Hôm nay,  

Ôi, Làm Mẹ, Làm Mẹ!

06/09/200900:00:00(Xem: 129111)

Bản cũ: "Bé yêu, người bạn mới"<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả: <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />CamLi
Nguyễn Thi Mỹ Thanh
Bài số 2720-16208791- vb890609

Trước 30/4/1975, Cam Li từng  viết cho bán nguyệt san Tuổi Hoa và Tủ sách Tuổi Hoa với những truyện ngắn và truyện dài đã xuất bản viết cho tuổi học trò và từng nhận giải nhất cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ năm 1970 do Bộ Giáo Dục tổ chúc nhân dịp Lễ Hai Bà Trưng. Bài văn này và các sáng tác khác của Cam Ly hiện phổ biến trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa tại địa chỉ: http://tuoihoa.hatnang.com/Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên  làm công việc nghiên cứu khoa học. Năm 1997 từng có thời gian tu nghiệp tại Centers for Disease Control (CDC), Georgia. Định cư tại San Jose, CA, Hoa Kỳ đầu năm 2003.   Cam Li đã góp cho Viết Về Nước Mỹ ba bài "Áo Đầm Trắng, Gia Long"; "Nhịn Đó Trên Xứ Mỹ"; Và “Lá Cờ Cũ”. Sau đây là bài viết cho mùa Vu Lan. Bản cũ: "Bé yêu, người bạn mới". Tựa đề mới được đặt lại theo nội dung bài viết.

 

***

Vân mở mắt sau một giấc ngủ ngắn, Vân biết là ngắn, vì đưa mắt nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, thấy chỉ độ ba mươi phút từ khi được đưa từ phòng sinh về đây. Căn phòng này thật xinh xắn nhờ những vật dụng trang trí đơn giản nhưng sáng sủa và thanh nhã. Mấy bức tranh vẽ phong cảnh treo trên các bức tường. Một lọ hoa tươi vui đặt gọn gàng trên chiếc kệ ở góc phòng. Một máy TV nhỏ đặt vừa tầm mắt. Chiếc giường Vân đang nằm thì êm ái lắm. Có cả chiếc giường dành cho người nhà ở lại nữa. Và, ô kìa! một chiếc giường nôi be bé đặt bên cạnh giường Vân. Chỉ cần một cái với tay, Vân đã có thể vịn lấy thành nôi thấp, và bồng lấy em bé ra với mình.
Nhưng Vân chợt ngơ ngác một thoáng. Lạ nhỉ! Cảm giác gì đây" Một cái gì xem như rất quen thuộc nhưng cũng thật lạ lùng. "Người bạn mới", Vân đã được trông thấy ngay khi "bạn" lọt lòng, Vân cũng đã được cô y tá cho xem em bé ngay khi em chưa được tắm rửa gì cả. Một em bé ướt mèm, đỏ hỏn. Rồi thì sau vài phút đem đi, người ta lại đem em bé đến, với một sắc diện khô ráo hơn, sạch sẽ hơn, được mặc quần áo tươm tất, rồi đẩy về phòng cùng với Vân. Em bé ngủ. Và người mẹ trẻ, sau những phút giây gắng sức tột cùng, cũng đã mệt nhọc thiếp đi một giấc.
Vân nhè nhẹ ngồi nhỏm dậy. Một cảm giác đau buốt lan tỏa khắp người. Nhưng không đáng kể so với cái đau của sự sinh nở. Mình cũng giỏi chịu đựng lắm đấy! Vân tự mỉm cười khôi hài với chính mình, rồi bỗng nghe hai mắt cay xé. Ngoại trừ Hùng, ông xã của Vân, đã có mặt bên cạnh Vân suốt thời gian "đi biển", không có ai nữa cả. Ba ở tận Boston xa lắc, mẹ thì đã không còn. Hùng trở lại sở để giải quyết một số công việc dở dang, sẽ trở lại với Vân vào chiều tối. Một người mẹ trẻ sinh con đầu lòng, không có mẹ bên cạnh. Cũng không có ai nằm chung phòng với mình để chia xẻ chút cảm tưởng đầu tiên. Vân lau vội khóe mắt, rồi đưa tay toan bồng em bé lên. Nhưng không được, em bé đang ngủ mà! Vân lại ngồi yên, ngắm nhìn đôi mắt bé tí xíu nhắm nghiền, cánh mũi phập phồng nhè nhẹ theo hơi thở, làn da đỏ hồng như da của một con búp bê bằng nhựa, cái đầu bé tí xíu bằng nắm tay của Vân, đội một cái mũ nỉ ôm khít lấy thật vừa. Và bàn tay, và đôi chân... Vân sờ khe khẽ lên làn da mịn, mơn man, bỗng giật mình theo với cái giật mình của em bé. Ôi, em bé mỏng manh quá! Bỗng nhiên Vân cảm thấy một chút gì ngỡ ngàng. Sao Vân không có lại cái cảm giác thân quen như đã có với em khi em nằm trong bụng mình nhỉ" Hơn chín tháng sống cùng em bé trong lòng, người mẹ trẻ này đã tưởng sẽ có thể ôm chặt em ngay khi em được đặt cạnh bên mình. Chẳng là đêm nào hai vợ chồng cũng cùng thủ thỉ nói chuyện với con, hát cho con nghe, hứa hẹn thương yêu, cưng chìu con đấy sao" Chẳng là mỗi khi ăn cơm, đi đứng, Vân cũng thường nâng niu, rón rén, sợ con bị va chạm mạnh đấy sao" Thế mà bây giờ, em bé đang ở trước mặt, một tác phẩm do chính mình tạo ra đấy, mà sao Vân nghe có chút gì xa lạ" Vân muốn gọi "Con gái yêu của mẹ ơi!".... Ôi, sao giống như trong các bài hát hoặc trong phim, trong kịch thế nhỉ" Cảm giác hơi ngượng ngập làm Vân thấy ghét chính mình. Tại sao mình không thể làm như bao nhiêu người vẫn làm"...
Bỗng Vân giật mình hoảng sợ. Hay là ta đã mắc phải chứng trầm cảm sau khi sinh" Không, mình rất vui vẻ mà! Không thể nào! Em bé trước mặt mình đây, là con ruột của mình với Hùng, không có gì để thắc mắc. Vân cương quyết bồng em bé lên. Và Vân mở miệng nói với em bé lời đầu tiên:
- Em bé! Bé yêu!...
Vân tự mỉm cười chế nhạo mình. Lại không thể xưng hô "mẹ, con" với con của mình hay sao" Vân thấy mình như cô nhóc học sinh đang ngơ ngác trước lớp học mới, xa lạ với thầy cô mới, với... người bạn mới.

*

Em bé ngủ li bì chưa hề thức dậy, ngoại trừ một vài lần cựa mình nhăn nhó, nhếch cái miệng nhỏ xíu lên một chút rồi lại ngủ ngay. Trong thời gian đó Vân có thể thưởng thức một tô xúp do bệnh viện cung cấp, trò chuyện một chút với Hùng rồi Hùng lại đi lo giấy tờ cho em bé. Vân đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Những bông hoa vàng rực ngoài kia làm Vân nhớ đến mẹ. Mẹ yêu màu hoa vàng. Ngôi nhà xinh xắn của gia đình được trang trí với những bông hoa vàng. Mà mẹ có sống với ba và Vân được bao lâu đâu! Mẹ mất khi mẹ còn rất trẻ, lúc Vân chỉ mới mười tuổi. Có lẽ những ngày tháng gian khổ đã làm cho mẹ vốn đã yếu đuối bệnh hoạn lại càng sút kém thêm. Ngày xưa ấy, một đêm mẹ đã cùng ba bơi trên biển, vùng biển sát ngay viện nghiên cứu nơi ba mẹ cùng làm việc, để ra đến một chiếc tàu nhỏ, lặng lẽ đi trên sóng nước như một con cá đen, lênh đênh cho đến khi được tàu lớn vớt. Những tháng ngày sóng gió dập vùi không ngăn được đoàn người đi đến bến bờ. Ba mẹ lên trại tị nạn được vài tháng thì Vân chào đời. Ba kể lại cảnh khổ của mẹ lúc sinh Vân, mẹ suýt chết vì không có sức. Thế rồi cũng đến lúc gia đình được định cư tại Hoa Kỳ, chấm dứt một khúc đời khổ ải. Nhưng niềm vui của ba, của Vân đã tắt khi mẹ ra đi vĩnh viễn. Ba một mình nuôi con ăn học thành tài. Vân có chồng, và lại đi làm ở San Jose, xa ba, vì công việc đòi hỏi phải như thế.
- Mẹ ơi! -  Vân kêu lên khe khẽ. Chợt thấy thương mình quá, nước mắt lại ứa ra.
Có tiếng người nói nho nhỏ ngoài cửa phòng. Vân nhìn ra. Hùng đang trao đổi chuyện gì với cô y tá. Hùng mang vào một cái bình trống, nói với Vân:
- Cái bình này cô Kathy đưa và dặn là nếu không đủ sữa cho em bé bú, thì xin sữa của bệnh viện cho em bé bú thêm. Anh để trên bàn. Khi nào anh không có ở đây thì em bấm chuông gọi họ mà xin sữa nhé!
- Vâng. Nhưng...
- Nhưng sao"
- Em... em chưa cho em bé bú.
- Không sao. Lúc em ngủ, cô Kathy có dặn anh là khi nào em bé thức dậy thì cho bú cũng được. Cố gắng cho con bú sữa mẹ.
- Em biết. Sữa mẹ dành cho bé, sữa bò dành cho con bê chứ gì!
Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Lại sắp có một màn "méo mó nghề nghiệp" nữa đây. Chẳng là cả hai người đều cùng làm trong ngành y tế và quen thuộc với khoa dinh dưỡng học. Vân bẽn lẽn và pha một chút hóm hỉnh nói:
- Thôi, cứ coi như mình không biết gì hết cho xong. Ai nói gì mình nghe nấy.
Chuông điện thoại reng. Hùng nghe rồi trao chiếc điện thoại cầm tay cho Vân:
- Ba gọi em đó!
Vân vui mừng, đón ngay chiếc điện thoại. Ba ở Boston gọi sang cho mình...
- Hello! Ba!
- Con gái, con khỏe không"
- Con khỏe, ba à! Cám ơn ba.
- Sinh em bé dễ dàng hả con" Con có đau nhiều không"
- Dạ, cũng dễ ba à. Nhưng... cũng đau lắm ba à.
- Có khóc nhè không con"
- Có một chút xíu ba ơi, nhưng con chịu đau giỏi lắm, ba biết con gái của ba mà, con không có làm mọi người hoảng sợ đâu ba!
- Ba biết, ba biết mà, con ba giỏi lắm!  Em bé thế nào, con"


- Khỏe lắm ba ơi! Em bé nặng tám pounds, dễ thương lắm.
- Vậy ba mừng. Ba không qua được với con, ba không yên tâm.
- Đã có Hùng, ba đừng lo. Nhưng ... ba ơi!...
- Sao con"
- Ba ơi!... Con muốn hỏi ba, hồi mẹ sinh ra con, mẹ có nói với ba cảm giác của mẹ ra sao không hở ba"
- Mẹ con à" Để ba nhớ lại coi... Ờ!... Ba chỉ nhớ là... mẹ cũng như ba, rất vui, rất vui...
- Ba ơi, chỉ là vui thôi sao"
- Con, ba chỉ biết như vậy. Mẹ không nói gì thêm, nên ba không hiểu có gì sâu xa hơn không. Ba mừng lắm, nhưng ba phải tất bật lo những chuyện linh tinh xung quanh. Con biết không, trong trại tị nạn đâu có tiện nghi gì mấy. Ba phải xếp hàng chờ xách từng xô nước để về giặt tã cho con. Mẹ con ăn uống cũng không được dồi dào gì cả. Qua được giai đoạn đó là mừng lắm rồi con ạ. Nhưng... sao con hỏi vậy" Có vấn đề gì không con" Em bé lành lặn chứ"
- Dạ, em bé lành lặn, xinh xắn lắm ba à. Chỉ có điều...
- Điều gì"
- Thôi, không có gì đâu ba! Ba ngủ đi ba, ngày mai ba phải đi làm nữa. Bên ba khuya lắm rồi đó!
- Con cũng ngủ sớm đi. Cuối tuần ba sẽ bay qua thăm các con. Ba nóng lòng gặp cháu ngoại của ba lắm đó! Bye con.
- Bye ba!                       
Vân thẫn thờ nhìn vào chiếc điện thoại. Thấy Hùng ngó mình chăm chú, Vân vội cười nhẹ cho Hùng yên tâm, rồi trả điện thoại lại cho Hùng.

*
Vân trải qua một đêm thật lạ trong bệnh viện. Hùng đã rất cẩn thận xin sẵn một bình sữa cất vào tủ lạnh, rồi giúp Vân cho em bé bú mẹ nhưng không thành công, vì em bé chỉ ham ngủ chứ không ham ăn. Hùng chạy đi hỏi cô y tá, cô đến thăm rồi bảo hai vợ chồng yên tâm, ngày đầu tiên thường là như vậy, vấn đề là cố gắng cho em bé bú trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên để bé không bị thiệt thòi vì bỏ lỡ cơ hội được bú sữa non.
Bây giờ Hùng đã ngủ say sau một buổi chiều lăng xăng mệt mỏi. Vân thấy thương Hùng quá, đã tất bật vì mình, lại còn lo lắng xem chừng em bé. Vân cũng không hứng thú xem một tiết mục trên truyền hình nên đã tắt máy. Đêm xuống đã lâu. Khắp khu bệnh viện O Connor hầu như không một tiếng động. Không ngủ được, Vân nằm suy nghĩ vẩn vơ. Bất chợt em bé cựa mình, hơi nghiêng cái đầu bé tí xíu một chút, còn tay chân thì được bó quấn trong tấm khăn lớn, không quơ quào được. Vân nhỏm dậy nhìn em. Em bé mở đôi mắt ra, giống như chú nai vàng lần đầu tiên mở mắt nhìn khu rừng mùa xuân. A! Vân reo khẽ trong lòng. Đôi mắt to xinh xắn quá! Hai cái má hồng đầy đặn dễ yêu quá! Chiếc mũi thẳng và cao này! Cái miệng chúm chím nhoẻn nụ cười đầu tiên rồi kìa! Vân bắt đầu "chơi búp bê" đây! Em bé sẽ là một con búp bê trong bộ sưu tầm những con búp bê dễ thương của Vân nhé! Từ hồi còn bé Vân đã say mê chơi búp bê mà! Đến nay trong tủ của Vân vẫn còn nguyên bộ sưu tầm ấy. Vân bồng em bé lên. Hùng đã dặn khi nào em dậy thì gọi Hùng để Hùng giúp, nhưng thôi, Vân muốn để yên cho Hùng ngủ. Vân sẽ tự mình xoay sở lấy.
Một mẹ, một con, Vân bắt đầu "chơi búp bê". Nào, em bé! Tập bú mẹ nhé em! Em bé biết không" Sữa mẹ quý lắm đó! Sữa mẹ có chứa các kháng thể thiết yếu để em bé ngừa được nhiều loại bệnh tật này! Sữa mẹ giàu chất bổ dưỡng và sinh tố này! Gì nữa nhỉ""" À, sách vở nói nhiều lắm, không nhớ hết. Thôi em bé hãy bú đi! Đừng có ngủ nữa há! Bây giờ em bé không còn nằm trong bụng mẹ nữa, em bé là người độc lập rồi! Độc lập thì phải tự ăn tự thở, không phải ăn ké thở ké người mẹ nữa đâu nhé!
Vân loay hoay một lát cũng làm được. Nhưng em bé bắt đầu cự nự. Bởi vì không có giọt sữa nào tiết ra cả. Vân ngạc nhiên, rồi trở thành hoang mang. Không thể nào! Sách vở đâu hết cả rồi" Vân trả em bé trở lại trong nôi, hy vọng em bé sẽ ngủ ngon như ban chiều. Vân băn khoăn. Những gì đọc được ở sách vở, qua những lớp tham vấn trước khi sinh, đều như không thật. Vân muốn tự mình khám phá, tự mình giải quyết, không muốn mỗi chút mỗi bấm chuông gọi y tá hay nhờ Hùng giúp. Vân nhớ đến mẹ. Mẹ có gặp cảnh ngộ như mình bây giờ không" Hoàn cảnh ăn uống kham khổ trong trại tị nạn có làm cho mẹ hao tổn nguồn sữa hay không" Mình còn quá nhỏ khi xa mẹ, đâu có chút kinh nghiệm nào của mẹ được kể cho nghe. Vân nhìn em bé. Ôi, em không ngủ lại! Em thức! Và em bắt đầu ọ ẹ những tiếng nghe như lè nhè năn nỉ. Vân lại cố gắng cho em bú, nhưng cũng như lần trước, Vân thấy thất vọng quá đỗi. Em lại vào nôi. Em giương đôi mắt to tròn nhìn Vân, Vân cảm giác đôi mắt đó đang nói lên những điều hờn trách...

*
Kathy trạc tuổi cô của Vân. Cô ngồi nghe Vân thuật lại đêm vừa qua một đêm mà Vân và em bé thức trắng nhìn nhau, sau đó vào lúc rạng sáng em bé đã ngủ lại nhờ bú sạch bình sữa đã được hâm. Vân thất vọng lắm! Kể xong, Vân hỏi:
- Xin lỗi Kathy, cô đã có gia đình chưa ạ"
Kathy khẽ gật đầu:
- Có! Một gia đình bình thường em à!
- Vậy... Kathy có thể chia xẻ với em những giây phút đầu tiên làm mẹ của Kathy như thế nào không"
- Có thể chứ! Nhưng có một điều như thế này: tất cả những gì mình đã chuẩn bị cho chuyện bình thường thì nó lại không xảy ra bình thường.
- Em chưa hiểu...
- Này nhé, tôi đã chuẩn bị cho một cuộc sinh nở bình thường như dự đoán, thì một ngày kia, trong khi đi mua sắm, tôi trượt chân ngã, bị chấn thương khá nặng, và  tôi được đưa đến bệnh viện. Em có biết không" Tôi đã sinh con ... trên xe cứu thương.
- Ô! Rồi cô và con của cô có sao không"
- Ơn Chúa, mọi việc sau đó tốt đẹp cả. Nhưng... tôi không có được cái cảm giác ngồi trong phòng chờ đợi, hay thưởng thức quang cảnh của một phòng sinh bình thường.
Rồi Kathy thở ra nhè nhẹ:
- Em gái! Mỗi người được mẹ sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau. Mẹ tôi sinh tôi trong khi ở thành phố xảy ra một trận động đất, cả bệnh viện phải di tản. Thật là ngộ nghĩnh. Nhưng tất cả đều an lành. Mọi chuyện kể lại còn như trong mơ. Mỗi người một cảnh em ạ. Chỉ có một điều giống nhau, đó là "làm mẹ".
- Nhưng Kathy ơi, em chưa biết "làm mẹ" thật ra là như thế nào. Chưa có ai chia xẻ với em...
- Em gái thân mến, rất đơn giản. Không ai chia xẻ được bằng lời nói đâu!
- Kathy, em không hiểu. Hãy nói rõ hơn cho em nghe đi!
Kathy không nói gì mà nhìn về phía nôi. Có tiếng ọ ẹ trong đó. Kathy cười:
- Kìa, em bé đã thức dậy rồi!
Vân bỗng có một cảm giác thoáng qua như là sợ hãi. Vân nhớ lại sự thất bại của mình đêm qua. Vân không muốn bị em bé nhìn mình bằng ánh mắt trách móc. Hai giọt lệ chực ứa ra khỏi mắt. Vân cố gắng kềm lại. Kathy đứng dậy, đến bồng em bé ra, trao vào lòng Vân. Vân miễn cưỡng bồng lấy em bé. Vân ấp úng:
- Kathy, có phải... có phải là... em đã bị bệnh gì không " Có phải tâm lý của em có gì không"
- Đừng hỏi nữa, em gái. Khéo tưởng tượng thôi! Em bé đói bụng rồi đó!
- Nhưng em... em không có sữa Kathy ơi!
- À, có những bà mẹ sau khi sinh có sữa rất dồi dào, thậm chí phải cho bớt để nuôi những em bé khác. Nhưng có những bà mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ khó có sữa. Khó, nhưng không có nghĩa là không. Nếu mẹ thiếu kiên nhẫn, nguồn sữa sẽ tắc, em bé sẽ thiếu nguồn sữa mẹ tốt lành, phải đi bú bò, Kathy cười hóm hỉnh, là đi bú sữa bò đấy! Hãy làm theo lời tôi. Kiên nhẫn nhé! Tôi giúp em.
Vân nhìn vào đôi mắt xanh trong vắt của Kathy, chợt thấy như mẹ thoáng về trong đó. Tiếng của Kathy đều đều bên tai :
- Làm thế này, thế này, hãy kiên nhẫn nhé em!...
Và rồi, như có một luồng điện chạy dào dạt ngang lồng ngực, Vân nín thở lắng nghe. Một cảm giác tê nóng rần rần trong da thịt. Vân đã nghe rồi! Vân đã biết rồi! Là dòng sữa! Bỗng nhiên Vân ôm chặt đứa bé lúc này đang đăm đăm nhìn mình với ánh mắt hài lòng, thốt lên:
- Con yêu! Ngoan nhé, Mẹ cưng.
"Người bạn mới" không còn xa lạ, đã trở thành đứa con thân yêu. Vân cười rất hạnh phúc. Ôi, làm mẹ! Làm mẹ... đơn giản là như thế!
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Mùa Vu Lan 2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến