Hôm nay,  

Lấy Chồng Mỹ & Người Mỹ Xài Tiền

09/09/200900:00:00(Xem: 259249)

Lấy Chồng Mỹ & Người Mỹ Xài Tiền

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2722-16208793- vb490909

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết gần nhất của cô là “Ngã Ba Của Tôi” từ giữa năm 2007. Mừng Vành Khuyên tiếp tục   viết trở lại. “Lấy Chồng Mỹ” và  “Người Mỹ Xài Tiền” là hai bài viết mới.

***
I. Lấy Chồng Mỹ
Thời gian trước tôi có viết bài Lấy Chồng Tại Mỹ, đơn giản chỉ để nói lên lòng trắc ẩn  của mình khi sống trong một xứ sở xa lạ trên con đường đi tìm bạn đời.  Thời gian đó tôi đã có gia đình, viết lại quá khứ, ít nhiều gì cũng thấy có ngay người bạn đời bên cạnh, vui, buồn, sướng, khổ đều được xẻ chia tôi tự thấy mình cũng may mắn. 
Sau đó một thời gian, khi google trên nét, tôi gặp lại cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ của mình ở một số site.  Trời, lúc đó tôi mới hiểu ra và nhận thức được, đó không chỉ là nổi lòng của riêng mình mà còn là của nhiều độc giả.  Họ phê bình và bàn bạc nội dung bài đó của tôi rất vui và họ chọc ghẹo nhau nữa nhưng một điều tôi hiểu sâu sắc về thế hệ trẻ là ở họ, khi lớn lên, thành đạt trong học vấn, chưa chắc đã là thành công trọn vẹn, những con người trẻ, họ ao ước có được tình yêu, tình vợ chồng lâu dài. Dù biết ông Trời có chiều ý ai bao giờ, nhưng tôi tin, vì ngay cả tôi và bất cứ ai cũng vậy, đều mong hôn phối của mình ở bên mình suốt đời và mong đến cháy lòng.
Sự thể là đã tìm được bạn đời rồi, lấy được người ta, có con hay không có, rồi tan rã, chia rẽ rồi trở lại độc thân xảy ra như chuyện thường ngày.  Khi đau đớn và xót xa vơi đi, bản chất con người đúng nghĩa luôn muốn được sống trong vòng tay yêu thương và tình yêu lần nữa, trừ người nào quá mạnh quá cứng cỏi không muốn nữa mà thôi. 
Trong cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ, việc kết hôn giữa hai chủng tộc, hai dân tộc khác nhau với tôi còn khó khăn.  Đến bây giờ tôi thấy là điều có thể vô cùng. Những hôn phối như vậy trong xã hội tôi đang sống ngày càng nhiều, giữa họ càng tìm thấy nhiều điểm chung phù hợp để liên kết, gắn bó hay dễ xích lại gần nhau hơn . 
Tôi dám khẳng định điều đó vì nếu có dịp tới những khu giải trí lớn, bạn sẽ thấy những gia đình có trẻ con hợp chủng từ hai nền văn hoá rất nhiều.  Ấn độ với Chinese, Mỹ với Chinese.  Hay bạn cứ vào nét mà xem, các cô người mẫu và hoa hậu đa số có nguồn gốc đa chủng tộc.  Sự kết hợp giữa họ tạo cho con người những vẻ độc đáo muôn màu, muôn vẻ.
Cũng có rất nhiều lý do người ta lấy người khác chủng tộc. Về phụ nữ VN, nói thẳng là nhiều chị cho rằng, đàn ông VN quá bảo thủ, quá gia trưởng, lấy đàn ông bản xứ cho họ chiều chuộng sướng hơn không. Có chị còn nói đàn ông VN hay bài bạc, rượu chè.  Ủa đàn ông nào có tính như vậy chả thế, mắc chi đưa vấn đề chủng tộc vô đây. 
Tôi biết ba chị khác cùng tuổi với tôi cùng trở thành độc thân cùng năm, người thì dở dang, người thì thành góa phụ như tôi vậy. Nói chung, tôi thấy ông Trời hình như sắp xếp sao đó, mà những người sinh cùng năm thường số phận cũng chẳng khác nhau là bao.  Nhưng đó không phải là chuyện tôi muốn bàn tới.   Hai chị trong bốn người chúng tôi đang có bạn trai người Mỹ và họ buồn hay vui tôi thật tình không biết nhưng họ và hai ông bạn trai người Mỹ đó vẫn còn chơi với nhau thì tôi cứ xem như cứ lạc quan cho vui vẻ cuộc đời đi.
Họ bàn nhau kiếm cho tôi và chị còn lại hai người đàn ông Mỹ nữa.  Tôi không để ý lắm , buột miệng nói "ơ, cái ông Mỹ hàng xóm nhà em tốt với em lắm  à".  Một chị nói liền "Vô đại đi ".  Tôi ngớ người: "Ủa chị nói vô gì chị  em đang tán đồng người Mỹ tốt thôi, em có ý gì đâu ".  Chị hiểu ý tôi cười vui vẻ "Họ tốt là có ý chứ ai tốt không, nói thiệt với em họ sợ mình bỏ lắm, bạn trai chị khóc với chị hoài khi hắn làm chị phật ý".  Tôi ghẹo liền, "Ủûa vậy chị coi chừng cuộc đời ổng chứ bạn bè gì!" Chị đánh tôi cái chát "Nói đúng không à, coi chừng túi tiền ổng luôn".  Tôi nghĩ có thể chị  nói đùa. 
Ai đùa sao cứ đùa.  Làm gần 17 năm tại sở xã hội, ít nhiều gì tôi cũng có hiểu biết về rất nhiều dân tộc về tính cách và hoạt động xã hội của họ.  Họ có nhiều tầng lớp tuỳ theo tình trạng kinh tế, văn hóa, và tôn giáo.  Tôi chưa từng có ý nghĩ đến gần một dân tộc nào khác vì ngay cả với người Việt nam tại Mỹ đã có rất nhiều khác biệt về suy nghĩ, về sự vươn lên, về việc nuôi dạy con thành đạt hay chỉ ôm mộng làm giàu cho riêng mình.
Tôi gặp người bản xứ nào thì cũng nói chuyện vui vẻ, tôi không cho phép họ nhìn người  mình thấp, và cũng chính vì điều đó mà tôi luôn phấn đấu giữ tư cách của mình.  Ai sao cứ sao, với tôi họ phải tôn trọng vì tôi là phụ nữ Việt Nam. (dù tôi biết mình hơi cứng nhắc)
Thật tình tôi vẫn chưa hình dung ra được tôi chia xẻ được tới mức nào nếu tôi có một người chồng bản xứ.  Những giới hạn tự do của hai nền văn hoá và những đạo đức cơ bản có thể giống, có thể khác nhưng với tôi đó còn là do sự cố gắng và do sự kết hợp của định mệnh nhiều hơn là sự tìm kiếm đơn phương, khi cuộc sống hiện tại của gia đình tôi thiếu một người đàn ông.
Tôi có tới hai người hàng xóm người bản xứ luôn sẵn sàng giúp tôi trong những công việc đàn ông làm theo như các ông ấy nghĩ.  Nhưng với tôi, có việc nào được liệt kê hẳn là việc đàn ông hay việc đàn bà đâu.  Leo lên thang nạo vét máng xối trước mùa mưa tôi cũng làm, cắt cỏ thì tôi mướn người cho nó đỡ cực thân. 
Tôi mang con đi học đàn piano và học võ ba ngày trong tuần nhiều bà mẹ bảo tôi siêng vì không có ai phụ nhưng cứ nghĩ mà xem bà mẹ của vô địch bơi Olympic Michael Phelps dạy cậu được như vậy thì những bà mẹ độc thân như tôi hay những bà mẹ độc thân My,õ những người chỉ nghĩ đến tương lai của con cái chắc cũng được động viên rất nhiều và theo chân bà được. 
Có thể trong những ngày mưa dầm, những ngày tuyết không lái xe được, tôi cũng sẽ chạnh lòng. Tuy nhiên việc lấy chồng là một chuyện lớn hơn nhiều so với những việc tôi phải làm hàng ngày đã quen và gần như nó không còn là sự bắt buộc đối với tôi như lúc tôi viết cái bài Lấy Chồng Tại Mỹ nữa.
Cơ hội đó đến với tôi một lần, ít nhiều gì tôi cũng đã trải qua và hiểu thực chất đời sống đó ra sao. Tôi thấy tự tin rất nhiều khi trong đời tự phân biệt được điều gì làm là bắt buộc, điều gì là lựa chọn, điều gì không cần suy nghĩ tới. 


Và khi bản thân đã quyết định điều gì luôn tự nhủ sống hết lòng, hết tâm với điều đó thì mọi thử thách và khó khăn trong cuộc sống sẽ có cách vượt qua. 
Dù bạn đang có người chồng cùng dân tộc hay người chồng Mỹ, hoặc Trung Đông, Hàn Quốc hay Châu Âu đi chăng nữa thì mối thông cảm không ngừng và sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người vẫn là điều kiện hàng đầu cho một hôn phối bền vững phải không.
Hình như cái tựa bài tôi đặt không còn là vấn đề quan trọng với tôi nữa, khi tôi kết thúc bài viết nàyï.

*
II: Người Mỹ Xài Tiền
Phải nói làngười Mỹ xài tiền ngộ thật. Có cũng xài, hẳn rồi. Không có cũng xài, xài cho có xài.  Nợ cũng xài luôn, ủa, người khác xài mắc chi mình không xài. Tiền trước sau gì cũng kiếm ra mà, có công việc là có tiền, trả trước, trả sau cũng là trả.  Các công ty cho mượn nợ đầy dẫy ra đó là cho mục đích xài này của người Mỹ, hợp tình hợp lý quá đi chứ .
Khi bạn vào khu mua sắm các chỗ đồ hiệu nổi tiếng nhất Tommy, Brother này nọ, trời ơi trời, cái quần tây thôi $225 lúc nguyên giá, lúc tôi thấy thì đang bán hạ giá 30% vậy cũng còn hơn $150.  Ủa chất lượng hơn bao nhiêu lận so với cái quần tôi mặc $3 hông ta và có đáng bỏ ra $150 cho một lần mặc cái quần đó. Có thể cái cảm giác hãnh diện và sung sướng ra sao chắc tôi không hình dung được vì chẳng bao giờ dám mua. Tuy nhiên phải công nhận một điều, các thương gia, các nhà làm chính trị, bác sĩ, nhân viên cao cấp này nọ họ bận rộn quá, làm tiền nhiều có biết để đâu cho hết, họ đâu có thời gian đi mua đồ hạ giá 75% như tôi nên họ thà mua đồ hiệu và giá nào cũng trả cho xứng với vị trí của họ cũng hợp lý chứ.
Tôi có hai người em họ là bác sĩ.  Trước khi đạt tới danh hiệu này, họ cũng là sinh viên nhận financial aid như tôi trước đây, làm work study để sống, thậm chí mẹ họ là cô ruột tôi bắt họ đi xin tiền giấy để mua thêm thực phẩm.  Nói chung là họ có cuộc sống hoàn toàn bình thường như tôi, gì cũng mặc, gì cũng ăn, đồ gì ăn được, mặc được mua càng rẻ càng tốt.  Họ lựa đồ hạ giá còn đủ tiêu chuẩn và chất lượng hay lắm à.  Mắt họ sáng hơn mắt tôi nhiều, nhìn là thấy liền cái gì mua được.  Vậy mà đùng một cái là khác nha.  Giờ họ mặc đồ được đặt theo ni mẫu của họ từ một xưởng may có tiếng, họ đủ tiền trả cho chất lượng đồ và mẫu đồ họ muốn mặc. Mừng cho cuộc sống của họ lên một nấc thang khác. Có đáng như thế hay không. Về thời gian, tôi nghĩ có thể. Về tiền, ăn thua gì, mắc chi có không xài. Nói chung là hoàn cảnh nào thích hợp hoàn cảnh đó. Bàn chơi cho có chuyện bàn thôi.
Thường thì vào các khu mua sắm nổi tiếng, những người bình thường như tôi chỉ có thể tới những khu additional 50% off or clearance mà thôi. Tôi chỉ nhắm vào những vùng đó thấy đời sống nó khỏi bất ngờ và nhức đầu chứ có gì mắc cỡ đâu. Vậy mà người Mỹ họ không vậy, họ có thể trả và có thể mua bất cứ thứ gì . Người bán hàng biết tâm lý khách và biết cách cư xử chút thì bắt được mối liền và tôi cũng thấy trước mắt mình khá nhiều. 
Quần áo tôi mặc theo mùa thôi, nhìn là biết liền kiểu thường dân hay dân thường.  Khi vào các cửa hiệu do người lớn tuổi bán, họ chủ yếu bán được hàng vì đó là mục tiêu cuối cùng của việc buôn bán.  Mặc cho tôi là ai, tôi được họ mời chào rất là nồng nhiệt.  Tôi cứ nán lại đó mãi vì tiếc cái không khí thân thiết của các bà ấy.  Tuy nhiên khi vào các chỗ nổi tiếng các cô còn trẻ hay các bà trung niên bán thì khác à. Tôi thấy họ chào các người sang trọng trước tôi rõ ràng, chào lởi xởi lắm, tôi đi ngay sau mà họ ngưng liền câu chào.  Hơi bất lịch sự à nhen.  Tôi vẫn lấy hết can đảm chào họ cho đúng với con người của mình. Đi tới ngay liền những chỗ hạ giá có bảng đỏ cũng thấy còn quá là cao giá. Sợ quá tôi không dám đi ra liền vì sợ các cô bán hàng liếc khinh miệt thêm cái nữa cũng thấy khó chịu chứ bộ. 
Tôi tìm hết chỗ hạ giá này tới chỗ hạ giá khác mà cũng không thể tự nói với mình thôi bấm bụng mua đại đi ra lấy lại sĩ diện cái đi. Nhân danh là một người Việt nam, chịu thương chịu khó làm việc, không sĩ diện hão, không mua danh, tôi dũng cảm bước ra không mua gì và nói cám ơn họ rất lớn.  Đàng sau là cái nhìn gì của họ tôi dư sức hiểu nhưng họ là họ, tôi là tôi.
Nói thật với bạn, tôi là vậy thôi.  Nhưng cái khu mua sắm nổi tiếng đó cứ năm này qua năm nọ làm ăn phát đạt hẳn lên nhờ người Mỹ và người tứ xứ học theo cách tiêu xài của người Mỹ.  Những người tứ xứ đến từ các tiểu bang khác mua đồ trả thuế, Oregon không trả thuế nên họ ham, ngay cả khách từ các quốc gia Châu Âu họ rất chuộng những đồ hiệu như vậy vì ngay nước họ, các đồ như vậy mắc gấp đôi thì ngu gì không mua tại đây. 
Để kết thúc bài viết, xin kể hầu quý vị một chuyện nhỏ.  Số là tôi cũng tứ tuần rồi, ít nhiều gì ai nói hồi xuân tôi không công nhận chứ tự thấy mình cũng muốn diện ra chút để có thể đi ngang qua người khác họ nhìn theo chứ họ ngoảnh mặt đi cũng đau lòng chớ bộ.  Thề với các bạn là cái váy đẹp nhất tôi mặc cũng chỉ có 15 đô nên tại khu mua sắm này khi nhìn cái váy đẹp quá, sát nách, váy xòe rộng phô trương cái chân và cái bờ vai còn rắn chắc của tôi, tôi muốn mua liền.  Cái váy đó nguyên giá là 39.99 ở khu 50% off vậy thì còn 20 đô, tôi đi quá xa mới tới được đây, cái váy quá đẹp tôi mới nhìn muốn bỏ vô tủ áo mình liền.  Nghèo gì có 5 đô hơn, có sao đâu, lao động quần quật cả năm tháng.  Tôi quyết định đem ra quầy tính tiền mua liền, lần này bà mua cho biết tay, bà cũng biết sang chớ bộ. 
Tôi hí hửng mang ra, cô đó tính tôi 27.99 vì chỉ bớt 30% vì không có vết bút đỏ quẹt trên giá bán nên chỉ có 30% thay vì 50% như tôi nghĩ.  Ủa, ai biểu bỏ vô chỗ hạ 50% tôi nghĩ lầm chứ tại tôi đâu.  Tôi ú ớ, chưa từng có ý định mua gì hơn 20 đô ngay cả cái áo đầm quá đẹp đó.  Chị bán độp tôi ngay, mua không" Tôi bình tĩnh, ủa tôi tưởng 50%, giờ chỉ có 30% chị để tôi suy nghĩ đã chớ. Trong đầu tôi hình thành ngay chặng đường 17 cây số và cái nắng trưa gắt gỏng nãy giờ tôi mang trên đầu.  Trời ơi trời, cái kéo mua cho con làm dụng cụ đến trường 1 đô tôi còn chưa mua, đến chỗ bán 25 cent mà mua thì lòng dạ người mẹ nào nỡ sang trọng mua như thế hả trời. 
Tôi nói không với chị bán hàng với một chút thẹn thùng nhưng tôi đủ can đảm và dũng cảm bước ra cùng lời cám ơn  lịch sự mặc họ muốn nghĩ sao thì nghĩ. 
Bạn biết tại sao không, tôi không phải người Mỹ. Tôi là người Việt Nam sống tại Mỹ thôi, bạn ạ.
Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
05/09/201717:37:15
Khách
Sao kỳ vậy?. Tôi thấy ở Mỹ vô Mall hay Wal mart tự do lựa chọn thoải mái mà, đâu có ai kìm kẹp.
02/02/201619:02:19
Khách
Tôi thấy có gì đâu mà tác giả làm lớn chuyện, tùy theo túi tiền mà đi sắm, đi chọn.Như tôi ít tiền thì đi chỗ nào vừa túi tiền mình thôi, mà tôi sắm đồ không tốn tiền nhiều mà ai nhìn vào cũng tưởng đắt tiền vì mắt thẩm mỹ của tôi tốt. Ăn thua mình biết hiệu nào, kiểu nào, loại vải nào mà mình thích và phù hợp body mình. Chẳng hạn tôi thích loại vải 100% Rayon mát.
01/04/201113:09:11
Khách
Mặc dù tôi đi Mỹ vào năm 72, nhưng tôi không sống trọn vẹn những năm nầy ở Mỹ. Khi mất nước 75 chúng tôi đổi đi Hòa Lan, đến năm 80 mới trở về Mỹ, năm 85 chúng tôi lại khăn gói lên đường đi Bĩ 25 tháng, 96, 97 đổi đi Phi Châu, 98 đổi đi Bosnia, đến năm 2001 thì đổi đi VN, 2005 đi Cambodia, 2009 đi Berlin. Các con tôi không đứa nào nhớ tiếng Việt, mặc chúng nó đều sanh ở VN. Đứa con gái lớn của tôi sanh cùng năm với tác giả. Tôi trở về Mỹ năm 2010, tôi thèm tiếng Việt, thèm đọc sách (vì ngộ không rành tiếng Việt), may sao tôi tìm tòi ra Việt Báo, tìm được mục viết về nước Mỹ, tôi mừng và đọc say sưa, đọc từ những năm mới bắt đầu, Nhưng tôi rất chán khi phải đọc những từ ngữ VC. Tác giã có thẻ bỏ đi tiếng "chất lượng" được không?", người Việt Quốc Gia chân chánh dùng phẩm chất (nếu tôi không lầm). Xin cám ơn Việt Báo, cám ơn Cô Nhã Ca, tôi rất thích đọc văn của cô khi còn ở VN.
nguoi thu C/S
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến