Hôm nay,  

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối

03/09/200900:00:00(Xem: 112867)

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối  

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2717-16208788- vb590309

Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ là người vừa nhận    giải danh dự dành cho tác giả và tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009.  Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là “một thoáng hạnh phúc” tìm thấy từ nước Mỹ tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài.
Bài viết mới của ông nhân mùa Vu Lan được kết với lời ghi trân trọng “viết để dâng Mẹ.”

***

Lần đầu tiên khi nghe người ca sĩ da đen Lionel Richie trình bày bài nhạc do chính anh sáng tác "Love will find the way" (xin được tạm dịch "Tình yêu sẽ chỉ lối") tôi đã có ngay ý tưởng phải chăng những tâm hồn lớn thường gặp nhau"   vì đây cũng chính là câu tôi thường nghe mẹ nói lúc còn rất nhỏ.  Thời ấy dĩ nhiên ông Richie còn chưa ra nghề và cái quê hương của ông còn cách quê hương tôi cả một đại dương Thái Bình.
Có lẻ chỉ gần đây thôi, khi tóc đã hai màu, tôi mới hiểu tôi thật thương mẹ mình.  Có lẽ các bạn sẽ không tin, tưỡng chừng như vô lý.  Nhưng cũng như hơi thở, có bao nhiêu lần tôi trực nhận được cái cần thiết đó trong từng giây phút của cuộc đời mình"
Lúc còn nhỏ tôi tìm đến mẹ như một nhu cầu   trong cả ý thức lẫn vô thức để được bảo vệ, để được sinh tồn.  Khi lớn lên, dù đã đủ lông đủ cánh tôi vẫn tấp về "bến mẹ" như một nguồn an ủi, nhất là khi không hài lòng với cuộc đời.  Có mấy khi tôi chịu lắng lòng để hiểu mẹ mình nghĩ gì và thật sự cần gì, mình cần phải làm gì để trả lại công ơn sinh thành, nhất là trong đời sống tâm linh của một con người đã vào đoạn cuối của cuộc đời"
Hình ảnh của mẹ tôi được thấy lại nhiều hơn qua nước mắt và trong khổ đau bởi vì có lẻ chỉ trong thật sự đau khổ và qua nước mắt thì những hy sinh của mẹ mới được hiểu và biết ơn.  Trong hạnh phúc tràn ngập cho riêng mình, tôi thường quên mẹ - và nuối tiếc có nghĩa là đã qua rồi! 
Mẹ tôi có cái rất "dễ thương".  Không ai trong chúng tôi biết được ngày sinh thật sự của bà vì các giấy tờ chứng minh củ đều đã thất lạc,  Cho nên khi còn sáng suốt, bà đã nhẹ nhàng dời cái "ngày ấy" đến cho trùng với ngày của mẹ (Mother Day) ở Hoa Kỳ - để được nhớ đến!.  Anh em tôi ai cũng hiểu nhưng đều vui cười và chúc mừng cho bà.
Mẹ tôi có cái rất "dễ ghét".  Khi bà đã thương ai rồi thì nhất định "mù quáng" bảo vệ.  Hồi còn học Đại Học Khoa Học Sài Gòn tôi đã có có người yêu và đã được mẹ chấp nhận.  Hàng xóm có cô học sinh để ý tôi và mẹ tôi biết nên bà luôn luôn đóng vai con kỳ đà cản mủi ở tất cả các cuộc gặp gở .  Nhờ vậy mà tôi vẫn trọn vẹn với người tôi yêu cho đến bây giờ...  
Mẹ tôi là chứng nhân của một cuộc cách mạng tình cảm trong chế độ phong kiến  ngày xưa.  Là con quan đuợc đặc biệt nuông chiều, mẹ tôi là người con gái duy nhất trong 4 chị em được ông ngoại tôi gởi lên Đà Lạt theo học chương trình Pháp, tại trường Couvent des Oiseaux.  Lên xe, xuống xe còn đòi đích thân ông ngoại tôi phải đưa, đón... Thế mà bà chịu lấy ba tôi, một học sinh nghèo, bất chấp chống đối của cả gia đình, một sự chọn lựa mà bà đã phải trả với cái giá của sự chật vật hầu như suốt cả một đời.
Mẹ tôi là hiện thân của đối chọi giữa một tình cảm lãng mạng và lòng chung thủy cực đoan.  Chiến tranh đã chia cắt mối tình đầu mà giờ đây chính bà vẫn nhìn nhận.  Nhưng trong cuộc đời hiện thực thì bà đã dành cho ba tôi một sự chung thủy tuyệt đối.  Ba tôi qua đời lúc bà chỉ 44 tuổi.  Thế mà bà vẫn sống độc thân như vậy cho đến bây giờ.  Tôi nghĩ là nhiều lúc bà phải rất cô đơn và đau khổ.  Lòng chung thủy như thế này có lẻ là cái gia tài quí báu nhất mà bà để lại cho tôi.  Nhiều lúc nghĩ lại tôi có cảm nhận rằng cả cái nhìn về lòng chung thủy của con nguời, về quê hương và  với muôn loài của tôi có lẻ đã chịu ảnh hưởng của bà.  Cái đối chọi giữa lý tưởng và hiện thực này là cái bài học thực nghiệm mà tôi đã áp dụng vào cuộc đời của chính mình, để hoá giải những mâu thuẩn nhiều lúc rất gay gắt, tàn nhẩn - ngay cả trong tâm hồn...


"Cái cò lặn lội bờ ao..."  hình ảnh mẹ tôi cô đơn từ khi tôi bắt đầu hiểu cuộc đời.  Cũng như nhiều người mẹ Việt-Nam mà tôi đã gặp và hiểu, mẹ tôi có sức chịu đựng phi thường.  Tôi tìm đến mẹ để được an ủi nhưng rất ít khi chịu hiểu mẹ tôi tìm ai để an ủi mình"  Ở đây và trong cái xã hội văn minh này, bộ môn Tâm Lý Học đã được phát triển rất mạnh để phân tích đến từng "lổ chân lông" của "vấn đề".  Một niềm đau nho nhỏ có khi còn được đặc biệt phóng đại để thảo luận trên cả hệ thống truyền thanh và truyền hình...  Các em nhỏ  ngày nay, trong đó có cả con tôi, cứ phàn nàn người lớn không hiểu mình   ... "you don t understand" this   "you don t understand" that...  "Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột..."   Có cảm nhận được sức chịu đựng của người mẹ Việt-Nam mới hiểu được đời "đá, vàng"...  
Mẹ tôi là một cánh hoa Chùm Gửi.  Từ ngày ba tôi mất đi, về tình cảm, bà đã hoàn toàn lệ thuộc vào cái gia đình còn lại.  Tôi nhớ có lần trong một Show truyền hình ca nhạc, một MC đã hỏi "vậy tử tử thì tòng cái chi", nhân nói về cách cư xữ của phụ nữ trong nền luân lý cổ điển Việt-Nam:

Tại gia tòng phụ, 
Xuất gía tòng phu,
Phu tử tòng tử...  

Câu trả lời của mẹ tôi là: 

Tử tử tòng cháu và 
Cháu tử thì tòng chắc (con của cháu)!
Còn biết bao nhiêu kho tàng của mẹ mà đến giờ tôi vẫn chưa nhận ra"  Dù trong tình thương tuyệt đối tôi dành cho mẹ, tôi vẫn hiểu mẹ tôi không phải là một "Quán thế Âm".  Trong tình thương, mẹ tôi cũng có lúc trở thành ích kỹ.  Nhưng làm người thì có ai là hoàn toàn.  Đôi khi chỉ cần làm được một chuyện có nghĩa cũng đáng một đời người.  Với tôi đây là bài học "Tình thương sẽ dạy cho con cách đối xữ" mà tôi vẫn ghi nhớ.
Hôm qua, khi đưa mẹ tôi đi thăm một người cháu vừa mới sinh con, bà quyết định ở lại săn sóc người cháu và bảo tôi về một mình.  Sợ tôi buồn, bà nói lời cám ơn nhiều lần.  Trên đường về tôi cảm thấy bần thần khôn tả.  Ra hồ tôi ngồi im trong nhiều giờ.  Đây là lần thứ hai tôi nghe mẹ nói câu cám ơn.  Tôi giận mẹ vì bà không biết tôi rất thương bà.  Rồi tôi giận mình vì không biết làm cho mẹ hiểu được mình.  Mẹ tôi không cần cám ơn tôi gì cả.  Chỉ có tôi mới cần phải nói lời cám ơn với bà, từ đáy lòng.  Rồi tôi tự hỏi mình đã không để ý đến những vui buồn của mẹ từ khi nào"  Tôi săn sóc mẹ bằng ý muốn của mình.  Tôi cho mẹ những gì tôi thích.  Cả câu kinh tôi cũng chọn cho mẹ để cầu... tôi chỉ vì tôi chứ không hề vì mẹ. 
Và rồi tôi đã khóc.  Mấy chục năm rồi tôi mới có dịp nhỏ một giọt lệ cho mẹ mình mà không biết hàng chục năm qua mẹ tôi đã khóc cho chúng tôi biết bao nhiêu lần rồi.   Một giọt nước mắt rớt xuống, dợn con sóng nhỏ trên mặt hồ, làm tan biến mái tóc đã 2 màu để trả lại cho tôi cái tôi của mẹ ngày nào.  Với mẹ, tôi chỉ muốn là một đứa trẻ được ngũ yên trong tiếng ru con muôn đời...  
Ạ à ơi ...
Đến bao giờ con cá chép hoá rồng
Cho con đền đáp công ơn sinh thành.

...

San Diego đang chuẩn bị để làm lể Vu Lan cho mùa báo hiếu của năm 2009. Năm nào đi chùa tôi cũng được các thầy giãng giải về lòng hiếu thảo nhưng không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận được sâu xa.  Năm nay tôi sẽ không cầu nguyện cho mẹ được ăn ngon mặt đẹp, được nhà cao cửa lớn.  Tôi chỉ cầu nguyện cho mẹ thấy được con đường còn lại để biết tự mình cần phải làm gì.  Dù hiểu giáo lý công bằng về luật nhân quả, tôi vẫn xin được chia sẽ với mẹ những "quả" có thể làm mẹ đau lòng.  Tôi cầu nguyện đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cho tôi đủ sáng suốt để hiểu mẹ thêm, để được cùng mẹ vui buồn đi hết quảng đường còn lại này. 
Viết để kính dâng mẹ  
Vu Lan năm 2009.
VÕ TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến