Hôm nay,  

Học Đàn

15/09/200900:00:00(Xem: 182422)

Học Đàn

Tác giả: Bảo Trân
Bài số 2728-16208799- vb391509

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là "Người Vẽ Tranh" kể về một trường hợp đặc biệt trong việc xin trợ cấp xã hội. Tiếp theo là hai bài viết  "Vịnh Biệt Popo," kể về người Mỹ bảo trợ và "Xa lộ 105" tại miền Nam California kể kỷ niệm sâu sắc về Bố. Năm 2008, Bảo Trân đã nhận giải tác giả Viết Về Nước Mỹ trong năm, với bài viết “Con Bé,” chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Sau đây là một tự sự vui.

***
Không ai như tôi, đi học đàn ở một cái tuổi đã bước vào "tri thiên mệnh". Ông chồng tôi gật gù:
-  Thôi cũng được, hồi xưa ông bà mình ru cháu bằng câu hát ầu ơ, thì bây giờ bà ru cháu nội bằng tiếng đàn tính tịch tình tang, cái nào cũng có tác dụng ru ngủ con nít.
Ông chồng tôi chỉ nói ru cháu nội thôi mà không phải cháu nội với cháu ngoại là vì trước sau gì tôi cũng chỉ có hai cậu ấm, nhưng hiện thời thì hai cậu đều không ở gần tôi. Cậu cả của tôi thì đang lang thang hết nước này tới nước khác để dạy cho người "ngọai quốc" nói tiếng Anh và hiểu về lịch sử Mỹ.  Còn cậu út thì đang đóng đô ở một vùng biển miền Nam Cali, chuẩn bị học làm thầy cãi, nuôi mộng bước vào tòa nhà trắng lãnh đạo quốc gia"!
Có người hỏi tại sao tôi không cố gắng tìm một cô chiêu cho vui cửa vui nhà, bởi vì ở cái nước Mỹ này thì con trai dẫu có mang họ của mình nhưng lại thuộc vào thành viên của gia đình... người khác. Tôi nói tại cái công việc làm của ông chồng tôi hồi năm xửa năm xưa có liên hệ tới hệ thống nguyên tử hạt nhân, tốt xấu thì không biết nhưng cả một nhóm kỹ sư cùng làm với ông chừng mười mấy người mà không ai có con gái hết.  Tôi lỡ có hai thằng cu rồi, tôi đâu có muốn thêm một thằng cu nữa chạy ra để hát cái bài... "ba chàng ngự lâm pháo thủ."
Trở lại cái chuyện tôi đi học đàn.  Tôi không biết từ đâu tôi có cái ý nghĩ đi học đàn, chỉ biết là hai năm trước tôi e-mail cho Nhất Khanh, người bạn gái thân thiết đã có ngón đàn tranh tuyệt diệu, bảo đi tìm cho tôi một cái đàn có khảm xà cừ thật đẹp, tôi sẽ cố tìm thầy học đàn, mà nếu học không thành tài thì tôi sẽ treo đàn đẹp lên mà ngắm.
Cô bạn Bắc Kỳ nho nhỏ của tôi, học sinh ưu tú của trường Quốc Gia Âm Nhạc ngày xưa, đã cầy cục đi tìm mua cho tôi một cái đàn làm bằng gỗ cây ngô đồng, có khảm mai lan cúc trúc thật đẹp, rồi thản nhiên e-mail sang phán rằng :
-  Có đàn rồi thì phải đi học, treo đàn lên là... hư hết đàn.  Ráng mà học cho giỏi để mấy năm nữa mẹ bảo lãnh Nhất Khanh sang được Mỹ rồi thì hai đứa mình sẽ đàn chung với nhau.
Đàn đến tay tôi cả một năm trời mà tôi vẫn chưa có thì giờ đi học.  Thỉnh thoảng e-mail sang Nhất Khanh cứ nhắc tôi đi học đàn. Tôi lấy cớ phải học cho xong cái bằng cử nhân đã bỏ dở dang từ bao nhiêu năm nên khất lần, khất lữa. 
Tháng mười năm ngoái, trên đường đi thăm cậu cả ở Thái Lan, tôi có về Việt Nam thăm bạn được mấy ngày.   Nhất Khanh tiễn tôi ra đến tận sân bay, trước lúc chia tay Nhất Khanh còn nhắc:
-  Bây giờ tốt nghiệp rồi, còn cớ gì không học đàn nữa đây" Bảo Trân có đúng ba năm để học đàn đó.  Nhất Khanh vừa điều chỉnh lại giấy tờ bảo lãnh, chắc là trong vòng hai năm sẽ được đi đoàn tụ với mẹ.  Hẹn bạn đến ngày tái ngộ, ít nhất là phải đàn chung được một bài "Làng Tôi".
Tôi gãi đầu gãi tai, bảo để đi chơi về tôi sẽ tìm thầy.
Tôi trở về Mỹ, sau khi ăn chơi thỏa thích qua hết mấy ngày lễ, Tết.  Chợt nhớ đến lời hứa hẹn với Nhất Khanh tôi hoảng hồn, vì muốn đàn được chung với Nhất Khanh những ngày sắp tới thì có nghĩa là tôi phải đi học ngay từ bây giờ.
Thế là tôi đành phải mở báo ra tìm mấy lớp dạy đàn.  Thời may có một người bạn mách cho số phôn của một ông thầy dạy nhạc nổi danh đang điều khiển một ban nhạc cổ truyền dân tộc ở quận Cam.  Lớp học đàn này cũng ở gần sở làm của ông chồng tôi.  Mừng quá, tôi gọi ngay cho ông thầy dạy đàn xin cái hẹn để xếp lớp học.   
Ngày đầu tiên gặp tôi, ông thầy nhìn tôi có vẻ... ngại ngùng.  Ổng nói là để ổng trắc nghiệm xem tôi có hiểu nhịp điệu là cái gì không, nếu không biết thì... khỏi học.  Ổng vỗ hai bàn tay vào nhau làm nhịp lốp bốp rồi bảo tôi đánh theo. Tôi bắt chước đánh theo cũng có nhịp có nhàng, ổng gật gù :
-  Cũng được, cũng được. 
Thế là tôi làm lễ bái sư.
Một tuần lễ tôi đi học một lần, trưa thứ bảy.  Mấy cái bài nhạc ban đầu thì cũng dễ, tôi học đàn một ngón, rồi tới hai ngón, rồi tới bài tập song thanh đánh hai note cao thấp cùng một lượt, cũng được.  Rồi qua tới bài chữ Á, tập vuốt dây, tập rung hai note La, Mi, cũng qua. Nhưng khi tôi bắt đầu học tới mấy cái bài dài hơn một chút thì cũng là lúc ông thầy của tôi bắt đầu vò đầu, bứt tóc :
- Chị đánh cái gì mà như nhảy lò cò vậy, cái note nào cần nghỉ thì chị không nghỉ, cái note nào cần chạy mau thì chị cứ tàng tàng.
Rồi có lúc ông lại thở than:


- Chị relax một chút có được không, cái bài "Tùng Quân" này mới vào có ba note do, re, mi mà chị đã phóng nước đại thì mấy cái note sau chị phải xài phản lực cơ mới theo đúng nhịp.
Relax, trời ơi, ông thầy đâu có hiểu nỗi lòng của tôi. Mỗi sáng thứ bảy, sắp tới giờ đi học, nhìn ông chồng tôi xếp đàn bỏ vô thùng, đem ra xe là tim tôi nó nhảy lộp bộp như tiếng vỗ tay trắc nghiệm của ổng hồi hôm nào, bởi vì tôi đâu có biết là tới chút nữa tới lớp học tôi có trả bài nổi không hay lại bị rầy la.
Từ thuở ban đầu, sau cái ngày bái sư, tôi cũng đã báo trước với ông thầy dạy đàn là... ổng phải có kiên nhẫn, bởi vì tôi thuộc cái lọai "chậm tiêu".  Cái gì thì hình như tôi học cũng tới, nhưng chỉ có khác biệt là cái vô chậm, cái vô mau trong đầu tôi thôi.
Mà âm nhạc là một trong những cái thứ đi tà tà vô trong đầu của tôi. Ông chồng tôi dạy hoài có mấy cái điệu tango, cha cha cha, valse để mỗi mùa Noel đi dự tiệc trong sở ông í mà tôi cũng lộn qua lộn lại, mặc dù cũng từng đó bước tới lui.  Chừng ông dạy qua tới cái điệu valse thì ổng nói tôi nhảy như nhảy lò cò trong cái hộp. Học riết điệu nào cũng không ra điệu nào, tôi nổi cộc nói:
-  Thôi được rồi, hễ mà có phải đi tiệc thì mình nhảy... slow cho chắc ăn.
Phải chi mà đánh đàn dễ như làm thơ thì tôi không ngại, bởi vì từ hồi năm đệ ngũ, tôi cũng có theo học ông vua... Lê Thánh Tôn làm thơ, xém chút nữa là tôi đã gom góp được mấy đứa bạn học trong lớp để lập thành "thi xã".  Tôi cũng đã làm được những bài thơ nói chuyện với Bác Mặt Trời, Anh Gió, Chị Mây. Tôi lại là thi sĩ của trường phái thơ tự do, không câu nệ câu cú, và cũng đôi khi không cần thiết phải theo đúng vần đúng luật, mà tôi vẫn thấy... hay.
Còn cái món đàn này, không biết tôi nuốt có trôi không, bởi vì đàn sai nhịp thì đúng là nhảy lò cò như ông thầy thân ái của tôi đã phàn nàn.  Cái món đàn gì mà phải... rung mới hay, còn phải mổ cho thanh nữa.  Chưa hết, cái note "fa" mà nhấn "mi" không mạnh là không nghe ra "fa". Còn cái note "si" nó nằm ở đâu thì tôi chưa thấy, tôi chưa học tới, nhưng mà tôi không muốn hỏi, bởi vì mới chỉ có từng đó note thôi mà tôi vẫn phải kè kè cái bảng "cửu chương" bên cạnh bản nhạc phải đàn.
Nhưng khi tôi học đến cái bài "Lý Cây Đa" này thì quả là trần ai.  Hình như cái bản nhạc này nó nhất định hành hạ tôi.  Tôi đàn hòai mà cũng không nghe ra là đang trèo lên cây đa.  Khổ hơn là ông thầy tôi lại trắc nghiệm tôi bằng cách đem cây đàn nguyệt ra đứng bên cạnh tôi lên giây rồi phán:
-  Hồn ai nấy giữ!
Ổng đâu có biết là hồn tôi đang lơ lửng ở chín từng mây.
Tôi ngồi bốn tuần dưới gốc cây đa như chú Cuội đang chờ giờ gặp chị Hằng Nga.  Thấy rầy tôi hòai mà kết quả cũng không tiến triển gì hơn, và thấy tôi ở xa (gần một tiếng đồng hồ lái xe) mà cũng bỏ công lặn lội, ông thầy thấy tội nghiệp nên an ủi tôi.
-  Thôi mình học từ từ cũng được, không gấp chị há, miễn sao đánh cho thành bài thành bản thì thôi, mấy bà bẩy, tám chục tuổi học còn được, cỡ tuổi chị nhằm nhò chi, cố  công mài sắt thì cũng có ngày nên kim.
Tôi tưởng ổng nói giỡn, chứ mấy bà bẩy, tám chục tuổi hết chuyện làm rồi sao mà lại đi học đàn.  Ai dè, có một ngày đẹp trời, tôi đang ngồi tập lại cái bài "Lý Cây Đa" thì có hai bà già dẫn nhau đến tập để tuần sau trình diễn.  Một bà tóc trắng khoảng tám chục tuổi, đánh đàn bầu, còn bà tóc đen bẩy chục tuổi, đánh đàn tranh.  Nhìn hai bà lên giây đàn, tôi biết là mình nên tháo móng, bỏ vào thùng ngồi nghe cho phải phép.  Vừa nghe hai bà dạo lần thứ nhất tôi đã giật mình, nhưng hai bà bảo còn chưa được, phải làm lại hồi hai, hồi ba cho nhuyễn.  Ông chồng tôi, đang lò mò đi vô lớp để chờ khiêng đàn xuống xe cho tôi, nghe tiếng đàn cũng rón rén bước tới ngồi lại bên cạnh tôi thưởng thức.  Chừng ra về, ông dõng dạc tuyên bố:
-  Chắc khi nào tôi bằng cỡ bà tóc trắng (tám chục tuổi), thì tôi cũng đánh thành bài, thành bản.  Lúc đó, ông sẽ thâu ngón đàn tuyệt diệu của tôi tung lên "mạng nhện" cho thiên hạ thưởng thức!"
Tôi trở về nhà, tập lại cái bài "Lý Cây Đa" vì ông thầy không cho học qua bài khác, ổng đã lấy viết chì ngăn cái bản nhạc ra thành năm bẩy khúc . Ông biểu tôi tập từng đọan ngắn, nghe xuôi tai rồi ráp từ từ thành một đọan dài trước khi đánh hết nguyên bài.  Ông nói:
-  Mấy cái bài dễ dễ này phải học thuộc lòng.
Bài này dễ dễ, có nghĩa là mấy bài sau không có dễ"!  Tôi mở sách, lật qua mấy trang sau.  Trời đất ơi, leo lên cây đa chưa xong mà sắp tới "Qua Cầu Gió Bay".  Cầu thì đã lắc léo (rung), mà lại còn phải bay (mổ), điệu này là gió sẽ thổi tôi bay qua luôn bên kia cầu, bay tuốt luốt...
Tôi cố gắng leo lên cây đa, nắm từng nhánh nhỏ, nhánh gần nhất, như ông thầy đã biểu, trước khi leo lên nhánh thứ hai, cao hơn. Leo hòai, nắm hòai mà cũng không lên được nhánh cây đa nào hết, tôi bèn tháo móng cất lên giá, chạy xuống lầu mở computer ra... làm thơ.
Bảo Trân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến