam, khí hậu, chợ búa, người Việt... đi đâu cũng nói tiếng việt, không sợ bị kỳ thị, bị dòm ngó, hàng xóm chỉ có người Mexicô, họ cũng như ta thôi, là giới lao động, dân làm thuê, có gì mà kỳ thị nhỉ"
Lời sau hết, gà mái  xin gởi đến những gà mái đồng hương:
- Tuổi gà tuy vất vả, lao nhọc với đàn con, nhưng gà mái là gà chung thủy, chăm chỉ nhất, biết ấp ủ con dưới cánh. Số gà mái về già được nhờ con, gà con rất có hiếu, chúng không bao giờ bỏ rơi cha mẹ vào viện dưỡng lão cho hết trách nhiệm đâu! Gà con biết nghĩ và cũng có tình có nghĩa lắm. Thân ái chào nhé!
P.H.T.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến